Lâm Đồng là một tỉnh thuộc địa bàn Tây Nguyên, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là một trong những trọng điểm các thế lực thù địch tập trung chống phá trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”; với âm mưu cơ bản, lâu dài là chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là vấn đề không mới, nhưng hết sức nguy hiểm, bởi nó đánh vào nền tảng sức mạnh tổng hợp của toàn dân và đất nước, làm suy yếu nước ta từ bên trong, tạo sự ly khai, cát cứ trên từng khu vực, địa bàn, nhất là trên các địa bàn chiến lược, gây sự bất ổn định về chính trị... để dễ bề kêu gọi can thiệp từ bên ngoài.
Để thực
hiện mưu đồ đó, các thế lực thù địch, phản động ra sức lợi dụng những khó khăn,
bức xúc của đồng bào các dân tộc trong cuộc sống; lợi dụng những yếu kém trong
quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở... để xuyên tạc, hạ thấp, phủ nhận
thành tựu công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước nói chung, chính sách đối với
đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Chúng triệt để lợi dụng các vấn đề về lịch
sử, đất đai và cuộc sống khó khăn của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số để
vu cáo Nhà nước ta “phân biệt đối xử”, “đàn áp người dân tộc thiểu số”… để kích
động, lôi kéo người dân tộc thiểu số biểu tình, bạo loạn, xâm phạm an ninh chính
trị, trật tự xã hội ở nước ta, chia rẽ đồng bào Kinh với đồng bào dân tộc. Các
đối tượng còn đánh tráo và đồng nhất khái niệm quyền dân tộc tự quyết với quyền
của các dân tộc thiểu số nhằm tuyên truyền, xuyên tạc để đồng bào các dân tộc
thiểu số ngộ nhận rằng, quyền dân tộc tự quyết là quyền của riêng họ. Từ đó,
chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số đòi “quyền dân tộc
tự quyết, tự quản”, thành lập “Nhà nước Đê-ga”, thoát ly khỏi sự quản lý của
Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng lập ra một số hình
thức “tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số, như: “Tin lành Đê-ga”, “Tin
lành Đấng Christ”… hòng tập hợp, lôi kéo đồng bào dân tộc đi theo, dùng thần
quyền, giáo lý để nắm và khống chế quần chúng, chi phối các địa bàn, hình thành
lực lượng đối trọng với chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
gây mất ổn định chính trị - xã hội ở địa phương.
Song, dù
các thế lực thù địch có cố tình xuyên tạc, chống phá thế nào chăng nữa cũng
không thể phá hoại khối đại đoàn kết vững chắc của toàn thể dân tộc Việt Nam
nói chung; tình cảm gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau của cộng đồng các
dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng nói riêng. Lịch sử hình thành và phát triển của
tỉnh nhà luôn chứng minh rằng mặc dù có nhiều thành phần dân tộc nhưng Lâm Đồng
không có sự áp đặt giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số; cư dân đến Lâm Đồng
từ nhiều địa phương, nhiều vùng, nhiều thời kỳ khác nhau nhưng đã đoàn kết, đùm
bọc lẫn nhau. Trong kháng chiến, đã có hơn 10.000 người đồng bào dân tộc thiểu
số tham gia cách mạng, các vùng căn cứ trong vùng dân tộc thiểu số không ngừng
được củng cố và mở rộng ở phía Nam và phía Bắc đường 20 (tỉnh Lâm Đồng cũ),
phía Tây Bắc tỉnh Tuyên Đức. Những cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số
đã phát huy được vai trò lãnh đạo trong các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn
thể quần chúng, là lực lượng nòng cốt trong việc vận động đồng bào thực hiện
các phong trào thi đua; góp phần quan trọng cho thắng lợi của cuộc đấu tranh
chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta.
Để đẩy
mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp
khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân đầu người ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số so với bình quân chung của tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định phê
duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
DTTS giai đoạn 2022 – 2025. Mục tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2030, phấn đấu nâng
mức thu nhập đầu người trong vùng dân tộc thiểu số từ 84 - 87 triệu đồng, bằng
70% thu nhập bình quân đầu người của tỉnh; các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu
số đạt chuẩn nông thôn mới, có đường ô tô đến trung tâm xã rải nhựa hoặc bê
tông; phấn đấu 95-99,5% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt
hợp vệ sinh, được tham gia bảo hiểm y tế và tiêm chủng mở rộng…; giải quyết cơ
bản vấn đề ổn định dân di cư tự do, thiếu đất ở, đất sản xuất; 70% lao động
trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân
tộc thiểu số…
bài rất thực tế
Trả lờiXóa