Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Chống Virus Corona, phát hiện ra DolaVirus




Đến ngày hôm nay, 30 tháng 6 năm 2020, có thể khẳng định Việt Nam đã thành công trong phòng chống đại dịch Covid 19, thế nhưng “con chị nó đi, con dì nó lớn”,  Virus Corona đã làm lộ ra Virus CovidDola… Với đại dịch Covid 19 vừa qua, dù nó làm cho thế giới điêu đứng, nhân loại liêu xiêu thì xét về góc độ nào đó, nó cũng có… đóng góp. Đó là,

Cảnh giác với đề xuất cho người nước ngoài mua bất động sản




Bộ Xây dựng vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép tham gia chuyển nhượng trong mỗi một toà nhà chung cư; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua các bất động sản du lịch tại Việt Nam. Có thể nói, đề xuất này gây nhiều lo ngại, đây là công tác quản lý.

ĐẠI DIỆN CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ MONG MUỐN 🇻🇳 CHIA SẺ TRONG NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VACCINE


💉 Hôm qua (30/6), trong cuộc họp cùng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, đại diện các tổ chức quốc tế cam kết sẽ nỗ lực hết sức phối hợp với Việt Nam trong phòng, chống COVID-19, mong muốn Việt Nam chia sẻ và hợp tác trong nghiên cứu sản xuất vaccine phòng ngừa SARS-CoV-2.

Đại diện WHO cho biết, hiện trên thế giới đã hình thành Liên minh nghiên cứu vaccine. Liên minh này rất muốn mời Việt Nam tham gia nghiên cứu, sản xuất. Việc tham gia liên minh là điều kiện quan trọng để người dân có thể tiếp cận được vaccine trong thời gian sớm nhất có thể (khoảng cuối năm 2021).

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Việt Nam luôn xác định phòng, chống đại dịch COVID-19 là công việc chung của toàn thế giới. Việt Nam sẵn sàng đồng hành, đóng góp cùng thế giới trong phòng, chống dịch bệnh.

Hiện Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất 4 loại sinh phẩm xét nghiệm (kit thử). Trong số này có những loại kit thử rất tốt, độ nhạy, độ đặc hiệu rất cao, giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại đang bán trên thị trường thế giới, đặc biệt công nghệ xét nghiệm đơn giản mà nhiều nước không có.

Phó Thủ tướng mong muốn WHO và các tổ chức quốc tế hợp tác, giúp Việt Nam kết nối, chia sẻ, phổ biến các sản phẩm này với các quốc gia trên thế giới để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có 2 đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vaccine phòng, chống COVID-19. Hiện đã tiến hành thử nghiệm trên 🐭 chuột, chất lượng đạt được khá tốt, thời gian tới sẽ thử nghiệm trên 🐒 linh trưởng và sau đó thử nghiệm trên người… (xem lại tại: https://bit.ly/vaccinesinhmiendichcao).

Nhấn mạnh với tinh thần tự lực, thời gian qua Việt Nam không chỉ sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm virus SARS-CoV-2, máy thở 100% made in Vietnam đã xuất khẩu đi nhiều nước...

Hiện Việt Nam đang tập trung nghiên cứu, sản xuất vaccine, GS.TS Nguyễn Thanh Long bày tỏ mong muốn tiếp tục được WHO và các tổ chức quốc tế cùng hợp tác, chia sẻ để đẩy nhanh quá trình này.

✈ 🛂 TS. Kidong Park, Giám đốc WHO tại Việt Nam cho biết, cách đây 2 tháng WHO đã có cuộc họp về vấn đề mở cửa biên giới và nối lại các chuyến bay quốc tế. Theo đó, để quyết định việc này, các quốc gia cần căn cứ trên 3 yếu tố:
- Dịch bệnh đã được kiểm soát hay chưa (ở cả hai đầu chuyến bay đi – đến)
- Hệ thống y tế có khả năng ứng phó với việc gia tăng ca bệnh khi mở lại đường biên và nối lại các chuyến bay quốc tế hay không?
- Hệ thống giám sát có khả năng phát hiện, truy vết, quản lý các ca bệnh xâm nhập hay không?

Sau cuộc họp này, nhóm kỹ thuật của WHO đã xây dựng một văn bản hướng dẫn tạm thời để các quốc gia, vùng lãnh thổ cân nhắc. Trong đó, bổ sung thêm 2 căn cứ:
- Việc mở cửa phải dựa trên năng lực giám sát tại cửa khẩu;
- Chỉ ưu tiên những hoạt động đi lại thực sự cần thiết.
TTCP
DD st

Người hùng thầm lặng trọng vụ bắt gia đình Cấn Thị Thêu


Vụ việc cả gia đình Cấn Thị Thêu bị bắt dường như chưa có dấu hiệu giảm nhiệt và giảm sự quan tâm của công chúng. Đám phản động, rân chủ rồi một số linh mục thì ra sức kêu gào đòi thả tự do cho gia đình này, trong khi một số cư dân mạng cũng hùa theo phong trào này nhưng là đòi thả tự do gia đình Cấn Thị Thêu ngay lập tức từ tầng 15 xuống đất.

Nói vậy thôi nhưng trong tất cả chi tiết xung quanh vụ việc cơ quan công an bắt giữ gia đình có truyền thống rân chủ này, dường như chúng ta đã quên đi một người hùng thầm lặng đã giúp vụ án được tiến triển, đó chính là Facebook, công cụ hằng ngày mà các đối tượng rân chủ vẫn dùng nó để chống phá. Từ ngày được giác ngộ lý tưởng cách mạng bằng những lý lẽ phân tích hết sức thuyết phục cũng như bài dọa đập vỡ bát cơm tại Việt Nam thì Facebook trở thành một đối tác tin cậy ở Việt Nam. Hẳn các bạn còn nhớ Trịnh Bá Phương đã từng kêu gào lên rằng các bài viết xuyên tạc của y về tình hình Đồng Tâm trên mạng Facebook lần lượt lặng lẽ biến mất mà không một lời giải thích, bới vì quan trọng là Facebook thích xóa mà thôi. Và rồi, Facebook cũng là một mảnh đất để 3 mẹ con Cấn Thị Thêu diễu võ giương oai trên đây trong khi các anh công an chẳng phải vất vả nhiều cũng thu được kha khá chứng cứ phạm tội của 3 mẹ con nhà này.

Để rồi, khi 3 mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư nhập trại thì Facebook cũng làm nhiệm vụ cuối cùng của mình là dọn rác. Theo đó thì tài khoản Facebook của ba mẹ con nhà này lần lượt bị Facebook xóa trắng ngay lập tức sau khi họ nhập trại, điều mà những dư luận viên ba củ như chúng tôi hăng say và đam mê không thể làm nổi bấy lâu nay.  Như vậy, không nhờ Facebook thì mẹ con Cấn Thị Thêu không thể vào trại nhanh như vậy, cũng không thể dọn rác nhanh và sạch như vậy trên mạng xã hội được. Của này, giới rân chủ lại chạy sang dùng mạng Lotus mất nhỉ.

Đấy là tôi chém gió tý cho đỡ nóng thôi, tin hay không là tùy các bạn!

Đông Kinh
Hải Đăng st

Giới trẻ và thế giới ảo lành mạnh


Giới trẻ và thế giới ảo lành mạnh
Ngày trước, các bậc cha mẹ thường có suy nghĩ rằng, tránh cho các con tiếp xúc với những điều xấu thì nên hạn chế cho con ra khỏi nhà nhưng bây giờ, suy nghĩ đó không còn phù hợp nữa. Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, chẳng cần phải ra khỏi nhà, bạn vẫn có thể biết được mọi tin tức thông qua chiếc điện thoại, máy tính bảng hoặc laptop,... Qua Internet, chúng ta có thể tiếp cận rất nhiều thông tin “thượng vàng hạ cám”, trong đó có nhiều trào lưu tiêu cực như Cá voi xanh, Momo, các “hiện tượng” Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền,... Vậy giải pháp nào nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội? Trước hết, phụ huynh hãy làm bạn với con và cùng con tham gia mạng xã hội để biết con mình tiếp xúc với những thông tin gì nhằm kịp thời định hướng trẻ đến với những chương trình thiết thực, bổ ích. Bên cạnh đó, cần giới hạn thời gian tiếp xúc thế giới ảo của các bạn trẻ và hướng các em đến với những hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh ngoài đời thực, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Hạn chế mặt trái của công nghệ
Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, con người tiếp xúc với Internet nhiều hơn. Không thể phủ nhận không gian mạng mang lại nhiều tiện ích, hỗ trợ ta trong công việc. Trẻ em hiện nay cũng biết cách sử dụng mạng để tìm kiếm thông tin phục vụ việc học tập, giải trí. Tuy nhiên, ngoài cung cấp những thông tin hữu ích, mạng xã hội còn có nhiều thông tin tác động xấu đến tâm lý, hành vi của người sử dụng, nhất là trẻ em. Những thông tin gần đây về việc một trò chơi hướng dẫn trẻ cách tự sát hay những clip tả lại hành động phá hoại tài sản của một nhân vật mạng,... cho thấy sự phức tạp của mạng xã hội. Theo tôi, khi trẻ sử dụng mạng cần có sự giám sát của phụ huynh, không cho các em vào những kênh thông tin xấu vì trẻ em chưa có nhận thức đầy đủ cái nào xấu, cái nào tốt, cái gì nên xem và không nên xem. Ngoài ra, an ninh mạng cũng cần có biện pháp siết chặt nhằm bảo vệ cái tốt, loại trừ những thông tin xấu, sai lệch hoặc các trò chơi bạo lực gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.
Nhân rộng những sân chơi lành mạnh trên mạng
Tôi nghĩ, để trẻ không bị tác động những chương trình xấu trên mạng, ngoài ngăn chặn các chương trình ấy, việc quan trọng hơn là cần đưa nhiều hoạt động bổ ích lên thế giới ảo. Các tổ chức, đoàn thể cần tạo sân chơi thú vị, hấp dẫn ngoài xã hội lẫn trên mạng để có thể thu hút các bạn trẻ tham gia. Khi có nhiều sân chơi lành mạnh trên mạng thì thế giới ảo không còn ảo nữa mà sẽ tác động tích cực đến việc rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ. Làm được điều này, chúng ta sẽ góp phần đẩy lùi cái xấu và bảo vệ được trẻ bằng những hoạt động thiết thực trên mạng xã hội./


Không có chuyện “Phi chính trị hóa” quân đội, “dân sự hóa quân đội” “dân sự hóa hoạt động quân sự"



          Hiện nay trên các trang mạng xã hội tạo nên những luồng thông tin, của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước chúng cấu kết với nhau  ra sức tuyên truyền, cổ xúy đưa ra các chiêu trò thiển cận, phiến diện, hiến kế đòi “phi chính trị hóa” quân đội “dân sự hóa quân đội”, “dân sự hóa hoạt động quân sự" để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam XHCN. Đây là âm mưu vô cùng thâm độc, xảo quyệt  luận điệu vô cùng lố bịch ….  

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

TỰ DO NGÔN LUẬN KHÔNG CHO PHÉP LỘNG NGÔN


Gần đây, trên mạng xã hội, xuất hiện bài viết: Chúng ta còn chấp nhận bị bắt bớ vì “Bôi nhọ lãnh đạo” đến bao giờ? Nội dung bài viết này là dựa vào quyền tự do ngôn luận để đả kích, xuyên tạc, bóp méo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về phát triển, quản lý báo chí, vu cáo chính quyền trấn áp các nhà báo độc lập, có chính kiến riêng, khác với quan điểm của lãnh đạo, bênh vực một số Blogger đã và đang bị truy tố, xét xử vì hành vi vi phạm pháp luật.
Thủ đoạn của các phần tử thù địch mượn chiêu bài tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội của Việt Nam tuy không mới nhưng rất nguy hiểm, thâm độc. Họ thường dựa vào các sự kiện nóng, đang diễn ra, nhiều người quan tâm để tung tin với nội dung thật giả lẫn lộn, đánh vào tâm lý tò mò của một số người dân, cố ý cắt ghép thông tin sai lệch để hướng lái dư luận theo hướng chia rẽ Đảng, chính quyền với báo chí, các văn nghệ sĩ. Lợi dụng mạng xã hội để tạo ra làn sóng thông tin phản diện, hạn chế thông tin chính thống. Sự nguy hại của chiêu bài tự do báo chí, tự do ngôn luận là làm cho một bộ phận nhân dân, nhà báo, văn nghệ sĩ hiểu không đầy đủ, không đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phát triển và quản lý báo chí. Sự phản đối ồn ào của các phần tử thù địch về bắt nhà báo này, trấn áp nhà báo kia khi họ có chính kiến riêng không đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của các nhà báo và của đọc giả trong và ngoài nước. Cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, “nhà báo độc lập” chỉ là vỏ bọc che đậy âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, phá hoại sự ổn định chính trị, xã hội của họ mà thôi.
Mượn chiêu bài tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước của các phần tử thù địch không những thể hiện rõ thái độ thiếu thiện chí xây dựng, mà còn cho thấy họ đã tự đặt liêm sỉ sang một bên để thực hiện ý đồ xấu. Ý kiến phản đối, xuyên tạc quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, vu khống chính quyền trấn áp nhà báo độc lập là sự lộng ngôn, là hành động cố tình dấn sâu hơn vào tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận đường lối, chủ trương, chính sách ích nước, lợi dân của Đảng, Nhà nước, làm băng hoại hệ thống giá trị văn hóa, làm tha hóa con người, làm lệch hướng mục tiêu phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Cần thấy rõ thực tế là quyền tự do cá nhân, “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, cũng như tự do tín ngưỡng tôn giáo đã được hiến định trong hiến pháp; trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Những quyền đó phù hợp thông lệ, quy phạm, chuẩn mực quốc tế. Nhưng “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” không có nghĩa là muốn nói gì cũng được, không cho phép lộng ngôn. Luật pháp nghiêm cấm các hành vi lợi dụng quyền tự do này để viết bài vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân. Thực tế là Nhà nước Việt Nam chỉ xét xử những ai lấy danh nghĩa nhà báo nhưng có hành vi cố tình vi phạm pháp luật, lợi dụng “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, để tuyên truyền, tán phát tài liệu, các bài viết có nội dung xấu độc phá hoại an ninh quốc gia, gây mất an toàn xã hội, kích động bạo lực, ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, lối sống, truyền thống, văn hóa, lịch sử đất nước, con người Việt Nam.
Bất kỳ ai có ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân đều thấy rõ sự thật là trong tiến trình đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Thực tiễn đời sống chính trị ở nước ta những năm qua cho thấy, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy ngày càng tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.
Các nhà báo chân chính đều hiểu rất rõ chức năng, sứ mệnh xã hội của báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, tạo sự đồng thuận xã hội, định hướng tư tưởng, thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Bởi vậy, chiêu bài mượn danh nghĩa tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước của các phần tử thù địch không đại diện cho quyền lợi, trách nhiệm xã hội của những người làm báo, cản trở và đi ngược lại xu thế đổi mới, phát triển toàn diện của đất nước cần phải lên án và bác bỏ./.
Hải Đăng st

VIỆT NAM MẤT ĐỘC LẬP DO NHỮNG HÒA ƯỚC NÀO?

Đến cuối thế kỷ thứ 19 so sánh với nền văn minh Âu Tây thì Á Đông sút kém nhiều. Việt Nam bị chinh phục và đô hộ trước sự bành trướng của chính sách thực dân của người da trắng. Việc thất trận của Triều Đình Huế từ Nam ra Bắc và của kháng chiến đã mở đường cho các hòa ước được ký kết mà quan trọng hơn cả là 2 hòa ước Nhâm Tuất (1862) và Giáp Tuất (1874), nền độc lập của Việt Nam đã bị thủ tiêu qua hai hiệp ước này.

Không được đánh lận bản chất vụ án Đồng Tâm

Không được đánh lận bản chất vụ án Đồng Tâm


Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Công an TP Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố 29 bị can trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9-1-2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.
Ngay sau khi có bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, nhiều đối tượng chống đối, cơ hội chính trị núp dưới danh nghĩa “nhà dân chủ” đã cố tình đưa ra những thông tin, luận điệu vô căn cứ nhằm xuyên tạc bản chất vụ án, thông qua đó xâm hại đến uy tín, hình ảnh của Đảng, Nhà nước và lực lượng CAND.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT – Công an TP Hà Nội đã ban hành kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố số 210/KLĐT–PC01(Đ3) ngày 5-6-2020 đối với vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9-1-2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Theo đó, Cơ quan CSĐT đề nghị truy tố 25 bị can về tội giết người theo quy định tại khoản 1, Điều 123, Bộ luật Hình sự và đề nghị truy tố 4 bị can về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại khoản 2, Điều 330, Bộ luật Hình sự.
Theo kết luận điều tra, hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án có sự chuẩn bị từ trước, thể hiện qua việc tập hợp lực lượng, đóng góp tiền mua vũ khí, họp bàn phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng. Đồng thời, kết luận điều tra cũng nhận định hành vi phạm tội của các đối tượng là man rợ, có tính chất côn đồ, giết chết nhiều người, cần phải được xử lý nghiêm để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Nhận diện những luận điệu xuyên tạc
Xung quanh vụ án trên, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước liên tiếp đưa ra những thông tin sai sự thật, không có căn cứ, xuyên tạc bản chất hòng bôi nhọ uy tín, hình ảnh của Đảng, Nhà nước và lực lượng CAND; tạo cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Bất chấp việc các bị can trong vụ án đã nhận tội, sau khi cơ quan CSĐT hoàn thành việc điều tra và đưa ra Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố theo quy định của pháp luật, nhiều cá nhân, tổ chức chống đối như Trịnh Bá Phương, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài… vẫn cố tình “đổi trắng thay đen”, “thương vay khóc mướn” cho các đối tượng phạm tội. Đồng thời, một số báo, đài nước ngoài có cái nhìn tiêu cực, thường xuyên đăng tải những bài viết thiếu căn cứ, thiếu kiểm chứng về tình hình Việt Nam như BBC, VOA, RFA, RFI v.v… tiếp tục “tát nước theo mưa”, đăng tải nhiều bài viết, bình luận không đúng thực tế, kích động sự nghi kỵ gây mất đoàn kết nội bộ của Việt Nam khiến cho tình hình thông tin trở nên nhiễu loạn.
Đối với vụ án xảy ra ngày 9-1-2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngay từ khi xảy ra sự việc, các đối tượng cơ hội chính trị đã tích cực tận dụng để tiến hành tuyên truyền xuyên tạc chống phá chính quyền. Trong quá trình cơ quan chức năng tiến hành điều tra, các đối tượng này tiếp tục ngụy tạo thông tin, gây sức ép đối với cơ quan điều tra nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, các đối tượng tiến hành hướng lái thông tin, lôi kéo sự can thiệp của các tổ chức quốc tế, thể hiện rõ mưu đồ “quốc tế hoá” vụ việc tại Đồng Tâm hòng gây bất lợi cho Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Sau khi quá trình điều tra kết thúc và chuyển sang giai đoạn đề nghị truy tố, những “nhà dân chủ” nửa mùa tiếp tục thực hiện chiêu bài đổi trắng thay đen, vu khống chính quyền, xuyên tạc nguyên nhân và bản chất vụ án.
Đối với vụ việc tại xã Đồng Tâm, từ năm 2013, dưới danh nghĩa đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, Lê Đình Kình, Lê Đình Công và Bùi Viết Hiếu đã cầm đầu thành lập nên cái gọi là “Tổ đồng thuận” để lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện phức tạp liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương.
Mặc dù cơ quan thanh tra các cấp đã vào cuộc, tiến hành thanh tra, kiểm tra, tổ chức đối thoại, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” vẫn cố tình không chấp hành, thậm chí còn gia tăng các hoạt động chống đối, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh nông thôn tại địa phương, tạo thành điểm nóng về an ninh trật tự.
Trong quá trình Bộ Quốc phòng tiến hành xây dựng hàng rào bao quanh khu vực đất sân bay Miếu Môn, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” tiếp tục gây sức ép cho chính quyền. Cùng với việc tập hợp các đối tượng bất hảo, nghiện ngập, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” còn tiến hành chuẩn bị phương tiện, vũ khí để chống đối đến cùng, sẵn sàng “ăn thua” với chính quyền.
Đỉnh điểm, ngày 9-1-2020, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” đã tấn công cơ quan chức năng khiến 3 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh. Hành vi của các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” thể hiện sự bất tuân, coi thường pháp luật và mạng người, gây bức xúc trong dư luận và quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên, “lưỡi không xương trăm đường lắt léo”, bất chấp những tài liệu, chứng cứ rõ ràng thể hiện hành vi phạm tội ngang nhiên, trắng trợn và man rợ của các bị can trong vụ án, nhiều kẻ núp bóng đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền vẫn cố tình hướng lái thông tin. Các đối tượng đổ lỗi vì chính quyền “cướp đất” của người dân nên mới xảy ra vụ việc ngày 9-1-2020; rêu rao rằng hành động của các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” chỉ là tự vệ để bảo vệ đất; vu khống một cách trắng trợn lực lượng chức năng tấn công “dân lành” v.v…
Vô đạo đức và táng tận lương tâm hơn, để đạt được mục đích chống phá, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đặt điều, xuyên tạc về sự hy sinh của 3 cán bộ, chiến sĩ Công an. Các đối tượng vẽ ra hàng loạt “thuyết âm mưu” xung quanh vấn đề này. Một số đối tượng đưa ra luận điệu cho rằng sự hy sinh của 3 cán bộ, chiến sĩ Công an chỉ là không có thật; cơ quan Công an đưa ra thông tin ấy hòng kích thích nhuệ khí những chiến sĩ khác mạnh tay tấn công, trấn áp người dân thôn Hoành.
Một số đối tượng khác lại rêu rao chính quyền cố dựng lên những sự hy sinh này để bao biện cho hành động “tấn công” vào làng Hoành?! Thế mới thấy, khả năng xuyên tạc của các đối tượng núp danh “dân chủ” là không có giới hạn. Chỉ cần đạt được mục đích chống phá, các đối tượng có thể xuyên tạc bất cứ vấn đề gì, sẵn sàng đổi trắng thay đen, bất chấp luân thường đạo lý.
Đi liền với việc xuyên tạc nguyên nhân, bản chất vụ án, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị núp danh đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cũng nhanh chóng kết nạp 29 bị can bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố vào nhóm “dân oan”.
Bất chấp sự việc các đối tượng đã có hành vi phạm tội một cách dã man, tàn bạo, những “nhà dân chủ” vẫn o bế, bao che, “tẩy trắng” cho hành vi phạm tội. Các đối tượng này đang cố tình hướng lái thông tin, rêu rao luận điệu 29 bị can trong vụ án là “nạn nhân” của chính quyền; tung ra thông tin hoả mù cho rằng hành động của 29 bị can chỉ là nhằm “giữ đất”.
Đồng thời, các đối tượng cơ hội chính trị cũng tiếp tục đẩy mạnh việc kêu gọi "ủng hộ", "đòi công lý", "vì nhân quyền" cho 29 bị can trong vụ án. Cuối cùng, các đối tượng ngang nhiên vu khống quá trình điều tra không khách quan, bản kết luận điều tra được đưa ra không đúng sự thật trên thực tế, vu khống cơ quan chức năng ngụy tạo chứng cứ để kết án người vô tội.
Bao biện cho hành vi phạm tội cũng là một tội ác
Hành vi phạm tội của 29 bị can bị cơ quan CSĐT – Công an TP Hà Nội đề nghị truy tố trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9-1-2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội là đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong vụ án, các đối tượng đã lên kế hoạch chặt chẽ, phân công nhiệm vụ và chuẩn bị vũ khí, hung khí nguy hiểm để đối phó với các lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Hàng loạt vật chứng thu thập được tại hiện trường vụ án như lựu đạn, bom xăng, dao phóng, gạch đá, gậy gộc v.v… là minh chứng rõ ràng nhất thể hiện sự có tính toán, chuẩn bị từ trước, sẵn sàng chống đối đến cùng của các đối tượng trong vụ án. Không có bất kỳ nguyên do gì có thể bao biện cho hành vi phạm tội manh động, man rợ của các bị can trong vụ án. Việc cơ quan điều tra đề nghị truy tố đối với 29 bị can trong vụ án là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
Việc xuyên tạc bản chất vụ án tại Đồng Tâm, bao biện cho những người có hành vi phạm tội cũng là một tội ác. Pháp luật cần được thực thi một cách nghiêm minh, bất kỳ ai phạm tội đều phải đối mặt với một chế tài tương ứng, không thể có chuyện lạm dụng hai tiếng “nhân dân” để chống đối chính quyền./.

Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam


Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam


Theo quan niệm chung, dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình bầu ra... Đó là các cơ quan quyền lực và chính quyền các cấp.
Về hình thức, hoặc mô hình dân chủ gồm có các dạng-dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”, đồng thời thừa nhận quyền tự do về chính trị và quyền bình đẳng về giới tính, về dân tộc, về vị thế chính trị-xã hội của mọi công dân. Trong đó gồm cả quyền được bảo lưu của cá nhân.
Có thể nói, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản mở đầu từ thế kỷ 16, với các cuộc cách mạng điển hình như: Hà Lan năm 1581 (mở đầu); Anh năm 1689; Mỹ năm 1766; Pháp năm 1789 đã mở ra một nền dân chủ tư sản, trong đó bao gồm đầy đủ các nhân tố của dân chủ. Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một chế độ dân chủ mới. Đó là dân chủ XHCN, nền dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo hướng đến lợi ích và sự bình đẳng cho mọi người. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, do tác động của chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ra đời, trong đó có Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam. Chế độ dân chủ sau Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là chế độ dân chủ nhân dân hướng theo con đường xây dựng xã hội XHCN. Có thể xem các nền dân chủ: Dân chủ tư sản, dân chủ XHCN, dân chủ nhân dân là 3 chế độ-3mô hình dân chủ trên thế giới. Mỗi một chế độ dân chủ nói trên đều có những thiết chế khác nhau, nhưng tựu trung đều có những yếu tố sau: 1) Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân (bao gồm tất cả các thành viên xã hội); 2) Bầu cử tự do và theo nhiệm kỳ bầu ra các cơ quan, người lãnh đạo nhà nước; 3) Quyền lực của nhà nước được chia ra làm 3 nhánh: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan trên có một chức năng riêng; 4) Hiến pháp và pháp luật được xem là tối thượng; 5) Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được tôn trọng và bảo đảm.
Thực tế cho thấy, chế độ dân chủ trên thế giới có nhiều mô hình. Chế độ dân chủ ở Hoa Kỳ có đặc trưng là luôn có hai đảng chính trị thay nhau lãnh đạo cầm quyền; công dân, trong các cuộc bầu cử bị chia thành hai loại “đại cử tri” và cử tri thường. Đặc trưng nền dân chủ của Việt Nam là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; chế độ dân chủ của Việt Nam dựa trên hệ thống chính trị các cấp-đó là chế độ sinh hoạt của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; là tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc và của các đoàn thể xã hội luôn luôn được tôn trọng. Ở đây tiếng nói, nguyện vọng của người dân được bảo đảm thông qua các đại diện của mình.
Một trong những đặc trưng của nền dân chủ ở Việt Nam là chế độ dân chủ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cầm quyền. Tuy nhiên, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". (Điều 4, Hiến pháp 2013).
Ngay từ khi cách mạng thành công (tháng 8-1945) cho đến thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến dân chủ ở cấp cơ sở. Còn nhớ, sau sự kiện nông dân ở tỉnh Thái Bình tụ tập đông người đi khiếu kiện gây ách tắc giao thông (năm 1997); một số nơi, nông dân còn tấn công, đập phá trụ sở cơ quan công quyền. Sau khi khảo sát, nghiên cứu, khi ấy, Tổng Bí thư Đỗ Mười cho rằng: Tình trạng gây mất trật tự nói trên bắt nguồn từ sự vi phạm quyền dân chủ của người dân. Theo đó. Tổng Bí thư Đỗ Mười chỉ đạo ban hành Chỉ thị số 30 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở gồm: Bảo đảm để mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước…; có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị;  có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn; cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua, gồm: Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan,…
Sau Chỉ thị 30, Chính phủ đã luật hóa bằng nghị định của Chính phủ. Dựa trên chỉ thị và nghị định về dân chủ, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng trăm văn bản nhằm bảo đảm quyền dân chủ của người dân ở cơ sở, bao gồm cả quyền dân chủ của cán bộ, công chức, của cán bộ, nhân viên ở các doanh nghiệp… Cho đến nay, chế độ dân chủ ở Việt Nam đã và đang được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, từ cơ sở xã phường, cơ quan, cho đến Quốc hội. Tất cả những vấn đề từ đời sống thường nhật cho đến vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đều được người dân quan tâm và có quyền tham gia. Chẳng hạn, hiện nay vấn đề nguồn nước sạch, thực phẩm an toàn, bảo vệ quyền trẻ em... từng là những chủ đề “nóng” trên diễn đàn Quốc hội. Gần đây, vấn đề Biển Đông là chủ đề được Quốc hội Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Ngày nay, nói đến chế độ dân chủ và quyền con người (QCN) thì không thể không nói đến quyền sử dụng internet và mạng xã hội. Việt Nam chính thức nối mạng internet từ năm 1997. Từ năm 2010, đường truyền internet ở Việt Nam được chuyển từ dây cáp đồng sang cáp quang. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo chí in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh nổi tiếng, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg... Hiện có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận thông tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,...
Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đều có chương trình tiếp xúc cử tri. Những cuộc tiếp xúc cử tri được các đài phát thanh, truyền hình đăng tải rộng rãi. Nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri ngày nay không chỉ là những vấn đề sinh kế, điều kiện sinh hoạt của người dân, tham gia vào các dự thảo luật, mà cử tri còn đặc biệt quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước, các chủ trương trong chính sách đối ngoại... 
QCN là các nhu cầu về vật chất và tinh thần-từ nhu cầu về dân sự, chính trị, đến kinh tế-xã hội và văn hóa được luật hóa và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Xét về lịch sử, QCN chỉ đến với dân tộc Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Các Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 2013 đã quy định về QCN. Nội dung những quy định này hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về QCN. Hiến pháp 2013 đã dành cả một chương để quy định về QCN. Trong đó, Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các QCN, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; QCN, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Kiểm soát quyền lực của nhân dân không chỉ là nguyên tắc của chế độ ở Việt Nam mà còn là động lực của sự phát triển. Trong xã hội ở Việt Nam ngày nay, nguyên thủ cũng có trách nhiệm trả lời những vấn đề người dân quan tâm. Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội sáng 15-10, trả lời ý kiến của cử tri quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Chúng ta phải giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng không nhân nhượng vấn đề lãnh thổ, độc lập, chủ quyền”.
Những ý kiến xuyên tạc, phủ nhận thành tựu về dân chủ và QCN có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nhận thức không đầy đủ về dân chủ và QCN… Ở nhiều quốc gia phương Tây, dân chủ thường gắn với các hoạt động chống chính phủ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)… Đó là các cuộc tụ tập đông người, phá hủy các công trình công cộng, xúc phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống. Quyền tự do báo chí cũng có nội dung tương tự… Trách nhiệm của người đưa tin, của cơ quan quản lý báo chí thường rất nhẹ. Vì vậy dùng tiêu chí dân chủ, nhân quyền của phương Tây để xem xét, đánh giá chế độ dân chủ và QCN của Việt Nam là một sai lầm về chính trị và thiếu sót về phương pháp luận.
Không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân. Ở địa phương này, địa phương khác vẫn còn có hiện tượng lợi ích của người dân chưa được tôn trọng, bảo đảm, nhất là trong vấn đề đất đai. Đây là vấn đề lớn mà các cấp ủy và chính quyền cần đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, cần nhận thức đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội. Bảo đảm dân chủ và QCN vừa là quyền, vừa là mục tiêu hướng đến của chế độ… vì vậy mỗi chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền dân chủ và QCN theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Những âm mưu chống phá trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII


Những âm mưu chống phá trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII


Có thể nói, chủ nghĩa đế quốc là lực lượng đi đầu thúc đẩy chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam rất quyết liệt, nhưng không ra mặt trực diện, mà hoạt động ngấm ngầm thông qua lôi kéo, liên kết, hợp tác để từng bước “thẩm thấu, chuyển hóa” (hợp tác để chuyển hóa), sử dụng thế lực phản động ngoài nước câu kết với nhóm phản động và những kẻ cơ hội trong nước để chống phá cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, một số đảng viên thoái hóa, biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng hùa theo các luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, hòng làm cho tình hình an ninh chính trị ở Việt Nam trở nên phức tạp.
Hiện nay, họ đang sử dụng thủ đoạn là tập trung tác động vào nhận thức, tâm lý, tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bôi đen hình ảnh, thành tựu của đất nước, hình ảnh lãnh tụ. Họ thường lợi dụng những hạn chế, thiếu sót của ta để “chính trị hóa” các vấn đề về kinh tế-xã hội, từ đó tác động, làm thay đổi nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Một mặt, họ ra sức kêu gọi thúc đẩy “dân chủ đa nguyên”, thay đổi thể chế chính trị, đổi tên Đảng, tên nước, sửa cương lĩnh, hiến pháp, “phi chính trị hóa” quân đội, công an; thực hiện “tam quyền phân lập” ở Việt Nam. Thúc đẩy, kích động phong trào “bất tuân dân sự”, tuần hành, biểu tình, bạo động, khiếu kiện, gây điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; mặc cả, đối kháng chính quyền, coi đây là sự “tập dượt” cho “cách mạng màu”. Thời gian qua, họ luôn cho rằng, các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, an sinh xã hội, đất đai, cơ sở thờ tự, môi trường, giao thông, giáo dục, Biển Đông... là những vấn đề nhạy cảm có thể lợi dụng để chống phá. Hiện nay, họ triệt để lợi dụng công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các sự kiện chính trị, các vấn đề phức tạp, nhạy cảm về an ninh chính trị để phân hóa, chia rẽ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, hòng làm cho đảng viên và nhân dân hiểu sai lệch, hoài nghi, thiếu niềm tin vào bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ cũng tìm cách thẩm thấu, cấy sâu vào trong xã hội Việt Nam tư tưởng chia rẽ đường lối đối ngoại của Đảng, nhất là trong quan hệ với các nước lớn, nước láng giềng, khu vực. Về phương tiện, họ triệt để lợi dụng công cụ truyền thông, báo chí, không gian mạng và coi đây là ưu thế, mũi nhọn, phương tiện, chất xúc tác để chuyển hóa, gây rối loạn nhận thức tư tưởng, thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dẫn dắt phong trào “bất tuân dân sự” chống Đảng, chống Nhà nước XHCN...
Chính vì vậy, đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước việc chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên. Để công tác đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có hiệu quả, các cấp ủy đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, ban chỉ đạo, cơ quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; quan tâm lãnh đạo toàn diện lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí; tích cực đấu tranh trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Tức là phải phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong xây dựng lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu, nhất là cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, các học viện, nhà trường, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên. Duy trì, tổ chức thực hiện tốt việc đấu tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng, lấy các cơ quan báo chí làm nòng cốt để vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, đồng thời định hướng dư luận xã hội. Đồng thời, thiết lập các trang, nhóm, tài khoản mạng xã hội nhằm tiếp cận, chia sẻ thông tin tham gia đấu tranh phản bác trên internet, mạng xã hội với các hình thức, phương pháp linh hoạt; chú trọng chia sẻ thông tin tích cực, bài viết chuyên sâu của các cơ quan báo chí, học viện, nhà trường tạo “dòng chủ lưu” thực hiện phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy thông tin tích cực đẩy lùi thông tin tiêu cực”.
Hai là, thường xuyên bám sát các vấn đề, sự kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động trong mặt trận đấu tranh trên internet, mạng xã hội.Với phương châm chỉ đạo công tác tư tưởng phải đi trước, đón đầu; không để “khoảng trống” thông tin để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 35 các cấp cần quan tâm biên soạn các tài liệu chuyên khảo, tham khảo, xây dựng ngân hàng comment làm tài liệu phục vụ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng đấu tranh cho các lực lượng. Thực hiện tốt việc cung cấp thông tin cho cán bộ theo định kỳ, gặp mặt các đồng chí cán bộ nghỉ hưu, nghỉ công tác hằng năm; chủ động gặp các cán bộ có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành động.
Ba là, thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các lực lượng chức năng, lực lượng nòng cốt chuyên sâu, các hội nghị rút kinh nghiệm và các cuộc “diễn tập” đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị rút kinh nghiệm theo hướng thiết thực, hiệu quả, “cầm tay, chỉ việc”. Chú trọng tổ chức một số cuộc “diễn tập” đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội làm cơ sở cho các lực lượng hoàn thiện, phát triển kỹ năng đấu tranh. Lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu phải thường xuyên được trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, bổ sung kinh nghiệm thực tiễn. Các thông tin đấu tranh phải trung thực, khách quan, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, của đất nước, mang tính Đảng, tính khoa học, tính xây dựng cao.
Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị điện tử phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội. Ở tầm vĩ mô: Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin phong phú, hiện đại, có khả năng tiếp cận, xử lý và khuếch tán vào dòng thông tin truyền thống quốc tế với lượng thông tin đủ lớn, đủ mạnh để tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.
Ở tầm vi mô: Cần tăng cường và đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm phát huy tính hiệu quả của các cơ quan báo chí truyền thông, hòa nhập vào trình độ kỹ thuật thông tin thế giới. Các bộ, ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị liên quan cần nghiên cứu, tổ chức triển khai hệ thống giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế để phục vụ việc đấu tranh ngăn chặn, xử lý các nguồn tán phát thông tin tiêu cực, xấu độc, sai sự thật, nhằm tạo môi trường thông tin trung thực, khách quan.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên cần được triển khai đồng bộ, có hệ thống các chủ trương, giải pháp. Thực hiện tốt những vấn đề cơ bản trên sẽ góp phần ngăn chặn hữu hiệu, giảm tác hại từ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động trên internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, nhất là khi Đảng ta chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Ngăn chặn chiêu trò lợi dụng góp ý xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội đảng để chống phá


Ngăn chặn chiêu trò lợi dụng góp ý xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội đảng để chống phá


Nhận diện âm mưu, thủ đoạn
Trong lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội XIII của Đảng, một trong những nội dung quan trọng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh đó là, phải chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin không chính thức, thông tin giả, xấu độc, bịa đặt, xuyên tạc trên internet, mạng xã hội… Đặc biệt trong việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần yêu cầu cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự “đề kháng”, năng lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái nhằm phá hoại đại hội đảng của các thế lực thù địch...
Sở dĩ người đứng đầu Đảng, Nhà nước ta nhấn mạnh vấn đề này bởi trên thực tế có một số phần tử cơ hội chính trị, được các thế lực thù địch, phản động hà hơi, tiếp sức, lợi dụng công việc hệ trọng này để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng cho rằng thời điểm diễn ra đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là thời cơ cần lợi dụng tối đa để chống phá. Thông qua mạng xã hội, các trang web của bọn phản động lưu vong, một số báo mạng xưa nay vốn thiếu thiện chí với Việt Nam ở hải ngoại, chúng ra sức tuyên truyền xuyên tạc, tác động nhằm "nắn dòng dư luận" tiến tới mục tiêu làm chệch hướng đường lối, chủ trương của Đảng ta theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Những quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc, phản động ấy không chỉ là “lời nói gió bay” mà còn được họ soạn thảo thành những tài liệu mạo danh, nặc danh dài hàng trăm trang chứa đựng thông tin xấu độc... rồi tán phát trên một số trang mạng. Bằng những thủ đoạn rất tinh vi, các thế lực thù địch, phản động còn móc nối, lôi kéo và dùng chính những phần tử thoái hóa, biến chất ngay trong nội bộ ta lợi dụng việc đóng góp vào dự thảo các văn kiện đại hội đảng để xuyên tạc sự thật, công kích, chống phá ta, dưới nhiều hình thức như: “Thư ngỏ”, “thư trao đổi”; “thư góp ý”… Nội dung mà chúng tập trung là xuyên tạc tình hình đất nước; làm lu mờ những thành quả cách mạng, thổi phồng những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh... của đất nước, rồi quy kết đổ lỗi nguyên nhân của những hạn chế ấy là do thể chế chính trị, sự yếu kém trong thực hiện vai trò lãnh đạo, từ đó làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng ta; xuyên tạc, bịa đặt những thông tin liên quan đến công tác nhân sự đại hội;... Chúng cho rằng đại hội lần này là thời cơ để Việt Nam đổi mới thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Chúng lập luận rằng nếu Việt Nam vẫn chỉ có độc nhất một đảng lãnh đạo thì không thể nói tới một nền dân chủ chân chính... Nhìn vào những bản góp ý được chuẩn bị công phu, lập luận không kém phần logic với những câu từ được trau chuốt bóng bẩy ấy, nếu ai đó non kém về nhận thức chính trị, sẽ rất dễ lầm tưởng và cho đấy là sự góp ý trách nhiệm, tâm huyết. Nhưng thực chất đó là những luận điệu hết sức sai trái và cực kỳ nguy hiểm.
`Mục tiêu của những giọng điệu ấy vẫn không gì khác là hòng đánh lừa dư luận, lôi kéo những người thiếu bản lĩnh, nhẹ dạ, cả tin theo ý đồ chính trị của chúng, sâu xa hơn là phủ nhận tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ XHCN mà nhân dân ta đang dày công xây dựng. Cách thức thể hiện những nội dung ấy cũng không có gì mới, có chăng chỉ là sự thay đổi cách diễn đạt bằng những “xảo ngữ”, ngôn từ hoa mỹ, bóng bẩy nhằm tăng thêm độ tinh vi, thâm hiểm trong mưu đồ chống phá để dễ bề đánh lừa dư luận... Nhưng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc ấy đã và đang bị vô hiệu hóa, bởi cùng với phát huy dân chủ, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, luôn tỉnh táo, đề cao cảnh giác, không mơ hồ, ảo tưởng trước mọi chiêu trò chống phá.
Góp ý xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội đảng - công việc hệ trọng
Cần khẳng định rằng mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ, tâm huyết, sự sáng tạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, các tầng lớp nhân dân góp ý xây dựng dự thảo các văn kiện của Đảng, là chủ trương đúng đắn và là việc làm cụ thể khẳng định bản chất của chế độ ta. Phát huy dân chủ, huy động sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân cũng là bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến"; "thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn". Phát huy dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tinh thần ấy, Đảng ta xác định tổ chức lấy ý kiến xây dựng dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp, đặc biệt là Đại hội XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; là công việc rất hệ trọng, mang tính quyết định đến tương lai phát triển của đất nước.
Bởi vậy, trong Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, yêu cầu rõ: “Công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng phải thực hiện phương châm kế thừa, ổn định, đổi mới, sáng tạo và phát triển; phát huy dân chủ đi đối với giữ vững nguyên tắc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương...”. Tại các kỳ họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và nhiều cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh: "Việc lấy ý kiến đóng góp tại đại hội đảng bộ các cấp và của các tầng lớp nhân dân là hết sức quan trọng, thể hiện ý Đảng, lòng dân, có giá trị thực tiễn phong phú, sinh động để Trung ương nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo các văn kiện...". Vì vậy, việc lấy ý kiến của các cấp ủy, tổ chức đảng và nhân dân phải vừa sâu, vừa rộng; các ý kiến phải đóng góp thiết thực, nâng cao chất lượng các dự thảo văn kiện, thể hiện rõ sự tâm huyết, trách nhiệm với Đảng, với đất nước. Tổ chức tốt việc xin ý kiến nhân dân vào các dự thảo văn kiện của Đảng cũng là biện pháp thiết thực nhằm ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng công việc ý nghĩa này để chống phá.
Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh
Thực tế đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng cần phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nghiên cứu; thể hiện quan điểm, thái độ, chính kiến của mình đối với từng nội dung trong dự thảo các văn kiện. Mặt khác, tổ chức đảng, từng cơ quan, đơn vị, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin cần thiết, định hướng để người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này. Cần coi việc giúp cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đúng, nhận thức đầy đủ về dự thảo các văn kiện là phương cách tốt nhất để nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phát hiện, đấu tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân, khi tiếp cận với những thông tin, tài liệu tán phát trên mạng cần phải tỉnh táo nhận diện đâu là thông tin tốt, đâu là thông tin xấu, đâu là thông tin có cơ sở, đâu là thông tin xuyên tạc, bịa đặt; tránh bị cuốn theo những giọng điệu mỹ miều, xảo trá của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội mà dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng và chế độ.
Cùng với tổ chức chặt chẽ việc đóng góp ý kiến, cần tổ chức tốt việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến của đại hội đảng bộ các cấp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng các dự thảo văn kiện, trình Trung ương xem xét thông qua, sau đó xin ý kiến nhân dân trước khi trình Đại hội XIII của Đảng. Trong tổng hợp và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, các cơ quan chức năng cần có sự nhìn nhận, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng, thận trọng, tuyệt đối không để kẻ xấu lợi dụng công việc ý nghĩa này để thực hiện những mục đích cá nhân, kích động chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân ta.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, nhất là những biện pháp kỹ thuật công nghệ, các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện những nội dung xấu độc trên mạng xã hội, những trang mạng tán phát thông tin, tài liệu xấu độc, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc góp ý xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội đảng để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, từ đó tổ chức đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân liên quan theo pháp luật.

Không thể xuyên tạc quy trình xây dựng pháp luật Việt Nam


Không thể xuyên tạc quy trình xây dựng pháp luật Việt Nam

 

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV (bế mạc vào cuối tuần qua) đã thông qua 10 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật khác. Đây là một trong những thành công lớn của kỳ họp lần này, đáp ứng lòng mong mỏi của đông đảo cử tri. Thế nhưng một số ít người có thể vì không hiểu hoặc cố tình không hiểu đã xuyên tạc quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận…

          “Góp ý, phê bình về quy trình xây dựng luật” nhưng lại không hiểu luật
Ngày 18-6 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) với 92,96% đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia biểu quyết tán thành. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm. Dự án luật này cũng được một số đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta “soi xét” khá kỹ. Những người này từng có những bản “góp ý phê bình về quy trình xây dựng luật ở Việt Nam” đăng tải trên mạng xã hội và một số cơ quan báo chí nước ngoài, trong đó phê bình trực tiếp quy trình xây dựng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHVBQPPL.
Có lẽ họ không nhớ vào ngày 22-5-2020, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về dự án Luật BHVBQPPL. Tại cuộc họp này, về cơ bản, các vị ĐBQH đã tán thành với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và nhiều nội dung của dự thảo luật; đồng thời đóng góp thêm ý kiến về một số điều, khoản cụ thể. Trên cơ sở ý kiến của các vị ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật. Có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn về thời gian cơ quan chủ trì soạn thảo gửi văn bản tới Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và phạm vi, chủ thể, thời hạn thực hiện phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam để bảo đảm tính khả thi. UBTVQH đã báo cáo: Việc phản biện xã hội đối với dự thảo Luật BHVBQPPL đang được thực hiện theo quy định của Luật MTTQ Việt Nam. Dự thảo luật đã tiếp thu, bổ sung quy định về hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 6. Các vấn đề về thời gian gửi văn bản, phạm vi, chủ thể, thời hạn phản biện xã hội thuộc trình tự, thủ tục thực hiện phản biện xã hội, hiện đang được quy định tại Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN. Do đó, UBTVQH xin tiếp thu ý kiến của các ĐBQH để chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, quy định rõ trong Nghị quyết liên tịch số 403.
Cũng có ý kiến đề nghị Hội đồng Dân tộc (HDDT), các ủy ban của Quốc hội chỉ nên có ý kiến mà không nên quy định trách nhiệm thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và tham gia thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực phụ trách, UBTVQH cho rằng, theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, HĐDT, ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ thẩm tra các dự án luật thuộc lĩnh vực phụ trách nhằm bảo đảm tất cả nội dung liên quan của dự án luật đều được xem xét để báo cáo Quốc hội, UBTVQH. Tương tự như vậy, trong việc thẩm tra đề nghị xây dựng luật, ngoài trách nhiệm chung của Ủy ban Pháp luật thì rất cần ý kiến thẩm tra chuyên môn sâu của HĐDT, các ủy ban khác của Quốc hội với vai trò là cơ quan phụ trách lĩnh vực. Đây cũng là sự đổi mới hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong công tác lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật và đã đạt được những kết quả tích cực. Việc quy định như vậy cũng là nhằm đề cao, làm rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan tham gia trong quy trình xây dựng, ban hành luật như yêu cầu của Ban Bí thư tại Thông báo số 26-TB/TW ngày 19-4-2017.
Như vậy UBTVQH đã tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp của các ĐBQH theo hướng mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể của các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và toàn dân trong xây dựng các dự án luật, điều này trái với ý kiến của một số người cho rằng Quốc hội áp đặt ý chí của một số ít người trong xây dựng luật. Điều đáng phê phán là có người “góp ý, phê bình về quy trình xây dựng luật ở Việt Nam” nhưng lại không hiểu quy trình xây dựng luật ở Việt Nam.
Thành quả xây dựng pháp luật ở Việt Nam là điều không thể phủ nhận
Lập hiến và lập pháp là một trong những hoạt động quan trọng và đặc trưng nhất của Quốc hội Việt Nam. Chức năng này đã được thể hiện xuyên suốt qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013. Ngoài Hiến pháp năm 1946 quy định nguyên tắc chung “Nghị viện nhân dân đặt ra các pháp luật”, thì cả 4 bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định Quốc hội là cơ quan lập hiến và lập pháp. Qua mỗi bản Hiến pháp, cơ chế thực hiện chức năng lập pháp của Quốc hội được kế thừa, phát triển và ngày càng được làm rõ hơn. Hiến pháp năm 2013 (hiện hành) đã khẳng định, Quốc hội là cơ quan làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, làm luật, sửa đổi luật; thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Trên thực tế, quy định này của Hiến pháp được thực hiện khá chặt chẽ, cụ thể theo trình tự như sau: Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, UBTVQH lập và trình Quốc hội xem xét, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trên cơ sở đó, UBTVQH phân công, chỉ đạo, đôn đốc và giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện chương trình này. HĐDT, các ủy ban của Quốc hội, bên cạnh việc thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, còn dành nhiều thời gian, công sức cho việc chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật trên cơ sở ý kiến của các vị ĐBQH, ý kiến của nhân dân, của các cơ quan, tổ chức hữu quan. Để phục vụ cho công tác này, HĐDT, các ủy ban của Quốc hội đã tham gia ngay từ đầu vào quá trình xây dựng dự án luật. UBTVQH với tư cách là cơ quan chuẩn bị và chủ trì kỳ họp Quốc hội, thường xuyên cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh. Giữa hai kỳ họp, các đoàn ĐBQH đã tổ chức các hội nghị để trao đổi, thảo luận và lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan. Ý kiến của ĐBQH là cơ sở quan trọng mang tính quyết định trong việc hoạch định chính sách, chỉnh lý và hoàn thiện từng nội dung của dự án luật. Theo trình tự này, Quốc hội đã nắm trọn quyền lập pháp, vì thế ý kiến một số người cho rằng Quốc hội chỉ là cơ quan thông qua luật là không có cơ sở lý luận và thực tiễn. Thực tế cho thấy, nếu so sánh giữa dự án luật trình Quốc hội với các dự án luật đã được các cơ quan của Quốc hội thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện và Quốc hội thông qua thì chất lượng được nâng cao đáng kể, phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhất là về các chính sách, cả về mặt nội dung cũng như hình thức văn bản. Quy trình xây dựng luật của Việt Nam cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo quy trình này, pháp luật đã ban hành giúp chúng ta đã thu được nhiều thành quả mà các thế lực thù địch dù có cố tình xuyên tạc nhưng cũng không thể phủ nhận.  
Tại Kỳ họp thứ chín mới đây, Quốc hội đã thông qua 10 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật khác. Các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ chín đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; tổ chức bộ máy; quan hệ lao động; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường công tác nội luật hóa các điều ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, tiến trình hội nhập quốc tế.   
Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam
Có thể nói hệ thống pháp luật Việt Nam kể từ thời điểm đổi mới đất nước năm 1986 đến nay đã phát triển không ngừng và còn phải tiếp tục hoàn thiện. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHVBQPPL mà Quốc hội vừa thông qua sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Theo đó, cơ quan trình dự án luật được quyền bảo vệ quan điểm của mình trong toàn bộ quá trình soạn thảo và trình thông qua dự án luật. Còn cơ quan thẩm tra, dù đó là các ủy ban của Quốc hội hay UBTVQH thì phải làm đúng chức năng của cơ quan thẩm tra, giúp Quốc hội xem xét, thậm chí có thể đề nghị Quốc hội không thông qua một dự án luật là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhưng không nên làm thay và tước đi quyền của cơ quan soạn thảo dự án luật.   
Luật BHVBQPPL năm 1996 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2002 đã quy định hồ sơ dự án luật trình Quốc hội phải có dự thảo văn bản quy định chi tiết. Luật BHVBQPPL năm 2008 đã bỏ quy định này. Tuy nhiên, năm 2013, qua giám sát tối cao việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, Quốc hội thấy rằng tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết có xu hướng gia tăng, dẫn đến luật chậm được triển khai thực hiện. Do đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 67/2013/QH13 yêu cầu trong hồ sơ dự án luật phải trình kèm theo dự thảo văn bản quy định chi tiết. Quy định này tiếp tục được thể hiện trong Luật BHVBQPPL sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, UBTVQH đã đề nghị cơ quan trình, cơ quan soạn thảo thời gian tới cần quan tâm hơn nữa việc chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết nhằm bảo đảm chất lượng văn bản, tránh hình thức, lãng phí.
Để xử lý tình trạng còn xảy ra một số mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định giữa các luật do ngay từ giai đoạn tổng kết, đánh giá, xây dựng dự thảo văn bản mới, các cơ quan liên quan chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời các nội dung có quy định khác nhau trong các văn bản luật ban hành trước, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung vào Luật sửa đổi bổ sung Luật BHVBQPPL quy định hồ sơ dự án luật gửi thẩm định, thẩm tra, trình Quốc hội phải có báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo; đồng thời bổ sung vào Khoản 2, Điều 12 quy định “trường hợp văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó”.
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức sâu sắc sự cần thiết xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, toàn diện, là cơ sở xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Pháp luật của Việt Nam đã có những quy định rất cụ thể bảo đảm cho mọi công dân được tiếp cận thông tin đa dạng, nhiều chiều, công khai, chủ động tham gia góp ý kiến trong các giai đoạn của quy trình xây dựng pháp luật; đồng thời, các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xây dựng pháp luật phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến, phản hồi ý kiến của người dân công khai minh bạch; trường hợp tiếp thu ý kiến thì cụ thể ý kiến về nội dung gì, nếu không tiếp thu thì phải giải trình rõ tại sao không tiếp thu. Qua đó, một mặt bảo đảm quyền dân chủ của người dân trong xây dựng pháp luật, mặt khác, những ý kiến góp ý từ người dân, từ cộng đồng sẽ giúp các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Không thể xuyên tạc thành quả và quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam.

Đập tan chiêu trò bịa đặt về nhân sự đại hội Đảng


Đập tan chiêu trò bịa đặt về nhân sự đại hội Đảng

 

Từ trước thềm Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 12 (khóa XII), đến nay, trên các trang mạng nước ngoài và một số tài khoản blog, facebook cá nhân... đã chủ ý đăng tải nhiều thông tin xuyên tạc, thất thiệt và cố tình suy diễn về công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành (BCH) Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.

Các luận điệu hồ đồ quy chụp rằng, công tác chuẩn bị nhân sự Trung ương bị chi phối quyết định bởi “nhóm lợi ích” từ một bộ phận quan chức Trung ương, ép buộc vận hành theo một kịch bản đã được lên sẵn.
1. Mặc dù Đại hội XIII của Đảng đến đầu năm 2021 mới diễn ra, vậy mà, không biết từ nguồn tin nào, bằng cách gì, những kẻ hiềm khích, giả danh yêu nước đã sớm tung tin về kết quả của đại hội như thể họ là người trong cuộc, được có mặt tại nghị trường ở thì tương lai?
Từ đầu tháng 5-2020, không khó để tiếp cận các bài viết trên mạng xã hội nước ngoài tung tin đồn, suy đoán về “nhân sự tứ trụ” sẽ được Đại hội XIII của Đảng tín nhiệm tiến cử, lựa chọn. Có nghĩa, nhân sự cho các chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã được định sẵn một cách thiếu dân chủ, khách quan, vì lợi ích nhóm trong CTCB. Tác giả của các bài viết nêu trên “lo rằng”, sự “quy hoạch mặc định” ấy sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là gây mất đoàn kết trong Đảng, do các phe cánh bày mưu tính kế, hạ bệ lẫn nhau... Cùng với đó, các bài viết còn chủ ý bôi nhọ danh dự, đời tư và hạ thấp công trạng, đóng góp của các đồng chí lãnh đạo đương chức của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp cách mạng; cố tình đưa ra các luận cứ cho thấy sự phân chia phe cánh, hình thành các đường dây đối lập trong nội bộ Đảng ở thời điểm trước và trong đại hội đảng.
Cần nhận diện đúng đắn rằng: Những thông tin nêu trên là hòng gây nhiễu loạn tình hình nhân sự trong Đảng, cố ý bôi nhọ tình cảm đồng chí, đồng đội trong tập thể lãnh đạo của Đảng; mưu đồ hạ thấp uy tín của cán bộ lãnh đạo đương chức, vừa gây nghi kỵ, mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến thiếu thống nhất, đoàn kết. Đây thực chất là một thủ đoạn hết sức nham hiểm, thâm độc. Bởi chính sự đoàn kết trong Đảng, đồng thuận trong xã hội là sức mạnh nội sinh để toàn đảng, toàn dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; cũng là bức tường thành vững chắc đập tan mọi âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Do vậy, không lấy gì làm khó hiểu khi các thế lực thù địch luôn lăm le chống phá cho kỳ được thành trì đoàn kết của Đảng ta!
Và sự bịa đặt trắng trợn ấy, ngay lập tức bị bóc mẽ, nhận diện, khi mà HNTƯ 12, khóa XII diễn ra thành công tốt đẹp, một lần nữa công khai rộng rãi chủ trương về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, việc giới thiệu quy hoạch cán bộ (QHCB) chiến lược được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị khóa XII nhất quán xuyên suốt phương châm "làm từng bước, làm đến đâu chắc đến đó" với lộ trình cụ thể: Quy hoạch BCH Trung ương trước; sau đó làm quy hoạch tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cuối cùng là quy hoạch các chức danh chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, chứ không tiến hành cùng lúc như những nhiệm kỳ trước đây.
Như vậy, xét theo tiến trình, đến HNTƯ 12, khóa XII, Trung ương chỉ mới xem xét, quyết nghị những vấn đề có tính định hướng lớn trong công tác nhân sự BCH Trung ương; thậm chí chưa bàn, quyết nghị đến nhân sự cụ thể giới thiệu dự bầu BCH Trung ương khóa mới, nên chưa thể đưa ra phương án nhân sự cụ thể cho các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước như những kẻ hiềm khích đã và đang lớn tiếng rêu rao, suy diễn, bịa đặt.
Xin nhắc lại một cách làm mới mẻ và khoa học như vậy của BCH Trung ương khóa XII để nhận diện rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của những kẻ hiểm ác; nhận biết quy luật hoạt động chống phá có tính chất chu kỳ của các thế lực thù địch với những chiêu trò đổi trắng, thay đen, không từ bất kể thủ đoạn nào. Và tất nhiên, dã tâm của những kẻ thiếu kiến thức, sự hiểu biết thực tiễn sẽ khiến những luận điệu mà chúng phơi ra dư luận trở thành những chiếc gậy tự đập vào lưng chính mình, đúng như bài học “gậy ông đập lưng ông” mà người xưa đã chỉ dạy, cảnh báo cho những kẻ cố tình đi ngược lại đạo lý, quy luật hiển nhiên.
2. Ngoài trò hề quen thuộc nêu trên, trước HNTƯ 12, khóa XII, những kẻ hiềm khích còn suy diễn, cho rằng: Công tác quy hoạch và lựa chọn, giới thiệu cán bộ Trung ương khóa XIII lần này là do Trung ương lên sẵn kịch bản theo lối “chỉ mặt, điểm tên”, bắt buộc các cấp thực thi bằng các giải pháp dân chủ hình thức để “mị dân” và chỉ nhằm phục vụ lợi ích nhóm của một bộ phận quan chức cầm quyền.
Thực tế CTCB trong Đảng nói chung, công tác giới thiệu, lựa chọn QHCB chiến lược nhiệm kỳ Đại hội XIII nói riêng lại hiện hữu một bức tranh khác biệt và đối lập. Tất nhiên, những chủ trương lớn về CTCB do Trung ương ban hành, hoạch định và trực tiếp lãnh đạo, nhưng việc lựa chọn “hiền tài” được vận hành đồng bộ ở mọi cấp trên cơ sở phát hiện, giới thiệu của cấp ủy, tổ chức đảng từ cấp nhỏ nhất đến cấp đảng bộ trực thuộc Trung ương. Mới đây nhất, trong bài viết định hướng công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng các cấp và phát biểu khai mạc, bế mạc HNTƯ 12, khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đều thẳng thắn chỉ rõ yêu cầu phải lựa chọn bằng được cán bộ đủ tiêu chuẩn cho Trung ương và phần việc đó thuộc trách nhiệm của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đặc biệt, với tinh thần làm việc nghiêm túc, HNTƯ 12, khóa XII vừa qua tiếp tục khẳng định tinh thần xuyên suốt của cả nhiệm kỳ Đại hội XII về hai nội dung, giải pháp hết sức quan trọng đối với công tác lựa chọn, phát hiện, giới thiệu nhân sự cho BCH Trung ương Đảng khóa XIII, đó là: Trao quyền lựa chọn, giới thiệu nhân sự Trung ương cho cơ sở và đảng bộ trực thuộc; đồng thời đề cao trách nhiệm, quy trách nhiệm đối với người tiến cử, đề cử cán bộ quy hoạch chiến lược.
Thực tiễn CTCB cũng minh chứng sống động cho tính đúng đắn của những giải pháp lớn ấy. Theo đó, dưới sự điều hành của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Ban Chỉ đạo xây dựng QHCB cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026, tập trung cao điểm vào tháng 11-2018, 100% đảng bộ các tỉnh, thành phố và cơ quan, đơn vị, địa phương trực thuộc Trung ương đã tổ chức tốt hội nghị cán bộ chủ chốt để phát hiện, giới thiệu nhân sự quy hoạch BCH Trung ương khóa XIII.
Với tinh thần ủy quyền và đặt niềm tin đối với các đảng bộ trực thuộc Trung ương của BCH Trung ương đã thật sự mở ra cơ chế và điều kiện thuận lợi nhất để tất cả cấp ủy, tổ chức đảng vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc quy trình phát hiện, giới thiệu nhân sự quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị theo 4 bước; quy trình rà soát, thẩm tra, phê duyệt quy hoạch ở Trung ương thực hiện theo 5 bước.
Cũng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, hội nghị ban thường vụ, hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh, thành phố đều tiến hành bỏ phiếu giới thiệu nhân sự tham gia Trung ương khóa XIII. Kết quả lấy phiếu được tiến hành đúng quy trình, bảo đảm nguyên tắc với quan điểm đặc biệt coi trọng tiêu chuẩn giới thiệu vào quy hoạch, coi trọng chất lượng, không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp yêu cầu.
Đặc biệt, khi Trung ương trao quyền và gắn trách nhiệm đối với người tiến cử, đề cử giới thiệu cán bộ đã giúp đội ngũ cán bộ chủ chốt ở nhiều cơ quan, đơn vị đề cao trách nhiệm, thực sự nêu gương, kiên quyết chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch; không để có sự can thiệp không đúng nguyên tắc, sai thẩm quyền, thiếu trách nhiệm, trái quy định vào CTCB, nhất là quy trình giới thiệu QHCB chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026.
Với quy trình chặt chẽ, kết quả giới thiệu nhân sự BCH Trung ương Đảng khóa XIII đến nay đã đáp ứng yêu cầu và tiến độ đặt ra. Những cán bộ được cơ sở “chọn mặt, gửi vàng”, góp tên vào danh sách đề nghị quy hoạch gửi về Trung ương, trở thành căn cứ quan trọng để BCH Trung ương xem xét, quyết nghị tại những hội nghị tiếp theo của BCH Trung ương khóa XII.
Như vậy, cách làm nêu trên cho thấy: BCH Trung ương là cơ quan tối cao thẩm định, xem xét, quyết nghị cuối cùng về nhân sự Trung ương khóa mới trên cơ sở lựa chọn, giới thiệu nhân sự cụ thể ở từng đảng bộ trực thuộc Trung ương. Hơn thế, việc chiêu mộ hiền tài cho Đảng, Nhà nước được Trung ương kêu gọi, khuyến khích toàn đảng, toàn dân phát hiện, giới thiệu để kịp thời bổ sung và sàng lọc, chứ không cứng nhắc về phương án, áp đặt về số lượng, chất lượng hay rơi vào nạn cửa quyền, mệnh lệnh theo lối áp đặt.
Điều đó càng khẳng định, những thông tin bịa đặt xoay quanh vấn đề nhân sự đại hội đảng thực chất là những thủ đoạn trá hình của các thế lực thù địch và đối tượng xấu sử dụng internet, mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước, hòng chia rẽ nội bộ trong Đảng và chĩa mũi nhọn công kích vào sự kiện chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, chống phá quyết liệt đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Thế nhưng, tất cả những chiêu trò đó chỉ như chút bóng tối lập lờ, sẽ nhanh chóng bị ánh sáng sự thật đẩy lùi, xua tan./.