BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA
"XÃ HỘI DÂN SỰ" MÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, CƠ HỘI CHÍNH TRỊ THƯỜNG LỢI
DỤNG ĐỂ CHỐNG PHÁ
Khái niệm “xã hội
dân sự” gây nên nhiều tranh cãi tại Việt Nam, có người đặt nó đối
nghĩa với “xã hội chính trị”, có người lại xem nó đối lập với “xã
hội quân sự”. Nhiều người không thừa nhận khái niệm này vì nội hàm
và ngoại diên không tường minh, bởi khó có thể định nghĩa một “xã
hội” (dân sự) trong “xã hội” (tổng thể) mà nhân loại lâu nay đã phân
định thành các phân hệ - lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, môi trường. Có người xem các hiệp hội, tổ chức xã hội chính,
quỹ, diễn đàn... là những biểu hiện cụ thể của “XHDS”, nhưng người
khác lại cho rằng đó chính là các thiết chế xã hội gắn với các
thể chế tương ứng, đâu phải là một “xã hội”. Một định nghĩa về XHDS
được chia sẻ rộng rãi: “XHDS là không gian xã hội công cộng nằm ngoài nhà nước,
thị trường và lĩnh vực riêng tư của cá nhân, bao gồm tổng thể các định chế xã
hội độc lập tương đối với nhà nước và hoạt động tự nguyện trên các lĩnh vực văn
hóa, giáo dục, truyền thông đại chúng, tôn giáo, xã hội...”.
Điều đó cho thấy,
không có định nghĩa thống nhất về “XHDS” mà nó thường bị giải thích
một cách chủ quan bởi ý chí của người muốn sử dụng khái niệm này.
Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng tính không rõ
ràng, thiếu tính lịch sử - cụ thể của khái niệm này để giải thích
nội hàm “XHDS” theo tiêu chí của các nước phương Tây. Trong các nền dân
chủ đa đảng, ranh giới giữa một tổ chức của XHDS và đảng chính trị
rất mong manh. Một tổ chức xã hội khi đủ điều kiện và đăng ký tham
gia tranh cử vào nghị viện, nếu giành được một tỷ lệ phiếu nhất
định trong các cuộc bầu cử (theo quy định của các nước rất khác
nhau), thì được xếp vào đảng chính trị và nhận được hỗ trợ tài
chính từ phía nhà nước để hoạt động. Thậm chí nếu giành được số
phiếu cao có thể trở thành đảng chính trị có vị thế trong đời sống
chính trị đất nước. Còn các tổ chức xã hội không hội đủ số phiếu
cần thiết, cùng với các hiệp hội, quỹ, diễn đàn, viện nghiên cứu
độc lập... được xem là thành tố cấu thành của “XHDS”. Ngay bản thân
tài chính của các tổ chức xã hội, viện nghiên cứu độc lập, quỹ,
diễn đàn này, một mặt, dựa vào khả năng tự huy động; mặt khác,
nhận đấu thầu các gói dịch vụ có nguồn gốc tài chính ngân sách để
thực hiện các mục tiêu của chính phủ. Những tổ chức của “XHDS” có
vị thế lớn đều có lực lượng chính trị này hay lực lượng chính trị
khác đứng sau chi phối, gây ảnh hưởng, thông qua cung cấp tài chính và
định hướng mục tiêu hoạt động.
Trong các nước
chuyển đổi chế độ chính trị ở Đông Âu, không gian hậu Xô-viết, Bắc Phi
- Trung Đông, cũng như ở nhiều nơi khác, đã từng diễn ra các trường
hợp một tổ chức của “XHDS” bằng các chiêu trò dân túy và sự hà hơi,
tiếp sức từ bên ngoài, chỉ trong một thời gian ngắn chuyển hóa thành
đảng chính trị thực hiện “cách mạng nhung”, “cách mạng màu” rồi trở
thành đảng cầm quyền. Các NGO nước ngoài nhân danh “XHDS” hoạt động
trên lãnh thổ nước khác hoạt động rất ráo riết để cổ vũ cho thúc
đẩy các hoạt động “cách mạng đường phố”, mà đứng sau đều chịu sự
chi phối bởi các chính phủ đã cung cấp tài chính. Vì vậy, Tổng
thống Nga V. Pu-tin rất mạnh tay với các tổ chức NGO nước ngoài hoạt
động trên lãnh thổ nước Nga; nhiều nước khác cũng rất cảnh giác,
thận trọng, tìm cách quản lý, kiểm soát các tổ chức này nếu không
muốn gây nên nguy cơ bất ổn xã hội.
Do các tổ chức xã
hội có vai trò tích cực nhất định, nên các đối tượng thù địch, phản động, cơ
hội chính trị đã ra sức lợi dụng, tuyệt đối hóa đặc điểm này để tranh thủ
quần chúng, tập hợp lực lượng một cách công khai nằm ngoài sự quản
lý của Nhà nước. Họ lợi dụng các kẽ hở về mặt pháp luật, các vấn đề tiêu cực
trong xã hội, vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... để tuyên truyền,
xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, khi thời cơ chín muồi sẽ hình thành tổ chức chính trị đối lập
tại Việt Nam. Có thể nhận dạng mấy điểm sau đây của XHDS:
Thứ nhất, dù những người cổ
vũ cho XHDS tự cho rằng XHDS có tính “độc lập” với Nhà nước và không mang bản
chất giai cấp, nhưng thực tế cho thấy, XHDS (bao gồm các tổ chức hội, hiệp hội,
đoàn thể, tổ chức phi chính phủ, quỹ, diễn đàn...) đều mang tính chính trị,
luôn tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực thù địch lợi dụng để tiến hành các hoạt
động chống Đảng và Nhà nước. “Xã hội dân sự” chính là môi trường mà trong chính
bản thân các thành tố cấu thành cũng diễn ra cuộc đấu tranh giữa các nhóm
lợi ích trên mọi phương diện, từ chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa... Do
đó, các lực lượng, phe phái, đảng phái chính trị luôn tìm cách chi phối, vận
động, lôi kéo lực lượng XHDS hoặc chính các thành tố của XHDS (hội, hiệp hội,
đoàn thể, quỹ, diễn đàn...) để đạt được mục tiêu, lợi ích của mình đều bị
chi phối bởi các thế lực chính trị hoặc bị chính trị hóa ở các mức độ, hình
thức khác nhau. Thực tế cho thấy, thời gian qua, các thế lực thù địch đã và
đang triệt để lợi dụng, thúc đẩy hình thành XHDS đối lập với Đảng, hoạt động
ngoài sự quản lý của Nhà nước, tạo tiền đề cho can thiệp, lật đổ dưới danh
nghĩa “chuyển hóa dân chủ”, đưa các lực lượng chống đối lên nắm chính
quyền.
Thứ hai, vốn mang tính đa dạng
về lợi ích, thành phần, do đó XHDS cũng mang tính đa dạng, đa nguyên về tư
tưởng. Đặc trưng này phản ánh tính phức tạp về tư tưởng, văn hóa trong đời sống
XHDS. Đối với Việt Nam, sự hình thành của XHDS còn chứa đựng nguy cơ xuất hiện,
hình thành hoặc du nhập những khuynh hướng tư tưởng chính trị đối lập với Đảng
Cộng sản, tiền đề trực tiếp dẫn đến đa nguyên về chính trị.
Thứ ba, Việt Nam là một
quốc gia đang phát triển, ý thức công dân, ý thức pháp luật của một bộ phận
không nhỏ người dân còn hạn chế; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, quản lý
của chính quyền còn nhiều lỗ hổng; lại có những đặc điểm phức tạp, đa dạng
về tôn giáo, dân tộc, di tồn lịch sử của chế độ thực dân... Do đó, sự hình
thành và phát triển các yếu tố của XHDS luôn tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng dẫn
đến chia rẽ, xung đột, hỗn loạn, vô chính phủ, mất ổn định chính trị, xã hội của
đất nước.
Thứ tư, XHDS bao hàm nhiều tổ
chức xã hội có tính đa dạng về thành phần, mục đích hoạt động, lợi ích, thiếu
tính tổ chức chặt chẽ, do đó nó dễ bị các cá nhân, tổ chức có điều kiện chi
phối, lợi dụng để thực hiện các mục đích riêng và tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh
hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự, ổn định xã hội. Tính chất đa dạng,
phức tạp của XHDS cho thấy đây là khu vực không thuần nhất, tính đồng thuận
không cao và thiếu tính nhất quán. Tổ chức XHDS hình thành chủ yếu dựa trên
những mối quan hệ và liên kết mềm, tự nguyện, tự quản, tính thống nhất không
cao nên dễ xảy ra nguy cơ các tổ chức này chỉ chạy theo lợi ích cục bộ mà không
quan tâm đến lợi ích chung, toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, có thể gây cản
trở đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thậm chí có trường
hợp bị biến tướng phục vụ cho lợi ích của cá nhân, tổ chức có điều kiện chi
phối. Thực tế cho thấy, tuyệt đối hóa vai trò các tổ chức của XHDS, xem nhẹ
quản lý của Nhà nước, chỉ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, tiền đề cho rối
loạn, bất ổn. Do tính chất đa dạng và phức tạp này mà XHDS luôn tiềm ẩn nguy
cơ bị các đối tượng, tổ chức thù địch cả trong và ngoài nước mua chuộc, chi
phối, lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chính trị đen tối.
Thứ năm, một số tổ chức xã hội
có vai trò, ảnh hưởng xã hội nhất định, số lượng thành viên đông đảo luôn trở
thành mục tiêu tác động, chi phối, lợi dụng của các thế lực thù địch nhằm biến
các tổ chức này thành các tổ chức chính trị đối lập với Đảng, thoát ly khỏi
sự quản lý của Nhà nước Việt Nam. Một bộ phận các tổ chức xã hội, đặc biệt
là các hội, liên hiệp hội, tổng hội có tổ chức mang tính hệ thống cả theo chiều
dọc lẫn chiều ngang, với số lượng thành viên đông, có ảnh hưởng nhất định đối
với quần chúng. Các tổ chức này trở thành mục tiêu lợi dụng của các thế lực
thù địch để tìm cách tác động đến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước thông qua các hoạt động “vận động hành lang”, hội
thảo, kiến nghị, nhất là những vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, như chế
độ sở hữu đất đai, an ninh mạng, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc... Do
đó, nếu không có những quy định pháp lý đủ mạnh, thiếu hiệu lực quản lý
của các cơ quan chức năng để các hoạt động “vượt rào” thì các tổ chức này rất
dễ bị lợi dụng, biến thái và biến tướng thành các lực lượng hỗ trợ tích
cực cho thúc đẩy “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch,
thậm chí chuyển hóa thành tổ chức đối lập về chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét