Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Sự thật về bức ảnh Đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Việc các tờ báo của Đức, Pháp đăng tin về hình ảnh một vị đại biểu Việt Nam ngủ trong tư thế phản cảm giữa Hội trường Liên Hợp Quốc tại New York đã trở thành một thông tin nóng được bàn tán trên mạng xã hội hai ngày qua. Sự thật là như thế nào? Xin dẫn chứng 2 bức ảnh sau:
Đầu tiên là tấm ảnh Gettyimages chụp được và rao bán gần 500 USD.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Người đi.

Mây mù che đỉnh Tràng An
Hương bay Bái Đính nhẹ nhàng tiễn đưa
Đời người tựa cánh sao thưa
Cõi trần tiễn biệt người xưa gọi về
Người đi để lại hồn quê
Buồn thương nhỏ lệ tràn trề nỗi đau.

Kết quả hình ảnh cho Lễ tang Trần Đại Quang

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG VIỆT TÂN - NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH


Việt Tân có tên đầy đủ là "Việt Nam Canh tân cách mạng đảng" với trụ sở chính đặt tại: 2530 đường Bơ-ry-e-xa 234 San Giô, Ca-li-phóc-ni-a, Mỹ và "Văn phòng 2" tại Băng Cốc, Thái Lan. Tổ chức này có cơ quan tuyên truyền: báo "Kháng chiến"; đài "Việt Nam kháng chiến" và "Chân trời mới". Đối tượng cầm đầu là Đỗ Hoàng Điềm, sinh 1963, quốc tịch Mỹ, "Chủ tịch Việt Tân" và Lý Thái Hùng, sinh 1953, quốc tịch Mỹ, "Tổng bí thư Việt Tân".
Quá trình hình thành: Năm 1981, Hoàng Cơ Minh, nguyên chuẩn tướng, Phó Đô đốc hải quân chính quyền Ngụy Sài Gòn cũ thành lập “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” nhằm chống Việt Nam bằng các hoạt động vũ trang, khủng bố. Năm 1982, Hoàng Cơ Minh lập “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”, là cơ quan đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của “Mặt trận”; các thành viên “Mặt trận” đồng thời cũng là thành viên của “Việt Tân”.
Hoạt động khủng bố của Việt Tân: Sau khi thành lập, “Việt Tân” đã tổ chức tuyển mộ, huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin…; tiến hành các chiến dịch Đông tiến I (1985 - 1986), Đông tiến II (1987), Đông tiến III (1989), đưa các toán vũ trang với 246 đối tượng từ Thái Lan xâm nhập qua Lào, Cam-pu-chia về Việt Nam để lập “mật cứ”, tiến hành hoạt động bạo loạn, khủng bố nhưng đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam, Lào ngăn chặn, vô hiệu hóa.
Ở nước ngoài, “Việt Tân” thành lập “Đội sát thủ K9” do các thành viên cốt cán cầm đầu, chuyên tiến hành khủng bố, thủ tiêu những nhà báo gốc Việt đưa tin vạch mặt hoạt động lừa đảo kiều bào của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn.
Hiện nay, “Việt Tân” tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát… Cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt, xử lý một số đối tượng là thành viên “Việt Tân” phạm tội khủng bố như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon…
Sau những âm mưu tiến hành phá hoại, khủng bố tại VN bằng các thủ đoạn bạo loạn vũ trang hoặc dụ dỗ quần chúng tiến hành cái gọi là “đấu tranh bất bạo động” thất bại liên tiếp, Việt Tân chuyển sang hình thức chống phá mới là mô hình “thúc đẩy xã hội dân sự” để chống phá.
Một số tổ chức tự xưng xã hội dân sự được tay chân Việt Tân đội lốt “nhà đấu tranh dân chủ” trong nước lập ra như “Mạng lưới blogger Việt Nam”, “Hội anh em dân chủ”, “Quỹ tù nhân lương tâm”, “Hội bầu bí tương thân”… Các tổ chức này không hề thúc đẩy cho xã hội dân sự lành mạnh tại VN, mà ngược lại còn làm sai lệch cách hiểu của xã hội dân sự thành tổ chức chính trị chống đối bên ngoài hệ thống nhà nước.
Thời gian gần đây, chúng triệt để lợi dụng một số vấn đề khó khăn đang diễn ra của nước ta như vấn đề quân đội làm kinh tế, bất cập ở một số trạm thu phí BOT, sai phạm của một số địa phương trong công tác cán bộ,…thông qua một số fanpage như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Ngụy biện, Dân luận, Thanh niên Việt Nam (tự xưng là Đoàn Thanh niên tiền phong Hồ Chí Minh), nhóm “Cứu lấy biển” do Hội Anh em dân chủ lập, Văn đoàn độc lập… hay thông qua các mạng xã hội khác như Zalo, face book, Viber, Skype… để móc nối, lôi kéo, tập hợp, huấn luyện các đối tượng trong nước phục vụ cho mục đích chống phá ta.

PHƯƠNG THỨC, THỦ ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA “VIỆT TÂN” TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY


Kích động biểu tình phá rối an ninh, tập dượt cho “cách mạng đường phố” ở Việt Nam”.  “Việt tân” triệt lợi dụng tâm lý bất bình của quần chúng nhân dân về các vụ việc tiêu cực trong nước để kích động thanh niên, sinh viên tham gia các cuộc tuần hành, biểu tình. Chúng đưa người thâm nhập vào số đi khiếu kiện, thậm chí tài trợ tiền đề kích động họ tham gia các hoạt động do “Việt Tân” tổ chức, ý đồ biến những vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai thành các cuộc biểu tình quy mô lớn; xây dựng và tán phát 05 kịch bản “lật đổ chế độ tại Việt Nam; chỉ đạo cơ sở nội địa vẽ sơ đồ, quay phim chụp ảnh các mục tiêu trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội…Gần đây, các vụ biểu tình, tụ tập đông người phá rối an ninh do “Việt Tân” kích động không chỉ gia tăng về số lượng  mà còn rất phức tạp về tính chất, mức độ nguy hiểm.
Thường xuyên cung cấp tài chính, phương tiện cho số đối tượng chống đối trong nước hoạt động khủng bố, phá hoại. Hàng năm, “Việt Tân” đã vận động và gửi về nước hàng triệu USD cùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như: Máy tính xách tay, máy ảnh kỷ thuật số, điện thoại thông minh, máy ghi âm từ xa…cho các đối tượng trong nước tiến hành hoạt động kích động biểu tình, gây mất ANTT. Do sự hậu thuẫn, hỗ trợ của “Việt Tân” nên số chống đối trong nước hoạt động chống phá ngày càng quyết liệt, nguy hiểm, thậm chí một số đối tượng coi hoạt động chống đối theo chỉ đạo của “Việt Tân” là một “nghề” kiếm sống.
Móc nối, phát triển lực lượng” “Việt Tân” núp dưới danh nghĩa tài trợ học bổng, từ thiện, mời tham dự hội thảo, du lịch…để móc nối, lôi kéo thanh niên, sinh viên, trí thức, luật sư, phóng viên, người khiếu kiện…ra nước ngoài; sau đó dùng thủ đoạn lừa đảo, bắt điền đơn gia nhập tổ chức, chụp ảnh khống chế, huấn luyện kỹ năng hoạt động, bảo mật máy tính, cách chế tạo bom xăng…giao nhiệm vụ về nước rải truyền đơn, treo khẩu hiệu, gây cháy nổ tại các địa điểm công cộng, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Tuyên truyền phá hoại tư tưởng. “Việt Tân” kết hợp giữa việc cử thành viên cốt cán xâm nhập về nước với sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia, các hội, nhóm trá hình trên internet; chúng dùng luận điệu “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, xây dựng “xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ …để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng, thái độ thù địch của thanh niên, sinh viên với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức.

Hiểu thêm về chủ thể phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có chủ thể lãnh đạo, tổ chức, quản lý, điều hành và chủ thể thực hiện. Chúng ta có thể hiểu rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp chính là chủ thể lãnh đạo phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Sở dĩ như vậy là vì, Đảng ta là Đảng cầm quyền, thực hiện sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, theo đó Đảng lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị, lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một bộ phận của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng-văn hóa; là một nội dung của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa, vì vậy Đảng phải lãnh đạo nhiệm vụ này là tất yếu, khách quan. Hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng các cấp là chủ thể lãnh đạo phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo phạm vi chức năng, quyền hạn của từng cấp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xác định phương hướng, chủ trương, biện pháp lãnh đạo trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, trong nghị quyết chuyên đề về làm cơ sở để cấp ủy, tổ chức đảng các cấp nghiên cứu, quán triệt, xác định những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chương trình, kế hoạch… phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở cấp mình.

Quyết tâm thanh lọc đội ngũ, giữ vững kỷ cương công tác cán bộ

Một lần nữa, Đảng ta nêu quyết tâm thanh lọc đội ngũ, loại bỏ những người không xứng đáng, để củng cố vai trò của Đảng. Tại phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu một trong những nhiệm vụ tiếp theo của Ban Chỉ đạo là kiểm tra công tác luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước. Sau hàng loạt vụ kỷ luật cán bộ từ Đại hội XII của Đảng đến nay, trong đó có 56 người thuộc diện Trung ương quản lý, thì đây là nhiệm vụ cấp thiết. Bởi, có làm tốt các khâu này mới dẹp được nạn tham nhũng, tha hoá, tiêu cực trong bộ máy chính trị; mới giữ vững kỷ cương trong công tác cán bộ; mới tạo động lực đổi mới trong sự nghiệp phát triển đất nước.
giu vung ky cuong cong tac can bo hinh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại phiên họp thứ 14 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng

Bình tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác trước những cái nhìn lệch lạc về giáo dục Việt Nam

Những ngày qua, trong khi hàng triệu học sinh, sinh viên háo hức bước vào năm học mới 2018-2019, thì trên nhiều trang mạng xã hội, nhất là các trang mạng của những phần tử cơ hội và một số tờ báo điện tử nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam đã có những nhận định chủ quan, cái nhìn sai trái, ý kiến lệch lạc về giáo dục Việt Nam. Cần phải vạch rõ “chân tướng” đằng sau những luận điệu này.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VÀ MƯU ĐỒ CHÍNH TRỊ


Nguyên cớ khởi đầu từ một clip đăng trên trang mạng xã hội quay cảnh một người được cho là giáo viên tiểu học đang hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần theo cuốn Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) của một giáo sư. Một câu chuyện giảng dạy theo phương pháp mới tưởng như bình thường, nhưng nó bị đẩy lên quá mức làm “nóng” dư luận. Nhân cơ hội này, một số người vốn có cái nhìn định kiến, cực đoan và những kẻ có tư tưởng cơ hội chính trị, bất mãn, thù hằn với chế độ Việt Nam đã cố tình làm to chuyện, phức tạp hóa vấn đề, thậm chí gắn vấn đề giáo dục với vấn đề chính trị với những toan tính xấu.
          Không chỉ đưa ra các nhận định đầy miệt thị, ác ý như: “Cải cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay thất bại vì tư duy tiểu nông, vì bóc ngắn cắn dài”, “Giáo dục Việt Nam trong 30 năm qua không chỉ rối loạn bởi các đề án hoang tưởng tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng mà còn đối diện với cuộc khủng hoảng suy đồi đạo đức nghiêm trọng khiến niềm tin vào những gì được gọi là “cải cách” sụp đổ”; có người còn đưa ra cái gọi là “kiến nghị” rằng: “Nếu không làm được một bộ sách giáo khoa cho ra hồn, giải pháp khả thi là mua một bộ sách giáo khoa của Anh, Mỹ về cho các cháu học, cháu nào học được thì học mà không học được thì dịch ra tiếng Việt mà học”(!). Rồi một số người lại đề xuất cái gọi là “khuyến cáo”: “Những thiên thần vô tội không nên và không thể tiếp tục bị đem ra làm vật hy sinh cho các tranh cãi liên miên về cải cách giáo dục và chương trình-sách giáo khoa hay các thử nghiệm cải cách thi cử”. Họ còn lên tiếng lu loa: “Ý thức hệ giáo điều trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn gây nên sự ngộ nhận chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cải cách khiến cho mục đích giáo dục thiếu tính thực tế, sai với lẽ tự nhiên”(!)...
          Trước đó, lợi dụng những sai phạm xảy ra ở Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ba tỉnh: Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, một số ý kiến cũng tỏ thái độ hằn học khi cho rằng “gian lận thi cử ở Hà Giang là bi kịch từ lỗi hệ thống”; “sự thối nát của nền giáo dục Việt có căn gốc từ thể chế chính trị”(!).
          Những lời lẽ trên cần phải phê phán, bác bỏ vì nó đã được nhìn nhận qua “lăng kính màu đen”, đánh đồng hiện tượng với bản chất, lợi dụng vấn đề giáo dục để đan cài mục đích chính trị thiếu lành mạnh.
          Về những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia ở ba tỉnh nêu trên, ngay sau khi xảy ra vụ việc, những người gây ra sai phạm đã bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam vì đã phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Những bài thi, thí sinh được nâng điểm thi qua quá trình thẩm định chặt chẽ đã bị hạ điểm thi theo đúng quy chế. Có thể nói rằng, sự vào cuộc kịp thời, khẩn trương, quyết liệt của các cơ quan chức năng góp phần nhanh chóng làm sáng tỏ vụ việc để dư luận xã hội hiểu đúng tình hình; tin tưởng vào việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ngày càng được bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ hơn.
          Tất nhiên, nói thế không có nghĩa là giáo dục Việt Nam chỉ có những thành tựu, mà cũng đang phải vượt qua những thách thức không nhỏ. Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đã nhận thấy những bất cập, hạn chế của ngành giáo dục cần phải khắc phục, đó là: Chương trình học có môn còn quá tải; phương pháp dạy học còn thiên về truyền thụ kiến thức nên chưa phát huy được tính tích cực của người học; việc kiểm tra, thi cử còn nặng về điểm số dẫn tới áp lực cho học sinh; giáo dục đại học chưa đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước…
          Giáo dục liên quan đến mọi người, mọi nhà và ảnh hưởng mật thiết đến sự ổn định, phát triển của quốc gia. Do vậy, khi nhìn nhận, đánh giá về giáo dục rất cần phải được xem xét toàn diện, thấu đáo ở mọi khía cạnh, đặt trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa những thành quả đổi mới đã đạt được và những sức ỳ, lực cản trong lộ trình đổi mới cần phải khắc phục. Không nên lấy một vài cái sai đơn lẻ trong hoạt động giáo dục hay những vấn đề đang còn tranh luận để phủ nhận những nỗ lực đổi mới giáo dục cũng như những thành quả giáo dục của Việt Nam trong những năm qua. Vì điều đó làm tổn thương đến tình cảm, niềm tin, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm cao cả của hơn 1,2 triệu giáo viên, giảng viên và hàng vạn cán bộ quản lý giáo dục đang lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc WEF ASEAN 2018

Thưa Tổng Bí thư, các ngài Tổng thống, Thủ tướng và các vị Trưởng đoàn,
Thưa GS.Klaus Schwab, người sáng lập – Chủ tịch điều hành WEF, thưa toàn thể quý vị  các bạn,
Trước hết, thay mặt Chính phủ Việt Nam, với sự chân thành nhất tôi nhiệt liệt chào mừng và cám ơn các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) tại Hà Nội. Tôi hoan nghênh Giáo sư Schwab đồng chủ trì hội nghị này.

Kích động biểu tình ngày 2/9 - Một trò hề lạc lõng, lố bịch


Tại Việt Nam vài năm gần đây, việc kích động tụ tập đông người để gây rối trật tự công cộng, tiến công lực lượng chức năng, phá hoại tài sản nhà nước… đã trở thành "nghề" của một số người tự nhận là "nhà dân chủ, người yêu nước". Và do được sự hà hơi, tiếp sức của thế lực thù địch ở nước ngoài, mà càng ngày nhóm người này càng tỏ ra ngông cuồng.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Tự rèn luyện để giữ mình

“Bước đi ngắn” nguy hiểm là hình ảnh từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII vào tháng 10-2016 để cảnh báo hiện tượng một số cán bộ từ suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nguyên nhân của sự sa ngã ấy có một phần quan trọng do mỗi cá nhân thiếu tự giác, thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn đạo đức, nhân cách, danh dự, coi đó như những điều thiêng liêng, cao quý nhất.

Công khai, minh bạch là “thuốc đặc trị” chống tham nhũng

Chưa bao giờ, những kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương về sai phạm trong Đảng lại được nhân dân đón nhận nhiệt thành như thời gian qua. Theo nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì tính công khai chính là “thanh bảo kiếm” để chữa lành những vết thương. Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần giải tỏa những bức xúc trong dư luận xã hội. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ, đồng thời giúp thu hồi được tài sản trong các vụ án tham nhũng.
cong khai minh bach la thuoc dac tri chong tham nhung hinh 1
Hình ảnh minh họa
Vụ án Dương Chí Dũng; Huỳnh Thị Huyền Như; Phạm Công Danh; Hà Văn Thắm; rồi vụ án Đinh La Thăng; Trịnh Xuân Thanh; hay Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm)… đều là những vụ án được đưa ra công khai xử lý vì những hành vi liên quan đến tham nhũng. Các kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về nhiều cán bộ ở cả cấp trung ương và địa phương, những quyết định kỷ luật, quyết định khởi tố đã được công khai, thu hút sự chú ý đặc biệt của đông đảo nhân dân. Qua đó đã thể hiện “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền”, góp phần nâng cao uy tín, sức chiến đấu của Đảng và cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả.
Ông Nguyễn Viết Chức, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng: Đảng là đại diện cho toàn dân, việc công khai kết luận thanh tra và xử lý nghiêm minh những vụ án tham nhũng là một tiến bộ lớn.
“Đảng đại diện cho toàn dân mà không công khai cho toàn dân thì liệu có được không? Tôi cho đây là tiến bộ, đúng đắn. Tôi nghĩ những gì công khai được nên công khai. Càng công khai nhiều càng tốt. Có công khai mới sửa chữa được, có công khai mới là bài học, chứ nếu cứ dấu diếm thì là “tội nể nang nhau” dẫn đến cán bộ của mình mắc khuyết điểm càng ngày càng trầm trọng hơn”-ông Nguyễn Viết Chức nói.
Chưa bao giờ, những kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương về sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong Đảng lại được nhân dân đón nhận nhiệt thành như thời gian qua. Nó góp phần giải tỏa những bức xúc trong dư luận xã hội, đồng thời chứng minh rằng, cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng đang phát huy cao độ vai trò của mình, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.
Việc công khai kết luận kiểm tra của Đảng cũng cho thấy, Đảng nói đi đôi với làm, biến Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thành hành động cụ thể chứ không chỉ dừng ở mức kiểm điểm, tự phê bình trong nội bộ tổ chức Đảng. Sai phạm, khuyết điểm của cán bộ được công bố công khai đáng tiếc không phải chỉ diễn ra ở một vài nơi. Thậm chí để đề bạt một người là cả một chùm khuyết điểm “dây chuyền” từ các bộ ngành đến địa phương cụ thể như trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Cũng như cán bộ cấp cao đứng đầu một địa phương, một ngành phải nhận những hình thức kỷ luật rất nghiêm khắc đã không còn là chuyện hiếm…
Ông Hồ Văn Năm, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai
Ông Hồ Văn Năm, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai
Ông Hồ Văn Năm, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng, giải pháp về công khai thủ tục minh bạch, tăng cường giám sát của nhân dân, tăng cường dư luận báo chí, cần công khai minh bạch, kê khai tài sản.
“Đó là các giải pháp đồng loạt, đồng bộ. Để giải pháp mạnh tăng cường kiểm tra giám sát của người dân, cơ quan cấp trên và trách nhiệm của người đứng đầu trong tăng cường kiểm tra phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng trong nội bộ, trong cơ quan, đơn vị trực thuộc”-ông Hồ Văn Năm nói.
Công khai và xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng sẽ thu hồi được tài sản của nhà nước. Việc kê biên, thu giữ tài sản trong một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao. Đáng chú ý là vụ án Giang Kim Đạt thu về hơn 300 tỉ đồng; vụ Hứa Thị Phấn hơn 10 nghìn tỉ đồng; vụ Ngân hàng Đông Á hơn 2 nghìn tỉ đồng; vụ Phạm Công Danh (giai đoạn I) hơn 6 nghìn tỉ đồng; vụ Đinh La Thăng hơn 20 tỉ đồng; vụ Trịnh Xuân Thanh hơn 45 tỉ đồng và vụ AVG hơn 8 nghìn 500 tỉ đồng… Tuy nhiên, đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Một trong những nguyên nhân là do pháp luật chưa có cơ chế xử lý sớm đối với tài sản tham nhũng, nhất là với tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp. Đây cũng là một trong những nội dung được nhiều Đại biểu Quốc hội đề cập đến khi thảo luận về Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Việc phát hiện, xác minh được tài sản bất minh đã vô cùng khó mà khi xử lý chỉ truy thu thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 45%” tài sản bất minh nếu làm không khéo sẽ dung túng cho tham nhũng.
Ông Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội khẳng định, công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là “thuốc đặc trị” phòng ngừa tham nhũng: “Con mắt của dân tinh tường, chỉ công khai thì dân biết. Hãy biết lắng nghe dân, chịu sự giám sát của dân. Kể cả hành vi kể cả có quyền lực luôn luôn có hàng triệu con mắt dõi theo, hàng triệu con người đang đợi hành xử của anh. Khi mỗi người hành xử ý thức đang chịu sự giám sát của công luận, nhân dân thì hành xử chuẩn mực hơn. Nếu hành xử bí mật, không minh bạch thì dẫn đến kết luận không khách quan. Tóm lại, minh bạch là liều thuốc toàn diện nhất”.
“Dưới ánh sáng không ai làm điều khuất tất”. Bởi thế, công khai, minh bạch là liều thuốc “đặc trị” chống tham nhũng. Công khai các vụ án tham nhũng; thu hồi tài sản bất minh; chủ động tiến hành kiểm tra cũng như công khai các kết luận sau kiểm tra là những đổi mới cần thiết trong hoạt động kiểm tra của Đảng, góp phần nâng cao chất lượng Đảng viên, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh.
(Theo VOV)

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Phan Châu Trinh


Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.