GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại chính là khâu chuẩn bị nhân lực cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển.
Sáng 22/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Phát biểu khai mạc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nêu rõ: “Xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội”. Đây là lời mở đầu của Nghị quyết 20-NQ/TW “về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” tại Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc.
Hội thảo khoa học này là dịp để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cùng với các cơ quan ở trung ương, địa phương nhận định, soi chiếu, dưới cả lăng kính lý luận lẫn thực tiễn sinh động, những khía cạnh về địa vị chính trị, địa vị pháp lý, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vấn đề tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, đây là dịp để đánh giá kết quả thực hiện những chủ trương, định hướng, giải pháp lớn về lao động việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động; đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề chuyên môn, kỹ thuật; vấn đề tác phong, kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động; hay vấn đề trí thức hóa công nhân…
“Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mong rằng, từ kết quả của hội thảo sẽ khơi gợi, hình thành một số giải pháp cơ bản, trọng tâm nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, hình thành một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước về một số chủ trương, chính sách mang tính căn bản, có tính cách mạng, đột phá, nhằm tạo sức bật mạnh mẽ cho lực lượng lao động, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thực sự hiện đại, lớn mạnh, để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, đồng chí Nguyễn Đình Khang bày tỏ.
Phát biểu đề dẫn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, Văn kiện Đại hội XIII xác định: “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Đây là một chủ trương rất quan trọng, đúng đắn và kịp thời, phù hợp với yêu cầu, điều kiện phát triển mới của đất nước trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn.
Để chủ động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành các chủ trương, chính sách về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng giai cấp công nhân hiện đại trong điều kiện mới.
Trong tư duy lý luận của Đảng, giai cấp công nhân hiện đại vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền sản xuất công nghiệp hiện đại gắn với những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất, lao động có năng suất, chất lượng cao, có khả năng hội nhập quốc tế, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ; có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, hệ tư tưởng khoa học, được tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại chính là khâu chuẩn bị nhân lực cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển.
Sau gần 40 năm đổi mới, trong đó có hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 04 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, công tác xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đạt được những kết quả quan trọng.
GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh còn những hạn chế, bất cập. Số lượng, chất lượng giai cấp công nhân, lao động nước ta chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc đào tạo, bồi dưỡng công nhân, người lao động còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Một bộ phận công nhân nước ta giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị còn thấp, không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế; một số chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng, bàng quan, thờ ơ trước các sự kiện chính trị - xã hội, vận mệnh của dân tộc. Mặc dù các Nghị quyết của Đảng đã nêu những quan điểm, giải pháp lớn để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh nhưng chậm được thể chế hóa, cụ thể hoá, hoặc thực hiện chưa có hiệu quả, chưa thật sự đi vào cuộc sống.
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, chúng ta đang chuẩn bị tiến hành tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng - Đại hội có tính chất bước ngoặt, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng quang vinh, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc.
Quang cảnh hội thảo.
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XIV đã nêu ra các định hướng cơ bản để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới thật sự trở thành động lực chính cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, là giai cấp có thu nhập trung bình trong xã hội, có cuộc sống sung túc, hạnh phúc, vững vàng về phẩm chất chính trị, xứng đáng với vai trò là giai cấp lãnh đạo dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.
Để Hội thảo hôm nay mang lại ý nghĩa thiết thực, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đại biểu dự Hội thảo tập trung thảo luận làm rõ một số vấn đề sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh trong kỷ nguyên phát triển mới, giai cấp công nhân qua 100 năm phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân, xác định những luận điểm nào còn nguyên giá trị, những luận điểm nào cần bổ sung, phát triển cho phù hợp với yêu cầu của thời đại hiện nay; góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng về giai cấp công nhân.
Cùng với đó, thảo luận và đánh giá kết quả thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh. Đánh giá toàn diện, khách quan những thành tựu đạt được, những hạn chế, khó khăn, thách thức, phân tích tìm ra các nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan của các hạn chế.
Thảo luận và dự báo xu hướng biến đổi, phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, từ đó, đề xuất giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, hiện đại, nâng cao năng lực tiếp cận, làm chủ khoa học và công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt ở một số ngành, lĩnh vực then chốt như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin…
Đại biểu nêu ý kiến tại Hội thảo.
Với 22 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài hệ thống công đoàn, Hội thảo diễn ra gồm 2 phiên: Phiên 1 - Cơ sở lý luận, pháp lý về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh; Phiên 2 - Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.
Kết quả buổi Hội thảo sẽ là cơ sở, tiền đề để Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Hội đồng Lý luận Trung ương, hai trung tâm nghiên cứu lý luận chính trị hàng đầu của Đảng, tiếp tục củng cố và phát triển những vấn đề lý luận mới, sâu sắc về giai cấp công nhân Việt Nam; cũng như vai trò của tổ chức công đoàn với công tác xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và ngày càng sâu rộng; đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân đến 2030 và tầm nhìn 2045 mà văn kiện Đại hội Đảng XIII đặt ra; đồng thời cung cấp thông tin, tư liệu phụ vụ xây dựng Dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng./.
ST.
Sáng 22/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Phát biểu khai mạc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nêu rõ: “Xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội”. Đây là lời mở đầu của Nghị quyết 20-NQ/TW “về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” tại Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc. |
Hội thảo khoa học này là dịp để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cùng với các cơ quan ở trung ương, địa phương nhận định, soi chiếu, dưới cả lăng kính lý luận lẫn thực tiễn sinh động, những khía cạnh về địa vị chính trị, địa vị pháp lý, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vấn đề tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, đây là dịp để đánh giá kết quả thực hiện những chủ trương, định hướng, giải pháp lớn về lao động việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động; đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề chuyên môn, kỹ thuật; vấn đề tác phong, kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động; hay vấn đề trí thức hóa công nhân…
“Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mong rằng, từ kết quả của hội thảo sẽ khơi gợi, hình thành một số giải pháp cơ bản, trọng tâm nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, hình thành một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước về một số chủ trương, chính sách mang tính căn bản, có tính cách mạng, đột phá, nhằm tạo sức bật mạnh mẽ cho lực lượng lao động, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thực sự hiện đại, lớn mạnh, để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, đồng chí Nguyễn Đình Khang bày tỏ.
Phát biểu đề dẫn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, Văn kiện Đại hội XIII xác định: “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Đây là một chủ trương rất quan trọng, đúng đắn và kịp thời, phù hợp với yêu cầu, điều kiện phát triển mới của đất nước trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn. |
Để chủ động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành các chủ trương, chính sách về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng giai cấp công nhân hiện đại trong điều kiện mới.
Trong tư duy lý luận của Đảng, giai cấp công nhân hiện đại vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền sản xuất công nghiệp hiện đại gắn với những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất, lao động có năng suất, chất lượng cao, có khả năng hội nhập quốc tế, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ; có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, hệ tư tưởng khoa học, được tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại chính là khâu chuẩn bị nhân lực cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển.
Sau gần 40 năm đổi mới, trong đó có hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 04 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, công tác xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đạt được những kết quả quan trọng.
GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh còn những hạn chế, bất cập. Số lượng, chất lượng giai cấp công nhân, lao động nước ta chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc đào tạo, bồi dưỡng công nhân, người lao động còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Một bộ phận công nhân nước ta giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị còn thấp, không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế; một số chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng, bàng quan, thờ ơ trước các sự kiện chính trị - xã hội, vận mệnh của dân tộc. Mặc dù các Nghị quyết của Đảng đã nêu những quan điểm, giải pháp lớn để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh nhưng chậm được thể chế hóa, cụ thể hoá, hoặc thực hiện chưa có hiệu quả, chưa thật sự đi vào cuộc sống.
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, chúng ta đang chuẩn bị tiến hành tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng - Đại hội có tính chất bước ngoặt, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng quang vinh, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc.
Quang cảnh hội thảo. |
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XIV đã nêu ra các định hướng cơ bản để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới thật sự trở thành động lực chính cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, là giai cấp có thu nhập trung bình trong xã hội, có cuộc sống sung túc, hạnh phúc, vững vàng về phẩm chất chính trị, xứng đáng với vai trò là giai cấp lãnh đạo dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.
Để Hội thảo hôm nay mang lại ý nghĩa thiết thực, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đại biểu dự Hội thảo tập trung thảo luận làm rõ một số vấn đề sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh trong kỷ nguyên phát triển mới, giai cấp công nhân qua 100 năm phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân, xác định những luận điểm nào còn nguyên giá trị, những luận điểm nào cần bổ sung, phát triển cho phù hợp với yêu cầu của thời đại hiện nay; góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng về giai cấp công nhân.
Cùng với đó, thảo luận và đánh giá kết quả thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh. Đánh giá toàn diện, khách quan những thành tựu đạt được, những hạn chế, khó khăn, thách thức, phân tích tìm ra các nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan của các hạn chế.
Thảo luận và dự báo xu hướng biến đổi, phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, từ đó, đề xuất giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, hiện đại, nâng cao năng lực tiếp cận, làm chủ khoa học và công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt ở một số ngành, lĩnh vực then chốt như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin…
Đại biểu nêu ý kiến tại Hội thảo. |
Với 22 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài hệ thống công đoàn, Hội thảo diễn ra gồm 2 phiên: Phiên 1 - Cơ sở lý luận, pháp lý về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh; Phiên 2 - Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.
Kết quả buổi Hội thảo sẽ là cơ sở, tiền đề để Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Hội đồng Lý luận Trung ương, hai trung tâm nghiên cứu lý luận chính trị hàng đầu của Đảng, tiếp tục củng cố và phát triển những vấn đề lý luận mới, sâu sắc về giai cấp công nhân Việt Nam; cũng như vai trò của tổ chức công đoàn với công tác xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và ngày càng sâu rộng; đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân đến 2030 và tầm nhìn 2045 mà văn kiện Đại hội Đảng XIII đặt ra; đồng thời cung cấp thông tin, tư liệu phụ vụ xây dựng Dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng./.
ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét