Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU KÍCH ĐỘNG CỦA CÁC LINH MỤC CỰC ĐOAN NHẰM THỰC HIỆN ÂM MƯU ‘’DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”

Bản chất của “Diễn biến hòa bình’’ là chống chủ nghĩa xã hội, chống lại độc lập dân tộc. Thực chất đây là cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong giai đoạn mới. Từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời chủ nghĩa đế quốc đã cho rằng chủ nghĩa xã hội là nguy cơ và hiểm họa đối với chúng. Nhưng sau nhiều năm chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới chúng đã nhận ra rằng không thể dung sức mạnh quân sự đơn thuần để chiến thắng chủ nghĩa xã hội mà cao hơn là phải chống phá trên mọi lĩnh vực trong đó lĩnh vực văn hóa, tư tưởng đặc biệt được chúng khai thác và chống phá quyết liệt.

Xử lý cán bộ là đau đớn nhưng phải chấp nhận để cơ thể Đảng khỏe mạnh

Lò đã nóng thì củi tươi cũng phải cháy
Cuối tháng 10/2016, Nghị quyết Trung ương 4 khóa  XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được ban hành.
Hơn 1 năm chưa phải đã dài và việc thực hiện Nghị quyết vẫn đang diễn ra, song có thể khẳng định những việc Đảng ta đã làm là khởi sắc và đáng tin cậy, tạo ra sự chuyển động của cả hệ thống cho đến các đoàn thể chính trị  – xã hội, nhân dân hỗ trợ cho Đảng, góp sức vào xây dựng Đảng.

70 năm “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”

70 năm đã trôi qua kể từ ngày Hồ Chủ tịch viết Lời kêu gọi thi đua ái quốc (1948) và 49 năm (1969) ngày Người mãi mãi đi xa, nhưng vẫn còn đó lời kêu gọi của lòng yêu nước và tinh thần thi đua ái quốc. Mùa xuân năm 1948, khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt, tình hình đất nước đang rất khó khăn, nhằm kêu gọi, động viên toàn thể dân tộc phát huy mọi khả năng, cống hiến to lớn cho cách mạng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc. Để triển khai Chỉ thị này, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

Bản chất xuyên tạc về việc Quân đội Việt Nam thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng.


Trong thời kỳ hiện đại, môi trường tác chiến không chỉ còn là mặt đất, biển đảo, trên không và vũ trụ nữa. Môi trường không gian mạng là một khái niệm mới, đó là môi trường thông tin được tạo lập từ cơ sở hạ tầng thông tin và hoạt động của thành phần xã hội trên cơ sở hạ tầng thông tin đó nhằm sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trở thành môi trường thứ năm. Quân đội các quốc gia trên thế giới đã ý thức và  coi trọng đặc biệt với môi trường tác chiến mới này như là một xu thế tất yếu của thời đại mới, thời đại của CNTT và kỹ thuật số. Ngay trong nghị quyết 28 NQ/TW khóa XI đã xác định: Việc định Bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng là một bộ phận không thể tách rời bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Để tiến tới xây dựng Quân đội, chính quy, hiện đại hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, ngày 8/1/2018 tại Hà nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc trên cả trên đất liền, trên không, trên biển và không gian mạng. Việc thành lập lực lượng chuyên trách nhằm ngăn chặn, khống chế thế lực phản động sử dụng các hình thức phá hoại, xâm chiếm, …qua môi trường không gian mạng khiến bè lũ phản động, lưu vong, chống phá trong và ngoài nước run sợ ngông cuồng xuyên tạc mục đích, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng như những nỗ lực của những kẻ sắp nhận những đòn mạnh mẽ từ lực lượng tác chiến mới của quân đội ta trên không gian mạng.

Cụ thể, Phạm Chí Dũng là kẻ xuyên tạc và cố dẫn dắt dư luận về việc thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng chỉ gây lãng phí tốn kém cho Đảng nhà nước và nhân dân. Thực tế, việc thành lập lực lượng tác chiến không gian mạng là xu thế tất yếu của quân đội các nước nhằm bảo vệ chủ quyền và đảm bảo an ninh an toàn trên không gian mạng. Đặc biệt là những thủ đoạn, phương thức của các lực lượng đối phương qua không gian mạng ngày càng tinh vi và nguy hiểm…tăng rủi ro về nguy hại đến an ninh quốc gia và vẹn toàn lãnh thổ. Việc thành lập Bộ tư lệnh nhằm tăng cường sức mạnh của Quân đội là hết sức cần thiết, nó phù hợp với nhu cầu nâng cao năng lực hoàn thành nhiệm vụ của Quân đội trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung, CNTT nói riêng. Quân đội phải trở thành lực lượng nòng cốt để bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt nam Xã hội chủ nghĩa.

Việc thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng nhằm xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, rộng khắp và chủ quyền, lợi ích quốc gia trên không gian mạng; ngăn chặn, đẩy lùi, làm thất bại các âm mưu, hoạt động sử dụng không gian mạng để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, văn hóa dân tộc, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình. Đây là mục tiêu chính đáng để Quân đội là lực lượng chính quy, tinh nhuệ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đảng nhà nước và nhân dân vì mục tiêu dân giàu nước mạnh. Những luận điệu xuyên tạc vô căn cứ, dắt mũi dư luận vì mục đích chống phá không bao giờ đạt được mục đich, nó chỉ làm chúng lộ bản chất xấu xa, hẹp hòi đi ngược lại những mong muốn, ý chí của người dân Việt nam yêu nước./.




Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

BẢN ÁN THÍCH ĐÁNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG KHỦNG BỐ Ở SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT

Từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 12 năm 2017, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử Đặng Hoàng Thiện (26 tuổi), Nguyễn Đức Sinh (33 tuổi), Lê Thị Thu Phương (21 tuổi bạn gái của Thiện) cùng 13 đồng phạm khác về các tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “Hủy hoại tài sản”, “Khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “Không tố giác tội phạm”.

Những anh hùng trong đời thực

Tuần trước Tết nguyên đán, trong nhiều chuyện vui cuối năm, có một câu chuyện khá buồn: Đó là câu chuyện nam sinh viên Hoàng Đức Hải (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) tử nạn sau khi cứu được 3 mẹ con chị Lê Thị Loan bị đuối nước. Nhưng cùng với một số gương dũng cảm, cứu người gần đây, Hoàng Đức Hải cũng thổi bùng lên niềm tin về những việc tốt, người tốt trong cuộc sống.

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

Bản án nghiêm minh và nhân văn

Ngày 22-1, phiên tòa xét xử các bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng cùng 20 đồng phạm đã kết thúc với bản án nghiêm minh và nhân văn được dư luận cán bộ, nhân dân cả nước đồng tình. Nhưng một số thế lực thù địch, cơ hội chính trị lại đưa ra những quan điểm trái ngược, cảm tính, lệch lạc như: Vụ án có oan sai, “đấu đá phe nhóm”, cần xét xử lại, tuyên bố vô tội, trắng án cho một số bị cáo. Họ còn đánh vào những cảm xúc chủ quan, phiến diện, một chiều; vu khống, đổ lỗi hệ thống cho thể chế, xuyên tạc, đả kích chế độ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Không thể phủ nhận được thành quả về quyền con người ở Việt Nam

Ngày 19-1-2018, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đã công bố “Sách trắng về quyền con người với chủ đề “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam”.
Đây là lần thứ hai Việt Nam công bố sách trắng về quyền con người (QCN). Năm 2005, lần đầu, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố cuốn sách “Thành tựu bảo vệ và phát triển các quyền con người ở Việt Nam”. Việc Nhà nước Việt Nam công bố sách trắng không chỉ nhằm nêu lên những thành quả về nhân quyền của đất nước mà còn công khai quan điểm, nhận thức và cả những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.