Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

Một số kinh nghiệm đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, luận điệu thù địch trên internet và mạng xã hội


Đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, luận điều thù địch trên internet và các phương tiện truyền thông khác là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Bởi lẽ, nếu không có sự tỉnh táo trong nhận định, thận trọng trong xác minh, chính xác trong sử dụng từ ngữ, lập luận, dẫn chứng, rất có thể, việc đấu tranh sẽ bị phản tác dụng, thậm chí còn gây hậu quả ngược lại.

Để đấu tranh hiệu quả, trước hết, phải có kỹ năng phát hiện, tìm hiểu, thẩm định, đánh giá thông tin. Trên mạng xã hội hiện nay, có những thông tin sai, gây bất lợi cho Nhà nước, xã hội, nhưng chưa chắc đã là thông tin do các thế lực thù địch tung ra. Mà có thể, đó chỉ là thông tin được đưa lên bởi những người dân trình độ nhận thức hạn chế, hoặc vì bức xúc vấn đề cá nhân, gia đình mà có lời lẽ kích động, xúc phạm, quy chụp đối với tổ chức, cá nhân. Ngược lại, có những trang, những bài viết của các đối tượng, thế lực chống phá, thù địch, nhưng nếu không đọc kỹ, chỉ lướt qua, sẽ rất dễ bị hiểu sai nội dung, mục đích sâu xa, dẫn tới có hành động ủng hộ, thậm chí góp phần lan tỏa nó. Do vậy, việc thẩm định, đánh giá thông tin là khâu đầu tiên và mang yếu tố quyết định. Nếu thẩm định, đánh giá chính xác sự việc, mục đích của người đăng tải thông tin, sẽ có những bước đấu tranh, phản bác phù hợp, thuyết phục. Khi trực tiếp đấu tranh chống lại các thông tin, luận điệu sai trái, cần sử dụng nhiều tài khoản khác nhau. Trong đó, có một tài khoản "chính danh", khai báo những thông tin cơ bản của cá nhân và một số tài khoản "ảo", sử dụng tên, các thông tin cá nhân sai lệch. Mục đích của việc sử dụng tài khoản chính danh là để tạo uy tín, độ tin cậy với người đọc khi cần lên tiếng chính thức trước sự việc hoặc muốn bày tỏ quan điểm của bản thân. Điều này là cần thiết, bởi, thông thường, những tài khoản có hình ảnh, thông tin chuẩn xác sẽ dễ tạo được sự tin cậy với người khác. Còn tài khoản "ảo" chủ yếu để đăng ký vào các diễn đàn, trang mạng của các nhóm mà ta cần "nằm vùng" để nghe ngóng, phát hiện thông tin, lấy tư liệu phản bác lại. Với những trang này, nếu sử dụng tài khoản chính danh, sẽ dễ dàng bị phát hiện và bị "vô hiệu hóa". Đối với việc sử dụng tài khoản chính danh, khi viết bài, tham gia bình luận cần phải sử dụng ngôn ngữ mềm dẻo, linh hoạt, chuẩn xác, không nên nóng nảy, căng cứng quá mức cần thiết. Cần tuyệt đối tránh việc văng tục, chửi bậy khi tham gia tranh luận trực tiếp cả trên các diễn đàn lẫn trang cá nhân của mình, vì như vậy sẽ bị mất uy tín, giảm độ tin cậy từ phía người đọc. Đặc biệt, trước khi viết bài, tham gia bình luận, cần cân nhắc, lựa chọn vấn đề, không nên thấy bất cứ vấn đề gì cũng tham gia phản bác, trong khi mình chưa hiểu rõ. Khi phát hiện thông tin sai trái, xuyên tạc, cần xác định, kiểm tra rõ người đăng tải thông tin đó là ai, với mục đích gì. Từ đó, lựa chọn cách phản bác lại cho hợp lý, thuyết phục. Có những vấn đề, xuất hiện ở những trang khách quan, trung lập, có thể trực tiếp bình luận, phản bác tại đó. Đối với những nội dung cần lên tiếng mạnh mẽ, chính thức, nên viết bài riêng, đăng tải trên trang cá nhân của mình rồi chia sẻ tới cộng đồng. Trước những thông tin, bài viết nhạy cảm, phức tạp, nếu thấy khó phản bác toàn bộ nội dung, nên lựa chọn những chi tiết nhỏ mà ta hiểu rõ, nắm chắc để tập trung phản biện lại. Tránh việc ôm đồm phản biện toàn bộ nội dung mà thiếu sắc sảo, thuyết phục. Một điều quan trọng khác khi tham gia đấu tranh, phản bác đó là cần hạn chế đến mức tối đa việc bộc lộ nghề nghiệp, công việc của bản thân. Quan điểm, văn phong sử dụng, lập luận, chứng cứ phải cố gắng khách quan, công bằng để tạo tính thuyết phục. Không nên tranh luận kiểu một chiều, với giọng điệu sáo rỗng, nhàm chán.
Chung một con đường
Thu Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét