Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Chống tham nhũng ở Việt Nam: Điểm nhấn trong xu thế chung của thế giới

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng đến nay, có gần 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng và cố ý làm trái.
Trong 5 năm gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện quyết liệt. Đặc biệt, từ sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng (tháng 1-2016), công cuộc phòng, chống tham nhũng có bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Nỗ lực này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong bối cảnh phần lớn các nước dù cố gắng, nhưng ít có tiến bộ trong việc giảm thiểu vấn nạn tham nhũng.

chong tham nhung o viet nam tro thanh diem nhan trong xu the chung cua the gioi hinh 1
Một dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) tại khu đất “vàng” đang được thành phố Đà Nẵng chủ trương thu hồi.

Về chuyện Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được tặng huy chương kháng chiến

Ngay sau khi thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước được được loan đi, rất nhiều hãng thông tấn báo chí đã đăng tải bài viết về tiểu sử cũng như những mốc chính trong quá trình công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Và từ đây một chi tiết khiến một số người thắc mắc là việc ông Nguyễn Phú Trọng được tặng huy chương kháng chiến chống Mỹ nhưng phần tiểu sử không thấy ghi thời gian nhập ngũ?.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuy không trực tiếp ra chiến trường nhưng ông chiến đấu trên mặt trận văn hóa tư tưởng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuy không trực tiếp ra chiến trường nhưng chiến đấu trên mặt trận văn hóa tư tưởng góp phần quan trọng làm nên những thành tựu vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Ngay sau đó, trên trang Facebook cá nhân Nguyễn Lân Thắng liền đăng tải hình ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chèn dòng chữ “tân Chủ tịch nước là người trốn nghĩa vụ nhưng lại có huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất”, rất nhiều các Facebooker như Nhâm Nguyễn, Lê Thiện, JB Trần Lộc, Thai Duong, Tran Bui, Thanh Hoa, Thuý Đào, Trung Quang, Giang Nguyen, Pham Chuong, Cuong Mai… chia sẻ lại bài viết của Nguyễn Lân Thắng kèm theo đó là những lời bình luận với giọng điệu chế giễu, hòng bôi nhọ, hạ uy tín cá nhân của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. Tuy nhiên, luận điệu nói trên chỉ có thể dẫn dụ được người chưa hiểu bản chất vấn đề, còn lại chỉ khiến thiên hạ cười chê về sự hiểu biết có hạn nhưng thủ đoạn thì vô biên của chúng.
Sự thật thì không phải cứ cầm súng trực tiếp ra chiến trường mới được tặng huy chương kháng chiến. Cụ thể, theo Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Ban hành theo Nghị quyết số 47 NQ/HĐNN7 ngày 29 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Nhà nước) quy định rất rõ tại ĐIỀU 1, CHƯƠNG I: Về đối tượng được xét khen thưởng gồm: 1- Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân, gồm quân đội và công an. 2- Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và cán bộ các đoàn thể, kể cả công nhân quốc phòng và thanh niên xung phong. 3- Cán bộ xã, phường, thôn, ấp, cán bộ hợp tác xã, tự vệ và dân quân du kích. 4- Những người không phải là cán bộ, chiến sĩ mà có thành tích kháng chiến chống mỹ, cứu nước.
Thứ hai, về điều kiện khen thưởng đối với những người không phải là cán bộ, chiến sĩ mà có thành tích kháng chiến, KHOẢN A, ĐIỀU 6, CHƯƠNG I của Điều lệ quy định: Tham gia các hoạt động trực tiếp phục vụ chiến đấu, như: đấu tranh vũ trang, làm nòng cốt trong đấu tranh chính trị, vận động binh sĩ địch, đi liên lạc hoặc làm cơ sở liên lạc, làm công tác mật giao, chuyển đưa vũ khí, tài liệu, tin tức cho kháng chiến, đi dân công phục vụ tiền tuyến, bảo đảm giao thông vận tải, bảo vệ, nuôi giấu cán bộ, bộ đội. Thứ ba, về tiêu chuẩn thời gian để xét và mức khen thưởng chung cho cả nước tính từ ngày 20-7-1954 đến ngày 30-4-1975.
Căn cứ theo những quy định trên, đối chiếu với các mốc chính trong quá trình công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từ tháng 12/1967 – 7/1968: Đồng chí là cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản). Từ tháng 7/1968 – 8/1973: Đồng chí là cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; là Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969 – 1973) cho thấy, ông tham gia kháng chiến chống Mỹ trên mặt trận truyền thông, là cán bộ chủ chốt của Tạp chí Cộng sản lúc bấy giờ, do đó Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đủ điều kiện được tặng huy chương kháng chiến chứ không phải như một số người suy diễn, đơm đặt.
Một số ý kiến của bạn đọc về việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được tặng huy chương kháng chiến
Một số ý kiến của bạn đọc về việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được tặng huy chương kháng chiến
Có thể nói, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại. Trong nhiều loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ khí giới “thanh cao mà đắc lực”, “có sức mạnh hơn mười vạn quân”. Đó là văn chương nghệ thuật, đặc biệt là văn chương, báo chí cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã cùng với những người làm báo tập trung tuyên truyền, khẳng định “Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh”. Cổ vũ các phong trào “Đồng khởi”, “Diệt ác, phá kềm, phá ấp chiến lược”, phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”, “Bám thắt lưng địch mà đánh”… cùng dân tộc đi trọn vẹn chặng đường cách mạng vẻ vang trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
“Văn học là nhân học”. Khi Người dùng ngòi bút của mình để chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội cũng là lúc Người đang thực thi vai trò của một người chiến sỹ cách mạng. Mặt trận không tiếng súng này không có máu, nhưng mồ hôi và nước mắt sẽ không lúc nào vơi cạn. Đúng như lời của nhà thơ Sóng Hồng: “Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”, vì vậy những điều họ đã làm xứng đáng được tôn vinh và ghi nhận.
Hoàng Nguyên

ĐẤU TRANH VỚI CÁC THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN MẠNG LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỌI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Trong những năm gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều thành tựu khoa học được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin. Phát triển, ứng dụng các sản phẩm khoa học công nghệ thông tin vào cuộc sống là sự phát triển tất yếu của đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc vận dụng, khai thác, sử dụng các sản phẩm đó thế nào cho phù hợp, nhất là đúng với quy định của pháp luật là một vấn đề hết sức phức tạp.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

8 điểm Ủy viên Bộ Chính trị cần phải kiên quyết chống là gì?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Quy định về đảng viên nêu gương này đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 khóa XII thảo luận và thông qua Nghị quyết.
Cán bộ cấp Trung ương trở lên phải gương mẫu và kiên quyết chống theo những điều đã được nêu trong Quy định.
Cán bộ cấp Trung ương trở lên phải gương mẫu và kiên quyết chống theo những điều đã được nêu trong Quy định.

Về ba nỗi lo của ông Nguyễn Phú Trọng

Đã hai ngày trôi qua, sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước vẫn làm nức lòng nhân dân cả nước, tạo nên một niềm tin tưởng và hi vọng…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tràn ngập trên mặt báo cả chính thống và mạng xã hội đến quán trà đá ngoài vỉa hè, không ngớt ý kiến bàn về sự kiện này với niềm tin rất lớn.
Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng lại được nhân dân yêu quí, kính trọng và tin cậy như vậy? Trả lời câu hỏi đó, theo người viết bài này có nhiều lý do.Song, có lẽ điều rất lớn khiến người dân yêu mến, kính trọng ông bởi ông là một nhân cách lớn.

Một số biện pháp quản lý trang mạng internet và điện thoại thông minh ở các đơn vị

           Năm 1997 mạng Internet bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, trong hành trình hơn 20 năm Internet đã góp phần đổi thay tất cả mọi thứ từ cách chúng ta sống, cách chúng ta giao tiếp với cộng đồng xung quanh. Internet đã tạo nên một ngành công nghiệp, tạo nên GDP cho đất nước, nếu chúng ta không có Internet thì không có ngành công nghệ phần mềm, không có sản phẩm đưa ra thế giới. Internet đã trở thành món ăn tinh thần cho mọi người. Cùng xuất hiện với Internet là một loạt thế hệ điện thoại thông minh ra đời; có thể nói điện thoại thông minh đã góp phần đưa cả thế giới vào với bạn chỉ trong “tích tắc” thông qua kết nối với Internet, đồng thời làm cho con người nhận biết mọi sự việc một cách nhanh chóng. Hiện nay theo thống kê Việt Nam có khoảng trên dưới 50 triệu người dùng Internet; với sự ra đời của các mạng xã hội ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã tạo ra một làn sóng mới kích thích sự phát triển của kênh truyền thông cộng đồng. Ở nước ta, có thể nói là một trong quốc gia sử dụng điện thoại thông minh kết nối với mạng đang phát triển nhanh chóng đã vượt ra ngoài giới hạn về không gian và thời gian, có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Vì sao nhân dân kỳ vọng vào Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng?

Nếu như trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người được nhân dân tin tưởng và kính trọng nhất thì ở thời điểm hiện tại, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cũng là vị Nguyên thủ đang nhận được sự kỳ vọng lớn của các đồng chí, đồng bào trên cả nước.
Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn đang tận tâm tận lực làm việc ngày đêm, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Dõi theo cuộc đời và hoạt động của ông từ trước đến nay, cán bộ, đảng viên, nhân dân đều cảm mến và nể phục. Trên các cương vị khác nhau, nhất là khi giữ chức vụ Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam khóa XI và tái đắc cử vị trí này tại Ðại hội XII của Ðảng đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người luôn “đứng mũi chịu sào”, lãnh đạo đất nước đạt được nhiều thành tựu nhất định. Nổi bật hơn cả là công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được những kết quả ban đầu giúp nhân dân thêm vững lòng tin vào sự lãnh đạo của Ðảng. Có thể thấy trong thời gian giữ cương vị người đứng đầu Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã để lại trong lòng người dân hình ảnh một người lãnh đạo uy tín, tâm huyết với đất nước, luôn lấy dân làm chuẩn mực, lấy lợi ích và quyền lực của dân làm mục tiêu phấn đấu của hành động.
nhandankyvong
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước phiên khai mạc kỳ họp lần thứ 6 Quốc hội khóa XIV.

Thử bàn về tiêu chuẩn cán bộ thời công nghiệp 4.0

Trước hết người có tài là người có tầm nhìn xa trông rộng trong thời đại 4.0. Muốn nhìn xa để khỏi buồn gần trong thời đại ngày nay phải có ngoại ngữ, phải am hiểu CNTT biết ứng dụng kết nối và lan tỏa, phải đi nhiều để tổng kết thực tiễn, dũng cảm so sánh với bạn bè quốc tế, từ đó định vị đúng mình, xem mình là ai? Mình đang ở đâu?
Từ xưa đến nay và sau này vẫn thế, tiêu chuẩn cán bộ vẫn cô đọng trong 2 chữ Đức và Tài. Cha ông mình thường nói nôm na: Người có đức mà không có tài vẫn là quân tử. Người có tài mà không có đức là tiểu nhân. Ở đời phải tập hợp được quân tử và phải tránh tiểu nhân.
Đồng chí Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp chia sẻ với đoàn viên thanh niên về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Đồng chí Lê Minh Hoan – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp chia sẻ với đoàn viên thanh niên về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Đức vua Lê Thánh Tông nêu ra 5 tiêu chuẩn để chọn Lý trưởng cũng bao hàm đầy đủ 2 tiêu chí Đức và Tài, là: “Học lực sinh đồ. Gia tư hảo túc. Vật lực khả kham. Đức hạnh ôn hòa. Ngôn ngữ khả tín”. Đại thi hào Nguyễn Du cũng dạy: “Chữ tâm bằng ba chữ tài”. Nhà cải cách Lý Quang Diệu khái quát: “Có đức mà không có tài thì dễ trì trệ. Có tài mà không có đức thì dễ hỗn loạn. Thực tiễn ở đời hỗn loạn còn khổ hơn trì trệ”. Bác Hồ kính yêu của chúng ta thì nói dứt khoát: “Người có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì vô dụng”.

Các ứng dụng di động đang thu thập và chia sẻ thông tin người dùng vượt tầm kiểm soát

Các ứng dụng di động đang thu thập và chia sẻ thông tin người dùng vượt ngoài tầm kiểm soát, cảnh báo mới nhất từ các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford (Anh).


Các ứng dụng di động đang thu thập và chia sẻ thông tin người dùng vượt tầm kiểm soát - ảnh 1
Gần 90% các ứng dụng miễn phí trên Google Play chia sẻ dữ liệu thu thập được với công ty mẹ của Google, Alphabet. Trong khi đó, gần 43% trong số ứng dụng chia sẻ dữ liệu với Facebook, cũng như tỷ lệ tương đương dùng chung với Twitter, Verizon, Microsoft và Amazon. Nhiều ứng dụng như thế theo dõi hành vi người sử dụng dịch vụ trực tuyến khác nhau, từ đó xây dựng tiểu sử chi tiết của họ. Các thông tin được thu thập bao gồm tuổi tác, giới tính, vị trí cũng như các ứng dụng khác được sử dụng chung trên điện thoại di động.
Các ứng dụng tin tức và dành riêng cho trẻ em chia sẻ thông tin với nhiều bên nhất. Dữ liệu có thể được sử dụng cho hàng loạt mục tiêu như quảng cáo định hướng, đánh giá tín dụng, hoặc phục vụ các chiến dịch chính trị đặc biệt. Báo cáo nghiên cứu cho biết, doanh thu từ quảng cáo trực tuyến ở mức 45 tỷ USD hàng năm chỉ riêng tại thị trường Mỹ.
Nhiều người không hề biết cách thức dữ liệu được chuyển từ điện thoại của họ qua các công ty quảng cáo, nhà cái dữ liệu và các trung gian khác, theo Giáo sư Nigel Shadbolt, rưởng nhóm nghiên cứu. Vị giáo sư này nhận định: “Trong kinh doanh, họ thường nỗ lực hết sức để kiếm được lượt xem và click càng nhiều càng tốt”. Chuyên gia Max Van Kleek bổ sung: “Tôi không nghĩ tồn tại khái niệm của sự kiểm soát”.
Google phản bác rằng các chính sách rành mạch và hướng dẫn đã được áp dụng cho các nhà phát triển khi xử lý dữ liệu với Google và Google Play, và những nhà nghiên cứu đã đánh giá sai một số chức năng thông thường của các ứng dụng như báo cáo lỗi và phân tích. “Nếu một ứng dụng vi phạm chính sách, chúng tôi sẽ có động thái xử lý”, gã khổng lồ công nghệ khẳng định. Họ không đồng thuận với phương pháp luận của nghiên cứu.
Tuy vậy, Frederike Kaltheuner, đại diện từ tổ chức Privacy International, cho biết gần như là không thể cho những người dùng bình thường để hiểu được dữ liệu của họ được sử dụng như thế nào và lựa chọn từ chối, “Các công ty theo dõi con người, và họ sử dụng dữ liệu để lèo lái một cách đầy khó chịu. Đây không còn là nhu cầu cung cấp quảng cáo liên quan từ thông tin người dùng, mà chính là tối đa hóa lợi nhuận từ những quyền cơ bản của con người”.
(Theo Infonet)

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là mẫu người “cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”

Quốc hội đã bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ uy tín của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trong lại lên cao như vậy. Ông thực sự là mẫu người “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bên hành lang Quốc hội sáng 23/10. Ảnh: Ngọc Thắng/VnExpress
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bên hành lang Quốc hội sáng 23/10. Ảnh: Ngọc Thắng/VnExpress

Khi người con Thủ đô làm nên lịch sử

Dọc theo chiều dài lịch sử, Việt Nam đã có 11 đời Chủ tịch nước. Thế nhưng, có lẽ ít ai để ý, lần đầu tiên, Thủ đô Hà Nội có một người trở thành Nguyên thủ quốc gia, đó là Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng. Cũng chẳng rõ có phải ngẫu nhiên hay không mà hầu hết các vị Chủ tịch của nước ta đều có xuất thân từ các vùng đất không thuộc Thủ đô Hà Nội, trong khi nơi đây vốn dĩ được xem là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Từ Chủ tịch nước Hồ Chí Minh – Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có xuất thân từ tỉnh Nghệ An, Quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng (Quảng Nam), Tôn Đức Thắng (An Giang), Nguyễn Hữu Thọ (Long An), Trường Chinh (Nam Định), Võ Chí Công (Quảng Nam), Lê Đức Anh (Thừa Thiên Huế), Trần Đức Lương (Quảng Ngãi), Nguyễn Minh Triết (Bình Dương), Trương Tấn Sang (Long An) đến Chủ tịch Trần Đại Quang, người tiền nhiệm cũng có xuất thân từ Ninh Bình. Duy nhất mãi đến tận hôm nay, những tràng pháo tay, hoa tươi và nụ cười gửi gắm kỳ vọng khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước thì Việt Nam mới có vị Nguyên thủ quốc gia đầu tiên sinh ra và lớn lên tại Thủ đô Hà Nội.
chutichnuoc
Phút tuyên thệ của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Đặc biệt hơn nữa, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên kế thừa và tiếp nối mô hình tổ chức quyền lực Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước. Trước đó, thời Bác Hồ còn sống, khi ấy tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng giữ chức Chủ tịch Đảng. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch nước không chỉ đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, xu thế chính trị của nhiều quốc gia hiện nay mà còn ghi nhận sự trưởng thành của Đảng trước trọng trách lãnh đạo dẫn dắt đất nước bước sang thời kỳ mới của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ. Đó cũng là tiếng vọng của lịch sử, là thách thức của lịch sử tương lai, là kỳ vọng của nhân dân cả nước.
Trước quốc kỳ, Quốc hội và cử tri cả nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó“.
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã mở ra trang sử mới cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Từ đây, các đồng chí, đồng bào trên cả nước hoàn toàn có thể đặt trọn niềm tin và hy vọng vào người con Thủ đô này, tin tưởng trong vai trò mới, ông sẽ làm hết sức để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích, an ninh quốc gia, đưa đất nước phát triển vững mạnh hơn và mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.
Nhật Hạ 

Xử nghiêm những biểu hiện lợi ích nhóm, ‘sân sau’

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2018.
Theo đó, năm 2018, với quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Quốc hội, Chính phủ…  công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã có bước tiến mạnh.
Nạn tham nhũng vặt đang là nỗi lo của Chính phủ. Ảnh: Internet
Nạn tham nhũng vặt đang là nỗi lo của Chính phủ. Ảnh: Internet

Sự thật người được cho là “dân oan Thủ Thiêm”, ném giày vào lãnh đạo TP.HCM?

Mới đây, trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu TP. HCM đã xảy ra vụ việc “một người phụ nữ cầm chiếc giày của mình ném về hướng bà Nguyễn Thị Quyết Tâm – Chủ tịch HĐND TP. HCM”. Sự việc trên đã được một số đối tượng như Nguyen Lan Thang, Trương Châu Hữu Danh, Thuy Le… chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội, ca ngợi, tung hô đây là “hành động dũng cảm phản kháng với chính quyền”. Và danh tính nhân vật nữ “ném giày”, được cho là “dân doan Thủ Thiêm” từ đây được hé lộ…
Sự thật người được cho là “dân oan Thủ Thiêm”, ném giày vào lãnh đạo TP.HCM
Sự thật người được cho là “dân oan Thủ Thiêm”, ném giày vào lãnh đạo TP.HCM
Được biết, danh tính người phụ nữ trên đó là Nguyễn Thị Thùy Dương, sinh năm 1990, ngụ tại phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP.HCM. Theo đó, sáng ngày 20/10, lãnh đạo TP.HCM tiếp xúc với người dân, người phụ nữ trên là 1 trong 5 người đến sớm nhất để đăng ký phát biểu. Tuy nhiên, vì buổi tiếp xúc cử tri diễn ra ngắn và không được trình bày nên cô ta đã tháo chiếc giày của mình ném về phía lãnh đạo thành phố.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch đối với Việt Nam hiện nay


Đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch đối với Việt Nam hiện nay

Diễn biến hòa bình” là một chiến lược tấn công toàn diện, thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bằng việc sử dụng tổng hợp các thủ đoạn, biện pháp, hình thức để chống phá chúng ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, chúng coi việc phá hoại về chính trị, tư tưởng, văn hóa là quan trọng hàng đầu, là khâu đột phá, mũi nhọn của cuộc tiến công. Các chuyên gia về truyền thông của Mỹ đã nhận định rằng: Làn sóng điện sẽ thay thế các thanh gươm, còn cây bút là phương tiện đi vào trái tim, khối óc của những người đang sống. Vì vậy, chúng đã triệt để sử dụng những thành tựu và sự bùng nổ của công nghệ thông tin để tăng cường chống phá ta. Thông qua các trang mạng xã hội, chúng dùng những lời lẽ xảo trá để xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây sự hoài nghi trong nhân dân.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

CUỘC CHIẾN KHÔNG GIAN MẠNG ĐANG XUẤT HIỆN CÁC NHÂN TỐ GÂY BẤT ỔN

Ván bài xuyên tạc, kích động của bọn phản động lưu vong, lũ cơ hội trong nước đang bị những người yêu nước lật tẩy trên không gian mạng (KGM), một số tên bị vạch mặt, bị bắt. Đứng trước nguy cơ đó, chúng đã điên cuồng chống phá ta với cách thức mới đầy nham hiểm.

5 BẢO VẬT QUỐC GIA CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, cho hạnh phúc của nhân dân. Trong khối di sản tinh thần mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam, có 5 di sản đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia, đó là:

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

“Nhất thể hóa” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không “nói hai lời”!

Mấy hôm nay, BBC Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, RFA, Dân làm báo… liên tục có những lời lẽ dèm pha rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như “nói hai lời”, khi vào năm 2015 Tổng Bí thư phát biểu trên báo Lao động và báo VTC đăng lại việc ông nói “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?” để rồi bây giờ lại đồng tình ủng hộ. Từ lâu, những người dân trí thức Việt chân chính đã biết và hiểu mấy anh chị BBC, VOA, RFA và đặc biệt là blog Dân làm báo của “Việt Tân” là những trang thông tin chuyên xuyên tạc bịa đặt về tình hình Việt Nam nói chung và lãnh đạo của đất nước nói riêng. Chuyện không thành có, chuyện có lại méo mó hơn chứ chưa nói gì đến việc lợi dụng lỗi sai sót của báo chí.
Tổng Bí thư được giới thiệu làm Chủ tịch nước
Tổng Bí thư được giới thiệu làm Chủ tịch nước

Bảo vệ vinh quang cho người ngã xuống

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan chức năng dừng phát hành và thu hồi cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” đã nhận được sự đồng tình của nhiều người, nhất là các cựu chiến binh từng cầm súng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

CHỦ ĐỘNG ĐẤU TRANH VỚI HÀNH VI XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Với điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử đặc thù, Nghệ An là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, cũng như quốc phòng - an ninh của cả nước. Trong những năm qua, dưới tác động của tình hình thế giới và khu vực, địa bàn Nghệ An cũng chịu những tác động không nhỏ ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống nhân dân.

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

LẠI VẪN CHIÊU TRÒ NÓI XẤU LÃNH ĐẠO


LẠI VẪN CHIÊU TRÒ NÓI XẤU LÃNH ĐẠO
Mấy ngày gần đây trên trang mạng Dân làm báo có các bài viết của nhiều tác giả như Vũ Đông Hà với bài “Hai năm hoa Quỳnh trong ngục tối”; Nguyễn Đan Thanh “Từ DM-Hồ Chí Minh phát sinh những tội đồ DM-Nguyễn Duy Cống, Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng”; Nguyên Thạch “Mùa dịch chết của đảng chết dịch”; Vũ Đông Hà “Đặc khu Biển Đông, Thanh trừng nội bộ, Nhất thể hoá: Nguyễn Phú Trọng bật 3 ngọn đèn xanh trong Hội nghị BCHTƯ 8” vv… Tôi đã đọc các bài viết này, thực sự khen ngợi các tác giả đã miệt mài, khổ công bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu, chắt lọc các thông tin và đưa lên trang báo. Nhưng sau khi đọc đi, đọc lại, suy ngẫm thì thấy tiếc thay cho các tác giả đã uổng phí công sức, bài viết của các vị nếu ai đọc chắc cũng hiểu dụng ý người viết có tâm không sáng, suy rộng ra là chêu trò nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xin đưa ra dẫn chứng từ một số bài viết như tác giả Nguyễn Đan Thanh viết bài “Từ DM-Hồ Chí Minh phát sinh những tội đồ DM-Nguyễn Duy Cống, Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng”, trong bài này tác giả đưa ra thông tin từ thời chế độ “Việt nam cộng hòa”, sau giải phóng đến nay tung hô những kẻ bán nước, hại dân cùng với đó kể tội những người đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, những người con kiên trung trong phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng con người, đem lại tự do, độc lập cho Tổ quốc cho Nhân dân, dân tộc Việt Nam không bao giờ quên những năm tháng bị mất tự do, bị ách đô hộ của ngoại bang, những điều này ai cũng biết. Vậy mà tác giả viết: người ơi xin chớ quên, "Tàn dư Mỹ Ngụy" vẫn mãi mãi thắm đẫm tự tình Dân Tộc.
Tác giả Vũ Đông Hà với bài viết “Đặc khu Biển Đông, Thanh trừng nội bộ, Nhất thể hoá: Nguyễn Phú Trọng bật 3 ngọn đèn xanh trong Hội nghị BCHTƯ 8”. Với bài này nếu người đọc không hiểu sự tình và những vi phạm pháp luật của 2 tội phạm Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga. Những vi phạm đã được pháp luật công khai xử lý theo đúng người, đúng tội. Nhưng theo tác giả thì lại cho rằng: Nguyễn Phú Trọng mở mặt trận càn quét những công dân Việt Nam tranh đấu bảo vệ môi trường Đây là một trong nhiều "nghĩa vụ" mà Nguyễn Phú Trọng phải "trả nợ" cho những "viện trợ" của Bắc Kinh trong cuộc chiến loại trừ Nguyễn Tấn Dũng. Khi đọc nội dung này chắc mọi người đều hiểu ý đồ của tác giả vận từ vụ việc có thật kêu oan cho những kẻ vi phạm luật pháp của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nói xấu lãnh đạo ý đồ quá rõ ràng… tôi không bình luận thêm.
Theo tôi những bài viết của các tác giả đã nêu ở trên đăng trong mục Dân làm báo, mọi độc giả hãy xem xét, cân nhắc kỹ những nội dung mà tác giả đề cập để nhận ra ý đồ thực sự của những người viết tránh bị kẻ xấu lợi dụng, gây mất lòng tin vào lãnh đạo cấp cao của Đảng.