Ai
mới là người “cần phải tỉnh ngộ”
Vừa qua trước một số vụ việc phức tạp liên quan đến cuộc đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, một số người, một số báo chí nước ngoài đã nói
rằng: “Đảng cộng
sản Việt Nam” cần phải sớm tỉnh ngộ thì mới xứng đáng là người lãnh đạo và mới có thể lãnh đạo dân tộc bảo vệ được độc lập và chủ quyền của đất
nước. Có thể nói
rằng, nhận định trên đây thể hiện sự thiển cận, chủ quan và nếu không
muốn nói rằng đó chính sự là sự ấu trĩ, ngây thơ về mặt nhận
thức và giả dối
về chính trị và họ mới là người cần phải tỉnh ngộ.
Nếu Đảng cộng sản Việt Nam non
kém về nhận thức lý luận, mơ hồ về thực tiễn thì sao có thể 15 tuổi đã lãnh đạo
nhân dân Việt Nam thực hiện thành công
cuộc cách mạng lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật
giành lại độc lập cho dân tộc sau gần 100 năm bị đô hộ; sao có thể lãnh đạo dân
tộc làm nên thắng lợi “chấn động địa cầu” đánh bại 2 đế quốc đầu sỏ, quyét sạch
bóng kẻ xâm lược, thu non sông về một mối, khẳng định sự tồn tại của nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Nếu mơ hồ và sai laệch thì làm sao Đảng cộng sản
Việt Nam có thể khởi xướng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi
từng bước công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế -
xã hội, đưa đất nước từ chỗ nghèo đói, bị chiến tranh tàn phá nặng nề vươn lên
thành quốc gia có thu nhập trung bình, đang phát triển và đạt nhiều thành tự về
xóa nghèo đói, bệnh tật… được cả thế giới công nhận. Nhận định của OECD và Báo cáo của
tập đoàn McKinsey (tháng 9/2018), Việt Nam là một trong 18 nền kinh tế đang nổi
có thành tích phát triển “vượt trội” trong 50 năm qua.Việt Nam luôn nằm trong
nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở châu Á - Thái Bình Dương và trên
thế giới trong nhiều năm liền. Quy mô
kinh tế Việt Nam (240,5 tỷ USD) hiện đứng thứ 44 thế giới theo GDP danh nghĩa
và thứ 34 theo sức mua tương đương. Việt Nam từng bước trở thành một trong những
công xưởng của thế giới về cung ứng hàng điện tử, dệt may, da giầy, điện thoại
di động….
Theo Báo cáo của UNDP
năm 2018, Việt Nam đạt nhiều tiến bộ về phát triển con người và giảm nghèo đa
chiều; chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng liên tục trong 27
năm qua với điểm số tiệm cận nhóm nước có chỉ số phát triển con người cao. Hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có bước tiến dài trên
con đường phát triển, được Liên Hợp Quốc đánh giá là một trong những quốc gia
phát triển ấn tượng, không chỉ về y tế mà cả giáo dục, y tế. Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Ousmane
Dione đánh giá, Việt Nam là nước có bước phát triển đáng khích lệ nhất trên thế
giới kể từ khi đổi mới diễn ra đến nay, không ngừng đi lên và tăng trưởng,
chuyển mình, thay đổi cơ cấu và cất cánh. Ông
Jan Rielaender, Giám đốc Chương trình đánh giá đa chiều (MDCR) của OECD cho
biết, nhìn về bước phát triển của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, nhiều nước muốn
học tập Việt Nam. Nhiều thành viên ở OECD biết rằng Việt Nam có những thành
tích vượt trội hơn các nước về PISA (cách đo lường chất lượng giáo dục căn bản
của một quốc gia). Họ đang rất muốn tìm hiểu xem tại sao và bằng cách mà Việt
Nam đã làm được điều đó. Trong bất luận tình huống nào Việt Nam luôn giữ vững độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị đất nước.
Tất cả sự thực hiển nhiên trên cho thấy: Ai mới là người “cần phải tỉnh ngộ”? Đảng cộng sản Việt Nam luôn biết tự
phê bình, rút kinh nghiệm, chỉnh đốn để phát triển theo đúng quy luật của đời
sống. Song, chắc chắn Đảng cộng sản Việt Nam không phải là người cần phải tỉnh
ngộ. Người cần tỉnh ngộ chính là chủ nhân của câu nói “Đảng cộng sản Việt Nam” cần phải sớm tỉnh ngộ thì mới xứng đáng là
người lãnh đạo và mới có thể lãnh đạo dân tộc bảo vệ được độc lập và chủ quyền
của đất nước./.
Tự Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét