Một số giải pháp đấu tranh làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”
trên lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
Chiến lược “Diễn biến hoà bình” mà các thế lực thù địch, phản
động, cơ hội chính trị đang tiến hành để chống phá nước ta hiện nay, kinh tế được
xem là lĩnh vực mũi nhọn, là trọng điểm. Thực chất của chiến lược “Diễn biến
hoà bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta trên lĩnh vực kinh tế là tác
động làm chệch hướng XHCN nền kinh tế nước ta; xuyên tạc học thuyết kinh tế Mác
- Lênin, các quan điểm kinh tế của Hồ Chí Minh; phủ nhận chế độ công hữu XHCN về
tư liệu sản xuất, phủ nhận những thành quả trong phát triển kinh tế xã hội của
Đảng và Nhà nước ta; xoá bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; xoá bỏ hình
thức phân phối theo lao động; ngăn cản các chính sách, kế hoạch phát triển kinh
tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô, hòng làm cho các chính sách, kế hoạch này không thể
trở thành hiện thực...
Trước diễn biến tình hình và yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác
đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hoà bình” của các thế lực
thù địch, phản động, cơ hội chính trị trên lĩnh vực kinh tế phải tiếp tục được
triển khai chủ động, tích cực, thường xuyên. Trong đấu tranh phải kiên quyết,
linh hoạt, chủ động, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm
chính. Trong đó, cần chú trọng thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, Tiếp tục
nâng cao hiệu quả công tác thông tin, giáo dục, quán triệt nhằm không ngừng
nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn dân về thực chất và âm mưu,
thủ đoạn diễn biến hoà bình trên lĩnh vực kinh tế của các thế lực thù địch, phản
động, cơ hội chính trị.
Để thực hiện giải pháp này, các cấp, các ngành phải
nhận thức rõ thực chất chiến lược “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực kinh tế;
không mơ hồ, mất cảnh giác về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, không
để kẻ địch lợi dụng để tiến hành đẩy mạnh hoạt động “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”. Phải xác định rõ, quá trình tổ chức đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa
bình” trên lĩnh vực kinh tế không phải thực hiện theo kiểu mệnh lệnh, bắt ép cộng
đồng phải nhận thức, suy nghĩ và hành động trên một khuôn mẫu chủ quan, duy ý
chí, mà là quá trình định hướng tiếp nhận thông tin một cách khách quan, có chọn
lọc theo tâm lý, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích thụ hưởng thông tin của nhân
dân. Cơ sở quan trọng nhất để tạo nên tư tưởng xã hội tốt chính là người dân được
tiếp nhận thông tin nhanh nhất, phản ánh chân thực, khách quan nhất. Từ đó, thống
nhất nhận thức làm cơ sở cho thống nhất ý chí và hành động đánh bại âm mưu của
các thế lực, phản động, cơ hội chính trị.
Hai là, chủ động, tích cực đấu tranh bảo
vệ, phát triển học thuyết kinh tế Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
kinh tế của Đảng.
Để
thực hiện giải pháp này, mỗi cán bộ, đảng viên phải đầu tư nghiên cứu để nắm chắc
các quan điểm kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường
lối kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ trên cơ sở nghiên cứu một cách sâu
sắc và hệ thống các quan điểm kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, chúng ta mới có thể hiểu rõ tính khoa học trong đường lối kinh tế của
Đảng, kịp thời tổng kết thực tiễn, đúc kết thành lý luận không tạo ra khoảng trống
về lý luận, tư tưởng để kẻ thù chống phá, từ đó chủ động, nhạy bén đấu tranh, vạch
trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, bảo vệ tính cách mạng, khoa học của
học thuyết kinh tế Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối kinh tế của Đảng.
Ba là, thực hiện tốt cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, kết hợp chống “Diễn biến hòa bình” của địch
với chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Tham
nhũng, lãng phí là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị lợi dụng tiến hành “Diễn biến hòa bình”; đồng thời, đây cũng là vấn đề
dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của một bộ phận cán bộ, đảng viên mà kẻ
thù đang mong đợi. Bởi vì, tham ô, lãng phí, quan liêu diễn ra trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên biến chất làm cho nhân dân bất bình, mất niềm tin vào Đảng,
vào chế độ; kẻ thù lợi dụng thổi phồng, bóp méo, kích động nhân dân chống lại Đảng,
Nhà nước. Để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”của các thế lực
thù địch, phản động, cơ hội chính trị với nước ta trên lĩnh vực kinh tế, cần phải
tiến hành tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tệ nạn
xã hội khác và đẩy mạnh thực hành tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân.
Bốn là, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thực hiện tốt giải pháp
này cũng chính là phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực
kinh tế một cách có hiệu quả, nhằm kiên định với con đường xây dựng chủ nghĩa
xã hội mà Nhân dân ta đã lựa chọn. Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
trong phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, cần tiếp tục hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường
pháp lý thuận lợi cho kinh tế phát triển; tiếp tục hoàn thiện bộ máy và nâng
cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước.
Nguyễn Chí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét