Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do
ngôn luận và tiếp cận thông tin cho nhân dân
Báo cáo ngày 5/11/2019 của
Tổ chức Freedom House đã đánh giá rằng Việt Nam thiếu tự do internet. Theo thống kê, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có tới
hơn 64 triệu người sử dụng internet (chiếm hơn 60% dân số), đứng thứ 16 trên
thế giới về số người sử dụng internet; có khoảng 55 triệu người sử dụng các
mạng xã hội và Việt Nam nằm trong số các nước có số lượng người dùng mạng xã
hội lớn trên thế giới. Năm 2019 tăng đến 28% so với năm 2017. Người dùng điện thoại thông minh ở Việt Nam
dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan
tới mạng Internet, 2
giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video
trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc. 94%
là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày.
Và cóp 6% số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong
tuần.
Các con số trên đây cho thấy, đảm bảo
quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán của Việt
Nam và đã được quy định trong Hiến pháp. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chủ
trương thúc đẩy sự phát triển của internet nhằm phục vụ công cuộc xây dựng phát
triển đất nước, cũng như đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, học tập và làm việc
của người dân.
Nhà nước Việt Nam ban
hành Luật An ninh mạng và các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến lĩnh vực mạng là nhằm phòng ngừa, xử lý hành vi tội phạm mạng, tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, sự
cố an ninh mạng, bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng. Bảo vệ an ninh mạng được thực hiện trong quốc phòng, an ninh, phát triển
kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại nhằm xây dựng không gian
mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việt Nam luôn khuyến khích, tạo điều kiện để
tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh
mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ
an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng và tăng
cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng của Việt Nam là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà
nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát
huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng. Kết hợp
chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan
trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
hoạt động trên không gian mạng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh,
làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng. Hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát
về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an
ninh mạng. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp
thời, nghiêm minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét