Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

NHỮNG LUẬN ĐIỆU VÔ ƠN, BỘI NGHĨA.


Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên công lao của những thế hệ đã hy sinh xương máu, đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Bất chấp đạo lý, các thế lực thù địch, phần tử bất mãn, cơ hội chính trị luôn tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để đánh tráo, xuyên tạc bản chất các cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Việt Nam, hạ thấp giá trị độc lập, tự do, phủ nhận sự hy sinh của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng nhằm kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những luận điệu xảo trá.
Thực tế, không chỉ dịp 27/7 mà hoạt động đền ơn đáp nghĩa đã trở thành truyền thống văn hoá với mọi tầng lớp nhân dân, ở khắp các vùng, miền đất nước. Hiện nay các chủ trương, chính sách dành cho thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng ngày càng được hoàn thiện; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xây dựng tu bổ đền đài, nghĩa trang liệt sĩ luôn được quan tâm. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, diện thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng được mở rộng, chế độ chăm sóc, ưu đãi được nâng lên, các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng thật sự trở thành phong trào rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, với nhiều hình thức tổ chức, nhiều việc làm cụ thể thiết thực, phong phú, sáng tạo trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.
Thế nhưng những năm gần đây, trên không gian mạng xuất hiện những bài viết, video clip và một số tác phẩm viết dưới dạng văn học của một số cá nhân chống đối, phần tử cơ hội, bất mãn, họ lợi dụng một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách ở một số nơi để phủ nhận, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và sự chung tay của toàn xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Có bài viết cho rằng, nhà cầm quyền Việt Nam “vô ơn với liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc, lạnh lẽo khói hương ngày giỗ các anh”; “sự hy sinh là vô nghĩa do cả tin, bị dối lừa”.
Nguy hiểm và trắng trợn hơn, họ còn kêu gọi, tập hợp những đối tượng bất mãn, cơ hội lập ra các hội, nhóm cựu chiến binh để tiến hành các hoạt động trái pháp luật, từ đó tuyên truyền, kích động, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin tham gia, gây mất an ninh trật tự… Các thế lực phản quốc lưu vong xới lại điệp khúc cũ, coi cuộc đấu tranh chống Pháp, Mỹ và các thế lực tay sai để giải phóng dân tộc của nhân dân ta là cuộc "chiến tranh ý thức hệ, huynh đệ tương tàn", "miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam" để từ đó đi đến đồng nhất nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của lực lượng cách mạng với những kẻ cầm súng giúp sức cho ngoại bang là liệt sĩ - tử sĩ. Với luận điệu này, họ đòi hỏi sự đổ máu nào cũng phải đối xử công bằng, không phân biệt bên này, bên kia! Khi không được đáp ứng thì họ lại giở tấu hài rằng, ngay trong lúc đi tìm sự hòa hợp, chúng ta vẫn chỉ đi tìm từ phía “kẻ thắng” nên khó mà tìm ra sự đồng thuận!
Một số thế lực cố tình xuyên tạc lịch sử, tuyên truyền rằng Quân đội Việt Nam Cộng hoà mới là “những người yêu nước, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc”, đồng thời bôi đen Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chúng còn xuyên tạc rằng cái chết của quân và dân ta là “những cái chết vô nghĩa, bị Đảng Cộng sản lợi dụng cho mục đích chính trị”, vu cáo “nhà cầm quyền Việt Nam vô ơn với liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc”… Mới đây, một số đối tượng còn tổ chức đại nhạc hội với tên gọi “Cảm ơn anh, người thương binh Việt Nam Cộng hoà”, hát những bài có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, tưởng nhớ, ca ngợi cái gọi là “hy sinh anh dũng” của quân lực Việt Nam Cộng hoà. Không khó khi nhận ra những kẻ rêu rao luận điệu này được tài trợ tiền từ nước ngoài, nay muốn thể hiện để nhận được trợ giúp.
Những luận điệu xuyên tạc trên tuy không mới song nằm trong âm mưu thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Việc xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp sự hy sinh của các liệt sĩ, thương binh, người có công là thủ đoạn thể hiện bản chất xảo trá, vô ơn, bạc nghĩa để phục vụ mục tiêu chống phá, tạo ra nhận thức lệch lạc, làm suy giảm lòng tin của một bộ phận quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ. Việc lặp lại những luận điệu này còn gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời khoét sâu vào mất mát, nỗi đau chiến tranh, tổn thương của thân nhân gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng.
Tiếp nối đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Trong những ngày tháng đất nước còn khói lửa chiến tranh, biết bao người con giã từ gia đình, quê hương, xung phong lên đường chiến đấu, một lòng vì Tổ quốc “Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi/ Ra đi, ra đi thà chết chớ lui”. Hơn ai hết, họ đã chuẩn bị một tâm thế, lòng tin vững vàng trước sự hy sinh của cuộc chiến đầy gian nan, khốc liệt phía trước và vẫn lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào ngày độc lập, tự do của Tổ quốc.
Chúng ta không bao giờ quên hình ảnh những người đã xả thân vì nước, quyết không để quân thù cướp từng tấc đất quê hương. Không thể quên câu nói của người thanh niên trẻ Lý Tự Trọng: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không thể là con đường nào khác”; không thể quên tinh thần quả cảm của chiến sĩ giao liên Kim Đồng, sự bất khuất, hiên ngang của nữ Anh hùng Võ Thị Sáu; xúc động và tự hào biết bao trong tiếng hô vang khẩu hiệu yêu nước của người chiến sĩ trẻ Nguyễn Văn Trỗi trước khi bị hành hình: “Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm”!
Đó là sự hy sinh anh dũng của những cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc; nguồn cảm hứng lãng mạn, khát khao cống hiến cháy bỏng của những chàng trai, cô gái đôi mươi xung phong ra tuyến đầu chống giặc được thể hiện trong Nhật ký Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm… Vẻ đẹp, sự dũng cảm, hy sinh vì độc lập, tự do của các anh, các chị không một dòng văn thơ nào có thể diễn tả hết, đó chính là vẻ đẹp bất diệt. Máu của các anh, các chị “đã làm cho lá cờ của cách mạng thêm đỏ chói”; “Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do” (Hồ Chí Minh).
Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Từ tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, liệt sĩ” để ghi nhận và tri ân những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27/7 hằng năm trở thành Ngày Thương binh, liệt sĩ của cả nước. Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, ghi công các Anh hùng liệt sĩ, quan tâm và dành những tình cảm đặc biệt, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc người có công đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương.
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên… Cân đối ngân sách để tiếp tục thực hiện việc nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công; nâng cao các công trình “đền ơn đáp nghĩa”. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, ngày 27/10/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 25/01/2016 về tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả để lại ngày nay vẫn còn nặng nề. Bao thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ, người con đã mãi mãi không thể gặp lại người thân yêu của mình. Hàng triệu người đã ngã xuống vì khát vọng cháy bỏng độc lập, tự do, thống nhất và đi lên CNXH. Nó phản ánh nghị lực phi thường của nhân dân ta, đồng thời khẳng định ý chí, quyết tâm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là sự hy sinh anh dũng, nguyện đi theo Đảng, trung thành với Đảng, sống và chiến đấu cho sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, trở thành một khối đại đoàn kết thống nhất. Cho nên, với luận điệu của các thế lực thù địch cho rằng sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trong kháng chiến cứu nước là “những cái chết vô nghĩa” thì đó là lập luận của những kẻ vô ơn, bội nghĩa mà chúng ta cần phải đấu tranh, lên án.
Có thể là hình ảnh về 6 người

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 01/8


“Phụ nữ cần phải học tập tiến bộ nhiều hơn nữa”.
Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Người nói trong bài phát biểu tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc, ngày 1/8/1960, Báo Nhân dân đăng trên số 2327, ngày 2/8/1960.
Đây là giai đoạn miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đuổi đế quốc Mỹ và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng CNXH càng được chú trọng, số lượng phụ nữ công tác trong các cơ quan chính quyền từ trung ương đến cơ sở tăng cao; đặc biệt, trong Quốc hội khóa II có tới 53 đại biểu Quốc hội là nữ. Khẳng định Đảng, Chính phủ và Nhân dân ta đã đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ và đó cũng là một thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy: “Phụ nữ cần phải học tập tiến bộ nhiều hơn nữa”, kế thừa và phát huy truyền thống con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã tích cực học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; từ các phong trào thi đua rộng lớn của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ, tiêu biểu với các phong trào thi đua “Ba đảm đang”, phong trào “Đồng khởi”… đã xuất hiện nhiều nữ anh hùng dũng cảm trong chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được lịch sử vinh danh, trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, xứng đáng với 8 chữ Vàng Bác Hồ trao tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, phát triển hiện nay, lời Bác Hồ dạy năm xưa vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn để các thế hệ phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, ra sức học tập, rèn luyện theo 4 phẩm chất: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, ngày càng có nhiều phụ nữ phấn đấu trở thành chính trị gia, nhà khoa học giỏi, nhà quản lý năng động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phương hướng xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, phụ nữ Quân đội tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tích cực, chủ động, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, học tập, lao động sáng tạo, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc để cùng với phụ nữ cả nước thực hiện trọn vẹn lời Bác Hồ dạy năm xưa.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'TƯ TƯỞNG Há CHÍ MINH MÃI MÃI SOI SÁNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM'

BÁC HỒ VỚI CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam cũng chính là người đã khởi xướng, rèn luyện và để lại nhiều bài học quý báu cho đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng của Đảng.
Trong hành trình suốt 30 năm đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã là người tiên phong trong công tác Tuyên giáo. Năm 1919, Bác gia nhập Đảng xã hội Pháp. Năm 1920, Bác đã đọc tác phẩm của Lênin: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” đăng trên báo L’ Humanité số ra ngày 17/7/1920. Tác phẩm này đã giải đáp cho Bác con đường giành độc lập, tự do cho đồng bào.
Thời gian này, Bác đã tìm cách thông qua hoạt động báo chí để tố cáo tội ác của thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Đông Dương, tranh thủ sự ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thức tỉnh tinh thần yêu nước của bà con Việt kiều và cũng qua họ tìm cách đưa một số tài liệu báo chí về nước bằng nhiều con đường khác nhau để giác ngộ tinh thần độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Bác đã lựa chọn một số thanh niên tiêu biểu sang đào tạo tại Liên Xô, mở nhiều lớp bồi dưỡng chính trị ngắn ngày cho một số thanh niên ưu tú tại Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị đội ngũ cán bộ trở về nước để tổ chức hoạt động, đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Cũng từ đây một số Ban của Đảng được ra đời. Trong đó Ban Tuyên giáo được ra đời ngày 1/8/1930, để tham mưu cho Trung ương và cấp uỷ trên các mặt công tác của Đảng.
Suốt chặng đường 86 năm thành lập, Ban Tuyên giáo của Đảng đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, ngành Tuyên giáo đã và đang đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Sau khi cách mạng thành công, Bác đã căn dặn đội viên tuyên truyền xung phong: “Phải biết rõ mục đích tuyên truyền của mình và phải biết chịu kham khổ, phải biết nhẫn nại, chớ có lên mặt “quan cách mạng”.
Một lần khác nói chuyện với anh em cán bộ tuyên truyền Bác lại căn dặn: “Tuyên truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe. Ta chớ bắt chước những nước tuyên truyền tin chiến tranh quá sai lạc sự thực”. Trong công tác tuyên truyền liên quan đến chính sách đối ngoại, Bác nhắc: “Các báo và các ban tuyên truyền nên hướng dẫn lòng yêu nước và chí cương quyết cố giành độc lập hoàn toàn của đồng bào một cách ôn hoà, bình tĩnh có lợi cho ngoại giao…”.
Không chỉ vậy, Bác còn nhấn mạnh: Công tác Tuyên giáo phải xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng mà xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp hoạt động; phải phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng ta, của dân tộc ta.
Tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31/8/1963, Bác đã nói: “Nhiệm vụ công tác Tuyên huấn có thể chia ra hai mặt: một mặt là làm sao mưu lợi cho đồng bào; một mặt nữa là làm sao tránh được tệ hại cho đồng bào”. Để mưu lợi cho nhân dân và tránh tệ hại cho nhân dân, Bác chỉ rõ: Tính Đảng là nguyên tắc và nền tảng của công tác Tuyên giáo, nó bảo đảm cho các hoạt động Tuyên giáo của Đảng giữ vững lập trường giai cấp công nhân, phục vụ nhân dân; tính khoa học của công tác tuyên giáo phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, từ quy luật phát triển của xã hội, lấy đó làm cơ sở giải thích cho nhân dân hiểu một cách có căn cứ khoa học những vấn đề thực tiễn cách mạng đặt ra, để từ đó, họ hành động tự giác, có hiệu quả. Bác còn chỉ rõ: Quá trình tiến hành công tác tuyên giáo phải đảm bảo tính chân thực, để nhân dân nhận thức đúng và hành động đúng đường lối của Đảng.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Bác Hồ luôn nêu một tấm gương sáng, một mẫu mực tuyệt vời về công tác Tuyên giáo phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của Đảng, phục vụ nhân dân, nêu cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng, nêu cao ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trước vận mệnh đất nước.
Để hoạt động Tuyên giáo có hiệu quả, Bác đòi hỏi cán bộ Tuyên giáo phải nói và viết sao cho “phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc”, làm cho người nghe, người đọc “hiểu được, nhớ được và làm được”. Bác còn đòi hỏi cán bộ Tuyên giáo phải có phong cách đi sâu, đi sát cơ sở, đến những mũi nhọn của mặt trận sản xuất và chiến đấu, nơi có phong trào khá và cả những nơi có phong trào kém, phát hiện và giải đáp được những vấn đề do cuộc sống đặt ra.
Bác nhấn mạnh: Chỉ có đi sâu vào thực tiễn đời sống xã hội thì mới tìm hiểu, đánh giá đúng thực chất tình hình công tác Tuyên giáo của địa phương, đơn vị, mới phát hiện được những vấn đề mới, nhân tố mới, những điển hình tốt, người tốt việc tốt để cổ vũ, biểu dương, nhân rộng, đồng thời vạch ra những hiện tượng, những biểu hiện sai trái để phê phán, uốn nắn nhằm đẩy mạnh việc phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Ngay cả những ngày ốm nặng và sắp đi xa, Bác vẫn dành thời gian làm việc với các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên huấn Trung ương nghe báo cáo tình hình chiến trường miền Nam, tình hình lũ lụt ở sông Hồng và không quên nhắc phải quan tâm việc phát hành loại sách: “Người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến trên các mặt sản xuất, chiến đấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Học tập theo lời dạy của Bác, những năm qua, trên suốt chặng đường cách mạng, trong kháng chiến và kiến quốc, Đảng ta luôn khẳng định công tác Tuyên giáo có vai trò đặc biệt, là một lĩnh vực trọng yếu trong công tác lãnh đạo, tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân và tổ chức nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở mọi thời kỳ, mọi chặng đường đất nước.
Những năm qua, trong công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đất nước nói chung, công tác Tuyên giáo đã không ngừng đổi mới, từng bước vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, hành động cách mạng góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Trong công cuộc đổi mới vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng nhờ sự nỗ lưc của các cấp ủy đảng công tác tuyên giáo có những tiến bộ, đổi mới đáng kể, góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh. Đặc biệt, công tác tuyên giáo đã triển khai nghiêm túc Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Với phương châm công tác tuyên giáo bám sát nhiệm vụ chính trị, hướng về cơ sở, góp phần có hiệu quả vào giải quyết đúng đắn những vấn đề cấp thiết đặt ra ở cơ sở, tạo được sự chuyển biến thật sự về chất ở cơ sở xây dựng được các phong trào cách mạng của nhân dân ở cơ sở, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, công tác tuyên giáo sẽ hoàn thành tốt những mục tiêu và những nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân tin tưởng giao phó.
Tư tưởng của Bác, tấm gương đạo đức cách mạng của Bác và những lời dạy của Bác đã và đang tiếp sức cho những người làm công tác Tuyên giáo cả nước nói chung tiếp tục phấn đấu hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới của đất nước.
Nguồn: baonghean.vn
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và huấn thị cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tháng 12/1961.
Có thể là hình ảnh về 5 người và tượng đài

KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG (01/8/1930-01/8/2023)

 

Trải qua 93 năm, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân liên tục đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn coi công tác Tuyên giáo là bộ phận đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Đảng.
Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo (01/08) luôn mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng, văn hóa sâu sắc. Đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh trong lĩnh vực tuyên giáo của Đảng - lĩnh vực có lịch sử ra đời sớm nhất trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của công tác tư tưởng trong các hoạt động thành lập Đảng Cộng sản cũng như trong công tác lãnh đạo của Đảng.
Công tác Tuyên giáo đã bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước và tình hình thế giới; phối hợp và huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng; tổ chức nắm bắt kịp thời tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân; đánh giá, dự báo xu thế phát triển của tình hình các mặt để triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục linh hoạt, phù hợp nên đã góp phần tạo sự nhất trí cao về tư tưởng, quyết tâm và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nước để đánh thắng các âm mưu, hành động xâm lược, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trải qua lịch sử 93 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, cơ quan chuyên trách làm Công tác Tuyên giáo của Đảng đã có những tên gọi khác nhau và có những lần chia tách, hợp nhất cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn lịch sử của sự nghiệp cách mạng.
Song, đội ngũ những người làm Công tác Tuyên giáo và Công tác Tuyên giáo luôn có vị trí và vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần vào sự trưởng thành và phát triển của Đảng. Các cấp ủy đảng đã tăng cường quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Công tác Tuyên giáo; cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã tăng cường mối quan hệ, phối hợp công tác với ban tuyên giáo các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao./.
Báo Công lý
Có thể là hình ảnh về văn bản

KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO TÍNH CHIẾN ĐẤU, TÍNH GIÁO DỤC, THUYẾT PHỤC CỦA CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

 

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành Tuyên giáo tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, “Bản lĩnh, trí tuệ, đoàn kết, chủ động, đổi mới, sáng tạo”, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng.
Ngày 31/7, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức gặp mặt kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2023). Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, cách đây 93 năm, ngày 01/8/1930, nhân kỷ niệm Ngày quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng đã xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 1/8”. Tài liệu vừa phát hành đã tạo được tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ quần chúng Nhân dân yêu nước đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức bóc lột, phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Từ đó, ngày 01/8 trở thành một mốc son lịch sử, đánh dấu một hoạt động rất có ý nghĩa đối với công tác Tuyên giáo của Đảng. Với ý nghĩa đặc biệt của sự kiện lịch sử này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định lấy ngày 1/8 hằng năm là Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng.
Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu toàn ngành Tuyên giáo kiên định chủ trương, đường lối của Đảng, đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, quán triệt sâu sắc quan điểm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời, hiệu quả; thực sự thấm nhuần sâu sắc những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chủ động, tích cực hơn nữa trong tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy đảng các giải pháp về công tác tuyên giáo; làm cho công tác tuyên giáo nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, thuyết phục, gắn chặt và bám chắc với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kịp thời giải đáp đúng và trúng những vấn đề đặt ra trong công tác tư tưởng của Đảng và trong đời sống xã hội.
Phát biểu cảm tưởng tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chia sẻ: Vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng hằng năm, những người trong ngành dù đang làm việc hay đã nghỉ công tác đều nghĩ về những năm tháng hoạt động tuyên giáo với những vinh quang, tự hào và cũng không kém phần khó khăn, thử thách. Ngành Tuyên giáo là ngành hoạt động nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất cao, đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng và chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về lớp lớp cán bộ tuyên giáo đã trưởng thành qua nhiều thế hệ, qua nhiều thời kỳ lịch sử. Ngành Tuyên giáo của Đảng hiện nay đã có nhiều đổi mới, đội ngũ không ngừng được củng cố vững mạnh, góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ chính trị chung.
Cũng tại buổi gặp mặt, đồng chí Đỗ Phương Thảo, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ, ôn lại hành trình 93 năm qua với những năm tháng khó khăn, gian khổ nhưng rất vẻ vang, tự hào của lớp lớp thế hệ cha anh đi trước, thế hệ những người làm công tác Tuyên giáo ngày nay càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân cũng như với sự phát triển của ngành Tuyên giáo. Trong 93 năm qua, đại đa số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngành luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tận tâm tận lực, tâm huyết, trách nhiệm với công việc, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, sẵn sàng đối mặt và vượt qua khó khăn, thử thách, không ngừng nỗ lực, tìm tòi, đổi mới, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bày tỏ quyết tâm của thế hệ trẻ ngành Tuyên giáo, đại diện Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương cam kết bằng sức trẻ và tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết của tuổi trẻ, thế hệ trẻ ngành Tuyên giáo sẽ tiếp bước thế hệ cha anh, tiếp tục góp phần tích cực vào sự nghiệp tuyên giáo của Đảng.
Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức đã công bố và trao tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc cho hai cá nhân: Đồng chí Võ Văn Phuông, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Đỗ Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; công bố và trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Vụ Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào thành công của nhiệm kỳ Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 2020 - 2021; trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tuyên giáo” cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ban Tuyên giáo Trung ương vì đã có thành tích đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển sự nghiệp tuyên giáo của Đảng./.
Báo Điện tử ĐCSVN
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG GẶP MẶT KỲ NIỆM 93 NĂM NGÀY TRUYỂN THỐNG NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢ (01/8/1930- 01/8/2023) Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2023'

CHƯA THỂ GỌI LÀ VĂN MINH, THANH LỊCH!

     Ngày 31/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có thư cảm ơn gửi tới Ban nhạc BlackPink, khán giả hâm mộ ban nhạc và các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cảm ơn các khán giả tham gia hai đêm diễn một cách sôi động, văn minh, thanh lịch góp phần quan trọng vào sự thành công của các đêm diễn...

Việt Nam là đất nước có 100 triệu dân, với nhiều lứa tuổi, thế hệ khác nhau. Vậy nên sở thích vì thế cũng hoàn toàn khác biệt. Các cháu thích và mến bộ ban nhạc BlackPing hay bất cứ hình thức giải trí nào, đó là quyền của các cháu. Miễn không vi phạm pháp luật, đạo đức, luân lý và không ảnh hưởng đến văn hóa, thuần phong, mỹ tục. Nếu Ronaldo hay Messi, những huyền thoại sống của bóng đá thế giới đến Việt Nam thì chắc chắn cũng sẽ có hàng vạn người hâm mộ muốn gặp gỡ thần tượng bằng xương, bằng thịt của mình...tóm lại, sở thích, thần tượng là quyền mỗi người trong thời đại nền văn hoá giao thoa mạnh mẽ toàn cầu.

Cái mà dư luận quan tâm, phản ứng chính là việc Ban Tổ chức BlackPing có quảng bá đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc. Dù họ đã lên tiếng xin lỗi nhưng rõ ràng đây là sự cố hết sức đáng tiếc. Với người Việt Nam thì Hoàng Sa và Trường Sa là máu thịt của Việt Nam, đó là bất biến. Chủ quyền Quốc gia là tối thượng, cao hơn tất cả và không một thứ gì có thể đánh đổi, so sánh được. Hy vọng các tổ chức, cá nhân đến Việt Nam hay phim ảnh, ấn phẩm...khi du nhập vào nước ta cần phải được kiểm duyệt chặt chẽ, rút kinh nghiệm từ vụ việc này. Các cơ quan năng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm không để các sự cố tương tự xảy ra.

Các bạn trẻ yêu mến thần tượng nhưng không nên thái quá, kiểu gào khóc chan chứa nước mắt đó hãy để dành cho cha mẹ, người thân khi họ trăm tuổi bạc đầu hay trước anh hùng dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc, để chúng ta có ngày hôm nay. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng "các khán giả tham gia hai đêm diễn một cách sôi động, văn minh, thanh lịch góp phần quan trọng vào sự thành công của các đêm diễn...". Tuy nhiên, nhìn cảnh rác rưởi ngập sân vận động, một số thanh niên ăn mặt hở hang theo BlackPing... như vậy, không thể khẳng định đó là văn minh, thanh lịch. Những hình ảnh đó là xấu hình ảnh của người Việt Nam nói chung và Thủ đô ngàn năm văn hiến nói riêng./.


Yêu nước ST.

BẠN CẦN BIẾT: MỘT “ĐỘI QUÂN MẠNG” ĐƯỢC ĐÀO TẠO TIẾNG VIỆT VÀ HIỂU RÕ VĂN HÓA VIỆT NAM!

         Ở Trung Quốc những năm gần đây, nhiều trường có cả chuyên ngành Đại học gọi là ‘Việt Nam học’. Khi vào đây, sinh viên Trung Quốc sẽ được học tiếng Việt với đầy đủ kỹ năng đọc, hiểu, nói, viết thành thạo như một người Việt bản địa. Không chỉ dừng lại ở đào tạo ngôn ngữ, những sinh viên này còn được đào tạo rất chuyên sâu về lịch sử, văn hoá, chính trị của Việt Nam... nhưng luôn kèm theo câu [do người Trung Quốc phát minh].

Việc này đã tạo ra những ‘đội quân’ người Trung Quốc hiểu về Việt Nam, cập nhật rất rõ tình hình của Việt Nam, họ sử dụng mạng xã hội Facebook dưới tên Việt Nam, tham gia vào các diễn đàn mạng xã hội tại Việt Nam và tương tác rất tích cực.

Tuy nhiên, ở ‘đội quân’ này có khá nhiều mặt trái, vì biết rõ tiếng Việt, dùng facebook dưới tên Việt nên khi tham gia các cuộc tranh luận hoặc đưa tin họ thường cố tình đứng ở vị trí của một người Việt Nam để tham gia tranh luận hoặc đưa thông tin, rất nhiều thông tin trong số đó có sự đánh tráo khái niệm, bịa đặt về tình hình Việt Nam, so sánh với Trung Quốc, tạo mâu thuẫn, nghi ngờ trong dư luận.

Thủ đoạn thường thấy là các facebook đặt tên Việt (kiểu như Hoa Quốc Phong, Tiêu Bá Dương, Thạch Anh…), tự nhận bản thân là một người thuộc vùng miền, địa phương nào đó của Việt Nam, sau đó dùng các thông tin xuyên tạc, bịa đặt để kích động tranh cãi, chửi bới để gây xung đột vùng miền, chia rẽ sự đoàn kết. Nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử của Việt Nam bị nhóm này cố ý xuyên tạc hoặc đánh tráo khái niệm để người đọc, người xem lầm tưởng và hạ thấp giá trị văn hoá, lịch sử của Việt Nam và đặc biệt là tấn công vào chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Những kẻ này ở nhiều cuộc tranh luận đóng vai trò khơi mào, dẫn dắt, thổi bùng vấn đề, tạo tranh cãi nảy lửa rồi âm thầm rút. Một số kẻ lợi dụng các idol Trung Quốc để lôi kéo người Việt Nam tuyên truyền trá hình cho đường lưỡi bò với những luận điệu đại loại như “yêu nước nhưng vẫn đu idol” hay “Hoàng Sa, Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm từ lâu”, “chủ quyền Việt Nam, chính trị không liên quan đến nghệ thuật”… hay xuyên tạc lịch sử như: “Cái áo, cái quần của triều đại A, B của Việt Nam là ăn cắp từ Trung Quốc”, “Việt Nam không tự sáng tạo ra các lễ nghi mà phải sao chép, ăn cắp, học lỏm từ Trung Quốc”… Lẽ dĩ nhiên, những luận điệu này cũng được sự chia sẻ của một số các bạn trẻ của Việt Nam - thường được cộng đồng mạng gọi là “Mị Châu”, những bạn trẻ này thiếu kiến thức, nhẹ dạ, khả năng lập luận tư duy kém nên khi nghe những luận điệu kiểu “7 phần là sai 3 phần là đúng ” được tuyên truyền đã vội tin tưởng và lặp lại những luận điệu đó.

Tại Trung Quốc, những người này được gọi là [Tiểu Phấn Hồng]. Xu hướng này xuất hiện trong thời gian gần đây và có lẽ cần phải có sự theo dõi và nghiên cứu về cách thức hoạt động của nhóm này nhằm đưa ra các biện pháp đấu tranh phù hợp./.


Yêu nước ST.

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 1960!

     "Phụ nữ cần phải học tập tiến bộ nhiều hơn nữa”!
     Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Người nói trong bài phát biểu tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc, ngày 1/8/1960, Báo Nhân dân đăng trên số 2327, ngày 2/8/1960.
     Đây là giai đoạn miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đuổi đế quốc Mỹ và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng CNXH càng được chú trọng, số lượng phụ nữ công tác trong các cơ quan chính quyền từ trung ương đến cơ sở tăng cao; đặc biệt, trong Quốc hội khóa II có tới 53 đại biểu Quốc hội là nữ. Khẳng định Đảng, Chính phủ và Nhân dân ta đã đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ và đó cũng là một thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
     Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy: “Phụ nữ cần phải học tập tiến bộ nhiều hơn nữa”, kế thừa và phát huy truyền thống con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã tích cực học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; từ các phong trào thi đua rộng lớn của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ, tiêu biểu với các phong trào thi đua “Ba đảm đang”, phong trào “Đồng khởi”… đã xuất hiện nhiều nữ anh hùng dũng cảm trong chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được lịch sử vinh danh, trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, xứng đáng với 8 chữ Vàng Bác Hồ trao tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
     Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, phát triển hiện nay, lời Bác Hồ dạy năm xưa vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn để các thế hệ phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, ra sức học tập, rèn luyện theo 4 phẩm chất: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, ngày càng có nhiều phụ nữ phấn đấu trở thành chính trị gia, nhà khoa học giỏi, nhà quản lý năng động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
     Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phương hướng xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, phụ nữ Quân đội tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tích cực, chủ động, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, học tập, lao động sáng tạo, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc để cùng với phụ nữ cả nước thực hiện trọn vẹn lời Bác Hồ dạy năm xưa./.
Môi trường ST.

SOI XEM MÌNH ĐƯỢC MẤY "DÁM"?

 Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ Quân đội theo tinh thần “7 dám” là quan điểm chỉ đạo được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị Quân ủy Trung ương 6 tháng đầu năm 2023. Quán triệt, thực hiện tinh thần “7 dám” vừa là giải pháp rất quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội, vừa góp phần tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…

Gắn vào thực tiễn “xây” và “chống”
Tinh thần “7 dám” của cán bộ Quân đội trong tình hình mới được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương khái quát, gồm: “Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung”. Gắn vào thực tiễn công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đấu tranh phòng, chống tiêu cực, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chúng ta thấy rõ: “7 dám” vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp của công tác bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ Quân đội.
Nội hàm của cán bộ “7 dám” là sự cụ thể hóa những đặc trưng, truyền thống tốt đẹp về phẩm chất đạo đức, giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ, là sự phát triển tư duy lý luận, đặt ra những yêu cầu mới ngày càng cao đối với phẩm chất, năng lực cán bộ Quân đội trong giai đoạn mới. Khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc này để thấy rõ hơn, sự phát triển của đời sống xã hội là quy luật vận động không ngừng. Với vai trò là lực lượng nòng cốt, chủ lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng…
Quân đội ta phải đặt ra yêu cầu, tiêu chí và giải pháp ngày càng cao trong xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Khi cán bộ hội tụ đầy đủ phẩm chất, năng lực theo tinh thần “7 dám”, các cơ quan, đơn vị các cấp trong Quân đội sẽ có nền tảng tinh thần vững chắc, tạo động lực mạnh mẽ để cán bộ, chiến sĩ khai mở tiềm năng, năng lực, phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ.
Để hiện thực hóa tinh thần “7 dám”, Tổng Bí thư yêu cầu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và các cấp ủy đảng trong Quân đội phải đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, đủ đức, đủ tài, có uy tín cao; cấp trên phải làm gương cho cấp dưới, chỉ huy phải mẫu mực trước toàn đơn vị. Trong Quân đội, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm…
Thực tiễn quá trình thực hiện nhiệm vụ ở các đơn vị Quân đội trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu to lớn, những thành tích nổi bật đã đạt được, đáng lưu ý là ở một số đơn vị, trong một số thời điểm còn để xảy ra những vụ việc nghiêm trọng. Một bộ phận cán bộ, cấp ủy, người chỉ huy vẫn còn “bệnh thành tích”, giấu giếm khuyết điểm; xử lý một số vi phạm, vụ việc phức tạp, nhạy cảm chưa kịp thời, triệt để… Những hạn chế, khuyết điểm này trong một số trường hợp nhất định không chỉ ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ; chất lượng, hiệu quả huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị… mà còn là cái cớ để các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng thực hiện các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, kích động, chống phá Quân đội…
Quán triệt phương châm “xây” và “chống”, “lấy xây để chống” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống theo quan điểm của Đảng, chúng ta càng thấy rõ tính cấp thiết của việc củng cố, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ Quân đội theo tinh thần “7 dám”. Đó cũng là căn cứ để cấp ủy, chỉ huy các cấp đẩy mạnh thực hiện phê bình, tự phê bình; đề ra các chỉ tiêu, nội dung, giải pháp đấu tranh, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương “về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới”.
Soi rọi vào chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên
Từ thực tiễn hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đã được Quân ủy Trung ương sơ kết, đánh giá tại Hội nghị Quân ủy Trung ương 6 tháng đầu năm 2023, chúng ta thấy: Để xảy ra những biểu hiện tiêu cực, yếu kém ở đơn vị, nguyên nhân trực tiếp đều bắt nguồn từ phẩm chất, năng lực, phương pháp làm việc, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, nhất là cấp ủy, người chỉ huy các cấp.
Nhìn rộng ra và sâu hơn, chúng ta thấy, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần kiên trì, quyết liệt, không có vùng cấm… trong những năm qua đã đưa ra ánh sáng công lý hàng loạt cán bộ suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong những vụ việc, vụ án được dư luận xã hội quan tâm đặc biệt, có không ít cán bộ cấp cao trong Quân đội. Để dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân trực tiếp, cơ bản và căn cốt nhất vẫn là do phẩm chất của cán bộ, đảng viên.
Lấy tinh thần “7 dám” soi rọi vào từng cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao, chúng ta càng thấy rõ, nếu thiếu hoặc coi nhẹ các tiêu chí đó, cán bộ không những không hoàn thành nhiệm vụ mà còn dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chẳng hạn, khi đơn vị có hiện tượng tiêu cực, vi phạm kỷ luật nghiêm trọng nhưng cán bộ báo cáo không trung thực, tìm cách bao biện, che giấu khuyết điểm… thì đó là thiếu tinh thần “dám nghĩ”, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”…
Cán bộ thấy đồng chí của mình sai nhưng im lặng, né tránh, làm ngơ… thì đó là biểu hiện không “dám nói”, không “dám hành động vì lợi ích chung”. Che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích để được khen thưởng, thực dụng, chỉ lo vun vén cho quyền lợi cá nhân, luồn lách tìm cơ hội thăng tiến thì đó là những biểu hiện coi nhẹ đổi mới sáng tạo, không “dám đương đầu với khó khăn, thử thách”…
Các tiêu chí, nội hàm của cán bộ “7 dám” có mối quan hệ biện chứng, bổ trợ, tác động qua lại lẫn nhau. Thiếu đi một “dám” sẽ tác động, ảnh hưởng đến những phẩm chất còn lại. Thiếu càng nhiều “dám” hoặc làm sai lệch nội hàm, bản chất của những tiêu chí đó đều là những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, là một bước ngắn dẫn đến tiêu cực, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong bối cảnh toàn quân ta đang nỗ lực tập trung triển khai, thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, việc bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ theo tinh thần “7 dám” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tổ chức đảng các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đang đẩy mạnh thực hiện đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thực chất các chương trình, kế hoạch xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Kiên quyết phòng, chống chủ nghĩa cá nhân theo các nghị quyết, chỉ thị, kết luận… của Đảng và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương. Với phương châm kết hợp chặt chẽ “xây” và “chống”, “lấy xây để chống” theo quan điểm của Đảng; cấp ủy, tổ chức đảng các cơ quan, đơn vị cần bổ sung vào nghị quyết lãnh đạo, chương trình hành động, tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ, sâu sắc tinh thần “7 dám”.
Cần coi đây là một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện thường xuyên phê bình, tự phê bình. Mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người chỉ huy, bí thư, cấp ủy các cấp cần nêu gương, nghiêm túc đánh giá bản thân trên cương vị, chức trách được giao xem mình được mấy “dám”? Những cái “dám” nào mình còn thiếu, hoặc lâu nay vì nhiều lý do, chưa thực sự coi trọng thì có kế hoạch khắc phục, rèn luyện, phấn đấu. Soi xem mình được mấy “dám” sẽ có căn cứ để đánh giá bản thân có hay không thái độ bàng quan, cầu an, “mũ ni che tai”, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai né tránh đấu tranh, nói xấu, tìm kẽ hở của đồng chí, đồng đội để xoi mói, nịnh bợ, tâng công, cầu vinh, vụ lợi… Soi xem, nếu thấy những thứ ấy đang đè nặng hoặc lởn vởn trong tư duy, nếp nghĩ của mình thì hãy tự sửa, tự gột rửa.
Quân đội ta mạnh ở tính đoàn kết, thống nhất, tự giác, nghiêm minh. Bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ theo tinh thần “7 dám” không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong một thời điểm mà cần lấy đó làm “cẩm nang” thường xuyên, gắn kết với các hình thức, phương thức giáo dục khác để đẩy mạnh tự giáo dục, tự tu dưỡng, tự rèn luyện. Chỉ khi cán bộ thực sự “dám” đối diện với những thói hư, tật xấu, khuyết điểm… của bản thân thì mới có động lực để “dám” cống hiến, hy sinh vì tập thể, vì đơn vị, vì sự nghiệp xây dựng Quân đội. Đó cũng là cách để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Quân đội.