Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong và đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam là điều không thể phủ nhận


          Với hàng trăm bài viết xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta, cái tên Nguyễn Đình Cống đã không còn xa lạ với cộng đồng mạng xã hội. Mới đây, Nguyễn Đình Cống tiếp tục đăng tải bài viết “Phải chăng đảng là công cụ?” trên trang mạng baotiengdan, thể hiện những luận điệu xuyên tạc và lừa bịp hết sức hiểm độc rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam “là sản phẩm ngoại lai, được nhập vào lòng dân tộc”; “là công cụ…của một người hoặc một nhóm các chính trị gia”; “việc đề ra đường lối của việc lãnh đạo là của một người hoặc một nhóm người ở trên cao”. Những luận điệu này của Nguyễn Đình Cống hoàn toàn là sai trái, phản động. Bởi sự thật là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Việt Nam. Phù hợp với tiến trình vận đọng khách quan của lịch sử và phù hợp nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Lên án việc lợi dụng vụ 39 người trong Container nói xấu chế độ.

       Những ngày qua, mạng xã hội bàn tán nhiều về vụ việc đau thương, 39 người thiệt mạng khi tìm cách nhập cảnh trái phép vào Vương quốc Anh. Đó là điều dễ hiểu, khi nhiều người thực lòng bày tỏ sự đau xót trước thực tế rất phũ phàng, những người còn rất trẻ đã mất điều quý giá nhất là cuộc sống trên đất khách quê người.
Nhưng đáng lên án là việc một số người lợi dụng vụ việc để nói xấu chế độ. Có thể có người không hiểu biết bản chất vấn đề nên có những phát biểu quá khích, nhưng không ít kẻ do có tư tưởng chống đối và bất mãn đã “mượn gió bẻ măng” xuyên tạc sự thực.
Trước hết phải nói, những người vừa thiệt mạng ở Vương quốc Anh là nạn nhân của các tổ chức tội phạm quốc tế. Để rút tiền của nạn nhận, bọn buôn người đã trưng bày những cái “bánh vẽ” ngon lành về khả năng hốt tiền ở phương Tây.
Nhưng trong thực tế có hai khả năng xảy ra sau khi nhập cư trái phép thành công: Sống ngoài vòng pháp luật và làm những công việc bất hợp pháp, như trồng cần sa, làm chui trong nhà hàng, trộm cắp, nô lệ tình dục … Khả năng thứ hai là nhập trại tị nạn để làm thủ tục xin cư trú chính trị.
Nhưng vì ra đi với động cơ “làm kinh tế” để đổi đời nên đại đa số người Việt những năm qua bị bác đơn sau khi được phỏng vấn. Trước tình huống đó, nhiều người đã nói dối " lý do ra đi là bị đàn áp chính trị ở quê nhà".
Một sự thực mà nhiều người ngại nói là các nạn nhân một phần cũng có lỗi trong việc tham gia di cư trái luật, họ biết rõ họ đã vi phạm luật của Việt Nam và các nước liên quan. Trước đây cũng đã xảy ra nhiều vụ gây chết người do ngạt khí trên đường đến Đức và Anh. Tuy thế, chính các nạn nhân vẫn giúp bọn buôn người làm giàu thêm.
Khi bàn luận về vấn đề này, không nên bỏ qua một sự thực: Trước đây ở phương Tây có một số thế lực chính trị lợi dụng vấn đề tị nạn để thực hiện ý đồ chính trị, đặc biệt trong việc khơi mào một cuộc chiến, được định danh là “chiến dịch cho chảy máu” ở một nước hay khu vực. Từ sự ra đi của nhiều người dân, họ gây áp lực với chính quyền không được họ ưa chuộng. Trong hoàn cảnh một số người ra đi, sự bất ổn bùng phát sẽ là tiền đề cho sự can thiệp từ nước ngoài dưới chiêu bài và “dân chủ, nhân quyền”.
Xuất phát từ các chính sách đó của phương Tây, một trào lưu di dân bất hợp pháp toàn cầu đã hình thành và tồn tại cho đến tận ngày hôm nay.

TungBTT.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TINH THẦN CHỦ ĐỘNG TRƯỚC ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TINH THẦN CHỦ ĐỘNG TRƯỚC ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH 
Trong thời gian gần đây, khi Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và xã hội, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách để bóp méo, bịa đặt với mục đích cản trở sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới; xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phá hoại Đảng và chế độ, hòng làm tan rã mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Hiện nay, môi trường mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã, đang và sẽ tập trung chủ yếu là sử dụng internet, không gian mạng, chủ yếu là mạng xã hội để chống phá cách mạng nước ta. Thông qua việc thiết lập các website, blog, facebook để tổ chức truyền tải thông tin xấu, độc nhằm: phá hoại tư tưởng, đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân; gây nhiễu loạn thông tin, làm phức tạp về chính trị xã hội; làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp. Chiêu bài chính chúng tập trung hướng vào là lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; khai thác thông tin từ những vụ việc tiêu cực xảy ra trong đời sống để xuyên tạc, thổi phồng; lấy hiện tượng quy kết thành bản chất; đăng tải thông tin thật, giả lẫn lộn, đưa ra cái gọi là “tài liệu chứng minh” để xuyên tạc vai trò lãnh đạo, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bịa đặt về bí mật theo kiểu hé lộ những “thâm cung bí sử” trong Đảng… Đặc biệt, các thế lực thù địch thường xuyên xuyên tạc chính sách về dân tộc, về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, kích động những người dân thiếu hiểu biết vào các mục đích sai trái, âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam… Qua đó, tác động “dương đông kích tây” làm gia tăng các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và kích động xã hội nảy sinh quan điểm tùy tiện, phản biện vô nguyên tắc, phản đối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kêu gọi từ bỏ Đảng, chủ nghĩa Mác – Lênin; thúc đẩy lối sống thực dụng, thẩm thấu tư tưởng văn hóa ngoại lai vào đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân (nhất là thế hệ trẻ) làm phai nhạt lý tưởng cách mạng, băng hoại đạo đức xã hội…
Theo thống kê, hiện nay ở bên ngoài có tới hơn 63 đài phát thanh và truyền hình có chương trình Việt ngữ, trang mạng internet, 400 tờ báo, tạp chí, 88 nhà xuất bản tiếng Việt, hàng ngàn website, blog, trang mạng xã hội tập trung tuyên truyền chống phá ta. Hằng năm, có hơn 3.000 tài liệu chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, hàng chục nghìn thư ân xá quốc tế xâm nhập, tán phát qua con đường bưu điện quốc tế cùng rất nhiều ấn phẩm độc hại được đưa vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau. Một số đối tượng cơ hội chính trị, phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích đang sống, làm việc thụ hưởng thành quả cách mạng do Đảng và nhân dân mang lại, nhưng lại lén lút cộng tác với những phần tử bất mãn, phản động nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá nhân, bằng việc tiếp nhận, tán phát tài liệu có nội dung xấu, nói xấu chế độ, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam…
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa cần chú trọng một số vấn đề cụ thể:
1 là: Cấp ủy đảng, chính quyền và lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành phải không ngừng nâng cao nhận thức trong cuộc đấu tranh này, đặc biệt tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch; không ngừng chăm lo xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm pháp luật, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tập trung đấu tranh xử lý các hoạt động chống đối chế độ, gây phức tạp về an ninh trật tự.
2 là: Trước những sự kiện chính trị, nhất là các vụ việc phức tạp, nhạy cảm tác động đến tư tưởng của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, các cơ quan thông tin, truyền thông cần khai thác thông tin từ cơ quan chức năng chịu trách nhiệm cung cấp, để thông tin trung thực, khách quan, góp phần định hướng, tạo sự thống nhất trong nhận thức, thái độ và phương pháp giải quyết vấn đề. Thực tiễn đã chứng minh, trước những vấn đề bức xúc về tư tưởng, dù độ phức tạp của sự việc đến đâu, nếu thực hiện công tác thông tin kịp thời, đúng đắn, làm tốt định hướng thông tin, thì sự việc sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa, bức xúc trong xã hội sẽ được giải tỏa, nhất là không còn cơ hội để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng xuyên tạc, bịa đặt chống phá.
3 là: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách phát triển kinh tế – xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục để đồng bào hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam và để đồng bào nhận thức đúng, đề cao cảnh giác, không nghe theo kẻ xấu, không bị lợi dụng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, thực hiện đúng chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo./.
NTK.31.10.19


NÊN NHỚ! KỶ NIỆM “NGÀY TỰ DO TÔN GIÁO”, CHỈ LÀ CỦA MỸ???


Ngày kỷ niệm “tự do tôn giáo” do Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ triển khai hàng năm 24/10 nhưng họ lại chẳng tự đánh giá tự do tôn giáo ở Mỹ mà lấy tự do tôn giáo Mỹ để làm thước đo cho giá trị tôn giáo toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Cái lạ đời ở đây là tổ chức này là một tổ chức thuộc diện “tham mưu” cho Quốc hội Mỹ ra các chính sách chứ chẳng phải đại diện cho cộng đồng tôn giáo thế giới như của Liên hợp quốc. Tính chính danh của nó chỉ bó hẹp trong một quốc gia là Mỹ. Ấy thế mà tổ chức này lại tự vỗ béo cho mình bằng cái quyền “đánh giá, phán xét” chính sách tôn giáo ở nước ngoài bằng việc cử các đoàn làm việc thâm nhập vào các nước trên thế giới để tìm kiếm, bới móc các bằng chứng để phục vụ cho việc tố cáo nước đó vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo.
Trong nhiều năm qua, tổ chức này lùng sục tới nhiều quốc gia trên thế mới mà theo họ là “thiếu thiện chí” với Mỹ như Trung Quốc, Triều Tiên, Nga,.. để gặp gỡ các tổ chức tôn giáo có tiếng nói đối lập với chính quyền hoặc thừa nhận giá trị tự do tôn giáo Mỹ, khác biệt với quan điểm tự do tôn giáo trong nước đó.
Tại Việt Nam, nhiều năm qua tổ chức này luôn cử đoàn vào Việt Nam để tìm gặp các chức sắc, tín đồ tổ chức tôn giáo thiếu chính danh, không được thừa nhận bằng pháp luật để quay phim, chụp hình coi đó là “bằng chứng sống” về việc Việt Nam không có tự do tôn giáo.
Nếu như Mỹ là quốc gia lớn, họ có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thì việc họ luôn có tiếng nói can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác là điều từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay Mỹ luôn thực hiện với các quốc gia hậu Xô Viết.
Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, mới hôm 21/10 vừa qua đoàn công tác của Ủy ban tự do tôn giáo Mỹ đã tìm gặp đối với các thành viên trong “Hội đồng Liên tôn”, các tín hữu Công giáo trong vụ việc vườn rau Lộc Hưng...Giờ đây, với việc tổ chức này kỷ niệm ngày tự do tôn giáo, một số người ở Việt Nam hóng đợi, tự tổ chức kỷ niệm để theo hùa ngày này của Mỹ. Nhưng đắng lòng thay họ đang đi tôn thờ ngày tự do tôn giáo của Mỹ chứ chẳng phải theo giá trị của Việt Nam.
Tự do tôn giáo Mỹ, Mỹ nên để dành, để dùng chứ đừng ban phát giá trị đó cho những quốc gia khác, trong đó có Việt Nam./.
NTK.11.19



Cần có cái nhìn đúng bản chất về vấn đề vượt biên trái phép để ra nước ngoài lao động

Mỗi chuyến đi vượt biên sang Châu Âu mà bọn buôn người ra giá, phải bỏ ít nhất 30 ngàn euro có nghĩa tương đương 850 triệu. Vậy một người có tầm 850 triệu ở các miền quê như Hà Tĩnh hay Nghệ An thì được có được chừng đó sổ tiền liệu được xem là nghèo hay không?

VIỆT NAM ƠI, ĐỪNG SỢ!

Những năm 90 của thế kỷ trước, Yahoo - kẻ bấy giờ là “vô đối” trong dịch vụ tìm kiếm và internet. Cùng thời điểm ấy, Google chỉ là một công ty gần như vô danh tại thung lũng Silicon.
Ít ai biết, Facebook được thành hình từ một căn phòng ký túc xá. Cùng thời điểm Facebook chỉ là một mạng nội bộ để bầu chọn nữ sinh thì Myspace là mạng xã hội nổi tiếng thời điểm đó và sở hữu hàng triệu người dùng.

Quyền con người ở Việt Nam




           Cứ trước mỗi kỳ đại hội các cấp các thế lực thù địch phản động lại đưa ra các luận điệu nhằm xuyên tạc bội xấu chế độ Đảng cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội Việt Nam. Dưới mọi hình thức trong đó phổ biến nhất họ nói là "Đàn áp về nhân quyền ở Việt Nam ngày càng gia tăng"; "các quyền của người dân, trong đó có dân chủ quyền lập hội, biểu tình… không được thực hiện, trái lại ngày càng bị bóp nghẹt...".  đây là những luận điệu rất nguy hiểm nhằm chia rẽ gây mất đoàn kết trong nội bộ , làm cho một số cán bộ đảng viên và nhân dân  mất niềm tin đối với Đảng, Nhà nước

uong nuoc nho nguon

     Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL về chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sĩ. Ðây được xem là văn bản pháp quy đầu tiên về chế độ chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ; khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ đối với cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc; đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Ðảng, Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.
     Tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm làm "Ngày Thương binh toàn quốc" để đồng bào ta có dịp bày tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Thực hiện Chỉ thị của Bác, một hội nghị gồm đại biểu các cơ quan, ngành ở Trung ương, khu và tỉnh Thái Nguyên được tổ chức họp ở xã Phú Minh, huyện Ðại Từ (Thái Nguyên), nhất trí chọn ngày 27-7 hằng năm làm "Ngày Thương binh toàn quốc" và được tổ chức lần đầu vào ngày 27-7-1947 (đến năm 1955 đổi tên thành Ngày Thương binh, liệt sĩ). Từ đó, ngày 27-7 hằng năm đã trở thành một ngày có ý nghĩa lịch sử, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày 27-7 là một ngày kỷ niệm. Mỗi năm đến ngày ấy, thì những người ái quốc Việt Nam càng tưởng nhớ đến anh em thương binh, tưởng nhớ đến các gia đình tử sĩ, tưởng nhớ đến những người vô danh anh hùng, hoặc đã hy sinh tính mệnh, hoặc đã góp một phần xương máu cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta...".
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thương binh, liệt sĩ. Những nội dung tư tưởng, tình cảm thiêng liêng dành cho thương binh, liệt sĩ được thể hiện một cách nhất quán, xuyên suốt, cụ thể và thiết thực trong các bài nói, bài viết, hành động và việc làm của Người. Di chúc để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn bao điều hệ trọng, mà "Ðầu tiên là công việc đối với con người", những đối tượng đầu tiên được quan tâm chính là thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ, Người đã đề ra chính sách cụ thể đối với từng đối tượng: "Ðối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Ðảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh". Ðối với các liệt sĩ, thì mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Ðối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét".
     Những tư tưởng nhân văn, quan điểm và hành động nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác thương binh, liệt sĩ đã được Ðảng, Nhà nước ta vận dụng, kế thừa, phát huy và cụ thể hóa thành nhiều chương trình, các chính sách, pháp luật giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ hiện nay. Ðất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ngày càng được đặc biệt quan tâm, xã hội hóa sâu rộng. Hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công từng bước được hoàn thiện; đối tượng người có công được mở rộng; chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và đồng thuận xã hội. Với sự quan tâm sâu sắc của Ðảng, Nhà nước, sự nỗ lực chăm lo của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự cố gắng vươn lên của chính mình, đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng được cải thiện. Ðến nay, có hơn 98,5% số hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư nơi cư trú. Các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa" ngày càng đi vào chiều sâu và xã hội hóa cao. Các phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tìm hài cốt liệt sĩ, tu sửa, nâng cấp nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sĩ... ngày càng thu hút sự tham gia của toàn xã hội, đều bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn của Người.
     Những kết quả đạt được đó có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sâu sắc tình cảm, trách nhiệm, lòng biết ơn, sự quan tâm đặc biệt của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc.
Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7) năm nay đúng dịp toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta đang sôi nổi tổ chức các hoạt động thi đua hướng tới kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người dân Việt Nam càng thấm nhuần lời dạy về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ðền ơn đáp nghĩa" trong Di chúc của Người. Tư tưởng nhân văn đó sẽ tiếp thêm ngọn lửa đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần yêu nước quật cường trong các thế hệ "con Lạc, cháu Hồng". Ðồng thời cũng là định hướng, phương châm hành động để chúng ta đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hơn nữa các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thiết thực tri ân các Anh hùng liệt sĩ, các gia đình liệt sĩ, người có công với nước, tiếp nối truyền thống đạo lý của người dân Việt Nam.
Ðây vừa là tình cảm nhưng cũng là trách nhiệm thiêng liêng của chúng ta!

Doan ket thong nhat

      Ðại hội diễn ra trong thời điểm đầy ý nghĩa khi toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta đang tiếp tục đạt được những thành quả quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Ðại hội lần thứ XII của Ðảng, kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Ðảng và thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.
     Trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, với chức năng, vai trò tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo và các thành phần trong xã hội, MTTQ Việt Nam đã hiệu triệu, quy tụ, tập hợp nhân dân thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, chung lòng thực hiện thành công các nhiệm vụ của Ðảng, Nhà nước phân công, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kế thừa truyền thống vẻ vang đó, hiện nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố vững chắc; hoạt động của Mặt trận ngày càng thiết thực, gắn với lợi ích trực tiếp của nhân dân, nhận được sự quan tâm sâu sắc và hưởng ứng rộng rãi của xã hội. Có được thành tựu đó là nhờ sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên, sâu sát của Ðảng, nhất là việc kịp thời ban hành các chủ trương, chỉ đạo đối với công tác Mặt trận; sự phối hợp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước và các cấp chính quyền; sự chủ động, sáng tạo và tích cực của các tổ chức thành viên; sự nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ làm công tác Mặt trận từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân.
     Nhiệm kỳ qua, MTTQ Việt Nam đã liên tục đổi mới nội dung làm việc và phương thức hoạt động, triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội lần thứ VIII. Các cuộc vận động, phong trào thi đua lan tỏa trong thực tế cuộc sống, qua đó thể hiện sâu sắc và nổi bật tinh thần yêu nước, tinh thần lao động sáng tạo của nhân dân và sự chung sức của cả cộng đồng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững. Hoạt động của Mặt trận hướng mạnh về cơ sở, gắn liền với nhân dân; cùng với việc hoàn thiện cơ chế, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động... đã tạo nền tảng nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động. Trong đó, công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Ðảng ngày càng vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được quan tâm và bước đầu đạt những kết quả rõ nét; vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí... được tăng cường. MTTQ các cấp đã chủ động phối hợp chính quyền giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, từng bước đáp ứng lợi ích chính đáng của nhân dân; đồng thời tham gia góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm nhân dân thật sự làm chủ, được bày tỏ nguyện vọng. Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại của MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng mở rộng và đa dạng, đóng góp hiệu quả cho công tác đối ngoại của Ðảng, ngoại giao Nhà nước, tăng cường tin cậy chính trị, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
      Những kết quả đạt được nêu trên có ý nghĩa to lớn và quan trọng, góp phần cùng toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
      Tuy nhiên, nhìn lại kết quả làm việc của nhiệm kỳ vừa qua, có thể thấy công tác Mặt trận vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Ðó là, nội dung và phương thức vận động, tập hợp xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được đổi mới mạnh mẽ, kịp thời, hiệu quả chưa sâu rộng và toàn diện, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đa dạng của cuộc sống đặt ra. Hoạt động của Ủy ban Mặt trận ở một số nơi chậm đổi mới, chưa khẳng định được vai trò trong cuộc sống nhân dân. Các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước có lúc, có nơi còn hình thức, chiếu lệ; kết quả vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh chưa thật sự hiệu quả. Công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Ðảng, chính quyền ở một số địa phương, cơ sở còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong triển khai; vai trò Mặt trận đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ. Kết quả hoạt động đối ngoại nhân dân chưa nổi bật; công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại kết quả chưa rõ nét.
      Trong nhiệm kỳ mới, MTTQ các cấp cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động; tăng cường củng cố liên minh chính trị, xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, tham gia xây dựng Ðảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tăng cường đồng thuận xã hội, thúc đẩy tinh thần thi đua sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
       Ðể thực hiện thành công những mục tiêu quan trọng nêu trên, hoạt động của Mặt trận phải luôn bám sát chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chủ trương, đường lối về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ðồng thời phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, gắn bó, sâu sát với nhân dân để lắng nghe và phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân; phải thật sự là người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. MTTQ các cấp cần không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng, linh hoạt về phương thức hoạt động, lấy khu dân cư làm địa bàn hoạt động chủ yếu; chú trọng phát triển, nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhân tố mới tích cực. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực hoạt động và uy tín của đội ngũ cán bộ, đây là nhân tố quan trọng mang tính quyết định để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Mặt trận.
      Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 diễn ra trong thời điểm lịch sử quan trọng của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. MTTQ Việt Nam sẽ góp phần cùng Ðảng và Nhà nước phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

89 năm qua những thành quả vĩ đại của dân tộc, của đất nước ta luôn gắn liền với vai trò và năng lực lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thật vậy, dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nối tiếp truyền thống lịch sử hào hùng của ông cha, gần 90 năm qua kể từ ngày thành lập cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019


Những âm mưu chống phá trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII

Với mục tiêu xuyên suốt không thay đổi của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thời gian gần đây, nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chúng càng đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” một cách toàn diện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực tư tưởng chính trị, kinh tế, pháp luật, quốc phòng, an ninh, nguyên tắc tổ chức, cán bộ, công tác nhân sự đại hội...
- Có thể nói, chủ nghĩa đế quốc là lực lượng đi đầu thúc đẩy chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam rất quyết liệt, nhưng không ra mặt trực diện, mà hoạt động ngấm ngầm thông qua lôi kéo, liên kết, hợp tác để từng bước “thẩm thấu, chuyển hóa” (hợp tác để chuyển hóa), sử dụng thế lực phản động ngoài nước câu kết với nhóm phản động và những kẻ cơ hội trong nước để chống phá cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, một số đảng viên thoái hóa, biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng hùa theo các luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, hòng làm cho tình hình an ninh chính trị ở Việt Nam trở nên phức tạp.
- Hiện nay, họ đang sử dụng thủ đoạn là tập trung tác động vào nhận thức, tâm lý, tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bôi đen hình ảnh, thành tựu của đất nước, hình ảnh lãnh tụ. Họ thường lợi dụng những hạn chế, thiếu sót của ta để “chính trị hóa” các vấn đề về kinh tế-xã hội, từ đó tác động, làm thay đổi nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Một mặt, họ ra sức kêu gọi thúc đẩy “dân chủ đa nguyên”, thay đổi thể chế chính trị, đổi tên Đảng, tên nước, sửa cương lĩnh, hiến pháp, “phi chính trị hóa” quân đội, công an; thực hiện “tam quyền phân lập” ở Việt Nam. Thúc đẩy, kích động phong trào “bất tuân dân sự”, tuần hành, biểu tình, bạo động, khiếu kiện, gây điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; mặc cả, đối kháng chính quyền, coi đây là sự “tập dượt” cho “cách mạng màu”. Thời gian qua, họ luôn cho rằng, các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, an sinh xã hội, đất đai, cơ sở thờ tự, môi trường, giao thông, giáo dục, Biển Đông... là những vấn đề nhạy cảm có thể lợi dụng để chống phá. Hiện nay, họ triệt để lợi dụng công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các sự kiện chính trị, các vấn đề phức tạp, nhạy cảm về an ninh chính trị để phân hóa, chia rẽ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, hòng làm cho đảng viên và nhân dân hiểu sai lệch, hoài nghi, thiếu niềm tin vào bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ cũng tìm cách thẩm thấu, cấy sâu vào trong xã hội Việt Nam tư tưởng chia rẽ đường lối đối ngoại của Đảng, nhất là trong quan hệ với các nước lớn, nước láng giềng, khu vực. Về phương tiện, họ triệt để lợi dụng công cụ truyền thông, báo chí, không gian mạng và coi đây là ưu thế, mũi nhọn, phương tiện, chất xúc tác để chuyển hóa, gây rối loạn nhận thức tư tưởng, thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dẫn dắt phong trào “bất tuân dân sự” chống Đảng, chống Nhà nước XHCN..
- Những âm mưu chống phá trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên. Ảnh minh họa: Chính vì vậy, đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước việc chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên. Để công tác đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có hiệu quả, các cấp ủy đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau đây:
- Một là, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, ban chỉ đạo, cơ quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; quan tâm lãnh đạo toàn diện lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí; tích cực đấu tranh trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Tức là phải phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong xây dựng lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu, nhất là cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, các học viện, nhà trường, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên. Duy trì, tổ chức thực hiện tốt việc đấu tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng, lấy các cơ quan báo chí làm nòng cốt để vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, đồng thời định hướng dư luận xã hội. Đồng thời, thiết lập các trang, nhóm, tài khoản mạng xã hội nhằm tiếp cận, chia sẻ thông tin tham gia đấu tranh phản bác trên internet, mạng xã hội với các hình thức, phương pháp linh hoạt; chú trọng chia sẻ thông tin tích cực, bài viết chuyên sâu của các cơ quan báo chí, học viện, nhà trường tạo “dòng chủ lưu” thực hiện phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy thông tin tích cực đẩy lùi thông tin tiêu cực”.
- Hai là, thường xuyên bám sát các vấn đề, sự kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động trong mặt trận đấu tranh trên internet, mạng xã hội.Với phương châm chỉ đạo công tác tư tưởng phải đi trước, đón đầu; không để “khoảng trống” thông tin để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 35 các cấp cần quan tâm biên soạn các tài liệu chuyên khảo, tham khảo, xây dựng ngân hàng comment làm tài liệu phục vụ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng đấu tranh cho các lực lượng. Thực hiện tốt việc cung cấp thông tin cho cán bộ theo định kỳ, gặp mặt các đồng chí cán bộ nghỉ hưu, nghỉ công tác hằng năm; chủ động gặp các cán bộ có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành động.
- Ba là, thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các lực lượng chức năng, lực lượng nòng cốt chuyên sâu, các hội nghị rút kinh nghiệm và các cuộc “diễn tập” đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị rút kinh nghiệm theo hướng thiết thực, hiệu quả, “cầm tay, chỉ việc”. Chú trọng tổ chức một số cuộc “diễn tập” đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội làm cơ sở cho các lực lượng hoàn thiện, phát triển kỹ năng đấu tranh. Lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu phải thường xuyên được trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, bổ sung kinh nghiệm thực tiễn. Các thông tin đấu tranh phải trung thực, khách quan, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, của đất nước, mang tính Đảng, tính khoa học, tính xây dựng cao.
- Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị điện tử phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội. Ở tầm vĩ mô: Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin phong phú, hiện đại, có khả năng tiếp cận, xử lý và khuếch tán vào dòng thông tin truyền thống quốc tế với lượng thông tin đủ lớn, đủ mạnh để tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới. Ở tầm vi mô: Cần tăng cường và đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm phát huy tính hiệu quả của các cơ quan báo chí truyền thông, hòa nhập vào trình độ kỹ thuật thông tin thế giới. Các bộ, ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị liên quan cần nghiên cứu, tổ chức triển khai hệ thống giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế để phục vụ việc đấu tranh ngăn chặn, xử lý các nguồn tán phát thông tin tiêu cực, xấu độc, sai sự thật, nhằm tạo môi trường thông tin trung thực, khách quan. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên cần được triển khai đồng bộ, có hệ thống các chủ trương, giải pháp. Thực hiện tốt những vấn đề cơ bản trên sẽ góp phần ngăn chặn hữu hiệu, giảm tác hại từ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động trên internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, nhất là khi Đảng ta chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII./
Văn Yêm


Không để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động

Thời gian qua, những sai phạm của một số cán bộ, đảng viên đã bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và âm mưu “diễn biến hòa bình” luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận diện và đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ tình trạng này đã và đang là một nhiệm vụ cấp thiết.
- Từ dự báo khoa học đến những hiện tượng nguy hiểm. Cách đây 6 năm, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và một số cơ quan đồng tổ chức hội thảo khoa học về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (TDB, TCH). Hội thảo xác định, TDB, TCH có thể diễn ra 3 giai đoạn, ứng với 3 mức độ. Ở giai đoạn ban đầu, đối tượng thể hiện sự hoang mang, dao động về tư tưởng chính trị, hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng, về Chủ nghĩa Mác-Lênin; giai đoạn 2, đối tượng bắt đầu chủ động tiếp nhận những thông tin trái chiều, những luận điệu chống đối, hoặc lý luận phản động; giai đoạn 3, đối tượng hoàn toàn có tư tưởng phản động, chống đối. Tương ứng với đó sẽ là 3 kịch bản TDB, TCH: Một là, về chính trị. Hai là, từ kinh tế chuyển hóa về chính trị. Ba là, các phần tử biến chất liên kết lại, dùng “nội công, ngoại kích” tạo ra “cách mạng màu” theo kiểu “mùa xuân Ả-rập”.
Năm 2016, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) đã đề cập mối quan hệ nguy hiểm: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.
- Một dẫn chứng của hiện tượng trên chính là Trịnh Xuân Thanh. Theo thông tin kết luận từ cơ quan chức năng, Thanh có nhiều sai phạm từ lâu nhưng không bị xử lý vì có sự dung túng, bao che và còn liên tục được bổ nhiệm cao hơn, nên ngày càng lộng hành, coi thường kỷ cương, phép nước, coi thường những ý kiến góp ý của cấp trên, đồng đội. Với bản tính như vậy, khi bị xử lý, Thanh viết đơn xin ra khỏi Đảng, công khai tuyên bố không còn tin ở lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trốn đi nước ngoài. Thanh đã tự biến mình từ một tội phạm tham nhũng trở thành kẻ tiếp tay cho các đối tượng phản động, cung cấp tài liệu (cả tài liệu mật) để chúng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.
- Năm 2018, xảy ra vụ một cán bộ bị truy nã do liên quan đến vụ án buôn bán hàng giả đã bỏ trốn ra nước ngoài, xin tị nạn chính trị, thậm chí gọi điện cho đài phản động VOA “kêu cứu”, vu khống Đảng, Nhà nước, quân đội. Trường hợp Đặng Xương Hùng, cựu cán bộ ngoại giao ở Thụy Sĩ cũng vì bất mãn mà xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ. Nhà chức trách nước ngoài từ chối vì lý do nêu ra để xin tị nạn của Hùng không thuyết phục. Thế là Hùng tuyên bố ra khỏi Đảng, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước để chứng minh mình là “nạn nhân” của chế độ.
Không để hình ảnh quân đội bị lợi dụng, xuyên tạc. Đối tượng Lê Văn Thương từng là thượng úy nhưng do vi phạm kỷ luật, bị cho ra quân. Khi về địa phương, Thương mở cửa hàng gỗ mỹ nghệ vì có hoa tay trong lĩnh vực này. Lẽ ra Thương có thể trở thành người dân làm ăn lương thiện nhưng Thương thường xuyên lên mạng giao du với các đối tượng phản động như Đào Minh Quân, Lisa Phạm… Chúng đã kích động khiến Thương ngộ nhận mình là “quân oan” nên dần dần Thương đã đi theo con đường chống phá đất nước và trốn ra nước ngoài. Thương đã bị cơ quan công an khởi tố, truy nã về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015. Với trường hợp một cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu có lời nói, việc làm sai trái gây bức xúc trong dư luận vừa qua, đáng buồn là người này cũng đã có nhiều việc làm tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội. Lợi dụng hình ảnh sĩ quan cao cấp và các danh hiệu, nhiều tổ chức núp bóng viện nghiên cứu, tổ chức xã hội dân sự, dưới vỏ bọc yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã lôi kéo những cựu quan chức tham gia hoạt động cùng với nhiều thành phần bất mãn, cơ hội chính trị. Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết, ông cũng được mời nhưng kiên quyết không dự vì ông thừa biết bộ mặt thật của những tổ chức đó. Ông cũng không thể ngồi chung bàn với những đối tượng mà từ lâu nghe đến tên người ta đã biết họ chỉ gắn với giới "dân chủ cuội", được các đài, báo phản động đăng tải.
- Nguyên nhân của những sự việc trên đều một phần liên quan tới bệnh công thần, kiêu ngạo, đến chủ nghĩa cá nhân, xa rời tổ chức, coi thường kỷ luật Đảng, kỷ cương phép nước. Họ không ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mình, đòi hỏi thái quá ở tổ chức, tự cao, tự đại... nên đã nảy sinh bất mãn, tiêu cực, để rồi bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động. Trên thực tế, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội và các cựu chiến binh, cựu quân nhân vẫn tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; luôn giữ gìn và phát huy truyền thống cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ. Một vài người như trên chỉ là cá biệt, "con sâu làm rầu nồi canh". Không để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động. Hội nghị lần thứ sáu Khóa XII.
- Xử lý nghiêm minh để lấy lại và củng cố niềm tin. Sinh thời, trong bài viết đăng trên Báo Cứu quốc ngày 17-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Người làm tướng có mưu trí bao giờ cũng lo lắng đến lợi, đến hại. Lo đến lợi mới có đủ tin tưởng làm trọn được nhiệm vụ. Lo đến hại mới tìm mưu kế để giải trừ được gian nguy”.
- Ngẫm lời Bác, soi vào một số hiện tượng vừa qua, có người chỉ vì hư danh, ngộ nhận đã tiếp tay cho thế lực xấu, thù địch như vậy, quả thực đau lòng. Xưa nay, người lính nghỉ hưu về với đời thường, nhất là những cán bộ cao cấp phải là chỗ dựa của cấp ủy, chính quyền cơ sở, là cây cao bóng cả đối với thế hệ trẻ. Nhưng thật đáng trách, có người đã mắc sai lầm, phải trả giá rất đắt cho sinh mệnh chính trị, tên tuổi và danh dự của mình. Hậu quả để lại không chỉ với bản thân họ mà còn hết sức nặng nề đối với gia đình, con cháu, bạn bè, đồng đội.
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khi trao đổi với phóng viên đã tâm sự: "Thời ở chiến trường đánh Mỹ, kẻ thù thâm độc từng tung tin tôi-trung đoàn trưởng đầu hàng để gây hoang mang cho bộ đội. Thế mà nay, chính người là cán bộ nghỉ hưu của ta lại tung tin sai lệch về Đảng, về Nhà nước, quân đội thì nguy hiểm nào bằng". Thượng tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Võ Tiến Trung cũng hết sức bức xúc và lo lắng khi một vị tướng đứng tên biên soạn cuốn sách có nhiều nội dung sai sự thật, trở thành miếng mồi “vô giá” cho các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc; thậm chí chúng còn tài trợ để xuất bản ở nước ngoài trong khi cơ quan chức năng của quân đội khẳng định nó sai quá nhiều, không đủ điều kiện để xuất bản. Xuyên tạc, bịa đặt về quân đội, ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là điều không thể chấp nhận, càng không thể chấp nhận khi đất nước đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Trên thực tế, từng có người đã bị xử lý bởi thông tin bịa đặt về quân đội. Trước đây, có tờ báo đăng tải chuyện sĩ quan cấp tá tên Vũ Văn Nhồng ở một khu tập thể kinh doanh cà phê và chiếu phim sex gây mất an ninh trật tự, vị sĩ quan ấy đã bắn chết hai đứa con vì chúng dâm loạn khi xem phim. Thông tin ấy thực ra không có thật, bịa đặt trắng trợn khiến dư luận dậy sóng, cả khu tập thể quân đội bức xúc vì sự bịa đặt vu khống, bôi nhọ danh dự, uy tín của quân đội. Người dân đã viết đơn khởi kiện ra tòa án quân sự. Nhà báo viết bài sai sự thật đã phải ra tòa, bị xử 6 tháng tù treo. Thiết nghĩ, đó là bài học đắt giá vẫn còn nguyên tính thời sự.
- Hiện nay, chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác trước nguy cơ các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, chiến sĩ LLVT, trong đó có cả sĩ quan cao cấp nghỉ hưu. Vừa qua, hầu hết những trường hợp TDB, TCH bị chúng lôi kéo đều là những người đã nghỉ hưu, ra quân, có mâu thuẫn, vướng mắc, nảy sinh bất mãn nên bị lợi dụng. Nhưng cũng có trường hợp chúng khai thác triệt để bệnh công thần, háo danh. Lại có trường hợp chúng lợi dụng cá tính bộc trực, thẳng thắn, lôi kéo cán bộ tham gia dưới cái mũ đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, nhân danh lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Có trường hợp chúng lợi dụng cán bộ thiếu thông tin, cán bộ bị bệnh tật, tâm lý không bình thường để kích động.
- Để đẩy lùi hiện tượng trên, cùng với việc giữ mình, tự soi, tự sửa của từng cán bộ, đảng viên, kiên quyết không sai phạm, nếu có sai phạm phải kịp thời khắc phục, không để các thế lực thù địch và kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động thì vai trò tổ chức đảng, đoàn thể các cấp, vai trò công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên, trong đó có cả đảng viên nghỉ hưu hết sức quan trọng. Chúng ta phải dựa vào sức mạnh cộng đồng của cấp ủy đảng, đoàn thể, nhân dân nhằm giáo dục, thuyết phục, động viên người vi phạm nhìn ra khuyết điểm để sửa chữa khắc phục và đấu tranh, không để kẻ xấu làm hỏng cán bộ. Tuy nhiên, với những người cố tình vi phạm, coi thường tổ chức đảng, đoàn thể, coi thường đồng chí đồng đội và nhân dân, cố tình đi ngược, phá hoại lợi ích của đất nước và nhân dân thì cần phải kiên quyết xử lý.
- Trước những hiện tượng công thần, kiêu ngạo, bị kẻ xấu lôi kéo phá hoại vừa qua, chúng ta càng thấm thía chủ trương, quan điểm của Đảng về việc phải xử lý, cách chức, thu hồi danh hiệu cả với những cán bộ nghỉ hưu gần đây. Ban đầu, từng có ý kiến cho rằng cách làm đó không hiệu quả nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định đây là việc làm cần thiết, mang tính giáo dục cao, rất thấm thía đối với người bị xử lý. Quy định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về xử lý đảng viên vi phạm kỷ luật cũng đã nêu rõ thời hiệu kỷ luật lên tới 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức và sẽ không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia... Về lâu dài, chúng ta cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, như ở Đức, công chức hưu mắc sai phạm có thể phải chịu hình thức xử lý là giảm lương hưu hay truất lương hưu vĩnh viễn.
- Chúng ta đồng tình và tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, như lời phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII mới đây, sau khi nhắc lại việc phải kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý: “Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân. Đây là bài học sâu sắc, bài học đắt giá cho tất cả chúng ta”. “… Bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm minh, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân!”.
Hoàng Việt


Đừng để bệnh công thần bị các thế lực thù địch lợi dụng

Chúng ta hẳn còn nhớ thời gian gần đây từng có cựu Ủy viên Trung ương tuổi đời còn rất trẻ, tương lai đang rộng mở thì bị “dính chàm”; lại có cán bộ cấp cao nay đã nghỉ hưu vẫn không giữ được mình, có nhiều sai phạm ảnh hưởng đến thanh danh của họ như: cựu quan chức mạt sát cảnh sát giao thông, như cự Bộ trưởng đòi đặc quyền, đặc lơi… đáng buồn hơn, có cả cán bộ đã kinh qua trận mạc, rèn luyện, cống hiến, khi nghỉ hưu lại thiếu tỉnh táo, nói và viết không đúng đường lối của Đảng, tiếp xúc với nhiều đối tượng cơ hội chính tri, thậm chí là cả các đối tượng phản động để chúng lợi dụng, kích động dẫn đến tán phát nhiều thông tin xấu, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận; mặc dù được đồng chí, đồng đội góp ý chân thành nhưng những người này lại không tiếp thu, sửa chữa, mà lại cho rằng cách nghĩ, cách làm của họ mới là cấp tiến; họ còn tham gia ký các đơn tâm thư, thỉnh nguyện tập thể có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, không có lợi ích cho đất nước, quân đội nhưng họ lại được kẻ xấu tung hô, ngợi ca nên lại càng mù quáng. Vẫn biết cuộc sống cần có những phản biện đa chiều, nhưng nếu sự chỉ trích đi cùng bệnh kiêu ngạo cộng sản và công thần thì vô cùng nguy hiểm. Rõ ràng các thế lực thù địch đã thấy được bệnh kiêu ngạo cộng sản và bệnh công thần ở một số kẻ “cơ hội xét lại” để lợi dụng cho chiến lược của chúng. Chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mới là việc làm mang tính “cốt cách” của người cộng sản./.
Văn Nghĩa

Những âm mưu chống phá trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII


Những âm mưu chống phá trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII


Có thể nói, chủ nghĩa đế quốc là lực lượng đi đầu thúc đẩy chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam rất quyết liệt, nhưng không ra mặt trực diện, mà hoạt động ngấm ngầm thông qua lôi kéo, liên kết, hợp tác để từng bước “thẩm thấu, chuyển hóa” (hợp tác để chuyển hóa), sử dụng thế lực phản động ngoài nước câu kết với nhóm phản động và những kẻ cơ hội trong nước để chống phá cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, một số đảng viên thoái hóa, biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng hùa theo các luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, hòng làm cho tình hình an ninh chính trị ở Việt Nam trở nên phức tạp.
Hiện nay, họ đang sử dụng thủ đoạn là tập trung tác động vào nhận thức, tâm lý, tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bôi đen hình ảnh, thành tựu của đất nước, hình ảnh lãnh tụ. Họ thường lợi dụng những hạn chế, thiếu sót của ta để “chính trị hóa” các vấn đề về kinh tế-xã hội, từ đó tác động, làm thay đổi nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Một mặt, họ ra sức kêu gọi thúc đẩy “dân chủ đa nguyên”, thay đổi thể chế chính trị, đổi tên Đảng, tên nước, sửa cương lĩnh, hiến pháp, “phi chính trị hóa” quân đội, công an; thực hiện “tam quyền phân lập” ở Việt Nam. Thúc đẩy, kích động phong trào “bất tuân dân sự”, tuần hành, biểu tình, bạo động, khiếu kiện, gây điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; mặc cả, đối kháng chính quyền, coi đây là sự “tập dượt” cho “cách mạng màu”. Thời gian qua, họ luôn cho rằng, các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, an sinh xã hội, đất đai, cơ sở thờ tự, môi trường, giao thông, giáo dục, Biển Đông... là những vấn đề nhạy cảm có thể lợi dụng để chống phá. Hiện nay, họ triệt để lợi dụng công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các sự kiện chính trị, các vấn đề phức tạp, nhạy cảm về an ninh chính trị để phân hóa, chia rẽ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, hòng làm cho đảng viên và nhân dân hiểu sai lệch, hoài nghi, thiếu niềm tin vào bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ cũng tìm cách thẩm thấu, cấy sâu vào trong xã hội Việt Nam tư tưởng chia rẽ đường lối đối ngoại của Đảng, nhất là trong quan hệ với các nước lớn, nước láng giềng, khu vực. Về phương tiện, họ triệt để lợi dụng công cụ truyền thông, báo chí, không gian mạng và coi đây là ưu thế, mũi nhọn, phương tiện, chất xúc tác để chuyển hóa, gây rối loạn nhận thức tư tưởng, thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dẫn dắt phong trào “bất tuân dân sự” chống Đảng, chống Nhà nước XHCN...
Chính vì vậy, đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước việc chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên. Để công tác đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có hiệu quả, các cấp ủy đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, ban chỉ đạo, cơ quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; quan tâm lãnh đạo toàn diện lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí; tích cực đấu tranh trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Tức là phải phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong xây dựng lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu, nhất là cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, các học viện, nhà trường, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên. Duy trì, tổ chức thực hiện tốt việc đấu tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng, lấy các cơ quan báo chí làm nòng cốt để vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, đồng thời định hướng dư luận xã hội. Đồng thời, thiết lập các trang, nhóm, tài khoản mạng xã hội nhằm tiếp cận, chia sẻ thông tin tham gia đấu tranh phản bác trên internet, mạng xã hội với các hình thức, phương pháp linh hoạt; chú trọng chia sẻ thông tin tích cực, bài viết chuyên sâu của các cơ quan báo chí, học viện, nhà trường tạo “dòng chủ lưu” thực hiện phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy thông tin tích cực đẩy lùi thông tin tiêu cực”.
Hai là, thường xuyên bám sát các vấn đề, sự kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động trong mặt trận đấu tranh trên internet, mạng xã hội.Với phương châm chỉ đạo công tác tư tưởng phải đi trước, đón đầu; không để “khoảng trống” thông tin để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 35 các cấp cần quan tâm biên soạn các tài liệu chuyên khảo, tham khảo, xây dựng ngân hàng comment làm tài liệu phục vụ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng đấu tranh cho các lực lượng. Thực hiện tốt việc cung cấp thông tin cho cán bộ theo định kỳ, gặp mặt các đồng chí cán bộ nghỉ hưu, nghỉ công tác hằng năm; chủ động gặp các cán bộ có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành động.
Ba là, thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các lực lượng chức năng, lực lượng nòng cốt chuyên sâu, các hội nghị rút kinh nghiệm và các cuộc “diễn tập” đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị rút kinh nghiệm theo hướng thiết thực, hiệu quả, “cầm tay, chỉ việc”. Chú trọng tổ chức một số cuộc “diễn tập” đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội làm cơ sở cho các lực lượng hoàn thiện, phát triển kỹ năng đấu tranh. Lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu phải thường xuyên được trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, bổ sung kinh nghiệm thực tiễn. Các thông tin đấu tranh phải trung thực, khách quan, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, của đất nước, mang tính Đảng, tính khoa học, tính xây dựng cao.
Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị điện tử phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội. Ở tầm vĩ mô: Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin phong phú, hiện đại, có khả năng tiếp cận, xử lý và khuếch tán vào dòng thông tin truyền thống quốc tế với lượng thông tin đủ lớn, đủ mạnh để tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.
Ở tầm vi mô: Cần tăng cường và đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm phát huy tính hiệu quả của các cơ quan báo chí truyền thông, hòa nhập vào trình độ kỹ thuật thông tin thế giới. Các bộ, ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị liên quan cần nghiên cứu, tổ chức triển khai hệ thống giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế để phục vụ việc đấu tranh ngăn chặn, xử lý các nguồn tán phát thông tin tiêu cực, xấu độc, sai sự thật, nhằm tạo môi trường thông tin trung thực, khách quan.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên cần được triển khai đồng bộ, có hệ thống các chủ trương, giải pháp. Thực hiện tốt những vấn đề cơ bản trên sẽ góp phần ngăn chặn hữu hiệu, giảm tác hại từ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động trên internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, nhất là khi Đảng ta chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam


Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam


Theo quan niệm chung, dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình bầu ra... Đó là các cơ quan quyền lực và chính quyền các cấp.
Về hình thức, hoặc mô hình dân chủ gồm có các dạng-dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”, đồng thời thừa nhận quyền tự do về chính trị và quyền bình đẳng về giới tính, về dân tộc, về vị thế chính trị-xã hội của mọi công dân. Trong đó gồm cả quyền được bảo lưu của cá nhân.
Có thể nói, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản mở đầu từ thế kỷ 16, với các cuộc cách mạng điển hình như: Hà Lan năm 1581 (mở đầu); Anh năm 1689; Mỹ năm 1766; Pháp năm 1789 đã mở ra một nền dân chủ tư sản, trong đó bao gồm đầy đủ các nhân tố của dân chủ. Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một chế độ dân chủ mới. Đó là dân chủ XHCN, nền dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo hướng đến lợi ích và sự bình đẳng cho mọi người. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, do tác động của chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ra đời, trong đó có Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam. Chế độ dân chủ sau Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là chế độ dân chủ nhân dân hướng theo con đường xây dựng xã hội XHCN. Có thể xem các nền dân chủ: Dân chủ tư sản, dân chủ XHCN, dân chủ nhân dân là 3 chế độ-3mô hình dân chủ trên thế giới. Mỗi một chế độ dân chủ nói trên đều có những thiết chế khác nhau, nhưng tựu trung đều có những yếu tố sau: 1) Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân (bao gồm tất cả các thành viên xã hội); 2) Bầu cử tự do và theo nhiệm kỳ bầu ra các cơ quan, người lãnh đạo nhà nước; 3) Quyền lực của nhà nước được chia ra làm 3 nhánh: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan trên có một chức năng riêng; 4) Hiến pháp và pháp luật được xem là tối thượng; 5) Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được tôn trọng và bảo đảm.
Thực tế cho thấy, chế độ dân chủ trên thế giới có nhiều mô hình. Chế độ dân chủ ở Hoa Kỳ có đặc trưng là luôn có hai đảng chính trị thay nhau lãnh đạo cầm quyền; công dân, trong các cuộc bầu cử bị chia thành hai loại “đại cử tri” và cử tri thường. Đặc trưng nền dân chủ của Việt Nam là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; chế độ dân chủ của Việt Nam dựa trên hệ thống chính trị các cấp-đó là chế độ sinh hoạt của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; là tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc và của các đoàn thể xã hội luôn luôn được tôn trọng. Ở đây tiếng nói, nguyện vọng của người dân được bảo đảm thông qua các đại diện của mình.
Một trong những đặc trưng của nền dân chủ ở Việt Nam là chế độ dân chủ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cầm quyền. Tuy nhiên, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". (Điều 4, Hiến pháp 2013).
Ngay từ khi cách mạng thành công (tháng 8-1945) cho đến thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến dân chủ ở cấp cơ sở. Còn nhớ, sau sự kiện nông dân ở tỉnh Thái Bình tụ tập đông người đi khiếu kiện gây ách tắc giao thông (năm 1997); một số nơi, nông dân còn tấn công, đập phá trụ sở cơ quan công quyền. Sau khi khảo sát, nghiên cứu, khi ấy, Tổng Bí thư Đỗ Mười cho rằng: Tình trạng gây mất trật tự nói trên bắt nguồn từ sự vi phạm quyền dân chủ của người dân. Theo đó. Tổng Bí thư Đỗ Mười chỉ đạo ban hành Chỉ thị số 30 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở gồm: Bảo đảm để mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước…; có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị;  có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn; cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua, gồm: Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan,…
Sau Chỉ thị 30, Chính phủ đã luật hóa bằng nghị định của Chính phủ. Dựa trên chỉ thị và nghị định về dân chủ, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng trăm văn bản nhằm bảo đảm quyền dân chủ của người dân ở cơ sở, bao gồm cả quyền dân chủ của cán bộ, công chức, của cán bộ, nhân viên ở các doanh nghiệp… Cho đến nay, chế độ dân chủ ở Việt Nam đã và đang được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, từ cơ sở xã phường, cơ quan, cho đến Quốc hội. Tất cả những vấn đề từ đời sống thường nhật cho đến vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đều được người dân quan tâm và có quyền tham gia. Chẳng hạn, hiện nay vấn đề nguồn nước sạch, thực phẩm an toàn, bảo vệ quyền trẻ em... từng là những chủ đề “nóng” trên diễn đàn Quốc hội. Gần đây, vấn đề Biển Đông là chủ đề được Quốc hội Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Ngày nay, nói đến chế độ dân chủ và quyền con người (QCN) thì không thể không nói đến quyền sử dụng internet và mạng xã hội. Việt Nam chính thức nối mạng internet từ năm 1997. Từ năm 2010, đường truyền internet ở Việt Nam được chuyển từ dây cáp đồng sang cáp quang. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo chí in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh nổi tiếng, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg... Hiện có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận thông tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,...
Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đều có chương trình tiếp xúc cử tri. Những cuộc tiếp xúc cử tri được các đài phát thanh, truyền hình đăng tải rộng rãi. Nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri ngày nay không chỉ là những vấn đề sinh kế, điều kiện sinh hoạt của người dân, tham gia vào các dự thảo luật, mà cử tri còn đặc biệt quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước, các chủ trương trong chính sách đối ngoại... 
QCN là các nhu cầu về vật chất và tinh thần-từ nhu cầu về dân sự, chính trị, đến kinh tế-xã hội và văn hóa được luật hóa và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Xét về lịch sử, QCN chỉ đến với dân tộc Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Các Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 2013 đã quy định về QCN. Nội dung những quy định này hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về QCN. Hiến pháp 2013 đã dành cả một chương để quy định về QCN. Trong đó, Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các QCN, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; QCN, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Kiểm soát quyền lực của nhân dân không chỉ là nguyên tắc của chế độ ở Việt Nam mà còn là động lực của sự phát triển. Trong xã hội ở Việt Nam ngày nay, nguyên thủ cũng có trách nhiệm trả lời những vấn đề người dân quan tâm. Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội sáng 15-10, trả lời ý kiến của cử tri quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Chúng ta phải giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng không nhân nhượng vấn đề lãnh thổ, độc lập, chủ quyền”.
Những ý kiến xuyên tạc, phủ nhận thành tựu về dân chủ và QCN có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nhận thức không đầy đủ về dân chủ và QCN… Ở nhiều quốc gia phương Tây, dân chủ thường gắn với các hoạt động chống chính phủ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)… Đó là các cuộc tụ tập đông người, phá hủy các công trình công cộng, xúc phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống. Quyền tự do báo chí cũng có nội dung tương tự… Trách nhiệm của người đưa tin, của cơ quan quản lý báo chí thường rất nhẹ. Vì vậy dùng tiêu chí dân chủ, nhân quyền của phương Tây để xem xét, đánh giá chế độ dân chủ và QCN của Việt Nam là một sai lầm về chính trị và thiếu sót về phương pháp luận.
Không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân. Ở địa phương này, địa phương khác vẫn còn có hiện tượng lợi ích của người dân chưa được tôn trọng, bảo đảm, nhất là trong vấn đề đất đai. Đây là vấn đề lớn mà các cấp ủy và chính quyền cần đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, cần nhận thức đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội. Bảo đảm dân chủ và QCN vừa là quyền, vừa là mục tiêu hướng đến của chế độ… vì vậy mỗi chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền dân chủ và QCN theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.


Phát huy truyền thống quân tình nguyện, vun đắp mối quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững
Cách đây tròn 70 năm, ngày 30-10-1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định: “Các lực lượng quân sự của Việt Nam chiến đấu và công tác giúp Lào tổ chức thành hệ thống riêng và lấy danh nghĩa là quân tình nguyện”. Đây là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển và trưởng thành của các lực lượng quân sự trên chiến trường Lào, khẳng định đường lối, quan điểm đúng đắn của Đảng ta trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Ngày 30-10-1949 được lấy là ngày truyền thống Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam (QTN và CGVN) tại Lào.
Tình hữu nghị và mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào đã được thực tiễn lịch sử chứng minh, được các lãnh tụ của hai dân tộc đặt nền móng, cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, vượt qua bao biến cố lịch sử, bao gian khổ, hy sinh, trở thành quan hệ mẫu mực thủy chung hiếm có.
Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống xâm lược, lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn xác định việc gìn giữ, củng cố quan hệ đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc Việt-Lào là nhiệm vụ sống còn của hai dân tộc. Từ đó, vận mệnh của hai nước, hai dân tộc càng gắn bó bền chặt, thủy chung. Nhân dân và quân đội hai nước trở thành bạn chiến đấu, chia ngọt sẻ bùi, cùng chung một chiến hào, sống chết có nhau, đồng cam cộng khổ. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc của mỗi nước, sự phối hợp giúp đỡ vô tư, chí tình, chí nghĩa, sẵn sàng hy sinh của hai dân tộc Việt-Lào là nhân tố hết sức quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng mỗi nước.
Có biết bao tấm gương chiến đấu, hy sinh anh dũng của những người con ưu tú hai dân tộc Việt-Lào vì độc lập, tự do của mỗi nước, vì tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt-Lào, với tinh thần “bát cơm sẻ nửa, hạt muối cắn đôi”. Các thế hệ QTN Việt Nam và những người con ưu tú của nhân dân các bộ tộc Lào đã phối hợp chặt chẽ, tôi luyện, trưởng thành trong chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc; trở thành biểu tượng cao đẹp của tình hữu nghị có một không hai. Nghĩa cử và tinh thần quốc tế cao đẹp; sự hy sinh oanh liệt, to lớn đó trở thành sức mạnh vô song, nguồn động lực to lớn góp phần đưa cách mạng của hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.
Sau thắng lợi năm 1975, hòa bình được lập lại trên đất nước Việt Nam và đất nước Lào. Quan hệ hai nước bước sang kỷ nguyên hòa bình, độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 18-7-1977, hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, khẳng định tình đoàn kết đặc biệt trước sau như một, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường phối hợp trong hoạt động đối ngoại, nhằm nâng cao vị thế của mỗi nước.
Vượt qua muôn vàn khó khăn, mất mát do hậu quả chiến tranh để lại, cùng sự bao vây cấm vận và chống phá của các thế lực thù địch, nhân dân hai nước luôn dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn về mọi mặt. Mối quan hệ truyền thống thủy chung, trong sáng đã hun đúc ý chí, quyết tâm, tạo nền tảng vững chắc để hai nước, hai dân tộc vững bước trên chặng đường mới. Nhân dân hai nước Việt Nam-Lào lại kề vai sát cánh, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vun đắp mối quan hệ láng giềng hữu nghị đặc biệt mãi mãi trường tồn; tăng cường và nâng quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt-Lào lên tầm cao mới.       
Để được mục tiêu đó, lãnh đạo hai nước đã chỉ đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương hai nước phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó tăng cường giáo dục truyền thống, phát triển và làm sâu sắc hơn mối quan hệ truyền thống đặc biệt, thủy chung hiếm có, không chỉ đối với lãnh đạo cấp cao, mà thấm sâu đến các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp; phát triển và hoàn thiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi dành cho nhau; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của các thế hệ thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, gây chia rẽ quan hệ hai nước.
Nhân dân Việt Nam tự hào có nhân dân Lào là người bạn láng giềng thủy chung, son sắt trong suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Các thế hệ hôm nay và mai sau luôn coi trọng, làm hết sức mình để củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào lên tầm cao mới, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Trích bài của Thiếu tướng HUỲNH ĐẮC HƯƠNG, Chủ tịch Hội truyền thống Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào, nguyên Chính ủy Quân tình nguyện, nguyên Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào.