Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

CẢNH GIÁC VÀ DẬP TẮT TIN GIẢ, TIN XẤU ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Tin giả, tin xuyên tạc xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng
Tin giả, tin xuyên tạc phổ biến trên mạng xã hội Facebook và cũng tràn lan trên YouTube. Nguồn tin giả, tin xuyên tạc không chỉ do các đối tượng trong nước tạo ra mà còn xuất phát không ít từ nước ngoài, không chỉ bịa đặt trắng trợn mà còn hư cấu cả những câu chuyện giật gân câu khách rất bài bản. Các thế lực thù địch thường xuyên tin giả, tin xuyên tạc liên quan tới chính khách, các vị lãnh đạo, thường được nhiều người quan tâm, tò mò theo dõi.
Một điều dễ nhận thấy nhất là tin giả hầu hết xuất hiện trên mạng xã hội. Thứ nhất là mỗi trang/kênh trên Facebook hay YouTube thuộc quyền sở hữu/quản lý của cá nhân hay nhóm người và họ hoàn toàn có thể dàn dựng, sắp đặt thông tin, hình ảnh theo ý đồ của mình một khi có nhận thức, quyết định làm điều sai trái. Thứ hai, hai mạng xã hội trên chính là “thế giới phẳng” đang có nhiều người đăng ký sử dụng và sử dụng thường xuyên nhiều nhất hiện nay. Theo các con số được công bố, Facebook đã có khoảng 2,6 tỉ người đăng ký sử dụng và đạt mức bình quân khoảng 1,6 tỉ người sử dụng mỗi tháng, con số người dùng mỗi tháng của YouTube là khoảng 2 tỉ. Chính vì thế khi tin giả/tin xuyên tác được tung lên hai mạng này thì có khả năng lan tỏa nhanh và rộng, đặc biệt là đối với loại tin giả cố tạo sự giật gân, hấp dẫn bằng những câu chuyện phóng đại, bóp méo sự thật.
Tin giả gây ảnh hưởng tiêu cực như gây tổn hại uy tín cho cá nhân và tổ chức; gây hoang mang, tạo dư luận xấu; phá hoại thuần phong mỹ tục; nhũng nhiễu thông tin nội bộ quốc gia, gây bất ổn chính trị, chia rẻ tôn giáo, sắc tộc... 
Dập tắt tin giả, xấu, độc trên mạng xã hội
Để không bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi tin giả, tin xấu độc trên mạng xã hội thì trước hết trách nhiệm về phía người đọc là phải biết gạn lọc thông tin, người đọc cần biết những nguồn tin chính thống từ các trang mạng đủ độ tin cậy, các nguồn tin trên mạng xã hội hay các trang mạng chưa được pháp luật Việt Nam cấp phép thì hiển nhiên chưa chắc đã là nguồn tin chính xác.
Thứ hai, về phía các cơ quan chức năng, cần cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, công khai, minh bạch, kịp thời, nhất là với các vấn đề quan trọng được người dân quan tâm, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội. Có thể nói, cách tốt nhất để dập tắt tin đồn, tin xuyên tác đó là đưa ra thông tin chính thức, thông tin chính thống. Các cơ quan chức năng cần xác định đó là nhiệm vụ cũng là trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí để đưa thông tin, phản ánh đến bạn đọc, đây là điều rất cần thiết.
Đồng thời, giữ nghiêm kỷ luật thông tin, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm khắc với các phần tử cơ hội chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cố tình làm lộ lọt, cung cấp thông tin nội bộ, hỗ trợ cho các phần tử mạng xã hội đưa tin sai sự thật, kích động, tấn công vào nội bộ, xử lý nghiêm những phần tử cố tình tung thông tin thất thiệt gây hoang mang trong dư luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét