Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Vẫn lặp lại những điểm thiếu khách quan trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ


Vẫn lặp lại những điểm thiếu khách quan trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ


Vừa qua, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế (TDTGQT) thường niên năm 2019. Báo cáo năm nay vẫn đưa ra những chỉ trích thiếu khách quan: “Việt Nam tiếp tục đàn áp tôn giáo”. 

Bình luận về Báo cáo này, nhiều tài khoản trên mạng cho rằng đó vẫn chỉ là “bổn cũ chép lại”. Vẫn còn những thông tin thiếu khách quan về chính sách, pháp luật và thực tế quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Xin được trích lại và có đôi lời về Báo cáo TDTGQT. Báo cáo viết: “Nhà nước đàn áp nhắm vào các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận”,… cán bộ “sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, truy tố, theo dõi, cấm đi lại đối với những người theo các nhóm tôn giáo không được nhà nước cho đăng ký”. Báo cáo viện dẫn ở Nghệ An, đó là trường hợp thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị tù 11 năm với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Còn trong văn bản thứ 2 “Báo cáo mới về tù nhân tôn giáo tại Việt Nam” (đưa ra sau 1 ngày – 10/6/2020, sau báo cáo TDTGQT) thì các thông tin không có gì mới mà chỉ lắp lại những thông tin trong báo cáo TDTGQT… Tuy nhiên, báo cáo này có nhấn mạnh thêm “Điều kiện giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam vi phạm những chuẩn mực quốc tế, từ chối không cho các tù nhân tôn giáo được tiếp cận các nghi lễ phụng tự của tôn giáo mà họ tin theo… Đơn đăng ký thường bị ngâm nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm mà không cho biết quyết định giải quyết”.
Như nhiều người đã biết, hằng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều đưa ra 2 bản báo cáo: 1- “Báo cáo về tình hình nhân quyền trên thế giới” và 2- “Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế”. Hai báo cáo này tuy gọi là về “tình hình thế giới” nhưng Hoa Kỳ tập trung chỉ trích vào những nhà nước do các Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền, đặc biệt là Việt Nam.
Còn nhớ năm 2004, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách CPC (Những quốc gia cần quan tâm đặc biệt) nhưng đến năm 2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã rút tên Việt Nam khỏi danh sách CPC… Năm nay, Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thừa nhận: “Việt Nam có một số tiến bộ nhất định trong việc cho phép người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng”… Tuy nhiên, họ vẫn kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC.
Trong báo cáo năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cung cấp thêm thông tin về số lượng, tỷ lệ đồng bào có đạo ở Việt Nam. Theo thống kê hiện Việt Nam có khoảng hơn 97 triệu dân với khoảng 26,4% dân số là những người đang thực hành các hoạt động tín ngưỡng được đăng ký.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính 90% dân số Việt Nam theo một đức tin truyền thống nào đó bao gồm cả dạng được đăng ký với nhà nước và dạng không đăng ký. Đạo Phật là đạo lớn nhất tại Việt Nam với khoảng 14,9% dân số, tiếp theo là Công giáo với khoảng 7,4% dân số. Chưa bàn con số trên thì người đọc đã thấy rằng, Báo cáo TDTGQT của Hoa Kỳ là mâu thuẫn và vô lý. Nhà nước Việt Nam không có lý do gì để chống lại 26,4% (khoảng 237 triệu người) có đạo.
Mặt khác, chính trong báo cáo năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thừa nhận rằng “90% dân số Việt Nam theo một đức tin truyền thống nào đó bao gồm cả dạng được đăng ký với nhà nước và dạng không đăng ký”. Điều này có nghĩa, ở Việt Nam vẫn đang tồn tại một số người có đạo “không/chưa đăng ký” nhưng họ vẫn thực hiện các nghi thức tôn giáo.
Điều đáng tiếc là, những người chắp bút Báo cáo TDTGQT năm nay vẫn đưa ra một số thông tin thiếu kiểm chứng, thiếu thiện chí với Việt Nam. Chẳng hạn, Báo cáo cho rằng ở Việt Nam, các tôn giáo luôn bị “sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, truy tố, theo dõi, cấm đi lại đối với những người theo các nhóm tôn giáo không được nhà nước cho đăng ký”.
Chính sách, pháp luật Việt Nam quy định, các tôn giáo phải đăng ký với chính quyền các cấp. Đương nhiên, những tổ chức đã đăng ký sẽ được Nhà nước bảo hộ. Những tổ chức nào không hoặc chưa đăng ký thì không được bảo hộ. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của tất cả dân tộc, của các tôn giáo, tín ngưỡng. Tất cả đều có quyền bình đẳng như nhau. Không có chuyện một tôn giáo nào đó áp đặt cho nhà nước quyền của mình (không phải đăng ký…).
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Theo thống kê điều tra dân số gần đây nhất, đến nay, Việt Nam có 38 tổ chức tôn giáo, trên 24 triệu tín đồ, 80.000 chức sắc và hơn 26.000 cơ sở thờ tự. Đông đảo người có đạo đã và đang tham gia các hoạt động chung của xã hội, đoàn kết xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”; nhiều chức sắc tôn giáo có uy tín đã được bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được đưa vào Hiến pháp 2013, sau đó đã được thể chế hóa trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, 2016. Khác với Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo trước đây, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã mở rộng đối tượng thụ hưởng, kể cả người nước ngoài, người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành án vẫn có quyền cầu nguyện…
Việt Nam đã đơn giản hóa những thủ tục cấp phép hoạt động trước đây, như phải xin phép trước các lễ hội, nay chỉ cần gửi thông báo có hoạt động là được. Tuy nhiên ở Việt Nam, tôn giáo không phải là những tổ chức “đặc biệt”, muốn làm gì cũng được mà phải tuân thủ pháp luật như các tổ chức xã hội khác, phải đăng ký, phải được chính quyền cho phép…
Vừa qua, trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhiều giáo phận Thiên Chúa giáo đã chấp hành “giãn cách xã hội”, không tập trung cầu nguyện ở nhà thờ. Ở Hà Tĩnh - theo Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, việc người dân tập trung cầu nguyện tại nhà thờ đã được điều chỉnh, dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức “Làm lễ trực tuyến, một số nhóm người nhỏ, không mở cửa nhà thờ cho đông người vào”.
Được biết, ngày 27/3, Tòa Giám mục giáo phận Hà Tĩnh đã có Thông báo số 03 gửi các chức sắc và cộng đồng Thiên Chúa giáo về các lưu ý trong phụng vụ để phòng tránh dịch bệnh COVID-19. Thông báo nêu: “Đại dịch COVID-19 ngày càng gây tác hại nghiêm trọng…, nay Tòa Giám mục thông báo: “Các cha dâng thánh lễ hằng ngày, kể cả Chúa Nhật, lễ trọng với một số rất ít người tham dự và bắt buộc phải đeo khẩu trang. Hủy bỏ các chương trình tập trung đông người. Khuyến khích làm các việc lành này trong nội bộ gia đình mỗi người”.
Như vậy có thể nói: Quyền TDTG ở nước ta được tôn trọng và bảo vệ. Quyền này không chỉ được quy định trong Hiến pháp mà đảm bảo cả ở trong hoạt động thực tiễn. Mặt khác, tuyệt đại các chức sắc và đồng bào có đạo đều tuân thủ chính sách pháp luật Quốc gia về tín ngưỡng, tôn giáo. Báo cáo về tình hình tôn giáo ở Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 2019 mới công bố là chưa đúng sự thật./.

1 nhận xét:

  1. Thực tiễn những gì đã diễn ra ở Việt Nam cho thấy: không có nước nào trên thế giới coi trọng và làm tốt dân chủ, nhân quyền, chính sách tôn giáo như ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa