Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Xu hướng tái vũ trang toàn cầu
12:9' 2/6/2016
TCCSĐT - Tổng quan về chi tiêu quân sự của thế giới hiện nay cho thấy xu hướng xung đột và căng thẳng tại nhiều khu vực đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, mỗi nước có cách thức phân bổ ngân sách quốc phòng khác nhau, theo điều chỉnh chính sách và khả năng tài chính quốc gia. Trong khi một số nước tìm mọi cách gia tăng sức mạnh quân sự, vẫn có quốc gia không thể theo tiếp cuộc đua vì kinh tế sa sút.


“Người tăng, kẻ giảm”
Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Xtốc-hôm (SIPRI) tháng 4-2016 đã công bố những dữ liệu mới nhất về số tiền mà các nước chi cho quân sự trong năm 2015. Theo đó, con số này đã tăng 1%, lên tới 1,67 nghìn tỷ USD. Đứng đầu danh sách là Mỹ với 596 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng chi quốc phòng toàn thế giới. Thứ hai là Trung Quốc với 215 tỷ USD, A-rập Xê-út đứng thứ ba với 87,2 tỷ USD, thứ tư là Nga với 66,4 tỷ USD và thứ năm là Anh với 55,4 tỷ USD. Đáng chú ý, nếu so với mức chi quốc phòng năm 2014, nổi lên có Trung Quốc và A-rập Xê-út đều có mức tăng trên 7% trong lĩnh vực này. 
Còn nếu xét trong số 15 quốc gia đứng đầu danh sách có mức chi quốc phòng mạnh tay nhất năm 2015, nước có mức tăng cao nhất lại là Ô-xtrây-li-a tăng gần 8% so với năm 2014. Trong khi đó, nước có ngân sách quốc phòng giảm mạnh nhất là I-ta-li-a, giảm 9,9%. 
Xét theo khu vực, châu Á và châu Đại Dương có chi phí quân sự tăng 5,4%, đạt khoảng gần 450 tỷ USD, tương đương khoảng 1/4 tổng chi quốc phòng toàn cầu. Đóng góp lớn nhất vào mức tăng này là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

1 nhận xét:

  1. Trung Quốc lại tăng ngân sách quốc phòng, liệu có mưu đồ gì chăng? Phải hết sức cảnh giác ông bạn hàng xóm.

    Trả lờiXóa