Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

AI ĐÃ 'TÙY TIỆN' MUỐN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TÔN VINH TÊN GIẶC ALEXANHDRE DE RHODES?

Tín đồ theo đạo thờ tây lông ở Việt Nam rất nhây. Mấy chục năm nay họ vẫn luôn chờ cơ hội, viện đủ lý do tào lao để vinh danh tên giặc Alexandre de Rhodes (AdR).
Thất bại trong việc đòi đặt tên đường AdR ở Đà Nẵng, họ rất hậm hực cay cú và tiếp tục ngoan cố đòi được đặt! PGS TS Hoàng Dũng vừa đưa ra ý kiến trên báo trẻ trâu rằng 'Không thể tùy tiện lên án người xưa như thế'. Cũng trên báo này, 'nhiều trí thức' cũng đòi đặt tên đường 'không cần tranh cãi'!
Đám cuồng tây lông này ngang ngược độc tài vãi! Con đường là của chung mà các bố lại muốn tùy tiện thích thì đặt, cấm cãi! Người ta phản đối dùng bằng chứng, lý luận hẳn hoi thì các bố lại bảo người ta 'tùy tiện'!
Tên đường có ý nghĩa rất quan trọng không những chỉ để vinh danh tiền nhân có công với nước mà còn mang ý nghĩa giáo dục thế hệ sau. Do đó nó nhất định phải đạt được sự đồng thuận tuyệt đối ít nhất là trong giới trí thức. Không làm như thế mà cứ đặt thì mới là tùy tiện. Bộ bây giờ Việt Nam hết anh dùng dân tộc và danh nhân các lĩnh vực rồi hay sao mà lại phải nhất quyết dùng tên của một nhân vật gây tranh cãi chứ đừng nói đến việc đây là một tên giặc hẳn hòi cho bằng được vậy?!
Lý do ban đầu được đưa ra để vận động cho tên đường là, 'AdR là người đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ', nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng hắn không phải là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ thì đáng lẽ mọi chuyện đã phải dừng lại ở đó.
Nếu phe muốn đặt tên thấy bằng chứng, lỹ lẽ trên là sai thì phải đưa ra bằng chứng, lý lẽ khác để phản bác và chứng minh AdR chính là người đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ.  Nhưng không, đám cuồng tín thờ tây lông này lại tiếp tục tùy tiện đưa ra những ngụy biện không liên quan đến nội dung trên và ngoan cố đòi vinh danh tên giặc này! Những đứa khôn hơn tí, biết cãi không nổi thì phán 'không tranh cãi' nữa mà cứ đặt tên đường thôi!

Những ngụy biện mà họ tùy tiện đưa ra là:
1.  'AdR không phải là người đầu tiên hay duy nhất sáng tạo ra chữ quốc ngữ nhưng có công trong việc truyền bá chữ quốc ngữ'.
Sự truyền bá chữ quốc ngữ phổ thông có kết quả nhất chỉ xảy ra sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công. Trước đó, trong thời thực dân Pháp cai trị, 90% dân Việt mù chữ, thành phần trí thức toàn học tiếng Pháp.
Thời AdR đến Việt Nam, thế kỷ 17, người Việt dùng chữ Hán và Nôm.  Không có bằng chứng nào được đưa ra cho thấy AdR có hoạt động truyền bá chữ quốc ngữ tại thời điểm đó.
Họ lại tùy tiện ngoan cố gán ghép rằng cuốn tự điển Việt-Bồ-La do AdR biên soạn đã đóng góp vào việc truyền bá chữ quốc ngữ. Cái này rất ngu xuẩn và buồn cười! Người ta dùng tự điển để tra cứu ý nghĩa giữa các ngôn ngữ SAU KHI đã biết rành mặt chữ, để học ngoại ngữ (như bọn truyền giáo lúc đó đang có nhu cầu học tiếng Việt) chứ không ai dùng tự điển để dạy mặt chữ cho người chưa biết chữ cả mà 'truyền bá chữ viết' cái con cú gì?!
Hơn nữa, sự thật lịch sử cho thấy, khi AdR đến Việt Nam thì các giáo sĩ Bồ cùng con chien người Việt đã tạo ra chữ quốc ngữ và tự điển Việt-Bồ để dùng rồi (tham khảo kiến nghị nói trên). AdR chỉ dùng cuốn tự điển trên dịch thêm phần tiếng La-tin thành tự điển Việt-Bồ-La THEO CHỈ THỊ CỦA VATICAN nhằm giúp cho các giáo sĩ không phải người Bồ cũng có thể tra tiếng Việt (La-tin là ngôn ngữ phổ thông trong đám giáo sĩ thuộc Vatican). Rõ ràng hắn không phải là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ và mục đích soạn cuốn tự điển Việt-Bồ-La chỉ là để giúp Vatican có thêm công cụ truyền đạo chứ chả liên quan gì đến việc 'truyền bá chữ quốc ngữ' như bọn thờ tây ngoan cố tùy tiện gán ghép cả.
Phong trào truyền bá chữ quốc ngữ chỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 do người Việt Nam chủ xướng và chẳng dính dáng gì đến AdR đã 'về với Chúa' hơn hai thế kỷ trước đó cả.
2.  'TP HCM đặt tên AdR từ lâu', suy ra Đà Nẵng cũng nên đặt'.
Trả lời ngắn là, bạn thấy con chó ăn c*t thì bạn có nên ăn c*t giống nó không?!
Trả lời dài:
Tên đường đó có từ thời Diệm.  Diệm là một tên cuồng đạo, từng làm tu sĩ trong những tu viện Âu-Mỹ khi Việt Minh đang tiến hành cuộc kháng chiến chín năm. Mấy anh em Diệm từng làm lễ 'dâng Việt Nam cho Đức Mẹ' vào năm 1959, nên họ muốn đề cao, gán cho AdR, một trong những nhà truyền giáo đầu tiên, một công trạng để phô trương, kể 'công' Chúa giáo ở Việt Nam thì cũng rất dễ hiểu.  Sau 1975, tên đường này đã được đổi một lần, rồi lại đổi lần nữa trở lại tên AdR. Đó là một sai lầm cần được sữa chữa chứ không phải để tiếp tục phạm vào một lần nữa!
3.  AdR vào Việt Nam thế kỷ 17, Pháp xâm lược Việt Nam vào thế kỷ 19, suy ra không thể ghép tội AdR nối giáo cho giặc Pháp xâm lược.
AdR không thể nối giáo cho giặc vì hắn chính là giặc bởi vậy mới bị các Chúa Trịnh, Nguyễn ở cả Đàng Ngoài Đàng Trong kết án trục xuất thậm chí tử hình. Sau khi bị buộc phải rời Việt Nam, hắn đã viết thư xin triều đình Pháp chu cấp binh lính trở lại đánh Việt Nam.
Nhiều đứa thờ tây tiếp tục ngoan cố ngụy biện rằng người ta đã 'hiểu sai ý nghĩa bức thư. Chữ 'chiến sĩ' trong thư có nghĩa là 'chiến sĩ truyền giáo' và do đó 'AdR chỉ có ý định xin giáo sĩ chứ không phải xin binh lính'.
Ngụy biện trên có hai cái ngu:
- Hắn đã bị kết tội tử hình ở Đàng Trong và được khoan hồng giảm án xuống thành trục xuất mà lại ngu đến nỗi xin thêm vài giáo sĩ khác dẫn vào Việt Nam để bị chặt đầu cả lũ à?!
- Giáo sĩ người Pháp thời thế kỷ 17 vẫn hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát và điều động của Vatican thì triều đình Pháp làm gì có cái quyền điều động giáo sĩ mà AdR xin họ? Cho nên ngoan cố bào chữa dịch thành 'chiến sĩ truyền giáo' là rất ngu.
Việc AdR làm là một trò mèo thông dụng vào thời đó của Vatican và thực dân đế quốc phương tây. Đầu tiên chúng cho đám truyền giáo vào. Làm ăn suôn sẻ thì tốt, chúng sẽ cải đạo gần hết dân bản địa thì tự động họ sẽ dâng cả quốc gia lên cho Vatican và thực dân chia chác khỏe re như Philippines hay nhiều nước Trung, Nam Mỹ, Châu Phi. Nếu bị chính quyền bản địa ngăn cấm, chúng sẽ sủa ầm lên là 'không có tự do tôn giáo', trở về nước vác cà-nông sang đánh rất dễ dàng vì chúng đã nắm trong tay rất nhiều thông tin tình báo khi truyền đạo trước đó và từ con chien bản địa.  AdR đã diễn rất đúng theo kịch bản, nhưng nước Pháp lúc đó nhà còn bao việc nên chưa sẵn sàng thôi.
4.  'Không vinh danh AdR là vô ơn.  Dùng chữ của người ta mà lại chửi người ta'
AdR có ơn đâu mà vô?!
Hắn không phải là người phát minh ra chữ quốc ngữ, cũng không đóng góp gì trong việc truyền bá nó cả, nên không có ơn gì ở đây cả.
Tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam từ đầu cho đến cuối đều dùng không những chữ Hán mà còn cả tiếng Hán! Một phần ba từ vựng thông thường hiện nay của Việt Nam là Hán-Việt, trong văn viết chiếm đến 60%. Nói như những đứa ngu kia thì người Việt Nam không thể chửi TQ khi TQ làm bậy? Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi ngày xưa không được làm thơ, hịch chống người Hán bằng chữ Hán, tiếng Hán à?! Người ta không thể dùng vũ khí của giặc giết giặc à?! Óc chó là có thật!
5.  'Dùng chữ tây góp phần phát triển Việt Nam'
Chữ viết cũng chỉ là công cụ, phương tiện.  Nếu không có chữ tây thì người Việt Nam chắc chắn cũng sẽ cải tiến chữ viết của mình như các nước Đông Á để phát triển.  Chữ viết tây không thể giúp con người hay một quốc gia phát triển cao hơn khả năng, bằng chứng là nhiều nước Đông Nam Á như Phi, Mã, indo, Việt Nam dùng chữ tây nhưng phát triển vẫn thua xa các nước Đông Á Trung, Hàn, Nhật về mọi mặt. Nếu chữ tây, tiếng tây có thể giúp một đất nước phát triển thì Philippines đã không bèo nhèo như thế! Nhiều nước châu Phi phải là cường quốc rồi! Đừng có cuồng tây lông đến ngáo như thế chứ?!

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019


Tuyên án kẻ chống Nhà nước Trần Thanh Giang
Tòa án nhân dân tỉnh An Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Thanh Giang (hay còn gọi là Vũ ) sinh năm 1971, trú thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang về tội “phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo cáo trạng, từ năm 2014 đến ngày 1/3/2019,  Giang đã tạo tài khoản Facebook “Giang Tran Thanh” sau đó đổi thành “Thanh Tran”, và sử dụng tài khoản này để đăng tải, chia sẻ, bình luận trên 3.100 bài viết, hình ảnh, 99 video clip và 297 tờ tài liệu trong hộp thư điện tử thanhgiang8795@gmail.com của Trần Thanh Giang có nội dung tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xúc phạm Đảng Cộng sản Việt Nam, các cơ quan Trung ương và các cá nhân lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
           Đến ngày 2/11/2018, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã phát hiện, trình báo với cơ quan Công an. Xác định hành vi của Trần Thanh Giang gây kích động, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, nhằm chống Nhà nước.
             Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Trần Thanh Giang 8 năm tù về tội “phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”./.
Khuyến Đỗ


Hãy tin tưởng vào các bạn trẻ hôm nay
          Mạng xã hội đã có những đóng góp tích cực vào đời sống xã hội, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì không tránh khỏi những tác động xấu vào mọi mặt của đời sống xã hội. Nhất là trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị-tư tưởng hiện nay, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, ... nhân cơ hội đó đã tận dụng triệt để sự lan tỏa thông tin nhanh chóng trên mạng xã hội để phục vụ cho lợi ích hẹp hòi của mình, để kẻ thù lợi dụng chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên lĩnh vực chính trị-tư tưởng.
          Bên cạnh sự chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, ... thì thật buồn và đau xót khi có cả những con người-nhân chứng của một thời “máu và hoa”, những người cũng đã tham gia viết nên “bản hùng ca bất diệt” của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, được nhân dân và đất nước tôn vinh bằng danh hiệu cao quí, hoặc là những con người được đất nước chắt chiu trong gian khó nuôi dưỡng, cho ăn học, được rèn luyện, trưởng thành, có những đóng góp nhất định cho đất nước, có những người mới ngày nào còn rao giảng đạo lý; thậm chí chưa hề có gì trả công ơn đất nước và nhân dân, đã vô tình (hoặc là cố ý) tiếp tay cho các thế lực thù địch, hoặc đứng trước sự phán xử của pháp luật, dư luận. Người thì cho đó là bệnh công thần, kiêu ngạo cộng sản, không giữ được phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội cụ Hồ”, “trí thức cộng sản”, phai nhạt niềm tin lý tưởng...; người thì cho rằng đó là sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, ... Tất cả những điều đó đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, tạo nên một sự tranh luận gay gắt, đa chiều. Không thiếu sự tung hô, cho là “những con người dũng cảm”; nhưng thật đáng mừng là phần lớn thể hiện sự bất bình, thất vọng đối với những con người đó; sự bất bình và thất vọng không chỉ từ những người thuộc về thế hệ thanh niên “nô nức ra trận”, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, những người trưởng thành từ trong thời gian khó của đất nước, mà còn rất nhiều bạn trẻ - họ trưởng thành trong thời kỳ đổi mới, đất nước vươn mình phát triển. Có nhiều bạn chưa là đảng viên, hoặc chưa hiểu gì về lý tưởng cộng sản, về chủ nghĩa xã hội, nhưng họ biết đạo lý của dân tộc, biết về sự tử tế của con người, biết sống có trước có sau, ....
Thật đáng quí và đáng trân trọng các bạn trẻ ấy, có kiến thức và bản lĩnh, thể hiện nhận thức và chính kiến của mình; xứng đáng với đánh giá của nhiều tướng lĩnh trận mạc nổi tiếng một thời rằng: Hãy vững tin vào lớp trẻ hôm nay; hãy trao cơ hội cho học; đó là sự lựa chọn, là sự chuyển tiếp thế hệ của đất nước./.
Tiến Quỳnh


Đôi điều suy nghĩ về vấn đề đạo đức hiện nay

          Hiện nay, yêu cầu về tu dưỡng rèn luyện đạo đức của người cán bộ, đảng viên được đặt ra như một vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng nhằm góp phần từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
          Từ khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường, vấn đề đạo đức đã nổi lên như một vấn đề rất quan thiết đối với cán bộ đảng viên nói chung, có thể nhận thấy, vì thiếu rèn luyện đạo đức, khiếm khuyết về đạo đức, nhiều người đã bỏ qua tất cả những gì thiêng liêng nhất, bước qua tất cả những nguyên tắc rường cột nhất để mưu toan theo ý họ. Tham nhũng chính là là ăn cắp, là đạo chích. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh là đạo vị, tức là “lẻn vào quan trường” ăn trộm chức vụ, tệ hơn là đánh cắp lòng tin. Điều nguy hại là những người vi phạm đạo đức bất chấp nhân, lễ, liêm sỉ, có nguy cơ làm băng hoại đạo đức trong Đảng.
          Cổ nhân xưa có nói: Nhân, lễ, liêm, sỉ là 4 “sợi dây” làm nên một xã hội, đất nước; mất một dây thì nước nghiêng; mất 2 dây thì nước nguy; mất 3 dây thì nước sẽ đổ; mất 4 dây nước sẽ diệt. Mất một dây, nước nghiêng thì có thể kê lại cho ngay ngắn; nước nguy thì có thể cứu nguy được; nước đổ có thể dựng lại được nhưng nước diệt thì không thể cứu được. Do vậy, vấn đề giáo dục, rèn luyện và kiểm soát đạo đức là công việc thường xuyên của chúng ta, của bất cứ ai, ngay từ trong mỗi gia đình: cha kiểm soát con, người nọ giám sát người kia, lãnh đạo kiểm soát cấp dưới, cấp dưới giám sát cấp trên, người cao nhất phải trở thành một tấm gương đạo đức, có như thế dân mới ra dân, quan mới ra quan… Nếu không gia đình sẽ bại hoại, xã hội sẽ hỗn loạn, phi đạo đức.
          Thực tế cho thấy, có những điều rất bình thường về lẽ sống và chính sự, ở những người có đạo đức, chúng trở nên vô cùng thiêng liêng về đạo lý; song, có những điều rất cao sang về đạo đức, đặt vào những người tầm thường thì lại trở thành một sự sỉ nhục về đạo đức, sự đau đớn về đạo lý. Đó chính là một sự cảnh báo về chính trị nhưng lại mang tính nhân văn, tính đạo đức, mà mọi người muốn trở nên tử tế, phải tự xét lại mình, tự răn và tự sửa mình.

Ngày này năm xưa: 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Tết trồng cây.


        Cách đây 60 năm, ngày 28/11/1959, với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài đăng trên báo Nhân Dân với nhan đề "Tết trồng cây", phân tích ý nghĩa to lớn và lợi ích thiết thực của việc trồng cây, gây rừng. Bác Hồ đã chính thức khởi xướng và phát động phong trào Tết trồng cây. 
       Ngày 20/01/1965, trong bài “Hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây” đăng trên báo Hà Đông, Người viết: “Muốn xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tiên của nông thôn mới là xây dựng lại nhà ở cho đàng hoàng. Muốn vậy thì ngay từ bây giờ phải trồng cây nhiều và tốt để lấy gỗ. Chỉ có việc đó cũng đủ thấy cần phải đẩy mạnh phong trào Tết trồng cây”.
       Ngày 09/5/1961, nói chuyện với nhân dân ở Đảo Cô Tô, Hải Ninh (Quảng Ninh), Người căn dặn: Cần trồng nhiều cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây ngăn gió. Trồng cây sẽ đưa lại cho nhân dân ta một nguồn lợi to lớn, lại làm cho xứ sở ta thêm đẹp.
      Với Bác Hồ, trồng cây không chỉ là công việc nông lâm đơn thuần mà còn có ý nghĩa sâu sắc là giáo dục đạo đức lao động cho nhân dân; đặc biệt là giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái; lối sống hòa đồng giữa con người với thiên nhiên của người Việt đã được trao truyền bao thế hệ.
      Không chỉ kêu gọi mọi người tham gia phong trào trồng cây gây rừng qua các bài nói, viết mà Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những hành động cụ thể nêu gương cho mọi người làm theo. Năm 1960, Bác Hồ tham gia trồng cây với nhân dân Thủ đô ở Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Năm 1961, Bác Hồ cùng các đại biểu thanh niên Thủ đô đến trồng cây trên công trình lao động làm đẹp Thủ đô tại vườn hoa Thanh niên. Ngày 03/02/1963, Người về thăm và tham gia trồng cây trong Hội trồng cây thống nhất cùng đồng bào huyện Đông Anh. Hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, Bác Hồ thường tham gia cùng nhân dân trồng cây. Sáng mùng 1 Tết Kỷ Dậu 1969, tuy sức khỏe đã yếu đi nhiều nhưng Bác vẫn đến chúc tết một số đơn vị và trồng cây lưu niệm tại đồi Vật Lại, Ba Vì. Cho đến tận ngày Bác ra đi vào cõi vĩnh hằng, trong bản Di chúc thiêng liêng, Người vẫn không quên nhắc đến việc trồng cây: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”.

     Trong bối cảnh hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, một lần nữa khẳng định ý nghĩa to lớn của việc trồng cây, gây rừng, một hình thức Tết mang nội dung, ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, lâu dài, toàn diện, phục vụ cuộc sống no ấm, hạnh phúc của nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019


Ai mới là người “cần phải tỉnh ngộ”
Vừa qua trước một số vụ việc phức tạp liên quan đến cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, một số người, một số báo chí nước ngoài đã nói rằng:  “Đảng cộng sản Việt Nam” cần phải sớm tỉnh ngộ thì mới xứng đáng là người lãnh đạo và mới có thể lãnh đạo dân tộc bảo vệ được độc lập và chủ quyền của đất nước. Có thể nói rằng, nhận định trên đây thể hiện sự thiển cận, chủ quan và nếu không muốn nói rằng đó chính sự là sự ấu trĩ, ngây thơ về mặt nhận thức và giả dối về chính trị và họ mới là người cần phải tỉnh ngộ.
Nếu Đảng cộng sản Việt Nam non kém về nhận thức lý luận, mơ hồ về thực tiễn thì sao có thể 15 tuổi đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thành công  cuộc cách mạng lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật giành lại độc lập cho dân tộc sau gần 100 năm bị đô hộ; sao có thể lãnh đạo dân tộc làm nên thắng lợi “chấn động địa cầu” đánh bại 2 đế quốc đầu sỏ, quyét sạch bóng kẻ xâm lược, thu non sông về một mối, khẳng định sự tồn tại của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Nếu mơ hồ và sai laệch thì làm sao Đảng cộng sản Việt Nam có thể khởi xướng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi từng bước công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa đất nước từ chỗ nghèo đói, bị chiến tranh tàn phá nặng nề vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình, đang phát triển và đạt nhiều thành tự về xóa nghèo đói, bệnh tật… được cả thế giới công nhận. Nhận định của OECD và Báo cáo của tập đoàn McKinsey (tháng 9/2018), Việt Nam là một trong 18 nền kinh tế đang nổi có thành tích phát triển “vượt trội” trong 50 năm qua.Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới trong nhiều năm liền. Quy mô kinh tế Việt Nam (240,5 tỷ USD) hiện đứng thứ 44 thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 34 theo sức mua tương đương. Việt Nam từng bước trở thành một trong những công xưởng của thế giới về cung ứng hàng điện tử, dệt may, da giầy, điện thoại di động….
Theo Báo cáo của UNDP năm 2018, Việt Nam đạt nhiều tiến bộ về phát triển con người và giảm nghèo đa chiều; chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng liên tục trong 27 năm qua với điểm số tiệm cận nhóm nước có chỉ số phát triển con người cao. Hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có bước tiến dài trên con đường phát triển, được Liên Hợp Quốc đánh giá là một trong những quốc gia phát triển ấn tượng, không chỉ về y tế mà cả giáo dục, y tế. Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Ousmane Dione đánh giá, Việt Nam là nước có bước phát triển đáng khích lệ nhất trên thế giới kể từ khi đổi mới diễn ra đến nay, không ngừng đi lên và tăng trưởng, chuyển mình, thay đổi cơ cấu và cất cánh. Ông Jan Rielaender, Giám đốc Chương trình đánh giá đa chiều (MDCR) của OECD cho biết, nhìn về bước phát triển của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, nhiều nước muốn học tập Việt Nam. Nhiều thành viên ở OECD biết rằng Việt Nam có những thành tích vượt trội hơn các nước về PISA (cách đo lường chất lượng giáo dục căn bản của một quốc gia). Họ đang rất muốn tìm hiểu xem tại sao và bằng cách mà Việt Nam đã làm được điều đó. Trong bất luận tình huống nào Việt Nam luôn giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị đất nước.
Tất cả sự thực hiển nhiên trên cho thấy: Ai mới là người “cần phải tỉnh ngộ”? Đảng cộng sản Việt Nam luôn biết tự phê bình, rút kinh nghiệm, chỉnh đốn để phát triển theo đúng quy luật của đời sống. Song, chắc chắn Đảng cộng sản Việt Nam không phải là người cần phải tỉnh ngộ. Người cần tỉnh ngộ chính là chủ nhân của câu nói “Đảng cộng sản Việt Nam” cần phải sớm tỉnh ngộ thì mới xứng đáng là người lãnh đạo và mới có thể lãnh đạo dân tộc bảo vệ được độc lập và chủ quyền của đất nước./.
                                                                                            Tự Nhiên


Quốc hội Việt Nam là Quốc hội dân chủ, của dân, do dân, vì dân

 Quốc hội Việt Nam là Quốc hội dân chủ, của dân, do dân, vì dân

 

Cứ đến dịp Quốc hội họp, đâu đó lại xuất hiện một vài giọng điệu đả kích, cho rằng: "Quốc hội Việt Nam chỉ quyết định theo chỉ đạo của Đảng, là cơ quan thảo luận cho vui và chỉ mang tính hình thức". Những giọng điệu này hoàn toàn lạc lõng trước sự tín nhiệm ngày càng cao của cử tri, nhân dân dành cho Quốc hội Việt Nam-một cơ quan liên tục tự đổi mới, cải tiến cách thức làm việc nhằm tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả làm việc và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước.

Được giới thiệu, chưa chắc trúng cử 
Một trong những lập luận của những người đả kích là "các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều được tiến hành trên cơ sở Đảng cử, dân bầu nên không có tự do ứng cử", rồi "khi bầu cử thì vận động, ép buộc bầu người này, người kia, như thế là không dân chủ".
Theo Hiến pháp cũng như quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND), mọi công dân Việt Nam nếu thấy mình đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ĐBQH, đại biểu HĐND đều có quyền tự ứng cử. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế cũng có quyền giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND.
Việc tổ chức 3 vòng hiệp thương để chốt danh sách người ứng cử cũng là chuyện bình thường và nước nào cũng có cách làm tương tự để rà soát người đáp ứng đủ tiêu chuẩn ứng cử. Công việc này ở mỗi nước được giao các cơ quan khác nhau đảm nhiệm, tùy theo đặc điểm, tình hình. Tại Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) là tổ chức mang tính đại diện rộng rãi của các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị và các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc… Vì vậy, MTTQ là tổ chức phù hợp nhất tiến hành các vòng hiệp thương nhằm xác định được danh sách ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và đáp ứng được tính cơ cấu, đại diện theo vùng, miền, địa phương, dân tộc, giới tính, độ tuổi, giai tầng, trong đó có cả người được giới thiệu và người tự ứng cử. Người được giới thiệu hay người tự ứng cử có thể là đảng viên, có thể là người ngoài Đảng nếu có đủ điều kiện và theo đúng các quy định của pháp luật.
Thực tế qua các kỳ bầu cử cho thấy, rất nhiều người tự ứng cử đã giành được sự tín nhiệm của cử tri nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập nên vượt qua vòng hiệp thương thứ hai; có đủ tiêu chuẩn và tín nhiệm vượt qua vòng bỏ phiếu hiệp thương thứ ba để có tên trên danh sách phiếu bầu; được cử tri nơi bầu cử tín nhiệm bầu làm ĐBQH, đại biểu HĐND. Ví dụ ĐBQH Phạm Quang Dũng (đoàn Nam Định) và ĐBQH Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đều là những người tự ứng cử. 
Cùng với đó, cũng có rất nhiều người được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế giới thiệu (trong đó có người là đảng viên, có người không phải là đảng viên), dù vượt qua các vòng hiệp thương nhưng không đạt được tỷ lệ phiếu bầu ở nơi ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND. Ví dụ, tại cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, có 15 đại biểu thuộc diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử để trở thành ĐBQH.
Việc vận động bầu cử là việc làm bình thường ở các nước, Việt Nam không là ngoại lệ. Cáo buộc “ép buộc” bầu người này, bầu người kia được đưa ra một cách vu vơ, thiếu dẫn chứng cụ thể thì rất khó thuyết phục. Thực tế, nếu có hành vi ép buộc người khác bầu cử, hành vi đó đương nhiên vi phạm Điều 95 của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, nhẹ thì bị xử lý hành chính, nặng thì bị xử lý hình sự. Bất kỳ ai nhận thấy mình bị mua chuộc, ép buộc khi bỏ phiếu đều có thể khiếu nại, tố cáo để làm rõ và xử lý.
Như vậy, về mặt pháp luật, quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử của công dân Việt Nam được Hiến định và được pháp luật quy định rất rõ ràng, được tôn trọng và bảo vệ. Về mặt thực tiễn, dù người tự ứng cử hay người được giới thiệu, dù là đảng viên hay người ngoài Đảng, ứng cử viên nào được cử tri tín nhiệm thì mới được cử tri bầu làm ĐBQH, đại biểu HĐND. Ngược lại, ứng cử viên nào không đủ tín nhiệm với cử tri thì đều không được bầu, không cứ đó là ứng cử viên tự do hay ứng cử viên được giới thiệu.
Quốc hội Việt Nam không “thảo luận cho vui”
Lập luận thứ hai mà những người đả kích Quốc hội Việt Nam đưa ra là "Quốc hội Việt Nam chỉ thảo luận, thông qua những nội dung theo quyết định của Đảng, việc thảo luận chỉ để “cho vui”, mang tính hình thức". Luận điệu cũ rích này khó có thể thuyết phục được những người quan tâm, theo dõi hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong suốt thời gian qua.
Thực tế, các nội dung được Quốc hội thảo luận đều thuộc phạm vi chức năng, quyền hạn của Quốc hội theo Hiến pháp và pháp luật. Không phủ nhận, những vấn đề quan trọng mà Quốc hội bàn thảo đều có dấu ấn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này là bình thường, bởi theo Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, cũng theo Hiến pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình. Mọi hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam đều hướng tới nhân dân, vì nhân dân. Bởi vậy, việc Quốc hội Việt Nam thảo luận về những vấn đề do Đảng lãnh đạo là đúng Hiến pháp, hướng tới nhân dân, vì nhân dân, đáp ứng đúng nguyện vọng của cử tri và nhân dân.
Mọi vấn đề đưa ra nghị trường đều được Quốc hội thảo luận, tranh luận một cách dân chủ, thẳng thắn. Những nội dung không thuộc bí mật quốc gia đều được công bố công khai, minh bạch cả về tài liệu lẫn các ý kiến thảo luận. Thậm chí, những phiên họp liên quan tới các vấn đề lớn của đất nước, được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm đều được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, nhân dân theo dõi, giám sát.
Mỗi vấn đề được Quốc hội thảo luận đều có những ý kiến đồng tình, ý kiến phản bác. Tất cả ý kiến dù đồng tình hay phản bác đều được trân trọng, tiếp thu, giải trình đầy đủ và Quốc hội chỉ quyết định theo đa số. Tính dân chủ thể hiện rất rõ ở tỷ lệ thông qua các dự án luật, dự thảo nghị quyết, thậm chí là quyết định công tác nhân sự, tuyệt đại đa số đều không đạt tỷ lệ ủng hộ tuyệt đối, bởi không đại biểu nào bị ép buộc phải nhấn nút biểu quyết đồng ý nếu bản thân chưa nhất trí. Nếu ai theo dõi hoạt động của Quốc hội thường xuyên sẽ thấy, có những nội dung được Quốc hội thông qua chỉ với khoảng 70% ĐBQH nhấn nút đồng ý, trong khi tỷ lệ ĐBQH khóa XIV là người ngoài Đảng chiếm 4,2% tổng số ĐBQH. Như vậy, trong số những đại biểu nhấn nút không đồng ý, chắc chắn có đại biểu là đảng viên. Do đó, không thể có chuyện ĐBQH là đảng viên đều phải nhấn nút biểu quyết đồng ý theo “chỉ đạo”.
Thực tế cũng có những nội dung sau khi thảo luận, tranh luận đã bị Quốc hội bác bỏ, chẳng hạn việc Quốc hội chưa đồng ý thành lập Tòa án Nhân dân khu vực, Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực khi thông qua các luật tổ chức liên quan tới hai ngành này. Hay nổi bật hơn là việc Quốc hội bác bỏ chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc vào năm 2010. Gần đây nhất, tại Kỳ họp thứ tám, cơ quan soạn thảo đề xuất mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ. Tuy nhiên, sau khi các đại biểu Quốc hội nhận được ý kiến của cử tri đã thảo luận rất sôi nổi về vấn đề này. Có đại biểu đồng ý, có đại biểu không đồng ý. Kết quả biểu quyết cho thấy, đa số đại biểu Quốc hội không nhất trí mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ. Đó là những minh chứng rõ ràng nhất để khẳng định: Quốc hội Việt Nam không “thảo luận cho vui” mà thảo luận, tranh luận một cách thực sự, mang tính dân chủ cao, quyết định theo đa số, theo ý nguyện của cử tri và nhân dân.
Bởi vậy, những luận điệu cũ rích nhằm đả kích, làm giảm sút niềm tin, sự tín nhiệm của cử tri, nhân dân với Quốc hội chẳng thể làm thay đổi được thực tế: Quốc hội Việt Nam thực sự là Quốc hội dân chủ, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; cử tri, nhân dân đã, đang và vẫn sẽ luôn tin cậy, dành sự tín nhiệm cao cho Quốc hội cũng như dành sự quan tâm rất lớn tới các hoạt động của Quốc hội…

Chiến sĩ vì cộng đồng
Đại úy Hà Huy Thiên, trợ lý Phòng Chính trị, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An là người có sáng kiến dùng mạng xã hội để kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ, giúp đỡ những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn.
Anh Thiên kể: Trong một lần thông qua mạng xã hội facebook, thấy một bài chia sẻ về một bé ở địa bàn biên giới biển không may bị bỏng, hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, tôi đã kêu gọi sự chung tay chia sẻ của cộng đồng, trong vòng một tuần đã được hơn 20 triệu đồng hỗ trợ gia đình em. Từ đó, cùng với hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, Hà Huy Thiên đã tích cực kêu gọi sự chung tay, góp sức của cộng đồng, xã hội để đưa những món quà đến với các hoàn cảnh khó khăn.
Trong thời gian qua, Đại úy Hà Huy Thiên đã tích cực, chủ động liên hệ và vận động các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức thiện nguyện thực hiện tốt chương trình tình nguyện trên địa bàn biên giới tỉnh Nghệ An với tổng trị giá quà và tiền mặt là 8,3 tỷ đồng. Anh đã tham mưu cho chỉ huy đơn vị phối hợp với Tỉnh đoàn Nghệ An vận động, quyên góp kinh phí tổ chức Chương trình “Tết ấm biên cương” năm 2018, trao quà tặng nhân dân và học sinh trên địa bàn biên giới trị giá 2,5 tỷ đồng; kêu gọi, vận động 12 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đến các địa bàn bị thiệt hại do bão số 4 gây ra, thăm và tặng quà với tổng trị giá hơn 1,5 tỷ đồng. Anh cũng là thành viên tích cực tham gia triển khai có hiệu quả chương trình đoàn viên, thanh niên giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là việc giúp đỡ 3 xã nghèo Môn Sơn, Tam Hợp, Bắc Lý; duy trì và phát triển có hiệu quả các mô hình giúp dân phát triển kinh tế. 
Chương trình “Nâng bước em tới trường” của BĐBP tỉnh Nghệ An đã nhận đỡ đầu 106 học sinh (trong đó có 20 học sinh Lào) với tổng số tiền hỗ trợ hằng năm trị giá 636 triệu đồng. Đại úy Hà Huy Thiên là một trợ lý đã có nhiều đóng góp tích cực cho chương trình này. Hiện nay, anh đang tham mưu với cấp trên và tham gia triển khai mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” trên vùng biên giới, các đồn biên phòng đã tiếp nhận 17 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn về ăn ở, sinh hoạt tại đơn vị. Chương trình “Bát cháo tình thương” mà Thiên là thành viên, trong năm 2018 đã tổ chức được 12 lượt/3.600 bát cháo tặng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại các bệnh viện ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Anh còn trực tiếp kêu gọi, vận động trên facebook cá nhân ủng hộ vùng bị lụt bão và giúp đỡ một số cá nhân có hoàn cảnh khó khăn 150 triệu đồng, hơn 1.000 bộ quần áo; hỗ trợ nhân dân ở các địa bàn khó khăn trên tuyến biên giới Nghệ An, xây dựng các công trình dân sinh như cầu qua suối, sân trường...Với vai trò của mình, đồng chí Hà Huy Thiên đã kịp thời tham mưu cũng như triển khai thực hiện đổi mới nhiều phong trào thanh niên, nhất là phong trào thanh niên BĐBP tỉnh Nghệ An tham gia xây dựng nông thôn mới ở địa bàn khó khăn, hỗ trợ học sinh nghèo, động viên cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ… Đại úy Hà Huy Thiên đã được bầu chọn là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của lực lượng BĐBP năm 2018.
 Hong Ngoc

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Muốn về Việt Nam đâu phải dễ
**********
Theo thông tin từ đồng sự "Nguyễn Văn Đài", ngày 19/11, Lê Thu Hà, một thành viên của tổ chức phản động Hội anh em dân chủ bị trục xuất sang Đức đã bay về Việt Nam sau 5 tháng sống tại Đức. Đây cũng là lần đầu tiên một "tù nhân chính trị" Việt Nam tự ý trở về Việt Nam, sau khi được chính phủ nước ngoài nhận sang tị nạn. Theo bạn bè của Hà, ước muốn về Việt Nam của Hà đã có từ trước vì do không chịu được cảnh tha phương cầu thực ở bên ngoài.
Nhưng.....
Việt Nam có phải là nơi muốn đi thì đi, muốn về thì về đâu. Khi về tới sân bay Nội Bài, Hà đã bị lực lượng an ninh giữ lại , không cho nhập cảnh và chờ chuyến bay tiếp theo đưa Hà trở lại "xứ tự do phương Tây". Lý do đơn giản là Hà đã bị trục xuất và cấm vĩnh viễn nhập cảnh vào Việt Nam. Hôm nay, lực lượng an ninh đã đến gia đình Hà tại Quảng Trị và thông báo về việc Hà không được nhập cảnh vào Việt Nam.
Ấy mới biết cái giá của sự chống phá chính quyền nó lớn như thế nào!
VIỆT NAM CŨNG CẦN MẠNH TAY VỚI BỌN LỀU BÁO.

Mới đây Tổng thống Nga V.Putin đã ký Đạo luật xác định vị thế của các phương tiện truyền thông nhận tài trợ của nước ngoài.
Theo Đạo luật này, bất cứ phương tiện truyền thông nào của Nga nhận tài trợ của nước ngoài đều bị coi là "иноагент”, nghĩa là “đại diện cho lợi ích của nước ngoài” trên lãnh thổ Nga, thậm chí có thể được hiểu là “điệp viên của nước ngoài” hoặc “hoạt động gián điệp cho nước ngoài”.
Do đó những phương tiện truyền thông nào của Nga nhận tài trợ từ nước ngoài sẽ chịu những hạn chế nhất định theo luật pháp Nga và phải chịu trách nhiệm tương tự như các “tổ chức phi chính phủ” vi phạm luật pháp Nga.
Đạo luật này nhằm đáp trả quyết định của Bộ tư pháp Mỹ coi Chi nhành của hãng thông tấn Nga “Russia Today” (“Nước Nga ngày nay”) ở Mỹ (RT America) là “đại diện của nước ngoài” ở Mỹ.
Một thực tế không thể phủ nhận: Mỹ đang tài trợ cho các phương tiện truyền thông của nhiều nước trên thế giới để tiến hành cuộc chiến tranh thông tin nhằm thay đổi chế độ chính trị của nước sở tại và truyền bá cho các lợi ích của Mỹ. Điển hình về hoạt động này là Mỹ đã chi ra nhiều tỷ USD để mua hết các phương tiện truyền thông của Ucraina nhằm phục vụ cho mục đích biến Ucraina thành “kẻ thù không đội trời chung” với Nga, trước hết là phục vụ cho các hoạt động “cách mạng cam” năm 2004 và gần đây nhất là lật đổ Tổng thống Yanukovych trong tháng 2/2014.
Đối với Việt Nam, với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động thông qua các phương tiện truyền thông để tuyên truyền bôi nhọ chế độ Xã hội chủ nghĩa, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, những sơ hở hạn chế trong quản lý nhà nước ở một số bộ ngành, địa phương... để kích động gây mất lòng tin của Nhân dân, kêu gọi biểu tình, bạo loạn gây mất ổn định chính trị, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực tế thời gian qua một số tờ báo điện tử có biểu hiện phản ánh thông tin sai lệch, giật tít, câu view phản cảm, gây hiểu sai bản chất vụ việc gây hiệu ứng tiêu cực trong dư luận. Do vậy tôi cho rằng cần phải mạnh tay chấn chỉnh hệ thống báo chí trong nước, kiên quyết xử lý nghiêm những tờ báo cố tình chạy theo lợi ích kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và sự phất triển đất nước.
 


ÂM MƯU PHÁ HOẠI CỦA ĐỊCH
ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRÊN TRẬN ĐỊA TƯ TƯỞNG
 Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã và đang giành được những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Một nước Việt Nam giàu mạnh là điều mà các thế lực phản động và thù địch không mong muốn. Vì vậy, chúng đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng đa dạng các thủ đoạn để chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, mũi nhọn tấn công của chúng là mặt trận “tư tưởng”, đối tượng tấn công chủ yếu là lực lượng vũ trang nhân dân. Vì vậy, chúng ta phải nêu cao cảnh giác, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị.
Tính chất nguy hiểm của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng thể hiện ở chỗ: Kẻ địch tập trung phá nền tảng tư tưởng, xuyên tạc quá khứ, bôi đen lãnh đạo để phá niềm tin của quần chúng vào Đảng và chế độ, làm cho toàn xã hội hỗn loạn về tư tưởng, mất định hướng chính trị, tạo thế đứng cho các lực lượng phản động trong nước, gây áp lực chính trị cho quần chúng đòi thay đổi chế độ XHCN.
Với chiến thuật “mưa dầm thấm lâu” thông qua tác động trên lĩnh vực tư tưởng bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, với những luận điểm mị dân, lừa bịp, dễ làm cho ta mất cảnh giác, mất phương hướng chính trị, không phân biệt đúng sai, thật giả, tạo ra “khoảng trống” về chính trị, tinh thần để dễ dàng tuyên truyền các quan điểm tư sản và đánh thẳng vào nội bộ ta, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kích động lật đổ và bạo loạn chính trị.
Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, các thế lực thù địch, phản động làm mê muội con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên bằng các loại văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, lối sống hưởng lạc, thực dụng, quên quá khứ, bàng quan, xa rời chính trị, xa rời lý tưởng cách mạng; tạo ra một tầng lớp  “phi chính trị”, để khi có điều kiện thì tập hợp lực lượng xấu, gây áp lực chính trị, dùng bạo loạn lật đổ và cướp chính quyền.
Thực hiện chính sách lôi kéo, thông qua các phe phái đồng minh, các tổ chức phi chính phủ, qua giao lưu, hợp tác về văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, báo chí... để thâm nhập, thu thập thông tin tình báo, mua chuộc cán bộ, chuyển hóa tư tưởng, cài cắm người vào các tổ chức của ta, móc nối với các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị để chống phá Đảng và Nhà nước.
Với các hình thức hoạt động phong phú đa dạng như: Tung tin đồn nhảm, tạo dư luận và áp lực xã hội, dưới chiêu bài “chống tham nhũng”, “bảo vệ tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”..., chúng đưa ra những lời hứa mị dân để gây tâm trạng mơ hồ, mất cảnh giác, cả tin của một số người; từ đó cô lập các lực lượng cách mạng trung kiên, phân hóa những người dao động thiếu chính kiến, thiếu thông tin; lôi kéo, kích động những người có tâm trạng bất mãn, những phần tử xấu trong xã hội để gây bạo loạn lật đổ chính quyền...     
Thực tế trong những năm vừa qua, để chống phá Việt Nam, địch đã sử dụng trên 40 đài phát thanh, truyền hình và 66 nhà xuất bản; đồng thời với sử dụng đa dạng phương tiện truyền thông, chúng đã đưa một số lượng lớn tài liệu, sách báo, truyền đơn, băng hình, băng nhạc... có nội dung phản động, đồi trụy vào Việt Nam; chỉ đạo bọn “bồi bút”, cơ hội chính trị viết nhiều bài xuyên tạc, bôi nhọ tình hình Việt Nam. Đồng thời, khuyến khích tư tưởng hẹp hòi, tâm lý kỳ thị dân tộc, hướng đồng bào về cái gọi là “Vương quốc Mông tự trị”, “Nhà nước Đề ga Mông-ta-nha”, “Vương quốc Khmer Crôm”...; đặc biệt gần đây cái gọi là “Chính phủ quốc gia lâm thời” đã bị lật tẩy, đó là một tổ chức khủng bố đã được đưa ra xét xử. Hoạt động của các tổ chức này là đội lốt các hoạt động tài trợ, đào tạo, nhen nhóm chuẩn bị lực lượng chống đối, thúc đẩy di cư tự do, vượt biên trái phép, khiếu kiện đền bù giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, hoạt động của các phần tử đội lốt tôn giáo... gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên nhiều địa bàn.
Các thế lực thù địch luôn cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam còn đứng vững là do nắm chắc các lực lượng vũ trang. Nếu làm cho lực lượng vũ trang yếu đi, mất mục tiêu lý tưởng, phương hướng hành động thì Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ mất chỗ dựa, khi đó chế độ Cộng sản ở Việt Nam sẽ tan rã giống như Đông Âu và Liên Xô trước đây. Từ đó, chúng vào hùa với nhau, lớn tiếng  đòi “phi chính trị hóa quân đội”. Chúng tập trung phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng vũ trang, làm suy giảm lòng tin, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; kích động gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ lực lượng vũ trang với nhân dân, Quân đội với Công an và các tổ chức, đoàn thể xã hội khác. Không những thế, chúng còn đòi tách Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, từng bước thực hiện “dân sự hóa Bộ Quốc phòng”, “hành chính hóa quân sự”, nhằm biến Quân đội thành đội quân chuyên nghiệp, nhà nghề, phi chính trị. Cùng với đó, chúng đẩy mạnh tuyên truyền, xâm nhập các loại văn hóa độc hại, lối sống cơ hội, thực dụng, ích kỷ, hẹp hòi, vô cảm vào tầng lớp chiến sĩ trẻ trong các đơn vị, đầu độc đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, với mục đích hình thành lối sống tiêu cực, đi ngược thuần phong mỹ tục của dân tộc và bản chất, truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”.
Trước tình hình thực tế đó, chúng ta cần tỉnh táo nhận diện đúng bộ mặt kẻ thù, tăng cường cảnh giác và vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, không bất ngờ, bị động, mất cảnh giác trước sự tấn công trên mặt trận chính trị, tư tưởng của chúng.
Đối với các đơn vị Quân đội, cần làm tốt việc quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ của đơn vị; nắm vững định hướng chính trị, tư tưởng; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, cán bộ chủ trì và vai trò của ban chỉ đạo chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng ở từng cấp. Nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên và lâu dài là tập trung giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định cho cán bộ, chiến sĩ; giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân, truyền thống vẻ vang Bộ đội Cụ Hồ, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đồng thời, xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh; góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội.

Trung Đông - Bắc Phi: “Mùa xuân Arab” đến muộn của Sudan và Algeria?

Tại Sudan, từ giữa tháng 12-2018, nhiều cuộc biểu tình lớn của quần chúng với sự tham gia của hàng trăm nghìn người phản đối tình trạng khủng hoảng kinh tế, thiếu hàng hóa và giá cả leo thang vẫn tiếp tục nổ ra, bắt đầu bằng khẩu hiệu “không được để dân đói” và ngay sau đó là các khẩu hiệu chính trị đòi lật đổ chính quyền của Tổng thống Sudan Omar al-Bashir - người đã cầm quyền đất nước Sudan trong 30 năm.
Sau gần bốn tháng biểu tình phản đối, ngày 11-4-2019, quân đội Sudan đã tiến hành lật đổ Tổng thống Omar al-Bashir cùng toàn bộ nội các của ông. Một ngày sau, Hội đồng quân sự chuyển tiếp Sudan - đứng đầu là tướng Abdel Fattah Al-Burhan - được thành lập, đã tuyên bố bãi bỏ lệnh giới nghiêm và tình trạng khẩn cấp được áp đặt trước đó tại nước này. Tướng Abdel Fattah Al-Burhan tuyên bố Hội đồng quân sự chuyển tiếp Sudan sẽ quản lý đất nước thời hạn tối đa hai năm và sau đó sẽ trao lại chính quyền cho chính phủ dân sự. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình vẫn không dịu đi bởi những người tham gia biểu tình yêu cầu chuyển giao ngay chính quyền cho một chính phủ dân sự quá độ.
Tại Algeria, tình hình không kém phần căng thẳng so với Sudan khi ngày 16-2-2019, nhiều cuộc biểu tình đã bùng nổ tại Thủ đô Algiers và các thành phố khác của Algeria. Các cuộc biểu tình ngày càng lan rộng và thu hút đông đảo nhiều tầng lớp quần chúng tham gia để phản đối việc Tổng thống Algeria A. Bouteflika mặc dù đã bước sang tuổi 83 và lâm bệnh nặng, nhưng vẫn tuyên bố tiếp tục ứng cử nhiệm kỳ Tổng thống Algeria lần thứ năm liên tiếp. Ngày 15-3-2019, các cuộc biểu tình đã lên đến đỉnh cao với sự tham gia của hàng triệu người phản đối Chính phủ, yêu cầu Tổng thống Algeria A. Bouteflika phải “ra đi”. Đây là cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất tại Algeria kể từ khi nước này giành được độc lập vào năm 1962, cũng như kể từ khi phong trào “Mùa xuân Arab” bùng nổ cho đến nay.
“Mùa xuân Arab” là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Arab, bao gồm Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen, Jordan, Moritani, Arabia Saudi, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Lybia và Moroco. Các cuộc biểu tình phản đối có chung một cách sử dụng rộng rãi kỹ thuật chống đối dân sự trong các chiến dịch bao gồm đình công, biểu tình và các cách thức khác.

Ngày 2-4-2019, Tổng thống Algeria A. Bouteflika đã buộc phải thông báo cho Hội đồng Hiến pháp Algeria quyết định chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Sau các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài và dưới áp lực chính trị ngày càng gia tăng, ngày 2-4-2019, Tổng thống Algeria A. Bouteflika đã buộc phải thông báo cho Hội đồng Hiến pháp Algeria quyết định chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống của mình. Theo Điều 102 của Hiến pháp Algeria, Chủ tịch Hội đồng Thượng viện Algeria Abdelkader Bensalah sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng thống lâm thời của Algeria và trong vòng 90 ngày, Algeria phải tổ chức cuộc bầu cử tổng thống mới.
Mặc dù Tổng thống lâm thời Algeria A. Bensalah đã ra thông báo tiến hành bầu cử tổng thống mới vào ngày 4-7-2019, song sức nóng của các cuộc biểu tình tại Algeria vẫn không hạ nhiệt. Những người biểu tình yêu cầu tất cả các nhà lãnh đạo nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong “kỷ nguyên A. Bouteflika” phải “ra đi” và thành lập một chính phủ chuyển tiếp gồm các nhân vật mới được đa số người dân chấp nhận. Đến nay đã có hàng trăm thẩm phán và nhiều thị trưởng của các thành phố tuyên bố tẩy chay việc giám sát cuộc bầu cử tổng thống mới tại Algeria để ủng hộ phong trào phản kháng của người dân. Đáng lưu ý, trong số những người tham gia biểu tình, có rất nhiều thành viên của Đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Algeria (FLN) cầm quyền. Hàng chục quan chức cấp cao của FNL đã tuyên bố ủng hộ phong trào biểu tình và yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương của FNL triệu tập khẩn cấp một hội nghị toàn thể để giải quyết cuộc khủng hoảng. Đến nay, do đấu tranh gay gắt giữa những người thân chính quyền cũ và các nhóm đòi thay đổi chế độ, cuộc bầu cử vẫn chưa tổ chức được. Tổng thống lâm thời A. Bensalah buộc phải nhượng bộ, đồng ý tổ chức đối thoại trực tiếp với các phần tử đối lập không có sự tham gia của quân đội và chính quyền.
Những nguyên nhân làm bùng nổ căng thẳng tại Sudan và Algeria
Một là, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng dẫn đến sự gia tăng bất mãn trong dân chúng. Tại Sudan, tình hình căng thẳng được dự báo trước từ lâu khi hàng hóa ở trong nước vô cùng khan hiếm, giá cả các nhu yếu phẩm tăng nhanh chóng mặt; đồng bảng Sudan mất giá nghiêm trọng, lên tới 80%; tỷ lệ lạm phát phi mã vượt quá 30% mỗi tháng. Các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Chính phủ Sudan thực hiện theo khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm phá giá đồng tiền, bãi bỏ trợ giá lúa mỳ, điện, nước và các nhu yếu phẩm khác đã làm cho đời sống của người dân ngày càng thêm chật vật.
Việc Chính quyền Sudan thẳng tay trấn áp những người biểu tình do bất đồng chính kiến đã gây ra làn sóng bất bình trong xã hội, đặc biệt là các tầng lớp trẻ, giới sinh viên, trí thức. Theo các nhà phân tích kinh tế, tình hình kinh tế của Sudan hầu như không được cải thiện, ngay cả khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ được bãi bỏ vào tháng 10-2017. Tình hình này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Sự chia tách Nam Sudan và việc thành lập nước Cộng hòa Nam Sudan đã làm Sudan mất đi 3/4 các mỏ dầu. Hơn nữa, việc quốc gia mới thành lập không trả thuế xuất khẩu dầu mỏ cho Chính phủ Sudan đã khiến thu nhập của nước này sụt giảm mạnh. Năm 2018, ngân sách quốc gia thâm hụt 2,5 tỷ USD đã làm cho nền kinh tế Sudan vốn khó khăn ngày càng trở nên kiệt quệ. Để bù đắp lại sự thiếu hụt ngân sách, Chính phủ Sudan buộc phải tăng các loại thuế đánh vào người dân và chấm dứt các khoản trợ cấp. Bên cạnh đó, việc Sudan kỳ vọng nước Cộng hòa Nam Sudan sẽ trả 36 USD/thùng dầu vận chuyển qua đường ống trên lãnh thổ Sudan và bồi thường cho nước này một khoản tiền lớn do mất các mỏ dầu sau khi miền Nam tách ra thành lập quốc gia riêng, đã không thực hiện được. Động thái này của Chính phủ Nam Sudan tiếp tục trở thành nhân tố góp phần đẩy nền kinh tế Sudan lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Là một trong những nước lớn nhất khu vực châu Phi với diện tích hơn 1,9 triệu km2, đất nông nghiệp phì nhiêu cùng nguồn nước dồi dào của dòng sông Nile, Sudan hoàn toàn có thể tự cung, tự cấp được về lương thực, thực phẩm… nuôi sống được toàn bộ dân số chỉ có 41 triệu người, song trong một thời gian dài, Chính quyền Sudan đã quá dựa vào nguồn thu nhập từ dầu mỏ mà không chú ý đầu tư phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế, đặc biệt là không khai thác hết tiềm năng của ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, nạn tham nhũng cũng là căn bệnh trầm kha của đất nước này. Theo Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), Sudan xếp thứ 170/180 quốc gia về chỉ số tham nhũng. Chính vì vậy, Sudan hiện vẫn là một trong những nước nghèo nhất khu vực châu Phi.
Việc Chính quyền Sudan thẳng tay trấn áp những người biểu tình, bất đồng chính kiến với Chính phủ đã gây ra làn sóng bất bình trong xã hội, đặc biệt là các tầng lớp trẻ, giới sinh viên, trí thức. Trong tình hình như vậy, mặc dù uy tín của ông Omar al-Bashir - người giữ chức Tổng thống Sudan kể từ năm 1989 sau một cuộc đảo chính quân sự đến nay xuống rất thấp, nhưng ngày 10-8-2018, Đảng Đại hội Dân tộc (NCP) cầm quyền Sudan vẫn ủng hộ ông tái tranh cử vị trí Tổng thống Sudan vào năm 2020, bất chấp Hiến pháp nước này quy định giới hạn tối đa là hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm đối với tổng thống. Các nhà hoạt động chính trị - xã hội đã kêu gọi một chiến dịch chống lại việc tái ứng cử tổng thống của ông.
Về phần Algeria, không chỉ là quốc gia có diện tích lớn nhất châu Phi với 2.371,741 km2, dân số 42,2 triệu người - xếp thứ 9 trong “lục địa đen” - Algeria còn là một trong những nước giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới với trữ lượng dầu mỏ lên tới 12,2 tỷ thùng (xuất khẩu 632.000 thùng/ngày), trữ lượng khí đốt 4,499 tỷ m3 (xuất khẩu 55 tỷ m3). Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2013, Algeria đã thu được hơn 1.000 tỷ USD từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Với nguồn tài nguyên phong phú và thu nhập lớn như vậy, Algeria lẽ ra phải là đất nước có một nền kinh tế phát triển và đời sống của người dân phải đạt ở mức cao. Tuy nhiên, nền kinh tế Algeria trong những năm gần đây lại rơi vào khủng hoảng, khó khăn chưa từng có và đời sống của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. Hiện nay, có khoảng 30% số thanh niên Algeria đến độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Trong khi đó, những người dưới 30 tuổi chiếm tới 54% dân số của cả nước.
Theo các nhà phân tích chính trị, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là sự điều hành yếu kém của Chính phủ đã làm cho Algeria không đứng vững được trước những biến động của nền kinh tế thế giới. Mặt khác, nạn tham nhũng tràn lan đã góp phần kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, khiến nền kinh tế Algeria vốn đã hết sức khó khăn ngày càng trở nên khó khăn hơn, trở thành một “bệnh dịch” hoành hành đất nước. Theo báo cáo của Tổ chức minh bạch quốc tế (IT) về chỉ số tham nhũng toàn cầu, năm 2017, Algeria xếp thứ 112/180 quốc gia có nạn tham nhũng cao. Còn theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2017- 2018, Algeria xếp thứ 92/137 quốc gia có nạn tham nhũng cao.
Hai là, chính sách đa đảng của Sudan và Algeria. Mặc dù là quốc gia Arab Hồi giáo khá bảo thủ nhưng Sudan có đến hơn 20 đảng phái chính trị. Đảng NCP cầm quyền do Tổng thống Omar al-Bashir đứng đầu cho phép các đảng đối lập hoạt động, song các đảng đối lập có rất ít cơ hội tham gia đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước. Giữa đảng NCP cầm quyền và các đảng đối lập thường xuyên xảy ra xung đột do có nhiều mâu thuẫn trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Ngay sau khi Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ, Hội đồng quân sự chuyển tiếp đã bắt hầu hết các quan chức cấp cao của NCP và cấm đảng này tham gia chính phủ quá độ.
Tại Algeria, trước năm 1989, FNL là đảng chính trị hợp pháp duy nhất cầm quyền. Được thành lập vào năm 1954, với tư cách là một tổ chức chính trị tiến bộ, FNL đã đứng lên lãnh đạo nhân dân Algeria kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi năm 1962. Cương lĩnh của FNL (thông qua năm 1962) chủ trương thực hiện các biến đổi xã hội sâu sắc trên cơ sở “các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa” và các giá trị Hồi giáo Arab. FNL đã tiến hành công nghiệp hóa đất nước, cải cách ruộng đất và thu được nhiều thành tựu to lớn. Algeria được coi là một trong những nước đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc; uy tín của đảng FNL được nâng lên cao tại châu Phi và trên thế giới. Các đảng đối lập ở Algeria đều bị cấm hoạt động cho đến những năm 1990, kể cả các đảng có tư tưởng tiến bộ, như Mặt trận các lực lượng xã hội chủ nghĩa của Hosni Ait Ahmed, Đảng Cách mạng xã hội chủ nghĩa của Budiaf... Thậm chí, Đảng Cộng sản Algeria được thành lập vào năm 1934, sau đó đổi tên thành Đảng Tiên phong xã hội chủ nghĩa vào năm 1966, cũng bị cấm. Các đảng này buộc phải rút vào hoạt động bí mật hoặc trốn ra nước ngoài hoạt động. 
Vào đầu những năm 1990, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, phong trào đòi dân chủ nổi lên ở nhiều nước, trong đó có Algeria. Các đảng đối lập ở Algeria trước đây bị cấm đã nối lại hoạt động và được hợp pháp hóa. Cùng lúc đó, các đảng chính trị mới cũng xuất hiện, trong đó có Đảng Mặt trận cứu nguy Hồi giáo (FIS) cực đoan, chủ trương thành lập một Nhà nước Hồi giáo ở Algeria, Liên minh Văn hóa và Dân chủ đòi quyền tự trị cho người dân Berber... Các đảng Hồi giáo ôn hòa, gồm Phong trào đổi mới An-Nahda, Phong trào Xã hội Hồi giáo Hamas cũng đã đăng ký hoạt động hợp pháp.
Trước tình hình có nhiều đảng phái tham gia đời sống chính trị của đất nước, cuộc đấu tranh giành quyền lực càng trở nên gay gắt. Từ một đảng cầm quyền duy nhất, đảng FNL phải cạnh tranh với các đối thủ mới nổi lên trên chính trường. Trong khi đó, nội bộ FNL thiếu đoàn kết, chậm đổi mới, yếu kém trong quản lý kinh tế - xã hội, đưa đất nước đến bên bờ khủng hoảng. Nạn tham nhũng tràn lan trong các thành viên của đảng khiến uy tín của FNL ngày càng giảm sút. Đã từng có thời điểm người dân Algeria gọi FNL là “đảng xe hơi và biệt thự”. Lợi dụng tình hình này, các đảng đối lập nổi lên công kích FNL, gây tình trạng hỗn loạn tại Algeria như hiện nay.
Ba là, sự tác động của những yếu tố bên ngoài. Theo các nhà quan sát chính trị, trong những năm qua, tình hình chính trị và kinh tế trong nước của Sudan và Algeria bị ảnh hưởng đáng kể trong bối cảnh Mỹ và các nước phương Tây luôn tìm cách can thiệp công việc nội bộ của các nước Trung Đông nhằm thay đổi chính quyền ở những nước không đi theo quỹ đạo của họ. Từ tháng 10-1997, Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế, thương mại và tài chính toàn diện đối với Sudan với lý do nước này vi phạm nhân quyền. Tiếp đến, năm 2004, Liên hợp quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Sudan với cớ nước nước này hỗ trợ khủng bố quốc tế. Mặc dù, tháng 10-2017, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh trừng phạt Sudan, nhưng trên thực tế các biện pháp này vẫn được duy trì. Tình hình kinh tế Sudan vốn khó khăn ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Trong khi đó, tại Algeria, Mỹ và các nước châu Âu đã đưa ra những tuyên bố mang tính chất can thiệp công việc nội bộ của nước này. Tổng thống Pháp E. Macron đã tuyên bố “ủng hộ việc thành lập một chính quyền quá độ tại Algeria”. Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert J Palladin tuyên bố ủng hộ các cuộc biểu tình và yêu cầu chính quyền Algeria tôn trọng quyền tự do biểu tình, tự do ngôn luận…
Internet cũng đóng vai trò không nhỏ trong các sự kiện xảy ra ở Sudan và Algeria. Những phần tử chống đối đã dùng mạng xã hội kêu gọi dân chúng nổi dậy chống chính phủ. Trong số những biểu ngữ của người biểu tình tại Algeria không chỉ có các khẩu hiệu “Hãy nói không với nhiệm kỳ thứ năm”, “Bouteflika phải ra đi”, “Nói không với tham nhũng”... mà còn có rất nhiều băng-rôn đòi dân chủ, đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận, thay đổi chế độ. Những hình ảnh này được cập nhật liên tiếp và đưa trực tiếp lên các trang mạng xã hội đã góp phần kích động những người biểu tình, đặc biệt là các phần tử quá khích.
Các chuyên gia cho rằng, những gì đang diễn ra tại Sudan và Algeria là sự tiếp nối của phong trào “Mùa xuân Arab”. Ban lãnh đạo mới ở hai quốc gia này có thể đã rút ra được những bài học đắt giá tránh đi vào “vết xe đổ” của Yemen, Lybia, hay Syria... để ổn định tình hình, tập trung xây dựng đất nước./.
Theo TCCS.


Việt Nam duy trì nền quốc phòng hòa bình và tự vệ

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn tính chất cơ bản của nền quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ.

Chiều 25/11, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Quốc phòng chủ trì buổi lễ công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019.
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam công khai đường lối chính sách quân sự, là tài liệu chính thức sử dụng để phục vụ công tác đối ngoại quốc phòng, giáo dục về quốc phòng, đường lối quân sự của Đảng, chính sách quốc phòng của Nhà nước.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thân, Viện phó Chiến lược Quốc phòng cho biết, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn tính chất cơ bản của nền quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ
Theo Sách trắng, quốc phòng Việt Nam được đầu tư phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, nhưng không chạy đua vũ trang. Ngân sách quốc phòng Việt Nam năm 2010 chiếm 2,23% GDP, 2011 là 2,82%, 2012 là 2,88%... 2017 là 2,51% và 2018 là 2,36% (khoảng 5,8 tỷ USD).
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 khẳng định, chính sách quốc phòng của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện phương châm bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược.
Nói về những điểm mới trong Sách trắng lần này, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, từ chính sách "ba không" có thể được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn thành "bốn không" là: Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho biết thêm, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung. Tùy diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, mục đích, ý nghĩa của Sách trắng Quốc phòng nhằm minh bạch hóa chính sách quốc phòng, xây dựng lòng tin với các quốc gia trên thế giới. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề mới tuy nhiên, những nột dung cốt lõi không thay đổi so với Sách trắng năm 2009. 
"Sách trắng lần này không ngại giới thiệu trang bị vũ khí của quân đội nhân dân Việt Nam thể hiện sự minh bạch của Quốc phòng Việt Nam. Vũ khí của Việt Nam vừa đủ mạnh để bảo vệ tổ quốc và không phương hại đến quốc gia nào", Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định và cho biết thêm, tỷ lệ trang bị vũ khí do Việt Nam tự sản xuất hiện nay đã nhiều hơn trước, chứng tỏ sự tự lực của Việt Nam trong vũ khí những năm qua.
Trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế về cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, Việt Nam nhìn nhận sự hợp tác, cạnh tranh của các nước lớn là tất yếu, không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã có từ lâu. Việt Nam mong muốn sự cạnh tranh giữa các nước lớn phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đảm bảo hoà bình, an ninh khu vực, không tạo ra bất bình đẳng giữa nước lớn với nước nhỏ, không phương hại đến lợi ích của Việt Nam.
"Việt Nam tôn trọng sự hợp tác, cạnh tranh của các nước, nhưng sẽ đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình", ông Vịnh nói và nhấn mạnh, Việt Nam không có ý định lãnh đạo ASEAN mà chỉ tham gia tích cực, chủ động, mục tiêu vì hoà bình, an ninh, hợp tác.
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 được in thành 2 bản tiếng Việt và tiếng Anh, cung cấp cho các cơ quan đơn vị trong và ngoài nước, đại sứ quán, tuỳ viên quân sự các nước...
Cuốn sách nêu rõ những thách thức và những điều chỉnh trong chính sách quốc phòng của Việt Nam, cơ cấu của Bộ Quốc phòng; tổ chức, phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; quá trình tăng cường tiềm lực quốc phòng bảo vệ đất nước...
Cuốn sách được chia thành 3 phần. Phần thứ nhất là bối cảnh chiến lược và chính sách quốc phòng; Chiến lược bảo vệ tổ quốc; Chiến lược quốc phòng; Chiến lược quân sự Việt Nam; Chính sách quốc phòng Việt Nam...
Phần thứ hai là xây dựng nền quốc phòng toàn dân gồm 4 nội dung là xây dựng tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng quốc phòng; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; và lãnh đạo, quản lý quốc phòng. Phần thứ 3 nói về truyền thống lịch sử quân sự Việt Nam.
Bên cạnh sách trắng Quốc phòng Việt Nam, Sách ảnh Quốc phòng Việt Nam cũng được công bố, tập hợp hình ảnh quân đội từ những ngày đầu, trải qua các cuộc chiến tranh, quá trình xây dựng đất nước, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Trước đó, Việt Nam đã ba lần xuất bản Sách trắng Quốc phòng vào các năm 1998, 2004 và 2009.