VẤN ĐỀ “TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ” Ở
VIỆT NAM
Trước thềm đại hội đảng bộ các cấp,
tiến tới Đại hội đại biểu toàn lần thứ XIII của Đảng, các thế lực phản động,
thù địch và một số phần tử cơ hội tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá
Đảng, Nhà nước, dân tộc Việt Nam, trong đó có hoạt động tuyên truyền xuyên tạc,
phê phán Việt Nam không có tự do ngôn luận, báo chí. Chúng vu cáo Việt Nam là
“áp đặt quyền tự do ngôn luận”, “vi phạm các công ước quốc tế về quyền con
người”, “đàn áp người bất đồng chính kiến”… Vậy thực chất quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí ở Việt Nam như thế nào?
Việt Nam luôn tuân thủ nghiêm túc các công ước,
cam kết quốc tế về “nhân quyền”: về nhân quyền, luật pháp và các điều ước quốc tế đều khẳng
định “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết”. Xuất phát từ quan điểm đó,
Việt Nam có quyền tự do quyết định thể
chế chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng-an
ninh của mình….và tự xây dựng pháp luật để thực hiện các quyền đó; đồng thời
Việt Nam không can thiệp vào bất kỳ lĩnh vực nào, của bất cứ quốc gia nào. Như
vậy, mặc nhiên dân tộc Việt Nam có quyền tự quyết định con đường cách mạng của
riêng mình, không một quốc gia, một thế lực bên ngoài nào được phép can thiệp, chống
phá. Con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng, của Chủ tịch Hồ
CHí Minh và của dân tộc Việt Nam, không hề có chuyện “Chế độ Hà Nội là độc tài
toàn trị”, Đảng Cộng sản Việt Nam “chiếm quyền” của dân, “đứng trên pháp luật”…
như một số báo chí phương Tây và các thế lực phản động đang ra sức tuyên
truyền.
Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận báo chí được quy định ngay
tại Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Viêt Nam năm 3013: “Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”; đồng thời được cụ thể hóa trong nhiều
đạo luật, nghị định, như: Luật Báo chí (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016),
Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày 15-07-2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng…, hoàn toàn phù hợp về mặt pháp
luật và tập quán quốc tế về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, báo chí.
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có hoạt động
báo chí phát triển mạnh mẽ: sự phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay cho thấy những
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí không chỉ được thể hiện ở quan điểm, đường
lối; được bảo đảm bằng luật pháp mà thực tế Việt Nam đang có trên
36.000 người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí, hơn 18.000 nhà báo
được cấp thẻ và hơn 22.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; 982 cơ quan báo,
tạp chí được cấp phép hoạt động, 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của các
cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình với hơn 75 kênh truyền hình
nước ngoài, cung cấp đầy đủ thông tin truyền thông của những hãng thông tấn,
báo chí lớn như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg…có nhiều
cơ quan báo chí nước ngoài, phóng viên thường trú tại Việt Nam. Như vậy, thực
tế cho thấy, Việt Nam không hề “tước đoạt công cụ hỗ trợ quyền giám sát của
người dân”, không hề “gieo rắc lo sợ về thực thi quyền tự do ngôn luận”. Đặc
biệt trong công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại
biểu toàn lần thứ XIII của Đảng; Đảng, Nhà nước ta luôn luôn khuyến khích báo
giới tích cực tham gia, góp phần làm tốt công tác nhân sự, chống chạy chức chạy
quyền… và hơn nữa cũng xem đây là một lực lượng chống tiêu cực có hiệu quả cao,
góp phần quan trọng vào thành công của kỳ đại hội.
Như vậy, quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí tại Việt Nam là không thể phủ nhận. Những các nhân, tổ chức cố tình có
hành vi xuyên tạc, bóp méo sự thật xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của dân
tộc Việt Nam; làm tổn hại đến uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam cần phải được
xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
DƯƠNG BÙI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét