Gần đây thấy khá nhiều diễn đàn cho đăng tải các bài viết nhằm mục đích rửa tội cho Nguyễn Ánh đồng thời làm vấy bẩn hình ảnh của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ. Vậy mục đích cuối cùng của hành vi này là gì ?
Theo
quan điểm và nhìn nhận của bản thân mình thì đám phò Ánh này chính là lũ chuyên
xuyên tạc lịch sử và cái trò chạy tội cho Nguyễn Ánh nó chỉ là phụ. Mục đích
cao nhất của trò “lật sử” này là tạo tiền lệ công nhận và đạo đức hóa hành vi
rước ngoại xâm vào lãnh thổ. Cuối cùng là tấn công và phủ nhận cuộc chiến tranh
chống ngoại xâm của nhân dân ta vào thế kỷ XX. Mục tiêu chỉ có nhiêu đó, rửa
mặt cho Mỹ- Nguỵ và hủy hoại lịch sử của đất nước.
Công lao
mở mang đất nước rất lớn, nhưng Đàng Trong là một khu vực tự trị dưới một triều
đình thống nhất là nhà Lê giai đoạn Lê Trung Hưng. Chúa Nguyễn là chính quyền
tự trị của nhà Lê, công khai phá mở rộng bờ cõi thuộc về các chúa Nguyễn Hoàng
và đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát thì không còn mở rộng được lãnh thổ về phía
trong nữa. Còn lịch sử của Nhà Nguyễn bắt đầu từ khi Gia Long Nguyễn Phúc Ánh
lập ra nhà Nguyễn. Đó là hai giai đoạn lịch sử khác nhau, khi nhà Nguyễn đánh
bại Tây Sơn, các vùng lãnh thổ của Việt Nam ngày nay đã hình thành cơ bản, kể
cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Những
việc tốt của Ánh không thể không kể đến như mở rộng bờ cõi cho Ai Lao và Nam
Tàu mà nói một cách trắng phớ ra là chính Nguyễn Ánh đã đồng ý cắt đất cho Ai
Lao ở phía Tây và cắt đất ở phía Bắc cho nhà Thanh để “cõng rắn về cắn gà nhà”
& “rước voi về giày mả tổ”. Cả Xiêm và bọn truyền đạo phương Tây (công cụ
hỗ trợ) cho bọn Thực dân kiểu cũ vào xâm lược Việt Nam cũng là một tay Ánh rước
vào. Có một số nhà sử học và thành phần “lật sử” lại chỉ ra rằng việc xây cố đô
Huế, giờ đây nó là di sản là công lao của Nguyễn Ánh và nhà Nguyễn mà quên rằng
về cơ bản nó là di sản của nhân dân chứ Nhà Nguyễn cũng chỉ dùng sức vóc của
cải của nhân dân đế dựng nhà mà ở cho sướng chứ nghĩ gì đến hậu thế mà bảo phải
biết ơn.
Nguyễn
Ánh trước hết là kẻ đấu tranh vì ngôi vị để đòi đặc quyền cho gia tộc. So với
Tây Sơn là một phong trào nông dân, khởi nguồn là vì nông dân để nông dân không
còn phải chịu đặc quyền hà khắc của tầng lớp phong kiến nữa. Đặc điểm giai cấp
này khiến các biểu hiện của phong trào Tây Sơn dù tồn tại ngắn nhưng rất nhiều
điểm sáng như chống ngoại xâm, tích cực rèn luyện võ nghệ khiến sức vóc dân tộc
được tăng lên và rất nhiều cải cách tiên tiến. Còn Nguyễn Ánh, bản chất của hắn
là chống lại nó để đòi lại đặc quyền cho giai cấp và gia tộc mình. Mục tiêu tối
cao này khiến hắn bỏ qua nguyện vọng hòa bình của nhân dân, bỏ qua quyền lợi
dân tộc để chấp nhận các giải pháp rất tởm như cầu cứu ngoại bang về gây chiến
- thứ tội lỗi không thể nào chối bỏ được ở mọi thời kỳ.
Nói
chung, loại như Ánh chỉ sánh vai với Ích Tắc, Chiêu Thống mà thôi cho dù Ánh đã
chiến thắng. Ánh cùng phần lớn con cháu đã để lại hậu quả nặng nề cho sự phát
triển của đất nước, ôm chân ngoại xâm để bảo vệ đặc quyền gia tộc mà bỏ qua lợi
ích dân tộc cho tới ngày cuối cùng khi Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (Bảo Đại) buộc phải
trao lại chính quyền cho Cách Mạng mới thôi.
Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng
Trả lờiXóa