Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

VÌ SAO ÔNG DONALD TRUMP BỊ LUẬN TỘI

Đng Dân ch đã bt đu chính thc điu tra lun ti Tng thng Donald Trump v nhng cáo buc rng ông c gng gây áp lc vi Tng thng Ukraine đ điu tra ông Joe Biden, mt ng c viên Tng thng 2020; rng ông Trump đã phm ti cn tr công lý vvv.....
Quyết đnh ca Đng Dân ch theo đui lun ti ông Trump vì rơi vào thế cc chng đã, nếu h không lun ti thì h s b cho là tiếp tc bao che cho các hành vi không trong sáng ca ông Trump, có th b phe Cng hòa cáo buc là ‘bôi nh ông Trump đ giành li thế trong kỳ bu c sp ti’, nhưng ‘nhìn chung ông Trump s không b nh hưởng bao nhiêu (t vic lun ti này) tr phi b trut phế

Đây cũng là điều dễ thấy ở những quốc gia gọi là “đa nguyên, đa đảng đối lập” mà người ta thường cho là “tự do dân chủ nhất, tiến bộ nhất”, người ta thường nhòm ngó, rình dập, móc mói, bôi nhọ nhau, trong nn chính tr M khi mà các c tri luôn có xu hướng bu c theo đng phái thì bt k ng viên hay vn đ gì, thì vic lun ti này có th lay đng khi c tri trung dung vn đóng vai trò quyết đnh trong bt c kỳ bu c Tng thng nào.

Phòng chống “Tự diễn biến”, “ Tự chuyển hóa”


Thực hiện nghiêm, có kết quả tốt nhất về kết luận số 55- KL/TW ngày 15/8/2019 của Ban Bí thư “ Về việc tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ  để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và đại hội XIII của Đảng”.
Để kiên quyết loại bỏ những kẻ cơ hội chính trị chui vào bộ máy công quyền, cũng như kiên quyết sàng lọc không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, bè phái cơ hội thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh để góp phần làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của Đảng cũng như nâng cao uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam.
            Chính vì lẽ đó trong thời gian tới để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy khóa mới của Học viện thì mỗi cán bộ đảng viên của Học viện phải nêu cao trách nhiệm trong bầu cử để  lựa chọn những đồng chí tiêu biểu đủ tiêu chuẩn vào cấp ủy khóa mới để lãnh đạo chỉ huy đơn vị vững mạnh góp phần xây dựng Đảng bộ Học viện luôn luôn trong sạch vững mạnh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong thời kỳ mới.

Việt Nam thực hiện tốt vấn đề nhân quyền
Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch có nhiều tin, bài… nói xấu sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước ta, trong đó có nhiều tin, bài viết cho rằng: Việt Nam vi phạm nhân quyền; thực hiện quyền con người ở Việt Nam chỉ mang tính hình thức.
Nếu nói như vậy, thực chất chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cho rằng: Ở Việt Nam không có nhân quyền; người dân Việt Nam phải sống trong cảnh mất tự do…bị bọc lột.
Tuy nhiên, không phải như vậy, Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (tháng 3/1930), đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh cách mạng, giành độc lập dân tộc lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà  nước của nhân dân, do nhân dân,  vì nhân dân, đưa người dân nô lệ thành người làm chủ đất nước. Trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc và đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng và thực hiện tốt vấn đề nhân quyền. Điều đó được thể hiện trong cương lĩnh chính trị, các văn kiện các kỳ đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định quyền con người, quyền công dân và luôn đổi mới, phát triển, để không ngừng tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân tốt hơn, phù hợp hơn với các điều ước quốc tế và nguyện vọng chính đáng của con người. Để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã thể chế hóa quyền con người trong hiến pháp và pháp luật (Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật, thể chế khác). Do làm tốt vấn đề trên, cho nên, thời gian qua, quyền con người ở Việt Nam luôn được bảo đảm trên thực tế và luôn được thực hiện tốt hơn.
Cụ thể: Trên lĩnh vực chính trị, các dân tộc, mọi người dân Việt Nam luôn được bình đẳng, phát huy dân chủ, trí tuệ;  đời sống  nhân dân ngày càng được cải thiện. Đặc biệt, đời sống  của nhân dân ở nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng có đạo luôn được bảo đảm và ngày càng tốt hơn. Quyền khiếu nại tố cáo được thực hiện chất lượng. Các quyền tự do dân chủ được thực hiện tốt. Đến nay, Việt Nam đã có hơn 50 cơ quan báo chí với hơn 650 ấn phẩm báo chí các loại, 47 nhà xuất bản, mỗi năm xuất bản hàng vạn đầu sách, in và phát hành trên 600 triệu bản báo.  Trên lĩnh vực kinh tế, quyền con người được bảo đảm, Nhà nước tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người, mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng với nhau. Trên lĩnh vực  văn hoá, xã hội, luôn chú trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời  bằng những chính sách xã hội thỏa đáng, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối dưới nhiều hình thức, như: xây nhà chung cư cho những người có mức sống còn thấp, xây hàng vạn ngôi nhà tình nghĩa cho những người có công với cách mạng, khám chữa bệnh cho người nghèo, giáo dục tiểu học bắt buộc, bảo đảm an sinh xã hội, chăm sóc những người yếu thế, rủi ro, thiệt thòi; thực hiện chế độ trợ cấp đầy tính nhân đạo đối với con người: trợ cấp ốm đau thai sản, trợ cấp cho người cao tuổi, trợ cấp cho người tàn tật, trợ cấp tai nạn nghề nghiệp...
Với những thành tựu trên, Việt Nam hiện nay là một đất nước phát triển năng động, năm 2019 đã chính thức trở thành uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc; là bạn, đối tác tin cậy của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều nước phát triển.
Từ những thành tựu trên, hoàn toàn bác bỏ những luận điệu sai trái của chủ nghĩa đế quốc và các  thế lực thù địch cho rằng ở Việt Nam vi phạm nhân quyền; thực hiện quyền con người ở Việt Nam chỉ mang tính hình thức; mà phải khẳng định rằng: Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, có nền kinh tế năng động, phát triển, có môi trường hoà bình, nhân ái, bình đẳng, đoàn kết vì con người, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao…( một đất nước đáng sống).


Luận điệu xuyên tạc quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ của Đảng


Luận điệu xuyên tạc quy định kiểm soát quyền lực

trong công tác cán bộ của Đảng



Quy định này là phương thức, giải pháp để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về xây dựng Đảng.
Tuy nhiên, lợi dụng việc này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại gia tăng xuyên tạc, chống phá.
Trong công cuộc đổi mới đặt ra rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Những nhiệm vụ đó đòi hỏi Ðảng phải không ngừng bổ sung, phát triển Cương lĩnh, đường lối, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Ðảng. Nhà nước phải hoàn thiện thể chế, pháp luật theo hướng xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị.
Cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có đủ phẩm chất, đạo đức, trí tuệ, uy tín và năng lực mới có thể hoàn thành trách nhiệm và quyền hạn được giao. Thực thi quyền lực và kiểm soát quyền lực một cách đúng đắn, không chỉ phòng ngừa tiêu cực, lạm quyền trong công tác cán bộ mà còn bảo đảm cho sự lãnh đạo, quản lý vận hành có hiệu lực, hiệu quả.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng ban hành Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực của Đảng cầm quyền, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh.
Lợi dụng Quy định này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lập tức “diễn biến”, xuyên tạc trên các phương tiện truyền thông quốc tế, blog hải ngoại, mạng xã hội.
Đài Á châu tự do và nhiều trang mạng chống phá đăng tải loạt bài với mục đích chính trị, hướng lái cách mạng Việt Nam rằng “Bỏ độc quyền lãnh đạo mới có thể chấm dứt nạn đảng viên tha hóa”, họ hà hơi tiếp sức cho nhiều phần tử phản động lưu vong, cơ hội chính trị trong nước thể hiện quan điểm xuyên tạc rằng: Hiến pháp đã thể hiện mầm mống và bắt đầu của sự suy thoái, đó là Điều 4 khi cho phép đảng lãnh đạo độc quyền và tuyệt đối.
Và bản thân bất kể những cái gì độc quyền sẽ trở nên lạm quyền và lạm quyền thì tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái. Họ cũng quy kết, sự độc quyền quá lâu, thiếu minh bạch trong một thời gian dài nên dẫn tới tình trạng phổ biến là tha hóa đạo đức của cán bộ lãnh đạo.
Rồi cho rằng, đây là vấn đề mang tính bản chất của chế độ, vì không có đối trọng quyền lực, không có giám sát, kiểm soát một cách độc lập, khách quan thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự lạm quyền và tha hóa. Hay Quy định này là cơ hội để thanh trừng nội bộ, loại trừ phe nhóm, để hủy diệt đối với những người có khả năng tranh giành quyền lực… Để kết thúc, họ kết luận “Trong Đại hội XIII sắp tới, nếu không tỉnh ngộ và có những thay đổi về đường lối (cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội) thì Việt Nam cứ trượt dài theo con đường cũ, ngày càng mất niềm tin, rối loạn xã hội ngày càng tăng”.
Khi nghiên cứu về vấn đề kiểm soát quyền lực có thể thấy, mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp, cách thức, tính chất được quy định trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, nhưng nhiều học giả quốc tế và trong nước đều thống nhất cho rằng kiểm soát quyền lực nhà nước đóng vai trò quan trọng và là tất yếu. Không quốc gia nào có thể phát triển nhanh, ổn định và bền vững nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng lạm quyền, tha hóa quyền lực vẫn luôn tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào cho dù thể chế chính trị có khác nhau.
Trong một hội thảo quốc tế về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng (của Viện Nghiên cứu lập pháp - Quốc hội), bà Eleanor Valentine, chuyên về xây dựng và phát triển năng lực Nghị viện Hoa Kỳ cho biết, ngay cả ở Mỹ cũng luôn nỗ lực phòng chống tham nhũng, đây là nhiệm vụ phải được thực hiện một cách toàn diện và tổng thể, bắt đầu từ những bước phòng ngừa và tăng cường giám sát là vô cùng quan trọng. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đề xuất, soạn thảo và hướng dẫn thi hành luật như ở Việt Nam.
Hay trong công trình nghiên cứu và cuốn sách “Quyền lực chính trị và kiểm soát dân chủ ở Anh”, nhà nghiên cứu - học giả Stuart Weir và David Beetham rút ra kết luận, trong hệ thống chính trị ở Vương quốc Anh, kiểm soát quyền lực là phương thức tốt để đảm bảo chuẩn mực của nền dân chủ xã hội…
Nói như thế để thấy, kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, xa rời chuẩn mực của cán bộ, công chức là vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm và có thiết chế quy định.
Do vậy không thể nói, sự tha hóa của cán bộ, đảng viên là bản chất của thể chế chính trị ở Việt Nam, việc ban hành Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền là cơ hội để thanh trừng nội bộ, loại trừ phe nhóm, để hủy diệt đối với những người có khả năng tranh giành quyền lực… như những quy kết xuyên tạc, ác ý của những phần tử nói trên.
Ở một phương diện khác, thực tiễn đã chứng minh, người ta không thể nói ở các nước đa đảng thì đảm bảo vấn đề dân chủ, nhân quyền hơn ở các nước có một đảng (như ở Việt Nam) lãnh đạo; ngược lại cũng không thể khẳng định ở các quốc gia có một đảng duy nhất lãnh đạo lại dân chủ, đảm bảo vấn đề quyền con người hơn ở các nước đa đảng. Vấn đề dân chủ, nhân quyền, thể chế chính trị một đảng hay đa đảng, nhất nguyên hay đa nguyên ở mỗi nước là tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, điều kiện lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội và thực tiễn lịch sử dân tộc, con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của lịch sử, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của dân tộc Việt Nam. Đây là con đường cách mạng chân chính, tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển khách quan, đáp ứng được yêu cầu mong mỏi của nhân dân.
Hơn nữa, Đảng là đội quân tiên phong của giai cấp công - nông, tầng lớp trí thức, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của dân tộc và nhân dân, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Do vậy việc Hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong Điều 4 - Hiến pháp 2013 là hiển nhiên, phù hợp với tư cách là một đảng chính trị cầm quyền và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó không thể phủ nhận, dưới tác động mặt trái của cơ chế thị trường, một số cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm bổn phận của mình trước Đảng, trước dân; việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ; một số cơ chế chính sách đề bạt, bổ nhiệm chưa công bằng, chưa đầy đủ…
Để đáp ứng yêu của thời kỳ cách mạng mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, việc hoàn thiện chủ trương, đường lối, quy định nói chung và ban hành Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ theo hướng hoàn thiện, bổ sung, cụ thể hóa các Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh là hoạt động bình thường, cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Nói như thế để thấy, các luận điệu trên là suy diễn, xuyên tạc của những đối tượng cơ hội, phản động, có nhiều hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, nhân dân, của Đảng, Nhà nước. Vậy âm mưu, thủ đoạn của chúng là gì?
Một là, mục đích của họ là xóa bỏ Điều 4 – Hiến pháp 2013 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Từ đó lật đổ sự lãnh đạo của Đảng với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng.
Hai là, cổ xúy, thúc đẩy từ bỏ con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, hướng lái theo con đường tư bản chủ nghĩa, theo hướng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, “xã hội dân sự” ở Việt Nam. Ba là, tạo cớ diễn biến tình hình chính trị ở nước ta, cố tình xuyên tạc công tác cán bộ theo kiểu “tung hỏa mù”, “khuấy nước đục, ngư ông đắc lợi” để tạo ra nhận thức sai lệch trước thềm Đại hội XIII của Đảng.
Từ đó tạo ra sự hoang mang, dao động, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong nội bộ.
Đây là âm mưu diễn biến hòa bình với thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Cán bộ, đảng viên, nhân dân cần tỉnh táo, cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu nguy hiểm này.

Lựa chọn người tài đức - chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam


Lựa chọn người tài đức - chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam


Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, thu hút và trọng dụng người tài đức trở thành quốc sách, thành đạo đức và thấm sâu vào quan niệm sống của nhân dân ta. Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ và thu hút người tài đức để xây dựng, kiến thiết đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển”. Trong tuyển chọn, bố trí cán bộ, Người nhấn mạnh, không được thiên tư, thiên vị, không phân biệt là người trong hay ngoài Đảng mà lựa chọn những người thật sự có đức, có tài, hết mình phấn đấu cho cách mạng. Hồ Chí Minh yêu cầu người lãnh đạo, quản lý phải biết chăm lo phát hiện người tài đức, phải biết đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng họ hợp lý và phải làm thường xuyên, liên tục, như: “Người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”. Người cũng khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà”, đó chính là cuộc vận động chính trị quan trọng nhằm phát huy vai trò làm chủ thật sự của nhân dân trong xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Người căn dặn: “khéo dùng cán bộ là phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”,“dụng nhân như dụng mộc”, “phải dùng người đúng chỗ, đúng việc”, biết dùng đúng năng lực sở trường của họ, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, chú ý tạo nguồn và bồi dưỡng cán bộ kế cận cho đời sau. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt phê bình nghiêm khắc việc dùng cán bộ là người thân, anh em quen biết hay dùng những kẻ khéo nịnh dẫn đến hiện tượng ô dù, công thần, kéo bè cánh. Người yêu cầu phải tuyệt đối tránh hiện tượng địa phương cục bộ trong công tác cán bộ; phải xử lý nghiêm bệnh địa phương trong công tác này.
Ngày càng hoàn thiện chính sách về công tác cán bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ, coi đó chính là khâu "then chốt của nhiệm vụ then chốt". Vì vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo công tác này. Không chỉ các hội nghị Trung ương, mà ngay trong văn kiện đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thể hiện rõ những chủ trương, giải pháp quan tâm, chăm lo đến nhiệm vụ xây dựng, bồi dưỡng cán bộ, như: Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18-6-1997 của Bộ Chính trị khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Văn kiện Đại hội X khẳng định: “Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài; tạo bước chuyển căn bản trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài; xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài; coi đó là giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược cán bộ”, “lựa chọn những người thực sự có đức, có tài giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu”(1). Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Đảng đã khẳng định một chủ trương rất mới và tích cực trong việc lựa chọn, bố trí người tài, đức vào các vị trí lãnh đạo: “Thí điểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo quản lý”; Văn kiện Đại hội XII tiếp tục nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”; Bộ Chính trị khóa XII cũng ban hành Quy định số 89-QĐ/TW ngày 4-8-2017 về “Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”, Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4-8-2017 về “Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”; Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19-12-2017 của Bộ Chính trị quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 của Bộ Chính trị về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng...
Trong đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 là nghị quyết rất quan trọng và cấp thiết trong xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế và phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Việc ban hành hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về công tác cán bộ thể hiện quyết tâm chính trị to lớn của Đảng, Nhà nước nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực, hạn chế trong công tác này ngay từ khâu đánh giá, lựa chọn cán bộ và thu hút người có đức, tài vào hệ thống chính trị của nước ta.
Đại hội không phải là nơi chạy chức, chạy quyền
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ chiến lược các cấp đã trưởng thành mọi mặt, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Việc lựa chọn, bầu vào các vị trí quan trọng của hệ thống chính trị đã được đổi mới, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, công tâm, khách quan, có sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội. Trong công tác cán bộ, việc chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương luôn đi đôi với tạo cơ chế, môi trường, điều kiện để khuyến khích đổi mới, sáng tạo của cán bộ và tăng cường kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi các tiêu cực.
Thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc trong đấu tranh chống tham nhũng, xử lý nghiêm minh trước pháp luật những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, vi phạm pháp luật, kể cả đương chức hoặc đã nghỉ hưu theo tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ yếu kém, không đủ phẩm chất, năng lực, quan liêu, sách nhiễu nhân dân đã củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp của Đảng được thực hiện trên cơ sở phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương; coi trọng chất lượng, hiệu quả, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là người đứng đầu. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đại hội là dịp để ta sàng lọc cán bộ chứ không chỉ bàn phương hướng. Ai xứng đáng thì làm, không thì thôi, không sợ thiếu cán bộ”(2). Công tác nhân sự được thực hiện đúng điều lệ, quy chế, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; cán bộ phải tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Việc bầu ra cơ quan lãnh đạo các cấp được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo môi trường thực sự dân chủ trong quá trình chuẩn bị nhân sự và trong bầu cử tại đại hội... chứ không thể để gia tăng tình trạng  “con vua thì lại làm vua” hay là việc “củng cố hay thâu tóm quyền lực” như các thế lực thù địch đã rêu rao, xuyên tạc.
Tuy nhiên, cũng phải nghiêm túc nhìn nhận, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong công tác cán bộ thời gian qua. Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính, đổi mới công tác đánh giá, thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ, nhưng kết quả chưa đạt yêu cầu đặt ra. Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đạt được nhiều kết quả tốt, nhưng trên thực tế có nhiều cán bộ có đức, có tài, có triển vọng chưa được đưa vào quy hoạch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn quy hoạch theo chức danh. Việc sắp xếp, bố trí giới thiệu cán bộ ứng cử vẫn còn tình trạng đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc hoặc bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người thân, họ hàng của lãnh đạo còn diễn ra ở một số bộ, ngành, địa phương. Công tác giám sát của các cơ quan chức năng và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên ở một số nơi còn lỏng lẻo nên vẫn còn có cán bộ lãnh đạo, quản lý thoái hóa, biến chất, tham nhũng, hách dịch với nhân dân chưa được xử lý kịp thời. 
Thực tế đó đòi hỏi các cơ quan chức năng cần tiếp tục xây dựng được đội ngũ cán bộ chiến lược “vừa hồng, vừa chuyên”, có đủ tâm, đủ tầm, đủ tài để lãnh đạo thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của cách mạng. Để đạt được mục tiêu này, cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ. Cần xây dựng bộ khung tiêu chuẩn cho tất cả chức danh trong bộ máy hành chính nhà nước, cấp nào ràng buộc tiêu chuẩn chức danh ấy. Trong đánh giá cán bộ, phải lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ làm thước đo chủ yếu. Cần tiếp tục thực hiện cơ chế thi tuyển các chức danh bổ nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và cạnh tranh lành mạnh, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhiều cơ quan chức năng và nhân dân để lựa chọn những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo. Có cơ chế tranh cử đối với các chức danh bầu cử bằng cương lĩnh, chương trình hành động thuyết phục. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực như "chạy chức", "chạy quyền" hoặc hình thức, chiếu lệ trong lựa chọn, bố trí cán bộ. Việc lựa chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải đúng nguyên tắc, dân chủ, minh bạch, công khai, công tâm, khách quan. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo, cải tiến chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ hợp lý bảo đảm cho cán bộ, đảng viên sống tốt bằng thu nhập chính đáng của mình. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ cốt cán theo hướng hiện đại, chuẩn hóa chuyên sâu; coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành; gắn đào tạo cơ bản tại trường và bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn để đánh giá, tuyển chọn, tạo nguồn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cần gắn kết chặt chẽ đào tạo với sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng cán bộ, qua đó kịp thời xử lý tiêu cực, đồng thời phát hiện, thay thế cán bộ yếu kém bằng những người có đức, có tài, có đủ phẩm chất, năng lực.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Gửi Phạm Chí Dũng



Đồng Tâm việc đã rõ ràng.
Sao còn lắm kẻ nói quàng nói xiên.
Chỉ vì nhơ bẩn đồng tiền.
Mấy tay lều báo máu điên kền kền.
Phạm chí dũng đích thị tên.
Đăng đàn ủng hộ la rên hợm người.
Hùa theo mấy kẻ đười ươi.
Kình, Công, Tam vốn hạng người xấu xa.
Lòng không chính, tâm chắc tà.
Cho nên rồi cũng dần dà lộ đuôi.
Phạm chí dũng một kiếp người.
Mang thân lều báo bẻ ngòi bút đi.
Đừng nên xúi dục làm chi.
Kêu gào kiếm cái phong bì nhớp nhơ.
Tổ quốc không chịu phụng thờ.
Theo loài lang sói trở cờ vong nô.
Nói xấu lãnh đạo Thủ đô.
Xuyên tạc Luật pháp tội đồ không tha.
Khôn hồn mau sớm ngộ ra.
Tu tâm, tích đức, chính tà công minh.
Vài lời nhỏ nhẹ chân tình.
Gửi phạm chí dũng dân mình đọc đi./.
Phạm chí dũng.jpg
kình, công , tam.jpg

Chủ nghĩa Mác – Lênin liệu đã lỗi thời?

Thế giới ngày nay biến động vô cùng phức tạp, khoa học - công nghệ với những bước phát triển nhảy vọt đã làm thay đổi nhận thức nhiều giá trị lịch sử, đòi hỏi bất luận ở trong nước hay quốc tế đều phải tìm câu trả lời xác đáng cả về lý luận và thực tiễn để tự chuẩn bị cho mình về chính trị. Trong bối cảnh như vậy, các chính đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng luôn phải đứng trước những thách thức lớn của thực tiễn và những vấn đề rất nan giải về lý luận. Không chỉ các thế lực thù địch, mà ngay chính trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũng nảy sinh những quan điểm mâu thuẫn và cách “ứng xử” không đúng với bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin: Rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, không còn vai trò chỉ đạo, soi đường đối với cách mạng và kiến thiết mà chỉ là một “học thuyết ảo tưởng” về một xã hội không có thực; rằng, chỉ có chủ nghĩa tư bản (CNTB) mới là “giá trị đích thực”, là “nấc thang tiến bộ nhất” của nhân loại. Từ những quan điểm và nhận thức đó, họ đổ mọi “tội lỗi” cho lý luận mácxít về những thiếu sót, khuyết điểm của chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực, đòi xét lại, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tiến tới xóa bỏ triệt để con đường đi lên CNXH ở các nước đang triển khai xây dựng.
VẬY, CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN CÓ PHẢI ĐÃ LỖI THỜI?
Trước hết, nói về chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác do hai người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân là Mác và Ăngghen sáng lập vào giữa thế kỷ XIX. Xuất phát từ thực tiễn phong trào đấu tranh đang phát triển mạnh mẽ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, đòi hỏi phải có một lý luận khoa học hướng dẫn, Mác và Ăngghen đã vận dụng và kế thừa có phê phán các tư tưởng tiên tiến của lịch sử nhân loại trước đó, bao gồm: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, xây dựng lên học thuyết cách mạng đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Chủ nghĩa Mác được cấu thành từ ba bộ phận: Triết học Mác, Kinh tế chính trị học Mác và Chủ nghĩa xã hội Mác, thống nhất với nhau, liên hệ biện chứng không tách rời nhau, tạo nên hệ thống học thuyết cách mạng, khoa học và nhân đạo. Triết học Mác là thế giới quan và phương pháp luận của giai cấp công nhân, là vũ khí tư tưởng để giai cấp và chính đảng của nó nhận thức, cải tạo thế giới. Kinh tế chính trị học Mác trình bày học thuyết giá trị thặng dư, vạch trần bản chất bóc lột của giai cấp tư sản, vạch rõ bản chất, quy luật khách quan về nguồn gốc hình thành, phát triển và diệt vong của CNTB, chỉ rõ vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong xã hội tư sản, cung cấp căn cứ lý luận cho hoạt động đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Chủ nghĩa xã hội khoa học Mác lấy triết học Mác và kinh tế chính trị học Mác làm nền tảng lý luận, trình bày điều kiện và quy luật phát triển của phong trào giải phóng giai cấp vô sản, chỉ ra con đường đúng đắn giải phóng triệt để giai cấp vô sản.
Đánh giá chủ nghĩa khoa học Mác, Lênin cho rằng: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó đã làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản”, “nó cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại”. Lênin chỉ rõ: “Toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại nêu ra...”. Lênin đã ra sức bảo vệ lý luận Mác, phê phán không khoan nhượng với mọi loại kẻ thù tư tưởng xét lại và cơ hội; đồng thời, chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân thế giới, dựa trên những kết quả mới của khoa học, bổ sung, phát triển cơ sở lý luận của Mác với tinh thần biện chứng duy vật.
Hai là, về chủ nghĩa Lênin. Ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở nước Nga, chủ nghĩa Lênin bao gồm các lý thuyết kinh tế và chính trị XHCN được phát triển từ chủ nghĩa Mác, cũng như cách giải thích của Lênin, học thuyết Mác cho ứng dụng thực tế với điều kiện chính trị - xã hội của đế quốc Nga nông nghiệp đầu thế kỷ XX. Lênin đã vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp chủ nghĩa Mác để nghiên cứu những tình hình mới, những đặc điểm mới về sự phát triển của CNTB ở giai đoạn tột cùng là chủ nghĩa đế quốc. Dựa vào quy luật phát triển không đều về kinh tế - xã hội các nước, Lênin đã đề ra luận điểm “cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí ở một nước lạc hậu”, tạo ra bước đột phá, sáng tạo trong học thuyết của Mác và Ăngghen: “CNXH chỉ có thể giành thắng lợi trước tiên ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây”. Luận điểm này, đã giúp Lênin giải quyết kịp thời những vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản Nga và chính Người đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi vĩ đại, mở ra thời đại mới: Thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
Những cống hiến vĩ đại của Lênin cả về lý luận và thực tiễn, nhất là sau này, với Chính sách kinh tế mới (NEP), chuyển trọng tâm của cách mạng sang phát triển kinh tế và văn hóa, thực hiện các hình thức “quá độ gián tiếp “quá độ đặc biệt” và “những biện pháp trung gian”; kết hợp đan xen thành quả của CNXH với những thành tựu văn minh của nhân loại mà CNTB đạt được là một bước tiến có ý thức và có tính hiện thực. Các biện pháp xây dựng CNXH do Lênin đề ra, một mặt đã phát huy mạnh mẽ nguồn năng lực dồi dào của các thành phần kinh tế, những “sáng kiến vĩ đại” của quần chúng nhân dân; mặt khác, “dùng cả hai tay để lấy những cái tốt đẹp của nước ngoài” phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH.
Chủ nghĩa Lênin trở thành học thuyết “chắc chắn nhất, chân chính nhất và cách mệnh nhất”, đã góp phần làm hoàn chỉnh hơn hệ thống lý luận của Mác, Ăngghen. Những tư duy “mới mẻ” của học thuyết Lênin kết hợp với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, được những người cộng sản và giai cấp công nhân quốc tế trân trọng gọi là chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời, lấy đó làm chỉ dẫn lý luận, kim chỉ nam cho mọi hành động của cách mạng vô sản.
Xét về lịch sử, sau 1,7 thế kỷ so với thời điểm trước khi chủ nghĩa Mác ra đời và 1,2 thế kỷ trước khi có chủ nghĩa Lênin, đến nay thế giới và mỗi nước đều có những biến đổi vô cùng sâu sắc cả về chính trị, văn hóa, kinh tế, quốc phòng... Giai cấp vô sản không thể kỳ vọng hơn ở các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể tiên đoán được chính xác những vấn đề của hôm nay. Khư khư thực hiện giáo điều chủ nghĩa Mác - Lênin là không khoa học, nhưng nếu chỉ dựa vào lịch sử ra đời mà cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời là vô cùng sai lầm và có hại, chỉ nhằm mục đích chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin, chống lại CNXH chân chính./.

NHẬN DIỆN NHỮNG KẺ “YÊU NƯỚC” GIẢ HIỆU


Thời gian gần đây, sự việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 vào khu vực bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam, xâm phạm vào Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam… Sự việc này, đã gây sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế thời gian qua. Là con dân đất Việt, chúng ta không khỏi bất bình trước việc làm và những phát ngôn phi lý của Bộ Ngoại giao Trung Quốc…Tuy nhiên vừa qua trên một số kênh tin tức trên một số trang mạng, như kênh: “Người Việt TV” với tít: “Ngư lôi Việt Nam phóng trúng tàu Trung Quốc - 69 người tử vong”, “ Nóng-Đụng độ bãi Tư Chính”; kênh “ Thông tấn Việt” với dòng tít: Tàu Hải cảnh 3711 và Khánh Hòa đâm va…; kênh “TinMXH”…và rất nhiều bài viết, thông tin, hình ảnh kèm theo. Về nội dung tin tức, hình ảnh chưa được kiểm chứng về độ tin cậy và tính sát thực?…Điều chúng ta quan tâm ở đây trước hết là những “lời bình luận”, “câu hỏi”…của các bài viết, bản tin này đưa ra? Nếu là một người Việt Nam yêu nước chân chính chúng ta không phải mất nhiều thời gian để suy luận, nhận xét, đánh giá. Bởi chính những luận điệu “yêu nước” giả hiệu; lời chỉ trích, thậm chí xuyên tạc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, đã đi ngược lại quan điểm của Đảng, Nhà nước và đại đa số nhân dân Việt Nam về giải quyết vấn đề trên Biển Đông với Trung Quốc. Những hình ảnh, thông tin không có gì mới, thậm chí là những hình ảnh cắt ghép (sai sự thật), thường được lồng ghép rất tinh vi; những nội dung trong các bản tin thường được trộn lẫn thật, giả… nhưng không khó để nhận biết dụng ý của nó là gì? Mục đích thật sự của các bài viết, thông tin, hình ảnh sai sự thật này là gì? Phải chăng là lợi dụng mối quan tâm của các tầng lớp nhân dân về sự việc “bãi Tư Chính” để kích động tâm lý bất bình trong nhân dân, gây sự hiểu lầm về quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề trên Biển Đông; hạ thấp uy tín, thậm chí dùng những ngôn từ xúc phạm các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, nhà nước ta. Thật đáng xấu hổ cho những kẻ mượn danh “yêu nước”? không giúp gì cho dân, cho nước mà chỉ là công cụ cho những hành động gây rối, chống phá của các thế lực thù địch, gây hại cho dân cho nước. Chúng ta phải nhận rõ bộ mặt thật của những kẻ “yêu nước” giả hiệu này, lật tẩy chiêu trò chống phá của các thế lực phản động, bất mãn; luôn tin tưởng vào đường lối ngoại giao của Đảng, chủ trương của Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề trên Biển Đông.