Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

 

BÀN VỀ “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” TRONG XU HƯỚNGVẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI HIỆN NAY

Khái niệm “phát triển” được xem xét lại trên tất cả các bình diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường... Có thể nêu ra những yếu tố định tính cơ bản của phát triển là: sự hài hòa giữa thoả mãn về vật chất và toại nguyện về tinh thần, giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và an toàn môi trường sinh thái, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội; giữa tự do sáng tạo và chuẩn mực giá trị; giữa dân chủ xã hội và trật tự kỷ cương; giữa cá nhân và cộng đồng, gia đình và xã hội, truyền thống và hiện đại v.v.. Phát triển với nội dung này là sự phản ánh thể của tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay - thời đại của bước ngoặt trong toàn bộ tiến trình con người hoàn thiện mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.
Thuật ngữ “phát triển bền vững” (Sustainable Development) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) công bố với nội dung rất đơn giản: Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học.
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 trong Bảo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Tương lai chung của chúng ta - Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) - nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo ghi rõ: Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích tổng hòa giữa ba lĩnh vực chính: kinh tế, xã hội và môi trường.
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro (Brazil), các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio+10) nhóm họp tại Johannesburg (Nam Phi) Hát nhiều người đã tìm đọc 06 năm 2013 tại một chiếc với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và thảo luận, đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái.
Phát triển con người trở thành tiền đề, cơ sở, thước đo sự phát triển của mỗi quốc gia Chi số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã được Liên hợp quốc đề nghị thay thế bằng Chỉ số phát triển nhân lực (HDI) để đánh giá thực trạng phát triển ở mỗi nước. Các cơ quan chức năng của Liên hợp quốc còn đưa ra các chỉ số khác để đánh giá đầy đủ hơn trình độ và tính chất phát triển của mỗi quốc gia như: Chi số tiến bộ thực sự (GPI), Chi sổ tổng hạnh phúc quốc dân (GNH), Chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HRDI), Chỉ số đo lường sự tham gia của phụ nữ (GEM), Chỉ số nghèo của con người (HPI), Chi số đói nghèo đa chiều (MPI)... và đặc biệt là phát triển bền vững.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trên thế giới năm 1997, 2001 và 2008 và sự tác động của diễn biến xung đột quân sự giữa Nga – Ucraine hiện nay đã làm cộng đồng quốc tế thức tỉnh nhiều nhận thức quan trọng. Đây không đơn thuần là sự sụp đổ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, chính sách tài chính, cơ cấu kinh tế, chuỗi thị trường toàn cầu... mà sâu xa nhất, đó là sự phá sản của những mô hình tăng trưởng, mô hình phát triển không phù hợp. Trong nỗ lực tìm kiếm một mô hình mới, thế giới đồng tình khẳng định rằng cần đảm bảo sự hài hòa giữa kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, môi trường... trong sự phát triển. Nhìn sâu xa hơn, đây chính là thời điểm mà từng quốc gia - dân tộc cần góp phần tư duy lại, xây dựng văn hóa mới về sự phát triển trong kỷ nguyên của cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu toàn cầu... Trên thực tế, hàng triệu người đã xuống đường thể hiện sự bất bình đối với nhiều thể chế chính trị, chính sách kinh tế - xã hội, trung tâm quyền lực kinh tế thế giới... Hàng loạt cuộc cách mạng sắc màu” ở châu Âu, “Mùa xuân Ảrập" làm rung chuyển Bắc Phi - Trung Đông, Phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” ở Mỹ... đã lan rộng đến gần 200 thành phố trên thế giới biểu thị sự phản kháng toản cầu, kiên tri khẩu hiệu đấu tranh “Một thế giới tốt đẹp hơn là có thể…” (An other better world is possible!).
Trước thực tiễn của thế giới khu vực hiện nay, để đất nước Việt Nam phát triển bền vững chúng ta cần phải: "Mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động đối ngoại, nhất là hợp tác kinh tế, văn hóa và hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng với các nước; tiếp tục đưa các mối quan hệ với các đối tác mà ta đã có khuôn khổ quan hệ, trước hết là các nước láng giềng và các nước lớn, đi vào chiều sâu, ổn định, hiệu quả; ưu tiên duy trì ổn định và giữ đà quan hệ, tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời xử lý các khác biệt và vấn đề nảy sinh trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, kiểm soát bất đồng, dựa trên luật pháp quốc tế và thông lệ khu vực".[1]

[1] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc.",Bài phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Sáng 14/12


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét