Hiển thị các bài đăng có nhãn HÒA BÌNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HÒA BÌNH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2024

Tự vệ vùng biên trên thao trường huấn luyện

 

Trên thao trường, bãi tập, cán bộ, chiến sĩ Trung đội Tự vệ tại chỗ của Nông trường cà phê Chư Prông, Công ty TNHH MTV Cà phê Ia Grai (tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao ý thức tự giác, nỗ lực "vượt nắng thắng mưa", tích cực luyện rèn

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

“Gieo chữ” nơi đảo xa

 

Đảo Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32km về phía Tây. Hiện nay, điều kiện sinh hoạt, đi lại của quân và dân trên đảo còn rất nhiều khó khăn, trên đảo cũng chưa có trạm y tế và hệ thống trường học quốc gia. Để trẻ em nơi đây được học tập, Đồn Biên phòng 704 (Đồn Biên phòng Hòn Chuối) đã mở một lớp học tình thương do đồng chí Thiếu tá QNCN Trần Bình Phục đứng lớp. Hơn 14 năm qua, người thầy mang quân hàm xanh ấy vẫn miệt mài “gieo chữ” để chắp cánh ước mơ cho những em nhỏ nơi đảo xa.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

Truyền cảm hứng sống đẹp cho tuổi trẻ

 

Chương trình sinh hoạt chính trị thông qua chiếu phim “Mùi cỏ cháy” và Tọa đàm “Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên” vừa diễn ra tại Học viện An ninh nhân dân trong không khí hứng khởi, xúc động, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với các bạn trẻ.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

Tận tình, chu đáo với người có công

 

Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, chúng tôi cùng cán bộ, nhân viên Ban CHQS huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội đến thăm, chúc Tết và tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng Hoàng Thị Chai ở xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa.

Ai quản hàng quán cổng trường?

 

Ngày 20-3 vừa qua, 21 học sinh của Trường Tiểu học Ngãi Xuyên A (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) bị ngộ độc do hít phải khí phát ra từ những quả bóng nổ mua từ quán cổng trường.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở trong Quân đội ta hiện nay

 

Trước hết chúng ta khẳng định, Dân chủ là thuộc tính bản chất và là truyền thống tốt đẹp của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thực hiện và phát huy dân chủ trong quân đội không chỉ là yêu cầu giáo dục, rèn luyện ý thức chính trị, xây dựng phẩm chất người quân nhân cách mạng mà còn là biện pháp quan trọng nâng cao sức mạnh tổng hợp…

Thứ hai, Quân đội Nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực sắc bén của Nhà nước và nhân dân; tham mưu tạo cơ chế để nhân dân làm chủ, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba, Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; không ngừng củng cố và hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của Hội đồng quân nhân, các tổ chức đoàn…trong việc phát huy dân chủ và làm cho sinh hoạt dân chủ trong quân đội thực sự đi vào đời sống của mọi cán bộ chiến sỹ.

Thứ tư, Đấu tranh  với các hiện tượng lợi dụng dân chủ để trả thù cá nhân, vì lợi ích cá nhân, dân chủ áp đặt và dân chủ không có tổ chức.

Để thực hiện tốt các nội dung trên, mỗi cán bộ chúng ta phải quán triệt sâu sắc và nắm chắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội; làm tốt công tác bồi dưỡng, giáo dục cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và chiến sĩ hiểu và thấm nhuần đường lối quan điểm lãnh đạo đất nước đổi mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Không ngừng học tập và nắm vững bản chất cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, tập trung lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong thực hành quyền làm chủ và bảo đảm dân chủ…; kịp thời nắm tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của cán bộ, chiên sĩ; có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh. Thường xuyên chăm lo đảm bảo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội.

Tham gia đấu tranh tư tưởng- lý luận phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”… vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, những quan điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, đòi “mở rộng dân chủ” hơn nữa, cùng với những luận điệu bóp méo sự thật “Việt Nam vi phạm dân chủ”, “mất dân chủ”,..

Thực hiện dân chủ gắn liền với pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện mất dân chủ, thói vô nguyên tắc, vô tổ chức kỷ luật; chống và loại trừ chủ nghĩa quan liêu, quân phiệt, tham nhũng, lợi dụng dân chủ vi phạm kỷ luật trong quân đội.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2024

Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tuyên bố về đường cơ sở mới ở Vịnh Bắc Bộ

 

Ngày 14/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc gần đây ra tuyên bố về đường cơ sở mới ở Vịnh Bắc Bộ.


Bà Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ. Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định này có hiệu lực ngày 30/6/2004 để xác định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mỗi nước trong Vịnh Bắc Bộ. Việt Nam cho rằng các quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải, quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế và phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

"Việt Nam đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin.

Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ký năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết, đồng thời, Việt Nam bảo lưu quyền và lợi ích pháp lý của mình theo luật pháp quốc tế cũng như quan điểm đã nêu tại tuyên bố ngày 6/6/1996 của Chính phủ Việt Nam liên quan tuyên bố ngày 15/5/1996 của Chính phủ Trung Quốc công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc. Trả lời trả lời câu hỏi liên quan tới tác động từ tuyên bố của Trung Quốc về đường cơ sở mới ở Vịnh Bắc Bộ tác động như thế nào tới quan hệ song phương, bà Phạm Thu Hằng khẳng định: “Như tất cả những mối quan hệ khác, những điểm còn khác biệt trong quan hệ giữa các nước, cụ thể ở đây là Việt Nam và Trung Quốc, luôn được 2 nước trao đổi. Tôi xin nhắc lại một lần nữa là Việt Nam đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau”.

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

Nhân lên những mùa xuân yêu thương

 

Dịp Tết Nguyên đán 2024, Tổng cục Hậu cần (TCHC) tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, mang tính nhân văn sâu sắc dành cho đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ), người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Những hoạt động đó góp phần cổ vũ, động viên các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn thêm yên tâm, gắn bó với đơn vị.

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2024

Xây thế trận lòng dân Thủ đô vững chắc

 

Chương trình “Xuân chung tay đoàn kết-Tết thắm tình quân dân” được Bộ tư lệnh (BTL) Thủ đô Hà Nội cùng cấp ủy, chính quyền huyện Ba Vì và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội tổ chức tại xã Phú Sơn (huyện Ba Vì) mới đây để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ Thủ đô. Chương trình cũng là lời khẳng định tính hiệu quả của công tác dân vận mà BTL Thủ đô Hà Nội tích cực triển khai trong thời gian qua.

Nỗ lực vì mùa xuân yên bình

 

Càng gần đến Tết, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) càng tích cực luyện tập, bảo đảm thuần thục phương án sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) bảo vệ cơ quan, đơn vị và địa phương nhằm chủ động trước mọi tình huống, bảo đảm cho nhân dân vui xuân đón Tết an toàn.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

Gần dân, sát dân, bám cơ sở giữ vững an ninh buôn làng

 

 

Với phương châm “trọng dân, gần dân, lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an”, lực lượng Công an xã chính quy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang ghi nhiều dấu ấn bằng những việc làm thiết thực, cụ thể giúp dân.

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

Đưa công tác giáo dục chính trị thành nền nếp

 

Là đơn vị mới thành lập, điều kiện và nơi ăn ở của bộ đội gặp không ít khó khăn, nhưng cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 169, Vùng 1 Hải quân luôn nỗ lực thi đua, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Chuyện người thầy trở về từ chiến trường

            Thầy Phạm Hải Triều sinh năm 1951, quê tại xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Năm 1969, thầy đỗ vào Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bước vào giảng đường đại học với nhiều hoài bão, mơ ước của tuổi trẻ, nhưng đứng trước tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng sinh viên Khoa Văn Hải Triều đã tình nguyện lên đường ra mặt trận.

Năm 1971, cùng với các sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Phạm Hải Triều đã hăng hái xung phong ra trận với trái tim tràn đầy nhiệt huyết được cống hiến, hy sinh khi Tổ quốc lâm nguy. Ông nhập ngũ và được huấn luyện tại Sư đoàn 325 ở Nhã Nam, Hà Bắc. Kết thúc huấn luyện, Hải Triều được bổ sung vào Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 58, Sư đoàn 308 (nay thuộc Quân đoàn 1), rồi hành quân vào chiến trường Quảng Trị, nơi mỗi mét vuông đất là một mét vuông đạn bom và máu đổ.

Chuyện người thầy trở về từ chiến trườngCựu chiến binh, thầy giáo Phạm Hải Triều.

Đặt chân tới chiến trường, người lính trẻ Phạm Hải Triều cảm nhận ngay sự khốc liệt của chiến tranh và có thể nói, Quảng Trị khi ấy là chiến trường ác liệt nhất. Những khoảnh khắc vào sinh ra tử, cảm giác tàn khốc khi viên đạn sượt qua đầu, chứng kiến đồng đội người bị thương nặng, người hy sinh ngay trước mắt mình, người lính Hải Triều không khỏi có lúc ớn lạnh. Nhưng bằng ý chí và bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ, anh đã không do dự, sợ hãi mà chính sự hy sinh của đồng đội đã thôi thúc anh, thắp sáng trong anh ngọn lửa của lòng dũng cảm, biến nỗi đau thành hành động, chiến đấu với quân thù.

Cựu chiến binh Phạm Hải Triều nhớ lại: “Lúc đó, Hiệp định Paris vẫn đang trên bàn đàm phán. Lính sinh viên như chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần lạc quan vì được góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước. Giữa chiến trường, vấn đề sinh tử không ai quyết định được. Đã có nhiều người ngã xuống, nhưng khi hành quân, cảm xúc mãnh liệt nhất khi ấy là dù không biết sống chết thế nào, chúng tôi đều muốn phải nhanh chóng vượt sông Bến Hải, vào chiến trường, tham gia cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc”.

Ở nơi chiến trường ác liệt ấy, người lính Phạm Hải Triều, vì có năng lực viết lách nên còn được giao thêm nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa viết nhật ký cho tiểu đoàn. “Tôi tận mắt chứng kiến nhiều người hy sinh, nhiều người bị thương nặng có, nhẹ có. Tôi không chỉ trực tiếp nghe, nhìn và ghi lại chi tiết những khoảnh khắc ác liệt nhất, những cái chết thương tâm nhất tại chiến trường mà chính bản thân mình cũng bị bom đạn vùi dập”- thầy Phạm Hải Triều nhớ lại. Có lẽ, chính sức mạnh tập thể, lòng yêu nước đã tôi rèn cho những người lính, dù tuổi đời còn non trẻ, họ vẫn kiên định, vững vàng đứng ở tuyến đầu cuộc chiến. Với Phạm Hải Triều khi ấy, cũng như nhiều người lính là sinh viên khoa văn khác, họ còn có một tâm hồn lãng mạn, tâm hồn nghệ sĩ. Chính những bản nhạc, những bài thơ viết vội ở chiến trường, đã thôi thúc tinh thần chiến đấu của họ.

Sau ngày chiến dịch Quảng Trị toàn thắng, trung đoàn của Phạm Hải Triều hành quân ra Bắc. Đơn vị về đóng quân tại Hà Tây, không tiếp tục tham gia Chiến dịch mùa Xuân 1975. Người lính trẻ Hải Triều khi ấy được phân công vẽ bản đồ, đánh dấu những vùng đất mới giải phóng, thu thập thông tin thắng trận. Thầy Phạm Hải Triều kể: “Mỗi lần đánh dấu những vùng đất được quân đội ta giải phóng, tôi thực sự xúc động. Lúc ấy trong lòng trào dâng một niềm vui, niềm tự hào không thể tả xiết. Dù sao, chúng tôi cũng là những người lính góp một phần xương máu của mình vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc”.

Trở về từ chiến trường, chàng sinh viên năm thứ hai ngày ấy tiếp tục hoàn thành chương trình đại học. Sau quá trình nỗ lực học tập không ngừng, Phạm Hải Triều tốt nghiệp Cử nhân Văn học năm 1977. Thầy được giữ lại làm cán bộ tổ chức và tuyên giáo ở nhà trường. Đến năm 1988, thầy trở thành giảng viên Khoa Văn hóa, Trường Nguyễn Ái Quốc 1, ngôi trường đã có nhiều lần đổi tên và hiện nay mang tên Học viện Chính trị khu vực 1.

Ngoài cương vị là một giảng viên, thầy Hải Triều còn tham gia làm việc cho các cơ quan nhà nước về các chuyên đề: Văn hóa Việt Nam, Văn hóa công sở, Văn hóa Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ trong thời kỳ hội nhập… Đồng thời, thầy còn đảm nhận vị trí Quyền Trưởng khoa Văn hóa và phát triển Học viện Chính trị khu vực 1.

Chuyện người thầy trở về từ chiến trường Ngoài thời gian dành cho gia đình, thầy Phạm Hải Triều vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như viết sách, ra mắt sách.

Suốt 23 năm đứng trên bục giảng (1988-2011), thầy Phạm Hải Triều, với vai trò là người chèo đò, lèo lái nhiều thế hệ sinh viên đến bến bờ trưởng thành và thầy luôn tâm niệm: “Thầy phải ra thầy, chuẩn về kiến thức, về tư cách đạo đức và phải có khả năng diễn đạt…”. Trong suốt quá trình công tác, thầy luôn cố gắng thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng.

Chính vì vậy, trong ấn tượng của lớp lớp thế hệ học sinh, nhà giáo Phạm Hải Triều được biết đến là người có vốn sống, khả năng truyền đạt tốt, mạch lạc, rõ ràng và là tấm gương về đạo đức, lối sống. Người thầy ấy luôn vững vàng quan điểm, không dao động, nắm vững đường lối của Đảng, có kiến thức chuyên sâu, phong phú trước những học viên là cán bộ, đã có học hàm, học vị… để kiến thiết nên những nhân tài tương lai cho đất nước, góp phần tô thắm vẻ đẹp phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ.

 

 

 

 

“TRUNG VỚI ĐẢNG, HIẾU VỚI DÂN” - GIÁ TRỊ HÌNH MẪU CỦA NGƯỜI QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG

 

Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân - vừa là vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đây cũng là giá trị hình mẫu hàng đầu của người quân nhân cách mạng Việt Nam. "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Đây là lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Quân đội Nhân dân Việt Nam nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập 22 tháng 12 năm 1964 và đó cũng chính là truyền thống vẻ vang của Quân đội ta, là chuẩn mực của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Quân đội Nhân dân Việt Nam được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, luôn vững vàng trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, hy sinh phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xứng đáng với vai trò là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hiện nay có người cho rằng, quân đội chỉ cần "trung với nước, hiếu với dân" là đủ? Nhưng đó là những người lập lờ, ba phải! Thực tế lịch sử loài người chưa bao giờ tồn tại một nhà nước chung chung, trừu tượng. Quân đội của bất kỳ quốc gia nào hiện nay cũng đều tuyên thệ trung thành với hiến pháp và với nguyên thủ hợp hiến (nhà vua, tổng thống, thủ tướng hoặc chủ tịch nước).

Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 đã quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động không có mục đích tự thân, Đảng hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Cho nên, xây dựng “Quân đội nhân dân Việt Nam trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân” là một chỉnh thể, nhằm bảo đảm tính lịch sử, cụ thể cho mục tiêu xây dựng quân đội về chính trị. Chỉ khi xây dựng được một quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nguồn gốc vững chắc “từ nhân dân mà ra”, có lý tưởng cao đẹp “vì nhân dân mà chiến đấu”, cán bộ, chiến sĩ của quân đội mới giành chiến thắng trong cuộc chiến tâm lý về “vũ khí luận” của đối phương.

Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân trở thành phẩm chất hàng đầu của người cách mạng và mỗi quân nhân trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phẩm chất đó là cơ sở vững chắc của sức mạnh đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành động; là động lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn nêu cao ý chí quyết tâm, huy động mọi sức lực và trí tuệ, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất mọi nhiệm vụ được giao.

Trung với Đảng, trung với nước của quân đội ta trước hết thể hiện ở sự tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, là trung thành với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.

Hiếu với dân là phải gắn bó với nhân dân, gần gũi nhân dân, dựa vào dân, nắm vững dân tình, dân tâm, dân trí, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, để dân tin, dân yêu, dân giúp đỡ, bao bọc chở che.

Gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cùng với toàn dân tộc kinh qua các cuộc trường chinh kháng chiến, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn kiên cường, bất khuất dù phải đối mặt với đế quốc, thực dân hung bạo. Với niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, với tinh thần tự tôn dân tộc; tinh thần bất khuất, kiên trung, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân đã được lớp lớp cán bộ, chiến sĩ kế thừa và phát huy làm cho bản chất và truyền thống cách mạng của quân đội ta càng thêm sâu sắc, phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càng tỏa sáng.

Đó là cội nguồn tạo nên sức mạnh thần kỳ; là sức mạnh giúp quân đội ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tiến lên chính quy, hiện đại đủ sức hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

                                                 

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA QUÂN NHÂN VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, CHỐNG LẠI ÂM MƯU CHỐNG PHÁ ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

          Đây là những vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quan trọng được đặt ra trước hết để phát huy vai trò của quân đội trong sự nghiệp đoàn kết dân tộc. Nhận thức là cơ sở của hành động. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ là yếu tố đầu tiên để có hành động tích cực. Bởi vậy, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chỉ huy các cấp và mọi quân nhân trong quân đội về vị trí, vai trò, nội dung xây dựng đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục nâng cao nhận thức về đoàn kết dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, hệ thống chỉ huy, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị, xã hội trong quân đội.

  Để nâng cao nhận thức của quân nhân về đoàn kết dân tộc, về âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá đoàn kết toàn dân tộc cần làm tốt một số biện pháp cụ thể dưới đây:

  Một là, xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục chặt chẽ, sát với đối tượng, loại hình đơn vị, tính chất và nhiệm vụ công tác.

          Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị là cơ quan chủ trì xây dựng chương trình giáo dục chính trị cho toàn quân. Trong các chương trình giáo dục chính trị cho các đối tượng cán bộ, chiến sỹ hàng năm, nội dung giáo dục vấn đề dân tộc, tôn giáo, về đoàn kết dân tộc, về phòng chống “diễn biến hoà bình”… cần có các chuyên đề riêng, hoặc có thể lòng ghép vào trong các nội dung chuyên đề khác có liên quan. Trong xây dựng chương trình giáo dục đào tạo ở các học viện, nhà trường, các cơ quan chức năng cần chỉ đạo các trường đưa nội dung giáo dục về dân tộc, tôn giáo, về xây dựng đại đoàn kết toàn dân tộc vào giảng dạy cho các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

  Các cơ quan khoa học chỉ đạo, định hướng nghiên cứu khoa học các vấn đề lí luận, thực tiễn về đoàn kết dân tộc, về vấn đề dân tộc, tôn giáo, về các giai cấp, tầng lớp xã hội, về phòng chống “diễn biến hoà bình”, phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ..., góp phần cung cấp các luận cứ, luận chứng khoa học cho các cấp, các tổ chức có thẩm quyền trong hoạch định chủ trương, chính sách và pháp luật về các vấn đề có liên quan đến dân tộc, đoàn kết dân tộc và các vấn đề xã hội khác.

  Các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản của quân đội, xây dựng các chương trình, các ấn phẩm, các chuyên đề phổ biến, tuyên truyền, định hướng tư tưởng chính trị cho bộ đội và các tầng lớp nhân dân về xây dựng và tăng cường đoàn kết dân tộc, tiếp tục nâng cao chất lượng các chuyên mục về đấu tranh phòng chống “diễn biến hoà bình”, phê phán những biểu hiện về tư tưởng, hành vi sai trái làm tổn hại đến đoàn kết dân tộc; vạch trần những luận điệu xuyên tạc, vu cáo, mị dân, kích động, lôi kéo các tầng lớp nhân dân chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

  Để nâng cao nhận thức cho mọi quân nhân về đoàn kết dân tộc và nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá đoàn kết dân tộc, các đơn vị trong toàn quân, các tổ chức đảng, chỉ huy, các cơ quan chức năng và các tổ chức quần chúng trong quân đội phải thường xuyên nâng cao chất lượng công tác giáo dục thông qua học tập, quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ, sinh hoạt chính trị, tư tưởng, các hoạt động thực tiễn, nhất là khi tiến hành công tác dân vận, trong quan hệ tiếp xúc với nhân dân.

  Hai là, nội dung giáo dục nâng cao nhận thức cho quân nhân về đoàn kết dân tộc phải toàn diện, có hệ thống chuyên sâu và cập nhật.

Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và  đại đoàn kết toàn dân tộc, về giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, chỉ rõ vị trí, vai trò, mục tiêu cơ sở, nguyên tắc, phương hướng nội dung, giải pháp xây dựng và tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng.

  Nâng cao nhận thức của quân nhân về xây dựng khối liên minh công nông, trí thức, về vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng đoàn kết dân tộc. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa… Đây là vấn đề rất quan trọng để người quân nhân hiểu biết sâu sắc cơ sở  luận, quan điểm chiến lược của Đảng về dân tộc và đoàn kết dân tộc.

  Tập trung giáo dục nâng cao nhận thức của quân nhân về đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội, các thành phần kinh tế trong quá trình cách mạng.

  Giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, nâng cao tình cảm cách mạng, ý thức dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trên cơ sở đó để mỗi quân nhân không chỉ có tình cảm tốt đẹp mà còn quyết chí noi theo, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông, xác định trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc và đối với sự nghiệp  đại đoàn kết toàn dân tộc.

  Nâng cao nhận thức cho quân nhân về đặc điểm, tình hình quan hệ dân tộc, các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tôn giáo ở Việt Nam, khu vực và trên thế giới hiện nay. Đây là nội dung rất quan trọng, là cơ sở thực tiễn để quân nhân nhận thức đầy đủ, đúng đắn về dân tộc, đoàn kết dân tộc và những vấn đề có liên quan, có thái độ xem xét đánh giá đúng đắn, không phiến diện mơ hồ, không xa rời thực tiễn và không bị lạc hậu trước các diễn biến của đời sống hiện thực của đất nước và thế giới. Hơn nữa, hiểu rõ những vấn đề thực tiễn về dân tộc và đoàn kết dân tộc còn giúp cho mỗi quân nhân có ý thức và hành động đúng đắn, sâu sát phù hợp thực tế và có chất lượng, hiệu quả trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Cùng với tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về đoàn kết toàn dân tộc cho quân nhân cần làm cho họ nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay. Qua đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ không mơ hồ, mất cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Trong bối cảnh, tình hình mới, âm mưu thủ đoạn chống phá cách mạng của chúng ngày càng thâm độc, tinh vi và nguy hiểm hơn. Trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh các hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chia rẽ phá hoại  đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta.

  Nâng cao nhận thức của người quân nhân cách mạng trong ứng xử với đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp dân cư khác, bảo đảm sự đoàn kết, tôn trọng, bình đẳng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải hiểu biết và tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và tiếng nói của đồng bào các dân tộc thiểu số để làm tốt công tác dân vận, am hiểu về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào để có chương trình, kế hoạch và các hoạt động thiết thực tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh.

  Ba là, đổi mới nội dung, phương thức, sử dụng có hiệu quả các phương tiện tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi quân nhân về đoàn kết dân tộc và xây dựng đoàn kết dân tộc.

          Để đạt được mục tiêu, yêu cầu nâng cao nhận thức và truyền thụ các nội dung giáo dục thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của mỗi quân nhân, cần phải vận dụng các hình thức, phương pháp thích hợp thông qua các phương tiện đa dạng. Việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện tuyên truyền, giáo dục phải tuỳ thuộc vào đối tượng quân nhân, môi trường hoàn cảnh, điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi đơn vị, không thể áp dụng dập khuôn, máy móc. Tuy nhiên, về hình thức giáo dục, bồi dưỡng cần hết sức phong phú, tránh đơn điệu, nhàm chán, cần sử dụng tổng hợp các hình thức như tuyên truyền cổ động, tổ chức lớp học, thực hành giảng bài, nói chuyện thời sự, sinh hoạt văn hoá, tìm hiểu các vấn đề, sự kiện, toạ đàm, hội thảo, tham quan, triển lãm, bảo tàng, sinh hoạt chính trị, giao lưu với các nhân chứng lịch sử, với các tầng lớp nhân dân, đi thực tế ở cơ sở, tổ chức các sự kiện…

  Các phương pháp giáo dục cần có sự đổi mới để thu hút, tạo ấn tượng sâu sắc đối với quân nhân, trong đó cần vận dụng các phương pháp gợi mở, định hướng khơi dậy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo nghiên cứu, học tập của quân nhân. Tránh tuyên truyền mang tính áp đặt, độc thoại, khuôn sáo. Đối với chiến sỹ cần chú trọng các phương pháp tuyên truyền, giáo dục bằng hình ảnh, biểu tượng, lồng ghép với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh, giáo dục thông qua các hình tượng nhân vật, sự kiện và sử dụng các phương pháp giáo dục sinh động khác.

  Trong thời đại khoa học và công nghệ hiện đại, bùng nổ thông tin, việc giáo dục nâng cao nhận thức của quân nhân về đoàn kết dân tộc cần sử dụng có hiệu quả cao các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo viết, báo điện tử, mạng Internet… để truyền bá nội dung giáo dục.

  Kết hợp với việc sử dụng các phương tiện giáo dục tuyên truyền hiện có ở đơn vị như hệ thống thiết chế văn hoá, bảo tàng, phòng Hồ Chí Minh, các phòng học, hội trường, hệ thống truyền thanh nội bộ, sách báo, phim ảnh.

 

 

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

Thi đua thiết thực, khen thưởng kịp thời

 

Năm 2023, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) và Phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) của LLVT TP Hồ Chí Minh có nhiều bước tiến nổi bật, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự TP Hồ Chí Minh, Chính ủy Bộ tư lệnh thành phố xoay quanh vấn đề này.

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2023

Vấn vương hương cốm làng Vòng

 

“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì/ Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn”, là câu ca dao đã có từ xa xưa, mỗi khi người dân Thủ đô nói về món cốm đặc sản trứ danh Hà thành được làm ra từ làng Vòng, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy).

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

TRẺ EM HÔM NAY, THẾ GIỚI NGÀY MAI

 

          Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trẻ em như búp trên cành; biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan" đây là câu nói khẳng định rằng trẻ em hôm nay là tương lai của cả đất nước. Câu nói của Bác mang đầy những ý nghĩa to lớn đối với các em thiếu nhi và cả những người lớn nữa. Hình ảnh "trẻ em" được Bác so sánh với "búp trên cành" để nhấn mạnh rằng trẻ em là một thế hệ nhỏ của đất nước cần được nâng niu chăm sóc và cần phải học tập. Trẻ em mà biết ăn, biết ngủ và biết cả học hành là một đứa con ngoan trò giỏi. Vì thế trẻ em cần phải thực hiện tốt những trách nhiệm của bản thân mình.

          Vậy tại sao Bác lại nghĩ trẻ em là tương lai của đất nước? Và vai trò của trẻ em lại to lớn như vậy? Như chúng ta đã biết trong suốt thời kì cách mạng ta không khó có thể thấy những tấm gương tiêu biểu đã hi sinh anh dững để bảo vệ tổ quốc như Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Kim Đồng... toàn là những gương mặt nhỏ tuổi mà đã mang trong mình một dòng máu yêu nước. Họ vẫn luôn một lòng một dạ trung thành với đất nước của mình. Từ đó cho ta thấy được vai trò lớn lao của tuổi trẻ. Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy!  Thế hệ học sinh hôm nay là thế hệ tiếp tục để bảo vệ đất nước của mình. Học để có tri thức, hiểu biết để từ đó phát triển kinh tế, vốn tri thực được học và đaọ đức của nhà trường là rất quan trọng. Để khi thưởng thành có thể áp dụng. Mọi thế hệ giỏi dạng có đạo đức tốt hôm nay chứa đựng một lớp công dân tốt trong tương lai. Từ thế cho ta thấy việc học hôm nay là rất quan trọng và cần thiết với mỗi chúng ta. Từ thế trẻ em chúng ta cần phải rèn luyện làm rạng danh đất nước, đẩy mạnh cuộc sống tốt hơn.

 

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương

 

Thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu-Kết nối yêu thương” do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, được sự chỉ đạo của Đảng ủy Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Đắk Nông, tháng 2-2022,

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2023

PHÁP LUÂN CÔNG - BẢN CHẤT TÀ ĐẠO, PHẢN ĐỘNG

 

Với sự tuyên truyền của Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công thông qua hệ thống trang web dày đặc, các hoạt động học Pháp tập thể, tập công tập thể. Những người tập Pháp Luân Công sẽ được dẫn dắt lần lượt qua nhiều mức độ khác nhau. 

Mức 1: Chỉ tập 5 bài công pháp một mình.

Mức 2: Tham gia luyện công tập thể tại công viên.

Mức 3: Luyện 5 bài công pháp một mình và học kinh văn một mình.

Mức 4: Luyện 5 bài công pháp và học pháp tập thể.

Mức 5: Luyện 5 bài công pháp, học pháp tập thể tham gia lớp, học pháp 9 ngày.

Mức 6: Loại 5 thực hiện 3 việc đệ tử Pháp Luân Công phải làm (đọc kinh văn, giảng chân tướng, phát chánh niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản theo yêu cầu của Lý Hồng Chí).

Mức 7: Được cắt cử làm nhân viên tại trạm phụ đạo (trưởng trạm, nhân viên công tác, điều phối viên, liên lạc viên) và tham gia đầy đủ các pháp hội lớn nhỏ được tổ chức.

Mức 8: Tham gia vào các hạng mục lớn của Pháp luân công (báo Đại kỷ nguyên, minhhui, tinhhoa, trithucvn, Đoàn nghệ thuật Thần Vận, đài truyền hình Tân Đường Nhân, Tam Thoái, Đoàn nghệ thuật Hồng Ân, Thiên Quốc Nhạc Đoàn....)

Với các hoạt động gọi là “học kinh văn tập thể”, “tập công tập thể” học viên Pháp Luân Công gần như đã không biết được bản thân họ đang được dẫn dắt từng bước để tin theo một tà đạo, bỏ đạo thờ cúng tổ tiên, bỏ các tôn giáo cũ để dần dần họ sẽ tin thờ Lý Hồng Chí một kẻ tự xưng là “Phật Chủ”, là “Sáng thế chủ”. Hơn nữa tín đồ Pháp Luân Công dần dần sẽ thực hiện các hành vi chống phá chế độ, xuyên tạc lịch sử dưới danh nghĩa đó là các yêu cầu của Lý Hồng Chí nhưng bản thân họ cũng không biết được điều này thực chất là lừa đảo.

Học viên Pháp Luân Công dường như không phân biệt được điều này vì tổ chức Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí có các thủ đoạn tẩy não rất tinh vi. Thông qua các bài giảng, thông qua các trang web quảng cáo, thông qua các khóa đào tạo, thông qua việc học pháp tập thể, luyện công tập thể.

Người tập Pháp Luân Công dần dần sẽ mất khả năng tư duy phản biện vì họ sẽ được Lý Hồng Chí và đào tạo để tư duy như sau:

Bước 1: Bản thân người tập Pháp Luân Công là “người tu luyện” người không tập Pháp Luân Công là “người thường”. Người tập Pháp Luân Công tin điều này.

Bước 2: Pháp lý tại Cao Tầng hơn thì đúng hơn là pháp lý tại tầng thấp. Người tập Pháp Luân Công tin điều này.

Bước 3: Người tu theo Pháp Luân Công thì càng ngày càng lên CAO TẦNG (thậm chí còn cao hơn cả tầng của Đức Phật), người thường chỉ ở tầng thấp (các vị thần nhìn nhận người thường đáng bị tiêu hủy)

Bước 4: Tín đồ Pháp Luân Công sẽ được dẫn dắt để suốt ngày niệm Pháp Luân Công là tốt, chân thiện nhẫn là tốt, sư phụ Lý là tốt. Hành vi này sẽ khiến cho tín đồ Pháp Luân Công bị tẩy não mặc nhiên Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí là tốt.

 Bước 5: Tất cả những gì không tốt về Pháp Luân Công đều do tà Đảng Cộng Sản Trung Quốc bịa đặt tuyên truyền.v.v...

Với những thủ đoạn tẩy não từng bước như vậy người tập Pháp Luân Công dần sẽ trở thành tín đồ Pháp Luân Công rồi họ sẵn sàng bỏ qua tất cả mọi ý kiến góp ý của người thân bạn bè, họ thà từ bỏ gia đình chứ không từ bỏ Pháp Luân Công.

 Vậy cái gọi là “Cao Tầng” là gì? Đó chính là các giáo lý, yêu cầu của Lý Hồng Chí, trong các tác phẩm của mình hoặc dưới danh nghĩa Lý Hồng Chí, các nội dung tuyên truyền trên các trang web của Pháp Luân Công. Do vậy tín đồ Pháp Luân Công chỉ tin vào các nội dung trên các trang web của Pháp Luân Công, các bài giảng của Lý Hồng Chí.

 Trong khi tổ chức Pháp Luân Công luôn khẳng định Pháp Luân Công phi tôn giáo, phi kinh tế, phi chính trị thì Lý Hồng Chí dẫn dắt tín đồ Pháp Luân Công vào hoạt động chống phá chế độ Cộng Sản, tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng sản, tuyên truyền thoái Đảng. Một số dẫn chứng sau khẳng định điều này:

Pháp Luân Công đã xuất hiện tại rất nhiều trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Xuất hiện tại các khu dân cư, trung cư để phát tờ rơi, xuất hiện tại các công viên để tập công, xuất hiện tại các lễ hội để truyền bá thông qua các đoàn nghệ thuật, xuất hiện tại các trang web để quảng cáo…

Pháp Luân Công có xu hướng phát triển mạnh vì các lý do sau:

- Trá hình dưới khí công dưỡng sinh nâng cao sức khỏe nên đa phần người dân không hề biết đằng sau Pháp Luân Công là các nội dung mê tín dị đoan lừa đảo.

- Trá hình dưới các hình thức đấu tranh đòi nhân quyền với việc chỉ ra các chứng cứ không có căn cứ như mổ cướp nội tạng, kích động tâm lý ghét Trung Quốc.
          Lợi dụng sự hậu thuẫn của một số thế lực quốc tế muốn chống phá chế độ Cộng Sản, Lý Hồng Chí cho rằng Trung Cộng sụp đổ thì các Đảng cộng sản khác cũng sụp đổ. Lưu ý rằng Trung Quốc dù có xấu thì cũng không có nghĩa Pháp Luân Công là tốt.

- Trá hình giả danh là Phật pháp, Phật Gia vì vậy lừa đảo được cộng đồng Phật giáo.

Nếu hỏi pháp môn Phật Gia là Pháp môn nào? Lịch sử của các Pháp môn Phật Gia đề cập tại đâu? Cơ sở nào để nói rằng Pháp Luân Công cao cấp của Phật Gia, vượt qua cả Đạo Gia với Phật Gia dựa vào cái gì để so sánh thì chắc chắn họ không trả lời được, hoặc nếu không chỉ là lý luận xuông chứ không có bằng chứng.

- Trá hình dưới các đoàn nghệ thuật Thần Vận, đoàn nghệ thuật Hồng Ân, đoàn nghệ thuật Hồng Dương...

Hậu quả của việc tập luyện Pháp Luân Công là gì? Có rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
           Ví dụ “Bởi cái lý thuyết về các vị Thần, về các Đại Giác Giả của Lý Hồng Chí, tín đồ Pháp Luân Công đó đã bị mê muội, ngu si đến mức mà có một số đối tượng tự cho mình là Điện Thờ nơi mà Chư Thần vào ra cơ thể để được viên mãn, nơi mà các Đại Giá Giả vào cơ thể của đối tượng này. Các đối tượng này dẫn dắt rất nhiều cô gái đi theo và đặt tên cho mỗi cô gái là một Chư Thần. Tuyên truyền rằng có một Đại Giác Giả nào đó là nửa bạn mệnh đang trong cơ thể đối tượng này và các cô gái Pháp Luân Công kia tin như vậy. Thông qua một số thủ đoạn mánh khóe khác các đối tượng đã lần lượt quan hệ bất chính với hàng loạt tín đồ nữ Pháp Luân Công (Thông tin trên được đăng trên trang Minhhui.org đây là một trang chủ của tổ chức Pháp Luân Công). Xem bài “Nghiêm chính thanh minh của bốn học viên Hà Nội ” trên trang Minhui.org”.

Nhiều tín đồ Pháp Luân Công nghĩ rằng bản thân họ là Vương, cùng với Lý Hồng Chí là bạn đọc có thể đọc thêm bài “Thể ngộ về Cùng Sáng thế chủ đồng làm Vương 1000 năm”. Hoặc sự kiện cách đây hơn ba năm, năm 2014 Nguyễn Doãn Kiên xưng vương đòi giật đổ tượng Lê Nin và đập lăng Bác Hồ”.

Tín đồ Pháp Luân Công có thể làm bất cứ điều gì, tin theo bất cứ điều gì dưới danh nghĩa Lý Hồng Chí yêu cầu, Lý Hồng Chí giảng...

Từ những nhận diện trên cho thấy bản chất tà đạo, phản động của Pháp luân Công. Là cơ sở, căn cứ để đấu tranh, tuyên truyền, tránh gây ảnh hưởng đến giá trị truyền thống văn hóa dân tộc./.