Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Vì sao yêu Đảng

Có người hỏi tôi vì sao tôi yêu Đảng như thế. Tôi trả lời rằng Tôi yêu Đảng vì quá khứ và vì tương lai. Quá khứ có nghĩa là những gì Đảng đã làm được cho dân tộc này, giành độc lập, làm thống nhất, đưa nước từ đói nghèo lạc hậu lên đường phát triển, khiến cho Việt Nam ngày càng có uy tín trên trường quốc tế…
Tương lai nghĩa là Đảng là sự cần thiết và duy nhất lãnh đạo đất nước này ổn định trường tồn lâu dài. Còn nếu có một thế lực nào đó khua môi múa mép lên cầm quyền cũng sẽ đưa Việt Nam thành tay sai ngoại bang. Ta thấy những kẻ chống Nhà nước đều có người xúi giục cấp tiền ở sau lưng.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

An ninh mạng – góc nhìn từ tâm điểm dư luận

Trong một không gian phong phú và kết nối rộng lớn đến thế, nếu nói “an ninh mạng” hẳn nhiều người chậc lưỡi “lại cái bệnh giáo điều, cổ hủ, lạc hậu”… Họ sợ nói đến “an ninh” là cái gì đó kiểu bắt bớ, bỏ tù, kiểm soát, bưng bít, bịt miệng…
Bây giờ, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 thế giới với gần 60 triệu người dùng Facebook. Bất kỳ sự kiện nào dở, lạ, tiêu cực trong xã hội đều có thể trở thành tâm điểm của “bão Facebook”.
Trong một không gian phong phú và kết nối rộng lớn đến thế, nếu nói “an ninh mạng” hẳn nhiều người chậc lưỡi “lại cái bệnh giáo điều, cổ hủ, lạc hậu”… Họ sợ nói đến “an ninh” là cái gì đó kiểu bắt bớ, bỏ tù, kiểm soát, bưng bít, bịt miệng… nên không ngại ngần hùa theo trào lưu chửi bới, miệt thị trên mạng và Nhà nước Việt Nam là khách thể cuối cùng của cơn bão phê phán, nguyền rủa đó. Nhưng thử nghĩ xem, con người sống ở đâu cùng cần sự an ninh, an toàn. Trên không gian mạng của kỷ nguyên số mà mất an ninh thì sao?

Luật An ninh mạng: Các bạn có thật sự xứng đáng được phát ngôn tự do?

Những ngày qua, nhiều người lên tiếng phản đối luật An Ninh Mạng, cho rằng nó tước đi quyền được tự do bày tỏ ý kiến cá nhân. Là một người không ngại bày tỏ quan điểm về các vấn đề xã hội một cách rất thẳng thắn trên Facebook, thoạt đầu, tôi đã cau mày một chút khi bộ luật này thông qua. Tôi tin vào một thế giới mà những ý kiến, quan điểm đa chiều có cơ hội được bày tỏ, được tranh luận văn minh. Tuy nhiên, trước sự phẫn nộ của đám đông giận dữ, tôi muốn đặt ngược lại một câu hỏi cho các bạn suy ngẫm: Các bạn, những “cư dân mạng” ưu tú của Việt Nam, có thật sự XỨNG ĐÁNG được phát ngôn tự do trên mạng hay không?

Không thể xuyên tạc, phủ nhận Luật An ninh mạng


Tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, sau nhiều phiên thảo luận cặn kẽ, thẳng thắn, công khai, trong đó có tiếp thu nhiều ý kiến trực tiếp và gián tiếp của cử tri cả nước, ngày 12-6-2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ cao (86,86% đại biểu Quốc hội tán thành).

Cảnh giác trước  âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trên internet, mạng xã hội 

Sự phát triển nhanh chóng của internet, mạng xã hội đã đem lại những lợi ích không thể phủ nhận; từng bước khẳng định vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội, trở thành môi trường cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác sử dụng thông tin cho mọi người và đang thâm nhập vào cuộc sống của con người trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
       Với đặc điểm nổi trội là tốc độ kết nối nhanh, phạm vi chia sẻ rộng, hiệu quả tác động lớn, internet, mạng xã hội trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống, tác động một cách trực tiếp, làm thay đổi nhận thức, hành vi của mỗi cá thể, qua đó tác động đến sự phát triển của toàn xã hội. Tuy nhiên, internet, mạng xã hội cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó đối với sự phát triển của đất nước ta. Nhận biết được điều đó, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, lực lượng chống cộng cực đoan ở nước ngoài,… triệt để lợi dụng internet và các trang mạng xã hội để tán phát các tin, bài, videoclip có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước ta với sự gia tăng cả về cấp độ, mật độ, tần suất và lưu lượng tin, bài,… bằng những chiêu thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm hiểm nhằm thu hút sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng mạng. Qua đó, chúng thực hiện các biện pháp, thủ đoạn tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, chống phá ta một cách quyết liệt, tung tin thất thiệt, lừa bịp, mị dân, thật giả lẫn lộn, làm cho một bộ phận cư dân mạng mất phương hướng, lầm tưởng rằng đó là sự thật, dẫn đến hoài nghi, thiếu niềm tin với Đảng, chế độ. Nổi lên một số thủ đoạn mới đáng chú ý là:
          Thực hiện Live stream trực tiếp để kêu gọi cộng đồng mạng can thiệp vào nội bộ hoặc tham gia bình luận trái chiều trên mạng xã hội. Đây là thủ đoạn dùng tài khoản Facebook với công cụ Live stream để phát videoclip trực tiếp về một sự việc do chúng dựng lên hoặc “lên sóng” trực tiếp trên mạng xã hội để tạo “diễn đàn” kêu gọi mọi người tham gia bình luận về một vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm. Thủ đoạn này được chúng xây dựng “kịch bản” khá công phu, nội dung chúng quay video phát trực tiếp thường là các vụ việc liên quan đến các cuộc biểu tình, khiếu kiện của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan công quyền. Chủ đề chúng chọn thường là các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thực, bức xúc của người dân (môi trường, dân sinh, giải phóng mặt bằng, quan hệ ứng xử của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, thực thi công vụ của các lực lượng chức năng, v.v.). Thời điểm chúng chọn để Live stream thường vào dịp có các sự kiện chính trị của Đảng, Nhà nước (các kỳ họp, ngày lễ, ngày kỷ niệm, nguyên thủ các nước đến thăm Việt Nam,…); qua đó, chúng kêu gọi sự can thiệp của quốc tế và các tổ chức phản động vào Việt Nam, hoặc chúng lồng ghép quan điểm cá nhân, bình luận xuyên tạc, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, kêu gọi sự “phụ họa” của các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị tham gia bình luận, chia sẻ. Thông qua đó, chúng “vẽ ra” trong mắt công chúng một Đảng cầm quyền bất ổn, một nhà nước bị chia rẽ cục bộ, một hình ảnh quân đội yếu đuối, công an tham nhũng, v.v.
          Cùng với đó, các thế lực thù địch còn sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng. Đây là thủ đoạn lợi dụng việc báo chí chính thống trong nước khi đưa tin đều phải qua quá trình tiếp cận thực tế, kiểm định nguồn tin, biên tập, thông qua mới cho đăng tin, bài. Thậm chí, để bảo đảm tính chính xác của thông tin và tính toán lợi ích của việc đưa tin, một số vấn đề cụ thể nào đó, có thể bị chậm trễ khi đưa tin. Lợi dụng “khoảng trống thông tin” này, chúng phát tán ồ ạt, trực tiếp những tin, bài xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực dưới các dạng như: thông tin sự việc, đặt câu hỏi, bỏ ngỏ vấn đề để bạn đọc suy ngẫm,… (Ai đứng đằng sau “Vũ Nhôm”, “Út Trọc”? Sau Đinh La Thăng là ai vào tù? Ai xếp hàng sau tướng Nguyễn Thanh Hóa,…), với những thông tin trộn lẫn thật giả, kích thích tính hiếu kỳ, tò mò của cộng đồng mạng muốn vào các trang Facebook, Blog và các tờ báo điện tử phản động, gây tâm lý hoang mang, bán tín, bán nghi, v.v.
          Làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới để chống phá là thủ đoạn được chúng tiến hành khá “bài bản”. Thông tin cũ được lựa chọn để “làm mới” và “thông tin mới được lựa chọn để bịa đặt” thường là những đoạn videoclip hoặc hình ảnh có liên quan đến các vấn đề liên quan đến dân chủ… do chúng tạo dựng nên hoặc các vụ việc đã được xử lý, giải quyết từ lâu nhưng chúng đưa ra “làm mới”; hoặc những thông tin mới, mặc dù đã có kết luận của các cơ quan chức năng nhưng chúng bịa đặt, xuyên tạc, bình luận một chiều. Thời điểm tán phát để “làm mới” hoặc bịa đặt thường là trước các sự kiện chính trị của đất nước v.v. Mục đích của việc tán phát các thông tin, hình ảnh, đoạn clip nêu trên không thuần túy chỉ là sự phản ánh một vụ việc, một con người cụ thể, mà đằng sau đó là âm mưu và sự toan tính hết sức thâm độc của các thế lực thù địch. Chúng muốn đánh vào tâm lý lo lắng, sợ hãi trong nhân dân qua đó, gây dư luận trái chiều trong xã hội.
          Để ngăn chặn, hạn chế tác động tiêu cực của những thủ đoạn trên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau:
          Một làtăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trước các thông tin xấu độc của các thế lực thù địch. Nội dung cần tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về nền tảng tư tưởng, lý luận, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, phân tích luận giải làm rõ thực chất đằng sau luận điệu của các thế lực thù địch; đâu là thủ đoạn mới, tính chất nguy hại của nó là gì? để đấu tranh ngăn chặn, hạn chế tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân cần tiến hành các biện pháp gì, v.v. Qua đó, tạo sức “đề kháng”, khả năng “tự miễn dịch” đối với các tổ chức và cá nhân trước các thông tin xấu độc của các thế lực thù địch; trang bị cho họ những kỹ năng nhận biết và các giải pháp cơ bản để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn.
          Hai làphát huy vai trò của các cơ quan chức năng cung cấp thông tin có định hướng rõ ràng. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc làm chủ thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quyết định đến việc định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực, đúng với bản chất sự việc, tránh việc bị lợi dụng, tạo cớ, xuyên tạc; không để rơi vào thế “bị động”, “chống đỡ” mà phải “chủ động”, “tiến công” trong định hướng thông tin. Để thực hiện tốt việc này, các cơ quan tuyên giáo, thông tin truyền thông từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy tốt vai trò chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí trong cung cấp, định hướng thông tin, bảo đảm thông tin một nguồn, một chiều, nhanh, chính xác, kịp thời; khắc phục “khoảng trống” hoặc sự chậm trễ trong cung cấp thông tin,… làm sao để thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước thường xuyên, kịp thời đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, luôn giữ vai trò chủ đạo, “dòng chủ lưu” trong định hướng dư luận xã hội.
          Ba làphát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, lực lượng trong đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Đây là biện pháp quan trọng nhằm khơi dậy tiềm năng và sức mạnh tổng lực của toàn xã hội trong tổ chức đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Để phát huy hiệu quả, cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đồng bộ, phù hợp, phân rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu, cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp. Đồng thời, có chính sách động viên, khích lệ phù hợp, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ, công cụ, phương tiện phù hợp để phục vụ nhiệm vụ đấu tranh.
          Bốn làkết hợp chặt chẽ các nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức đấu tranh phù hợp với thực tiễn tình hình. Đây là biện pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại hình đấu tranh nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Để làm được điều đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh công khai trên báo chí với đấu tranh trực diện trên internet, mạng xã hội; đấu tranh trên báo chí, mạng xã hội với đấu tranh trên thực địa; giữa đấu tranh ngăn chặn sự tác động chuyển hóa từ bên ngoài với giữ vững sự ổn định từ bên trong nội bộ; giữa đấu tranh chính trị với sử dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để ngăn chặn, bóc gỡ, vô hiệu hóa một số trang mạng, blog, Facebook phản động,… nhằm tạo ra một thế trận vững chắc trong tổ chức đấu tranh trên không gian mạng hiện nay.
          Mỗi nhiệm vụ, giải pháp nêu trên có vị trí, vai trò, nội dung và yêu cầu thực hiện khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Do vậy, trong chỉ đạo tổ chức đấu tranh, cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ tham mưu giúp việc cần có sự vận dụng linh hoạt trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, có biện pháp nhận định, đánh giá tình hình, tổ chức đấu tranh hiệu quả nhất, kịp thời nhận diện và phản bác quan điểm, tư tưởng, thông tin sai trái, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch trên không gian mạng, giữ vững ổn định đời sống xã hội.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Lòng yêu nước?
            Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Thể hiện tình yêu đối với đất nước như thế nào cho đúng mới là điều đáng quý và thể hiện là người có văn hóa, có trình độ.
           Để cho những kẻ phản bội Tổ quốc, phá hoại đất nước, bôi nhọ danh dự uy tín dân tộc Việt Nam kích động, xúi dục thì lại trở thành người kém hiểu biết, tiếp tay cho kẻ thù.
           Hãy thể hiện lòng yêu nước của mình bằng sự hiểu biết, tỉnh táo, thông minh, bằng trái tim của người Việt Nam để xây dựng cuộc sống, tương lai của chính mình và các thế hệ con em chúng ta được tốt đẹp hơn.


Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Kẻ hưởng lợi đằng sau biểu tình “ôn hòa”?

Cái cách con người hành xử với nhau trong cuộc biểu tình “ôn hòa” phản đối Luật Đặc khu ngày 10/6/2018 làm bản thân tôi cảm thấy rất giận và rất đau. Một dân tộc yêu nước, đoàn kết nhưng dễ bị kích động, dễ bị lợi dụng bởi những kẻ mưu đồ bất chính. Rồi ai sẽ là kẻ hưởng lợi và ai là người chịu thiệt hại cuối cùng?

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

LÒNG YÊU NƯỚC LÀ CAO QUÝ, SONG ĐỪNG ĐỂ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG

Mấy ngày gần đây sau khi nghe tin Quốc hội sắp thông qua dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã có nhiều ý kiến trái chiều về thời hạn thuê đất 99 năm tại dự thảo luật này.
Trong khi Quốc hội đang họp và dự thảo thông qua, có nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội băn khoăn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm tại 3 đặc khu có vị trí đắc địa và nhạy cảm có ảnh hưởng tới vấn đề chính trị, an ninh - quốc phòng khi đất đặc khu rơi vào tay các nhà ngoại quốc. Nhưng cũng có đại biểu Quốc hội phân tích một số mặt có lợi khi cho thuê đất kinh doanh. Đây là vấn đề có tính chiến lược của Quốc gia các đại biểu Quốc hội đang phải thảo luận cân nhắc để đưa ra quyết sách có lợi cho quốc gia dân tộc.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

“Biện” thì ít mà “phản” thì nhiều


Những ngày hè oi ả mùng 6, mùng 7 và mùng 8 tháng 6 năm 2018, bên trong nghị trường, các đại biểu Quốc hội khóa XIV đang sôi nổi bàn thảo về  qua Dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt mà dân giã gọi là “Luật Đặc khu” thì bên ngoài, nhân dân cả nước cũng hào hứng thể hiện ý kiến của mình, từ những bàn bạc trong gia đình và cả qua những cuộc tuần hành tập thể khá đông người dân tham gia.   
Như vậy, rất nhiều người trong xã hội ta, dù hằng ngày phải tần tảo lo toan sinh kế của gia đình và thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với cơ quan, đơn vị nơi công tác, nhưng vẫn không nguôi trăn trở với những việc hệ trọng liên quan đến quốc gia đại sự của đất nước. Với một thái độ trung thực, thẳng thắn, tư duy phản biện có cơ sở khoa học, có lý lẽ thuyết phục, có chiều sâu văn hóa, có sự cân nhắc lợi- hại trước sau, có sự cảnh tỉnh, cảnh báo cần thiết, nhiều ý kiến đóng góp đã thể hiện tâm- tầm- tài của một công dân có trách nhiệm đối với vận mệnh chế độ và tương lai đất nước. Đó là tư duy phản biện khoa học, vì nước, vì dân, nên đã được cơ quan thẩm quyền và người có trách nhiệm chắt lọc, tiếp thu để đưa ra những quyết định hợp thời, đúng lúc.
Nhưng cũng qua sự việc này cho thấy, trong xã hội ta vẫn còn một số người hoặc là thiếu tỉnh táo, hoặc là thiếu động cơ trong sáng, nên đã đưa ra những ý kiến phản biện theo kiểu “phản bác”, không những không đưa ra được những cơ sở, lý lẽ có sức thuyết phục, mà còn cố ý làm nghiêm trọng hóa vấn đề nhằm làm nhiễu nhương dư luận, gây phân tâm lo lắng. Đáng nói hơn, có những kẻ “ăn leo, nói theo”, chứa đựng động cơ “phá hoại” hơn là “phản biện”, “biện” thì ít mà “phản” thì nhiều. Thậm chí có những kẻ đã lợi dụng sự việc này để tung ra những luận điệu sai trái, hằn học, xuyên tạc, bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và hoạt động, công tác lập pháp của Quốc hội.
Lắng nghe ý kiến của nhân dân, ngày 9/06/2018, Quốc hội đã xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Đây cũng là biểu hiện minh chứng cho sự sáng suốt của nhân dân mà đại diện là các đại biểu quốc hội. Mọi việc hệ trong của xã hội sẽ được thẩm định trong nhân dân, tuy nhiên những ý kiến tiêu cực, phá hoại sẽ bị loại bỏ.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Các vị có muốn tiếp tục làm con cừu cho Huy Đức không ?

Dư luận trên mạng xã hội đang bàn tán về việc Trương Huy San (Osin Huy Đức) chỉ đạo một số tay chân liên hệ với các cựu lãnh đạo về hưu, để nhờ đứng tên vào bức thư kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước về dự thảo luật An ninh mạng đang được Quốc Hội họp mấy ngày qua. Theo nguồn thông tin này, Trương Huy San đang thực hiện “một phi vụ rất hay ho”, là tiến hành soạn thảo một lá thư kiến nghị về luật An ninh mạng để tạo làn sóng dư luận hòng tác động đến Quốc Hội. Tuy nhiên, vì Trương Huy San chỉ giỏi đâm chém, tung tin, không giỏi viết văn chính sách. Bên cạnh đó, kiến thức về luật pháp, về an ninh mạng cũng không đủ để thuyết phục các nhà lãnh đạo cấp cao nên Osin đã mượn danh mượn kiến thức của Nguyễn Quang Đồng (Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển Truyền thông – IPS) bằng cách chỉ đạo cho Nguyễn Quang Đồng trực tiếp soạn thảo thư kiến nghị theo những gạch đầu dòng từ Osin Huy Đức.

Không thể xuyên tạc, bóp méo hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam

Pháp luật Việt Nam ngày nay không chỉ kế thừa truyền thống pháp lý, phong tục tập quán nhân đạo, khoan dung của dân tộc, mà còn tham khảo học hỏi, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia, đặc biệt là nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết. Thế nhưng, vì những lý do nào đó vẫn còn một số kẻ vốn kỳ thị với chế độ XHCN, với Đảng và Nhà nước ta đã viện dẫn một công ước quốc tế về quyền con người và số điểm khác biệt nào đó giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia khác rồi nói rằng: “Pháp luật Việt Nam lạc hậu”, nhiều điều luật của Việt Nam (trong Bộ luật Hình sự, năm 1999) “mơ hồ”. Có kẻ còn nói: “Pháp luật Việt Nam vi phạm chuẩn mực pháp luật quốc tế về quyền con người”… Vậy phải chăng pháp luật Việt Nam “lạc hậu” so với các nước, pháp luật Việt Nam “mơ hồ” và trái với chuẩn mực pháp luật quốc tế về quyền con người?

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Phải chăng Hoàng Ngọc Diêu và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh "nhận chỉ" từ Việt Tân?


           Cùng thời điểm Mẹ Nấm bắn tin “tuyệt thực”, “kêu oan”, thì trên mạng xã hội Hoàng Ngọc Diêu người livetream trực tiếp để hướng dẫn những kỹ năng cần thiết cho biểu tình. Phải chăng, cả Mẹ Nấm và Hoàng Ngọc Diêu đều đang nhận chỉ thị từ bên ngoài, mà điển hình là tổ chức khủng bố Việt Tân? và đây là các bước để dọn đường cho một cuộc biểu tình bạo loạn sắp tới mà ở đó như Hoàng Ngọc Diêu nói, lực lượng chức năng chỉ có thể biết được thời gian, địa điểm vào phút chót?. 
           Dù với lý do gì thì sự xuất hiện cùng lúc hai vụ việc trên không phải ngẫu nhiên, do đó chúng ta phải cần hết sức cảnh giác.

Mẹ Nấm, đang âm mưu gì?


Theo thông tin một số trang mạng rêu rao rằng, Mẹ Nấm đã “tuyệt thực” cả tuần nay (từ ngày 05 đến 11/5/218) với lý do để “phản đối chế độ giam giữ và việc đã bắt, giam giữ mình không đúng pháp luật”. Vậy Mẹ Nấm đang “tuyệt thực” thế nào?. Hóa ra, chị ta “không nhận thức ăn của trai giam để ăn” nhưng… “vẫn ăn những đồ ăn từ ngoài gửi vào”. Ôi vậy thì “tuyệt thực” cái nỗi gì???.
          Lâu nay, cộng đồng mạng đã quá nhàm chán với những vở diễn mang tên “tuyệt thực” mà các dân chủ dởm thay nhau “diễn”. Lúc đầu, khi vở diễn mới được thực hiện bởi Cù Huy Hà Vũ thì người ta cũng có chút tò mò. Thế nhưng, lần lượt từ Bùi Thị Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần, và giờ đến Mẹ Nấm bị bóc mẽ dù tung hô luận điệu tuyệt thực nhưng người thì vẫn cứ béo trục béo tròn thì cộng đồng mạng đã tỏ tường rằng “tuyệt thực” chỉ là một chiêu trò được bày ra để lòe bịp dư luận mà thôi. Thiết nghĩ, Mẹ Nấm cũng nên lấy chuyện của Cù Huy Hà Vũ làm bài học mà sớm ăn uống công khai trở lại.

ÂM MƯU HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

Tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm, không chỉ có tác động đến đời sống tinh thần của người dân mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, tình hình an ninh, tật tự. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, có nhiều loại hình tín ngưỡng cùng tồn tại; đại đa số tín đồ đều là nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước, gắn bó với dân tộc. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố tích cực, tôn giáo tự thân nó đã chứa đựng những yếu tố phức tạp và luôn được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam.

Hội Thánh Đức Chúa Trời-đầy đủ yếu tố của một nhóm cuồng tín


Thứ nhất, Giáo Hội này không công nhận bất kỳ tôn giáo nào khác và cho rằng họ là tôn giáo duy nhất tồn tại hợp lệ.
          Thứ hai, hoạt động dựa trên việc khai thác tài chính của các hội viên, trục lợi từ hội viên bằng thủ thuật tâm lý.
          Thứ ba, tập trung chiêu mộ những người trẻ, những người nhạy cảm và dễ bị tổn thương tâm lý.
          Thứ tư, Giáo phái này kiểm soát cuộc sống của các hội viên để họ thấy rằng mình không thể có cuộc sống nào khác ngoài Hội “Thánh Đức Chúa Trời”.

NÂNG CAO NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM, TINH THẦN CHỦ ĐỘNG-GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY


Cùng sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (4.0) hiện nay, các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển mạnh, có tác động ảnh hưởng rất lớn đến người dân Việt Nam nói chung, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội nói riêng. Chúng lợi dụng sức mạnh lan truyền của Internet, mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu độc, thông tin bịa đặt...có tính chất chính trị chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, quân đội, công an, đe dọa an ninh quốc gia. Việc nhận diện và đấu tranh có hiệu quả là rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ. Trong đó thực hiện giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần chủ động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, lực lượng chuyên trách là giải pháp quan trọng hàng đầu bảo đảm việc nhận diện và đấu tranh được thực hiện có hiệu quả, thực chất và có chiều sâu.

Triển khai tên lửa ra Trường Sa - “Nói một đằng làm một nẻo”


Hãng tin CNBC ngày 2/5 dẫn thông tin tình báo của Mỹ cho biết, quân đội “nước ngoài” đã âm thầm triển khai tên lửa trên một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ chiếm đóng trái phép, việc làm này của “nước ngoài” ngay lập tức đã bị nhiều quốc gia lên tiếng phản đối.
          Việc triển khai tên lửa này của “nước ngoài” trên Trường Sa là một mối đe dọa nghiêm trọng đến đảm bảo hòa bình và an ninh trên Biển Đông nói riêng và  trên toàn thế giới nói chung.
          Trước đây “nước ngoài” đã từng tuyên bố sẽ không quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông. Qua hành động triển khai tên lửa cùng nhiều hành động phi pháp khác của họ tại tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy “nước ngoài” vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại cam kết của chính họ. Điều này khiến cộng đồng quốc tế đánh giá “nước ngoài” đã “nói một đằng làm một nẻo” và rất khó để các quốc gia khác tin tưởng khi nước này phản bội lại các cam kết trước đó của mình.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

MỘT SỐ THỦ ĐOẠN CHỦ YẾU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ QUÂN ĐỘI TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI


   Chống phá quân đội ta, làm cho quân đội suy yếu và biến chất là một mũi nhọn trong chiến lược chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Chúng triệt để lợi dụng sức mạnh lan truyền của Internet, mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu độc, thông tin bịa đặt, sai sự thật, xuyên tạc vấn đề, thông tin có tính chất chính trị chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, quân đội, công an, đe dọa an ninh quốc gia với một số thủ đoạn chủ yếu là:

ÂM MƯU CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỊCH TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI


Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển rất mạnh, trở thành một nhu cầu trong đời sống con người, có ảnh hưởng rất lớn cả tích cực và tiêu cực đến người dân Việt Nam nói chung, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội nói riêng. Chúng lợi dụng sức mạnh lan truyền của Internet, mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu độc, thông tin bịa đặt...có tính chất chính trị chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, quân đội, công an, đe dọa an ninh quốc gia với một số âm mưu chủ yếu sau:

Lật tẩy chiêu trò chia rẽ Đảng và Quốc hội

Cứ mỗi lần Quốc hội Việt Nam tiến hành các kỳ họp để bàn bạc những vấn đề quốc kế dân sinh quan trọng của đất nước thì những đối tượng thù địch, bất mãn lại tung ra chiêu trò công kích đã cũ. Họ cho rằng: Quốc hội không phải là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, mọi việc do Đảng chỉ đạo; Quốc hội thờ ơ với những vấn đề hệ trọng của đất nước… Họ cố tình xuyên tạc, chia rẽ Đảng và Quốc hội, phủ nhận vai trò của Quốc hội, bất chấp thực tế Quốc hội Việt Nam ngày càng hoạt động hiệu quả, nỗ lực hết sức để mọi quyền lực Nhà nước đều của dân, do dân, vì dân…

Luận điệu cũ mèm của các “thầy phán” chuyên quy chụp, phỉ báng nền tư pháp Việt Nam

Mấy ngày gần đây, mạng xã hội rộ lên trào lưu chém gió của các “thầy phán” xung quanh một số phiên toà hình sự, điển hình là phiên toà phúc thẩm xử vụ dâm ô trẻ em ở Bà Rịa – Vũng Tàu; phiên toà sơ thẩm xử vụ chạy thận làm 9 người chết ở Hoà Bình.
Đây là hai phiên toà hình sự ở hai địa bàn khác nhau, nội dung xét xử cũng khác nhau nhưng thu hút dư luận do tính chất đặc biệt của vụ án. Ở phiên toà phúc thẩm xử bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ về tội dâm ô với trẻ em, dư luận bức xúc do phán quyết của phiên toà không đúng với bản chất vụ án, có dấu hiệu bao che tội phạm.

Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh

Có 3 tiêu chí để tạo nên trường phái ngoại giao: một là phải có cơ sở lý luận ngoại giao vững chắc, thứ hai là phải có kinh nghiệm ngoại giao đã được thực tế kiểm nghiệm, và thứ ba là phải có bản sắc ngoại giao của riêng mình. Theo PGS.TS Vũ Dương Huân, nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao, về ngoại giao Hồ Chí Minh, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hội tụ đủ cả 3 tiêu chí trên.
Cơ sở lý luận của ngoại giao Hồ Chí Minh gồm các nhân tố: Một là truyền thống văn hóa Việt Nam, hai là tinh hoa ngoại giao của cha ông, thứ ba là tinh hoa văn hóa Đông Tây, và thứ tư là học thuyết Marx-Lenin.
Bác Hồ,Chủ tịch Hồ Chí Minh,Stalin,Mao Trạch Đông,Liên Xô,Chiến tranh chống Pháp,Chiến tranh chống Mỹ
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Liên Xô năm 1955.

Tại sao lại cắt xén, “hướng lái” dư luận hiểu sai về Luật An ninh mạng?

Vừa qua, một số tờ báo đã giật tít rất kêu, lập lờ như: Luật An ninh mạng: Mất nhiều hơn được; Dự thảo Luật An ninh mạng: Thêm giấy phép, tăng chi phí… Giữa rừng thông tin kèm theo vô vàn những lời bình luận, phân tích nghe có vẻ đầy sự chính nghĩa, đứng về phía doanh nghiệp, vì sự hưng thịnh của đất nước… nhưng thật ra đây là cái bẫy mà tác giả đã dày công “buông lưới”.