Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

LÝ LUẬN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN GIÁ TRỊ BỀN VỮNG TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

 

Ngày 24/2/1848, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”  - một văn kiện mang tính cương lĩnh, có giá trị lịch sử quan trọng do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo theo sự ủy nhiệm của Liên đoàn những người cộng sản được công bố lần đầu tiên tại Luân Đôn, giúp cho giai cấp vô sản toàn thế giới và các chính đảng nhận thức rõ vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử và mục đích cao cả trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, đồng thời thiết lập địa vị thống trị của mình và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Một trong những điểm nhấn quan trọng của Tuyên ngôn là C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiến hành luận chứng cho sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản. Theo các ông, trong thời đại ngày nay, với tư cách là “sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”, giai cấp vô sản không chỉ trở thành “giai cấp đang nắm tương lai trong tay”, mà còn là “giai cấp thực sự cách mạng” nhất và chính nền sản xuất TBCN đã đưa họ lên địa vị đó, lên vũ đài lịch sử với tư cách lực lượng cách mạng hùng hậu và không điều hòa với toàn bộ chế độ lao động làm thuê. Sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản phải do chính giai cấp vô sản thực hiện. Song, giai cấp vô sản tiến hành cách mạng nhằm lật đổ giai cấp tư sản và CNTB không chỉ vì sự nghiệp giải phóng mình, mà còn thực hiện một sứ mệnh cao cả nữa, mang đậm tính nhân văn cộng sản chủ nghĩa là giải phóng toàn thể nhân loại cần lao vĩnh viễn thoát khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.

Lịch sử phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã cho thấy, những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong Tuyên ngôn thực sự là “vũ khí lý luận” sắc bén để giai cấp vô sản từng bước bước lên vũ đài chính trị và khẳng định sứ mệnh lịch sử của mình, từng bước hiện thực hóa lý tưởng chủ nghĩa xã hội trong đời sống xã hội và đạt được những thành tựu to lớn. Mặc dù đã ra đời cách đây 173 năm nhưng Tuyên ngôn vẫn thể hiện ý nghĩa thời đại rất sâu sắc.

Thời gian qua, trước những biến động của lịch sử, các thế lực phản động và thù địch với nhiều thủ đoạn và luận điệu khác nhau để hướng phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, như: Họ cho rằng: trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, “trí tuệ nhân tạo” khiến người máy đang dần thay thế con người, người lao động vốn từ chỗ là chủ thể của quá trình sản xuất đang bị gạt ra bên lề quá trình sản xuất ấy, trở thành nhân tố đóng vai trò thứ yếu. Do đó, họ cho rằng đã đến lúc cần xem xét lại quan điểm của C.Mác về vai trò, vị trí trung tâm, có ý nghĩa quyết định của người lao động trong hoạt động sản xuất vật chất.

Hoặc có quan điểm cho rằng, giai cấp công nhân đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày nay, trong điều kiện hòa bình, hội nhập, thời kỳ của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, vai trò đó phải thuộc về đội ngũ trí thức, những nhà khoa học.

Có quan điểm cho rằng, trong xã hội tư bản hiện đại, đời sống của giai cấp công nhân không còn cơ cực như trước. Ở nhiều công ty, người công nhân đã có cổ phần, cổ phiếu nên họ không còn là giai cấp vô sản nữa. Vì thế, mẫu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản cũng không còn mang tính chất đối kháng như trước đây. Vì thế, giai cấp công nhân cũng không còn cần đến sứ mệnh lịch sử của mình là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản như C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng khẳng định trong Tuyên ngôn

 Có thể nhận thấy, các quan điểm trên đều căn cứ vào sự phát triển của xã hội hiện đại mà thời của C.Mác và Ph.Ăngghen chưa có được để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Không thể phủ nhận những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại đã giúp giải phóng người lao động không chỉ khỏi những công việc nặng nhọc, những hoạt động cơ bắp, mà còn có thể thay thế cho cả những hoạt động tinh vi, phức tạp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người lao động trở thành yếu tố thứ yếu, đứng bên ngoài quá trình sản xuất. Về thực chất, khoa học công nghệ là sản phẩm của sự phát triển trí tuệ của con người. Do con người sáng tạo và quyết định sử dụng theo mục đích của mình, dù năng động và cách mạng đến mấy thì kỹ thuật, công nghệ hiện đại cũng chỉ là sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người làm ra và chịu sự điều khiển, giám sát của con người, phụ thuộc vào những chương trình mà con người đã lập ra nên trong bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại của khoa học công nghệ hiện đại, người lao động hay nói cụ thể hơn là giai cấp công nhân vẫn đóng vai trò quyết định hoạt động sản xuất vật chất.

Ngày nay, mặc dù trí thức đang gia tăng nhanh chóng về số lượng, ngay cả bản thân giai cấp công nhân cũng diễn ra xu hướng trí thức hóa ngày càng mạnh mẽ nhưng điều đó không có nghĩa là tầng lớp trí thức thay thế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Bởi trí thức không đại biểu cho một phương thức sản xuất, không phải là lực lượng kinh tế, chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng lớp xã hội khác, không có hệ tư tưởng độc lập mà phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp mà họ phục vụ. Và thực tiễn lịch sử, trí thức chưa bao giờ là lực lượng lãnh đạo thành công một cuộc cách mạng xã hội nào. Đúng như V.I.Lênin nhận xét: “Nếu không nhập cục với một giai cấp thì giới trí thức chỉ là một con số không mà thôi”.

Hơn nữa, trong lòng xã hội tư bản, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện, nhưng số người bị “hất” ra hè phố, số người nghèo khổ vẫn ngày càng tăng, sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được những mâu thuẫn vốn có của nó mà còn có biểu hiện ngày càng sâu sắc hơn.

Điều đó cho tháy, đến nay quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp được nêu trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Nó vẫn là vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng giai cấp mình và toàn xã hội, là cơ sở lý luận quan trọng để chúng ta đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; vững tin vào con đường mà Đảng và Nhân dân ta đã chọn, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dan chủ, công bằng, văn minh”

 

 

 

 

 

NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

 


Vừa qua trên trang mạng xã hội, tác giả Viet Tu Sai Gon có bài viết: “Hứa Mãi Rồi Tâm Thần, Ung Thư”. Trước hết, phải khẳng định rằng đây là bài viết xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và các đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước ta, nhằm hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng thời làm suy giảm niềm tin của quần chúng Nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Điều này, không bao giờ đạt được mục đích của chúng. Bởi vì:

Ai cũng biết thời kỳ cải cách ruộng đất, việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng ở cơ sở có những sai lầm nhất định. Chính điều này, đã được Đảng ta thừa nhận, kịp thời sửa chữa, khắc phục để đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn của miền Nam trong đấu tranh thống nhất đất nước vào năm 1975. Đây là sự thật của lịch sử, không ai có thể phủ nhận. Việc xảy ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã được Tòa tuyên án, những kẻ chống đối người thi hành công vụ, vi phạm pháp luật đã được xét xử công khai, với những bản án thích đáng, song mang đầy tính nhân văn, nhân đạo cao cả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Được dư luận trong và ngoài nước hoan nghênh, đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Việc các đồng chí cán bộ cấp cao xác định trách nhiệm trước Nhân dân khi nhận chức thể hiện bản lính chính trị, văn hóa công chức và quyết tâm chính trị, trách nhiệm công vụ trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, cũng là dịp để nhân dân theo dõi, giám sát, đánh giá về phẩm chất, năng lực cho mỗi cán bộ. Việc một số cán bộ nói không làm chỉ là hiện tượng con sâu bỏ rầu nồi canh, đến khi phạm tội bị kỷ luật hoặc đưa ra xét xử trước pháp luật thì mắc bệnh “tâm thần”, “ung thư” là việc hy hữu. Việc cơ quan Y tế có thẩm quyền xác nhận phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đảng, trước Nhân dân. Nếu xác nhận không đúng, chính người ký xác nhận sẽ bị truy tố về mặt hình sự trước pháp luật.

Thành quả của hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn, đáng tự hào: tình hình chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, niềm tin của Nhân dân với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng được giữ vững và tăng cường, vị thế, uy tín của đất nước trong khu vực và trên trường quốc tế ngày càng cao, chưa bao giờ chúng ta có được thời cơ, vận hội lớn như bây giờ. Song, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nguy cơ của thiên tai, dịch bệnh nhất là dịch bệnh COVID đang bùng phát ở một số địa phương. Điều này đòi hỏi, mỗi người Việt Nam kể cả Kiều bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết, chung lưng, đấu cật, nỗ lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách biến nguy thành cơ, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì một Việt Nam hùng cường và thịnh vượng mà bạn bè quốc tế đã, đang ghi nhận và tôn vinh. Đồng thời hơn lúc nào hết phải nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết vạch trần và đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa Đảng với Nhân dân của các thế lực thù địch./.

LUÔN THỰC HIỆN "THÔNG ĐIỆP 5K" ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG COVID - 19

 


Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế gửi đến người dân “Thông điệp 5K” với các nội dung chính sau đây:

1. Khẩu trang

Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người.

Đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

2. Khử khuẩn

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc.

Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

3. Khoảng cách

Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

4. Không tụ tập

 Không tụ tập đông người

5. Khai báo y tế

Thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI Cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

 Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở gọi đường dây nóng của Bộ Y tế 1900 9095 hoặc cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn đi khám bệnh an toàn.

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang có những ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội cũng như cuộc sống của mỗi chúng ta. Mọi nỗ lực, cố gắng của Đảng, Chính phủ và các cấp, các ngành chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự đồng lòng, chung sức của toàn xã hội, ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Do vậy, công đồng cũng cần lên án mạnh mẽ đối với những hành vi xấu trong công tác phòng chống dịch, từ đó loại bỏ những hành động thiếu trách nhiệm ra khỏi đời sống xã hội, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh COVID-19 đang ở vào giai đoạn có tính quyết định như hiện nay./.

 

 

 

“NGỤY SỬ” VÀ NGÒI BÚT ĐẤU TRANH CỦA CHÚNG TA

Vào một đêm đông giá lạnh cuối tháng 12 năm 1991 ở Liên Xô đã xảy ra một sự kiện lịch sử mà đối với toàn thể nhân loại sau này trở thành một ký ức đau buồn không thể nào quên, lá cờ đỏ búa liềm từ đỉnh tháp Kremli ở thủ đô Moscow sau 74 năm tung bay đã phải hạ xuống, thay vào đó là lá cờ ba sắc. Liên Xô sụp đổ. Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một thể chế cũng tan rã trên quê hương V.I.Lênin và sau đó là 8 nước Đông Âu.

Về sau người ta biết được rằng, sự kiện đó có liên quan đến việc Gorbachev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô đã khởi xướng một trào lưu tư tưởng mang tên “suy ngẫm lại lịch sử” cách đó chỉ 4 năm (1987) với tinh thần công kích Stalin, phủ nhận thắng lợi của chiến tranh Vệ quốc...Toàn bộ lịch sử Liên Xô bị miêu tả như một bức tranh tối màu. Sang năm 1989, trào lưu “xét lại lịch sử” chuyển hẳn sang phê phán, phủ định Cách mạng Tháng Mười, Chủ nghĩa Lênin và chính Lênin, bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Mác-Lênin trong các trường học. Cơn lốc xét lại lịch sử ngày càng mạnh mẽ, lôi cuốn toàn bộ xã hội. Một số tờ báo và tạp chí cấp tiến của Liên Xô công khai phủ định quá khứ, phủ định lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, phủ định chủ nghĩa xã hội. Bài học của Liên Xô còn nguyên giá trị.

Thế nhưng trong khi bài học ở Liên Xô vẫn còn nóng hổi thì những năm gần đây, ở nước ta đang nổi lên một thực trạng đáng báo động là một bộ phận trí thức Việt Nam giả danh những người yêu lịch sử dân tộc, tìm hiểu lịch sử dân tộc đã bẻ cong ngòi bút để tuyên truyền, xuyên tạc, thậm chí bóp méo lịch sử dân tộc làm cho giới trẻ ngộ nhận về lịch sử, tiếp tay cho các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình. Chúng ta gọi chúng là những kẻ “ngụy sử”.

“Ngụy” là một từ gốc Hán có ít nhất có 3 nghĩa: làm giả (ngụy tạo, ngụy trang), không chính danh (ngụy triều, ngụy quyền) và làm phản (ngụy tặc, ngụy quân). Trong lịch sử Việt Nam, từ "ngụy" được dùng để chỉ một chính phủ được lập ra một cách bất hợp pháp, không chính thống, không được người dân công nhận, như là ngụy triều, ngụy binh, ngụy quân, ngụy quyền. Tóm lại, “ngụy” dùng để chỉ sự vật, sự việc mang tính giả tạo, không thật.

“Ngụy sử” hay “xét lại lịch sử” thực chất là một thủ đoạn chính trị mà các thế lực chống chủ nghĩa xã hội sử dụng nhằm đánh tráo lịch sử, mưu đồ viết lại lịch sử dân tộc, đổi trắng thay đen, rửa sạch tội cho những tên tội đồ dân tộc, từng bước phủ nhận công lao các anh hùng dân tộc; đồng thời tấn công, làm tha hóa đội ngũ trí thức, đặc biệt đội ngũ trí thức trên lĩnh vực văn hóa - lịch sử, từ đó sử dụng lực lượng trí thức tha hóa như là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong âm mưu diễn biến hòa bình tiến tới làm sụp đổ con đường xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang thực hiện.

Lao động bằng ngòi bút là một lao động làm ra các giá trị tinh thần cụ thể được xã hội hóa ở mức cao. Nếu người cầm bút không có trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra thì hậu quả sẽ thật khôn lường. Cho nên đòi hỏi người cầm bút phải có phẩm chất đạo đức như ngày xưa cụ Nguyễn Đình Chiểu đã nói: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Hồ Chí Minh từng nói: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà”. Những người hoạt động trên lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa - lịch sử là những người lính chiến đấu trên mặt trận văn hóa, cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Vì vậy, phải làm sao bảo vệ được tính đúng đắn của chân lý, phải nêu cao và ca ngợi cái chân - thiện - mỹ trong cuộc sống, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho nhân dân hiểu đúng bản chất của sự việc, đặc biệt là hiểu đúng về lịch sử dân tộc góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu đòi xét lại lịch sử của một số thành phần trí thức trên lĩnh vực văn hóa - lịch sử, định hướng tư tưởng cho quần chúng nhân dân. Đứng trước sự xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ lịch sử của những người cầm bút hiện nay, những người cầm bút chân chính cần phải nêu cao hơn nữa tính chiến đấu cách mạng, bảo vệ sự trong sáng của lịch sử dân tộc. Một vài nội dung cần phê phán đấu tranh là: 

- Đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc đòi “rửa tội” cho những kẻ bán nước.

Những người am hiểu lịch sử dân tộc hẳn đều biết sự kiện vì để bảo vệ quyền lợi thống trị của mình, Nguyễn Ánh đã cầu viện người Xiêm rồi đến người Pháp, nhờ dựa vào thế lực của người Pháp mà Nguyễn Ánh giữ được mạng sống và sau này, lợi dụng sự suy yếu của triều đình Tây Sơn mà dễ dàng thâu tóm đất nước. Ngoài ra, để thỏa mãn “giấc mộng quyền lực”, triều đình này đã thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" làm nước ta trì trệ và hèn nhát đầu hàng quân xâm lược Pháp, thậm chí còn đê hèn đến nỗi bắt tay với kẻ thù đàn áp các cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân lúc bấy giờ. Thế nhưng, những kẻ “ngụy sử” hiện đang gào thét đòi phải nhìn nhận “công lao” của Nguyễn Ánh như một người có công trong việc thống nhất giang sơn về một cõi. Thực chất, Nguyễn Ánh chỉ là kẻ hái quả trong khi người trồng cây lại là Nguyễn Huệ.

Năm 1942, trong thời gian hoạt động ở Cao Bằng, để giáo dục tinh thần yêu nước cho Nhân dân, phát huy lòng tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc, động viên toàn dân đoàn kết và tham gia Mặt trận Việt Minh làm cách mạng, giành độc lập cho Tổ quốc, Hồ Chí Minh đã sáng tác bài diễn ca Lịch sử nước ta theo thể thơ lục bát, gồm 210 câu, trong đó có đoạn nhắc lại về sự kiện này của Nguyễn Ánh như sau: “Gia Long lại dấy can qua, bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài. Tự mình đã chẳng có tài, nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây. Nay ta mất nước thế này, cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà, khác gì cõng rắn cắn gà, rước voi dầy mả, thiệt là ngu si. từ năm Tân Hợi trở đi, Tây đà gây chuyện thị phi với mình. Vậy mà vua chúa triều đình, khư khư cứ tưởng là mình khôn ngoan. Nay ta nước mất nhà tan, cũng vì những lũ vua quan ngu hèn. Năm Tự Đức thập nhất niên, Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây. Hăm lăm năm sau trận này, Trung Kỳ cũng mất, Bắc Kỳ cũng tan, ngàn năm gấm vóc giang san, bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây!”

Lịch sử Việt Nam là nơi ghi lại cội nguồn dân tộc với các nền văn hoá trải qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước với nhiều triều đại, chứa đựng nhiều tinh hoa của dân tộc và các nhân vật lịch sử trường tồn với thời gian và hậu thế luôn ghi nhớ công lao. Cho đến nay, giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, Nhân dân vẫn luôn nhắc về Nguyễn Huệ và tôn vinh ông như một anh hùng áo vải vĩ đại có công lớn trong việc dẹp nội chiến, đánh tan các thế lực ngoại xâm và thống nhất đất nước, đối với Nhân dân, Nguyễn Huệ là một tượng đài lớn. Còn Nguyễn Ánh chỉ là một kẻ cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mã tổ. Chân lý này mãi mãi không thay đổi.

- Phản bác việc đánh tráo khái niệm

Một chiêu bài khác của âm mưu diễn biến hòa bình là sử dụng đội ngũ trí thức, đặc biệt là những trí thức trên lĩnh vực văn hóa - lịch sử - tư tưởng như một con rối chính trị để đánh tráo khái niệm, lừa bịp Nhân dân. Những kẻ được gắn cái mác “giáo sư”, “tiến sỹ”, “nhà nghiên cứu sử học”, một số kẻ là giáo viên sử học ở một số trường đại học, lợi dụng viết sách sử, làm đề án công trình truyền hình về lịch sử, giảng dạy lịch sử đòi bỏ từ “ngụy quân”, “ngụy quyền Sài Gòn” mà trước nay chúng ta vẫn thường hay gọi thành “quân đội Việt Nam cộng hòa” hay “quốc gia Việt Nam cộng hòa”. Điều đó gây ra sự hiểu lầm hết sức nguy hiểm, thông qua đánh tráo khái niệm, chúng phủ nhận sạch trơn những thành quả cách mạng mà Đảng và Nhân dân ta đã gây dựng, tung hô kẻ đi xâm lược thành người đi hòa giải cuộc chiến tranh nam bắc ở Việt Nam.

Cần thấy rõ rằng, từ 19-8-1945, nước ta chỉ có duy nhất một chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, trước đó Hoàng Đế cuối cùng Bảo Đại đã làm lễ thoái vị. Một tháng sau, ngày 23-9-1945 Pháp gây hấn để giành lại thuộc địa cũ. Năm 1948 Pháp lập ra chính phủ tay sai, mang tên Chính phủ Quốc gia Việt Nam (QGVN), đưa cựu hoàng Bảo Đại về làm quốc trưởng. Năm 1949 Pháp lập ra đội quân đánh thuê mang tên Vệ binh Quốc gia Việt Nam, sau đổi là Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Năm 1954 Mỹ nhảy vào miền Nam thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm về thay Bảo Đại, đổi tên chính phủ Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Đội quân đánh thuê cho Pháp cũng đổi chủ và có tên mới: Quân đội VNCH, từ 1965 đổi là Quân lực VNCH. Như vậy, chính quyền Bảo Đại (1949-1954) và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) đều là ngụy quyền (do Pháp và Mỹ dựng lên). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến bản chất của ngụy quân và ngụy quyền tay sai, Người nói: “Chúng (Pháp, Mỹ) nuôi dưỡng ngụy quyền ngụy quân dùng làm công cụ hại dân phản nước”. Trong “Thư gửi các ngụy binh”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 1915, ra ngày 28 tháng 9 năm 1951, Bác viết: “Ngụy binh cũng là con dân nước Việt, nhưng vì dại mà đi lầm đường, cho nên tôi và Chính phủ sẵn sàng tha thứ những người sớm biết lỗi và quay về với đại gia đình kháng chiến”. Lời của Bác thể hiện rõ tấm lòng khoan dung, độ lượng của Đảng, Chính phủ đối với tất cả mọi đối tượng, trong đó có những người lầm đường, lạc lối nay mong muốn trở về.

- Đấu tranh chống lại hành động xuyên tạc những anh hùng dân tộc đã hy sinh vì nền độc lập của đất nước. Tính từ 1990 đến nay, Việt Nam chỉ hòa bình được vỏn vẹn 30 năm. Để có được nền hòa bình, độc lập như ngày hôm nay chúng ta đã phải đánh đổi bằng sinh mạng của biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước. Ở trên dãi đất hình chữ S này đã có lớp lớp xương máu của các thế hệ người Việt, lớp này đến lớp khác, đời ông cha ngã xuống, đời con cháu lại tiếp tục chiến đấu và rồi lại ngã xuống, và kẻ thù cũng phải trả giá, những địa danh như Gò Đống Đa, Sông Bạch Đằng, Chi Lăng,...khe gọi hồn sẽ mãi còn đó như 1 bài học của dân tộc này dành cho kẻ xâm lược. Những kẻ “ngụy sử” được sống, hưởng thụ trên sự hy sinh xương máu to lớn đó, chẳng những không biết ơn mà ngược lại, vì lợi ích trước mắt, chúng lập ra các tổ chức, những hội xuyên tạc sự hi sinh của các anh hùng dân tộc. Chúng không nhận thức được rằng ở Việt Nam có những “tượng đài” bất khả xâm phạm mà chúng không có quyền động đến. Xuyên tạc lịch sử là vô ơn với tổ tiên, với hương hồn các anh hùng liệt sĩ, những người đã ngã xuống cho hòa bình hôm nay. “Nếu chúng bắn vào quá khứ một viên đạn thì tương lai sẽ nã vào chúng một viên đại bác”.

- Vạch trần bản chất phản động của một số tờ báo về việc tổ chức những cuộc hội thảo đòi công nhận tên việt gian bán nước Trương Vĩnh Ký thành “người yêu nước”

Thực chất Trương là người như thế nào và có phải là “người yêu nước” không? Về vấn đề này, nhân thân và tư liệu về Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) còn lưu nhiều trong thư khố là bằng chứng hiển nhiên để thấy những kẻ “ngụy sử” với những lời tôn vinh lắt léo nhằm đổi đen thành trắng tới mức độ nào. Qua những tư liệu lịch sử khảo cứu cần thấy phải làm rõ: Trương Vĩnh Ký được giáo hội Kito đào tạo căn cơ từ tuổi ấu thơ. 19 tuổi (1856) được thụ phong linh mục tại giáo chủng Penang (Malaixia). Thực dân Pháp “cài đặt” Trương vào triều đình. Tại đây, Trương hối thúc Đồng Khánh đào kinh biệt sở Mang Cá để giữ an toàn nơi đồn trú của binh lính Pháp; thúc đẩy nhà vua mở nhanh con đường ra Quảng Bình, vào Quảng Nam giúp lính Pháp hành binh tiễu trừ nghĩa sỹ Cần vương ở những vùng xa xôi hẻo lánh; xúi hoàng thượng định rõ quyền hạn của Nam triều và Bảo hộ (Bắc kỳ) nhằm hoàn thành nghị trình thâu tóm Việt Nam theo hòa ước 1884 theo âm mưu của Pháp. Trên người Trương đều là những Bắc đẩu bội tinh do Pháp trao tặng, nhiều không đếm hết. Sau này, vì tên thực dân Pháp đỡ đầu cho Trương bị chết, Trương không còn uy tín trong triều đình bởi vì đến cuối cùng trong triều đình vẫn còn những vị quan thần sáng suốt nhận ra được bộ mặt thật của Trương, Trương thất sủng.

Từ những vấn đề trên, có một câu hỏi đặt ra là: “Chúng ta học sử để làm gì?”, “Học lịch sử có quan trọng không?”. Năm 1942, trong tác phẩm Lịch sử nước ta, mở đầu bài thơ, Bác Hồ viết: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đã là người Việt Nam thì cần phải biết về lịch sử Việt Nam, biết về nguồn cội. Thế nhưng hiện nay có một bộ phận người trẻ xem nhẹ việc hiểu biết lịch sử, thậm chí lãng quên lịch sử. Từ việc xem nhẹ lịch sử nên họ hiểu sai lệch về lịch sử dân tộc, dễ dàng bị xúi dục, lôi kéo đòi viết lại lịch sử. Lịch sử là để cảm nhận bằng trái tim và tấm lòng chứ không phải là để học thuộc lòng. Hiểu biết về lịch sử chính là hiểu biết về cội nguồn dân tộc, để giữ lấy cái lề, để cảm nhận được nền độc lập mà mình đang được hưởng là từ đâu, để biết ơn những thế hệ tiền nhân đã hiến dâng cả sinh mạng của mình để bảo vệ cho nền hòa bình và độc lập ấy. Hiểu đúng về lịch sử để nhận ra âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, mỗi người trẻ cần trang bị cho mình tấm khiêng vững chắc bảo vệ mình trước những luận điệu xuyên tạc về lịch sử thâm độc ấy.

Sau khi đã thành công trong việc làm tan rã một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên thế giới như Nam Tư, Venezuela, Lybia, hiện nay Việt Nam được xác định là một trọng điểm chống phá quyết liệt trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt, nhất quán của chúng. Đất nước trên bước đường đổi mới, có những lúc thăng, lúc trầm, lúc thành công, lúc vấp váp, hơn lúc nào hết, đang rất cần sự đóng góp công sức, trí tuệ của con Lạc, cháu Hồng, cần tìm hiểu để nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên con đường của chúng ta./.

Hoàng Gian

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

 


Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ Nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.Trong môi trường bùng nổ thông tin hiện nay, lĩnh vực tư tưởng, lý luận đang hằng ngày, hằng giờ phải đối mặt với những thông tin sai lệch xuyên tạc của các thế lực thù địch, bất mãn, lôi kéo khá đông người “ngây thơ” về chính trị “vô tình” hưởng ứng. Đó là những thông tin lệch chuẩn, không đúng với bản chất vấn đề, không đúng với thực tế vốn có; thông tin bị cố tình bóp méo, phản ánh sai sự thật với dụng ý xấu; thông tin bị thổi phồng, thêm thắt, cắt xén hoặc bị tách khỏi bối cảnh làm cho người tiếp nhận hiểu sai bản chất sự vật, hiện tượng, quá trình xã hội và những vấn đề lý luận cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…Thủ đoạn phổ biến của các thế lực thù địch là lợi dụng các thời điểm chính trị nhạy cảm như đại hội Đảng các cấp, thậm chí cả phong trào lớn như phòng chống đại dịch Covid-19, các vụ đại án để tung ra những quan điểm sai trái, xuyên tạc nhằm kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phủ nhận vai tròlãnh đạo của Đảng, gây tâm lý hoài nghi, dao động, bất an...

Để đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, trước hết phải xác định rõ thông tin nào là sai trái, lệch chuẩn, tránh cách hiểu và cách làm quá “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh”, múa gậy trong bị, chém dao xuống nước, nhìn vào đâu cũng thấy “độc hại”, “thù địch”. Phải dựa trên nguyên tắc chung là những hành động, phát ngôn trái ngược với lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, cương lĩnh của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc, lợi ích của Nhân dân thì được coi là sai lệch, xuyên tạc.Về phương pháp luận, cần phải nhận thức rằng, không chỉ có một chủ thể đấu tranh là những người lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng mà còn nhiều chủ thể khác; cũng không chỉ có cái đúng đấu tranh với cái sai; tiến bộ, tích cực đấu tranh với lạc hậu, tiêu cực; cách mạng đấu tranh với phản cách mạng mà cái sai, cái lạc hậu, tiêu cực, phản cách mạng cũng đấu tranh với nhau. Đồng thời, cần nhận thức rõ trong mọi trường hợp, lợi ích của quốc gia - dân tộc, lợi ích của Nhân dân là căn cứ cao nhất để nhận diện, xử lý.



ĐẾN CÁI CỘT ĐIỆN CŨNG MUỐN VỀ VIỆT NAM

Vừa qua, trên báo Thanh niên đã có bài viết phỏng vấn NSƯT Quốc Thảo trong đó nghệ sĩ Quốc Thảo đã có tiết lộ về khoảng thời gian 9 năm sinh sống ở Mỹ. Nghệ sĩ Quốc Thảo đã tiếc nuối về Việt Nam hơi muộn cũng như bộc bạch “10 nghệ sĩ Việt Nam ở Mỹ thì có 9 người rưỡi muốn về rồi. Ngay cả những người trước đây tuyên bố rất cứng nhưng bây giờ đã có mặt tại quê nhà. Nếu tôi nói 10 người sẽ chính xác hơn, nhưng tôi chừa lại 0,5 cho một trường hợp nào đó”.

Đây có lẽ là lời nói khách quan của một người trải qua hai cuộc sống giữa Mỹ và Việt Nam, được ăn, được ở, được làm nghề cùng những người nghệ sĩ hải ngoại. Và chính như khán giả chúng ta cũng ngày càng chứng kiến nhiều hơn những tiết mục của các nghệ sĩ hải ngoại trên đất Việt Nam. 

Trong những lúc đất nước khó khăn nhất bởi chiến tranh, bởi cấm vận, bởi sự chống phá của các thế lực thù địch, nhiều người đã chọn phương án dễ dàng hơn là sang một xứ thiên đường trong mơ, bỏ lại một Việt Nam đang đói, đang rét, đang oằn mình vì vết thương chiến tranh. Câu nói về cái cột điện biết đi cũng bỏ Việt Nam đi được biết đến từ đây.

Sau 35 năm đổi mới, đất nước ngày càng thay da đổi thịt, kinh tế-xã hội phát triển không ngừng, sổ hộ nghèo được xé, vị thế trên trường quốc tế ngày càng khẳng định. Đặc biệt, trước những biến động khó lường về kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, Việt Nam càng thể hiện sự kiên cường, vững vàng của mình hơn. Như lời TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng đã nói : chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ như ngày nay. Trong đại dịch Covid-19, những người con đất Việt lại tha thiết trở về Việt Nam, nơi mà điều kiện kinh tế, y tế nếu so sánh thì thua hơn nhiều nước phát triển. Nhưng ở Việt Nam, nơi đó với họ là bình yên nhất, an toàn nhất và nơi đó còn là quê hương. Có những kẻ cười khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng : "cột điện ở Mỹ mà biết đi cũng về Việt Nam". Vậy thử hỏi, một ngày số người tử vong của Mỹ bằng số người mắc của Việt Nam trong vòng 1 năm qua thì đâu an toàn hơn. Thử hỏi, trong mùa đông rét mướt của miền Bắc, đã có ai ch.ết cóng người ngoài đường như ở Texas hay chưa ? Và thử hỏi, ở Mỹ có cái gọi là quê hương Việt Nam hay không ? Cho nên, mấy kẻ trẻ trâu chưa trải qua sự đời, chưa tìm thấy mộ Tổ của mình ở đâu, chưa hiểu hết thâm sâu của tiếng Việt, cười cũng phải thôi.

CUỘC SỐNG NƠI "THIÊN ĐƯỜNG"!

Trên trang Zing.vn mới đây đã có một bài viết đáng chú ý, phỏng vấn nhiều nghệ sỹ Việt Nam sang Mỹ định cư. Một sự thật nghiệt ngã rằng, phần lớn nghệ sĩ Việt chuyển sang Mỹ định cư đều có cuộc sống vất vả, phải làm nhiều việc như bưng bê quán ăn, livestream bán hàng... Ngọc Quyên khi ở Việt Nam là ngôi sao hạng A, sang Mỹ định cư theo chồng.  

Nhưng cuộc đời không ai biết trước được chữ ngờ, sau li hôn chồng, Ngọc Quyên phải làm thuê tại cửa hàng quần áo giá rẻ của một bà chủ người gốc Hoa để kiếm tiền nuôi con. Cựu người mẫu thừa nhận nghệ sĩ Việt đều gặp khó khăn khi mới sang Mỹ, tình hình kinh tế chỉ được cải thiện nếu chăm chỉ làm việc. Để tiết kiệm tiền nuôi con, lập nghiệp, Ngọc Quyên cho biết cô ăn bánh mỳ các bữa trong ngày. Trong khi ở Việt Nam, cuộc sống của cô sẽ là mơ ước của nhiều người

"Bé" Xuân Mai, ca sỹ thần tượng của cả một thế hệ 9X, theo mẹ sang Mỹ từ năm 9 tuổi và không tham gia hoạt động nghệ thuật từ khi lên cấp 2. Cô kết hôn vào năm 2015 và sinh con đầu lòng không lâu sau đó. Giọng ca Con cò bé bé sinh liền 3 con trong thời gian ngắn. Để mưu sinh trên xứ sở cờ hoa, Xuân Mai phải phụ bán quán phở, sau đó xin bán hàng ở cửa hàng điện thoại di động.

Thế mới thấy, đừng tưởng cuộc sống ở nước ngoài, dù là nước giàu, phát triển sẽ là như mơ, rồi quay sang chê bai, dè bỉu cuộc sống ở trong nước. Nghệ sỹ có tài năng còn như thế, thử hỏi, những người bình thường sang Mỹ sẽ như thế nào. Nhiều kẻ, để được sang nước ngoài tị nạn, không ngại chửi bới chính quyền, sẵn sàng vào tù, đến khi sang Mỹ, mới vỡ mộng. Thất nghiệp, bị phân biệt đối xử, gia đình ly tán, rồi chết vất vưởng nơi gầm cầu hay đường phố. Bùi Tín, từng đánh đổ tất cả để được tị nạn ở Pháp, rồi chết già, đơn độc bên đó, đến khi muốn về nước thì quá muộn rồi. Nhiều kẻ khác, đến khi chết vẫn mong được chôn ở quê nhà, nhưng nào có chỗ dung thân cho kẻ phản quốc.

Thế mới thấy, đi đâu thì đi, nhưng quê mẹ bao giờ vẫn là hạnh phúc nhất.

KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH BẢO VỆ LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

 Hiện nay trên mạng xã hội, khi bàn về mặt lý luận và thực tiễn Chủ Nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có một bộ phận lại lập luận bâng quơ dẫn dắt người đọc nhận thức sai lệch rằng, "Tư tưởng gì cũng được, miễn là làm cho xã hội trở nên hòa bình, tốt đẹp, không còn bất công, xung đột, mâu thuẫn..."

Thực ra, đây là quan điểm nhằm bài xích phủ nhận Chủ Nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mở đường cho một tư duy phản động đi tìm tư tưởng mới trong giới trẻ hiện nay. Để khẳng định và loại bỏ tư duy sai trái này chúng ta cần làm rõ mấy vấn đề sau:

Thứ nhất, Đảng ta luôn khẳng định "Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên suốt, bất diệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong suốt hơn 90 năm Đảng lãnh đạo, thực tiễn cách mạng đã chứng minh điều đó.

Thứ hai, về mặt lý luận, tại sao mỗi giai đoạn lịch sử cần phải lấy lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để kiểm chứng. Trong cuốn Đường Kách mệnh, Người từng viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Học thuyết Mác- Lênin, Học thuyết khoa học và cách mạng được Các Mác và Ăng ghen sáng lập và được phát triển, sáng tạo bởi Lênin, học trò xuất sắc của hai ông. Sau nhiều thế kỷ, Học thuyết ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt và giá trị thời đại của nó. Học thuyết Mác- Lênin, cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng lý luận, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, Thực tiễn không thể phủ nhận rằng, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã soi sáng con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt nhân dân ta trong suốt hơn 90 năm qua. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin và yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải học tập, tu dưỡng và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Người, chủ nghĩa Mác - Lênin là “cái cẩm nang thần kỳ”, là “kim chỉ nam” cho cách mạng Việt Nam: “Đảng ta nhờ kết hợp được chủ nghĩa Mác - Lênin với tình hình thực tế của nước ta, cho nên đã thu được nhiều thắng lợi trong công tác”; “Học tập chủ nghĩa Mác Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của nước ta”.

Thứ tư, Việc một số đối tượng thù địch chống phá cách mạng nước ta cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là giáo điều, xơ cứng, hoặc đối lập với tư tưởng Hồ Chí Minh, hoặc cho rằng "Tư tưởng gì cũng được, miễn là làm cho xã hội trở nên hòa bình, tốt đẹp, không còn bất công, xung đột, mâu thuẫn..." là một thủ đoạn bài xích, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều người lầm tưởng nảy sinh chủ nghĩa xét lại, là một việc hết sức sai lầm về quan điểm lịch sử và logic.

Thứ năm, Về mặt lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc, đồng thời vận dụng sáng tạo, phát triển, bổ sung chủ nghĩa Mác Lênin trong thời đại mới. Sự lãnh đạo của Đảng trong hơn 90 năm qua là minh chứng sinh động nhất cho việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về vai trò của quần chúng Nhân dân, về sức mạnh của đoàn kết, về xây dựng Nhà nước …đã được Hồ Chí Minh vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin chính là phủ nhận nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự xuyên tạc, không có căn cứ khoa học mọi người cần cảnh giác.

Chúng ta phải luôn khẳng định, ở Việt Nam không có một học thuyết nào mang tính phổ quát cho cách mạng Việt Nam ngoài Chủ nghĩa Mác- Lênin. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, lịch sử, lý luận và thực tiẽn cách mạng đã chứng minh, bất luận kẻ nào cũng không thể xuyên tạc!

TUYÊN TRUYỀN VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

     Trong đời sống xã hội hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc lợi dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam ngày càng trở lên tinh vi và phức tạp với mức độ nguy hiểm khó lường. Thủ đoạn phổ biến của chúng là sử dụng các trang facebook, Blog, Web và kênh YouTube để đăng tải, phát tán các thông tin xuyên tạc, bóp méo, vu khống; các quan điểm sai trái, thù địch. Các thông tin này rất đa dạng về nội dung và hình thức. Phương thức thực hiện phổ biến của chúng là khi có một sự kiện nào đó được dư luận quan tâm thì ngay lập tức bọn chúng sẽ cắt xén thông tin, thêm bớt quan điểm chủ trương, chính sách, bóp méo sự thật, xuyên tạc, dựng chuyện, ngụy tạo bằng chứng làm đảo lộn đúng - sai, thật - giả để vu cáo, chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Trong các tầng lớp dân số Việt Nam, thanh niên đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí minh đánh giá cao vai trò và dành sự quan tâm đặc biệt tới thế hệ thanh niên, Người khẳng định: “ Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Trong thời đại ngày nay, thanh niên là lực lượng tiếp cận thông tin qua các trang mạng xã hội động đảo nhất, họ tiếp nhận thông tin một cách thụ động, dễ manh động, chạy theo trào lưu, luôn sẵn sàng comment, like và share các thông tin khi tiếp cận mà chưa có được thông tính chính xác qua các nguồn chính thống. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống, nhận thức về mọi mặt của đời sống xã hội còn hạn chế nên dễ bị các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúi dục tham gia các hoạt động bình luân, chia sẻ, đăng tải những thông tin không chính xác chưa được kiểm chứng.

Chính vì vậy, tuyên truyền cho tầng lớp thanh niên nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, các phần tử phản động, cơ hội cũng như mặt trái của các trang mạng xã hội có vai trò quan trọng góp phần nâng cao nhận thức chính trị cho thanh niên. Đồng thời phát huy tốt vai trò và huy động đông đảo thanh niên tham gia vạch trần thủ đoạn và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, những thông tin xấu độc trên mạng xã hội sẽ giúp chúng ta có những minh chứng thực tiễn tốt đẹp từ nhiều nguồn, tạo thành bức tranh khách quan đầy màu sáng để lấn áp những khoảng tối, để không có thế lực phản động, cơ hội nào có thể cường điệu hóa, thổi phồng thành những vấn đề có thể kích động nhân dân chống phá Đảng và Nhà nước, góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động; xây dựng đất nước ngày càng ổn định và phồn vinh./.

TẨY CHAY CÁC LUẬN ĐIỆU CỦA CÁC “NHÀ” TỰ XƯNG

     Để tăng độ “nóng” cho các luận điệu xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng một bộ phận truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại tiếp tục lôi kéo, sử dụng các đối tượng bất mãn, có tư tưởng chống đối trong nước và tâng bốc họ bằng các loại danh xưng tự phong, như: “nhà nghiên cứu”, “nhà dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền”, “nhà hoạt động môi trường”, “chuyên gia của dân oan”... Thông qua miệng lưỡi của các loại “nhà” này, họ cố tạo ra uy tín giả để xuyên tạc luận điểm, ngụy tạo luận chứng, bịa đặt luận cứ... vẽ ra bức tranh đen tối, tiêu cực về đời sống kinh tế - xã hội để lèo lái dư luận. Tuy nhiên, khi vào trang cá nhân trên mạng xã hội của một số loại “nhà” này thì thấy, không ít đối tượng đã lợi dụng chiêu trò để đánh bóng tên tuổi, bán hàng online, kinh doanh kiếm tiền. Mục tiêu của nhiều đối tượng dạng này là trở thành những người có tầm ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng, thường được mời tham gia các chiến dịch truyền thông để tạo sức lan tỏa. Lợi dụng quyền dân chủ và tự do ngôn luận, họ không ngừng đánh bóng tên tuổi để trở thành kẻ xâm hại lợi ích quốc gia, ám chỉ, bịa đặt, gây tổn hại uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân... Đây là chiêu trò rất nguy hiểm. Một số đối tượng hoạt động vi phạm pháp luật, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra theo Điều 331 Bộ luật Hình sự thời gian gần đây, như: Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Thị Bích Thủy, Phan Bùi Bảo Thi... Sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng và tính nghiêm minh của pháp luật đã có tác dụng răn đe, thức tỉnh nhiều người. Tuy nhiên, vẫn còn không ít đối tượng, vì nhiều lý do, vẫn tiếp tục bị lôi kéo, dụ dỗ, thực hiện các hoạt động trên không gian mạng theo kiểu lấp lửng, giả giả thật thật, u u minh minh, nhằm ám chỉ, bịa đặt, xâm hại quyền lợi, danh dự tổ chức, cá nhân và lợi ích quốc gia, dân tộc. Đáng tiếc, từ những thông tin kiểu dẫn dụ ấy, một số cá nhân, trong đó có cả một số người trong giới trí thức, văn nghệ sĩ, hưu trí... lại cả tin hùa theo, phát ngôn thiếu suy nghĩ kiểu ngẫu hứng cá nhân, bỡn cợt, đả kích, gây hoang mang dư luận.

Không khó nhận ra chân tướng của những chiêu trò này để phân biệt đâu là vàng, đâu là thau, đâu là hàng xi mạ bóng bẩy. Trong đối tượng có đối tác và trong đối tác có đối tượng. Hãy nhìn cách họ thể hiện thái độ, bày tỏ quan điểm cá nhân trên không gian mạng để chúng ta có cách ứng xử phù hợp. Cách tốt nhất là cùng nhau tẩy chay, đấu tranh thẳng thắn với những đối tượng có hành vi lệch lạc về tư tưởng, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời góp ý chân thành, thẳng thắn với những cá nhân có biểu hiện dao động, bị lôi kéo, dụ dỗ, bảo vệ môi trường văn hóa tư tưởng lành mạnh, nhất là trên không gian mạng.

NHẬN DIỆN ÂM MƯU “MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

     Trước và trong thời gian diễn ra Đại hội XIII của Đảng, không ít phương tiện truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại và trang cá nhân của nhiều đối tượng cực đoan trên mạng xã hội rộ lên những thông tin nhiễu loạn, xuyên tạc về nhân sự, các nội dung văn kiện, Điều lệ Đảng và công tác tổ chức đại hội... nhằm mưu đồ phá hoại. Đến nay, cơn “bão” thông tin xấu độc nhằm vào Đại hội XIII của Đảng gần như tắt ngấm. Sự thành công rất tốt đẹp Đại hội XIII của Đảng chính là bằng chứng thuyết phục nhất đẩy lùi, chặn đứng những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội, phản động. Qua đó giúp chúng ta thêm một lần nữa thấy rõ hơn âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Với chiêu bài bám vào dòng thời sự chủ lưu, diễn biến tình hình đời sống kinh tế - xã hội trong nước và những biến động trong môi trường quốc tế, các thế lực thù địch tạo cớ theo kiểu “mượn gió để gây bão”. Khi “gió” đã thành “bão” thì nhân cơ hội “bẻ măng”. Chiêu bài không mới nhưng luôn tỏ ra đắc dụng trong không ít trường hợp, vì vậy nó luôn được áp dụng ở những mức độ, phạm vi, quy mô khác nhau, tùy theo diễn biến của tình hình.

Đại hội XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp tạo nên bầu không khí phấn khởi, lạc quan, tin tưởng bao trùm lên đời sống xã hội của toàn dân và kiều bào yêu nước khắp nơi trên thế giới. Khí thế thi đua mừng xuân, mừng Đảng, mừng Đại hội XIII thành công diễn ra sôi nổi, rộng khắp, tạo nên xung lực mới cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Hiện thực sống động ấy khiến những phần tử cơ hội, chống đối không khỏi cay cú, nên lập tức chuyển hướng tuyên truyền, kích động chống phá. Dịch Covid-19 tái bùng phát ở một số địa phương thời điểm giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đến nay chính là cái cớ để các thế lực thù địch bám vào. Bắt đầu là việc tung tin thất thiệt về dịch bệnh nhằm gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong cộng đồng; tiếp đó, thông qua các hình thức như “đối thoại”, “phỏng vấn”, “bàn tròn”, “trực tuyến”, “luận bàn”... nhiều đối tượng và nhóm đối tượng ra sức thực hiện các sản phẩm truyền thông xuyên tạc. Những clip được thực hiện với cái gọi là “sự thật”, “khách quan”... thực chất chỉ là trò đánh tráo khái niệm, bóng gió, ám chỉ, lấy các sự việc, sự kiện liên quan đến dịch bệnh và những khó khăn của một số lĩnh vực trong nền kinh tế để công kích, xuyên tạc nghị quyết của Chính phủ, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

Đất nước, con người, dân tộc Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay là sự khẳng định tính đúng đắn của con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn mở ra từ dấu mốc lịch sử hiện thực Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là sự thật không thể đảo ngược. Cho nên những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận, những thành quả của dân tộc Việt Nam sẽ bị lên án và đấu tranh loại bỏ một cách không khoan nhượng.

 

Giải pháp cơ bản để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện dân túy ở việt nam hiện nay

     Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy trong đời sống chính trị thế giới đương đại và những biểu hiện dân túy Việt Nam đang tác động, ảnh hưởng nhất định đến nhận thức tư tưỏng, hành vi chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị. Vì vậy, mỗi cán bộ đảng viên phải có nhận thức đúng đồng thời cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ   bản sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận diện và hiểu rõ tác hại, nguy cơ của chủ nghĩa dân túy; đấu tranh ngăn chặn các biểu hỉện dân túy Việt Nam

- Vị trí, vai trò: Đây là giải pháp cơ bản nhằm vạch trần bản chất phản động, âm mưu thâm độc của các biểu hiện dân túy, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

- Yêu cầu: Làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ những vấn đề sau đây:

+ Những biểu hiện dân túy trong đời sống chính trị, xã hội ở nước ta;

+ Làm rõ bản chất, biểu hiện dân túy; phân biệt dân túy với dân chủ

+ Tác hại, nguy cơ của chủ nghĩa dân túy đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

 Về nhận thức tư tưởng: Chống lại chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng; gây mơ hồ trong nhận thức của nhân dân, không phân biệt được đúng sai; suy thoái về chính trị tư tưởng.

Về thực tiễn: làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hoang mang giao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu lý tưởng, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng

Đối với lực lượng vũ trang: mơ hồ, không phân biệt rõ địch, ta; giảm sút ý chí chiến đấu; đầu hàng địch, phản bội nhân dân.

+ Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các biểu hỉện dân túy Việt Nam

- Nội dung biện pháp

+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước. Làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vị trí thống trị trong đời sống tinh thẩn của xã hội, tạo ra chất “miễn dịchtư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với những biểu hiện dân túy.

+ Để đấu tranh với chủ nghĩa dân túy cần huy động nhiều lực lượng xã hội tham gia, nhất là các nhà khoa học, các cơ quan thông tấn, báo chí; trong đó, các cơ quan truyền thông, báo chí chính thống của Đảng, Nhà nước, giữ vai trò là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong trận tuyến tuyên truyền, định hướng dư luận, đấu tranh chống tác hại của chủ nghĩa dân túy dưới mọi màu sắc.

+ Kết hợp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn những biểu biểu dân túy với  đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo.

Hai là, đẩy mạnh xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức

- Vị trí vai trò của giải pháp: Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưỏng, tổ chức và đạo đức là vấn đề then chốt, quyết định nhất trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện dân túy ỏ nước ta hiện nay.

- Nội dung biện pháp

Nắm vững và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những kinh nghiệm xương máu từ truyền thống lãnh đạo cách mạng của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục trong toàn hệ thống chính trị, tạo chuyển biến về chất trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình, tự sửa đổi lối làm việc, khép mình vào kỷ luật của Đảng, nói và làm theo cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần bồi đắp niềm tin của Nhân dân về một Đảng là hiện thân của giá trị “đạo đức, văn minh”.

+ Tăng cường công tác giáo dục giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, làm cho toàn Đảng, mỗi chi bộ, mỗi cán bộ, đảng viên cần kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định mục tiêu đổi mới.

Đây là chỗ dựa lý luận, là nền tảng tư tưỏng để đấu tranh phòng, chống những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ, trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, không có khoa học nào vô tư đứng trên giai cấp, đứng ngoài chính trị mà đều phục vụ mục đích chính trị của giai cấp nhất định, giai cấp thống trị xã hội. Do đó, thiếu một lập trường kiên định, vững vàng thì sớm muộn sẽ rơi vào những quan điểm sai lầm, chệch hướng.

Chỉ kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân mới có thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng, nhân sinh quan cách mạng để xem xét, nhận định, phân tích một cách khách quan, toàn diện các hiện tượng chính trị, xã hội đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên thế giới, khu vực và trong nước để có thái độ, trách nhiệm và đề ra quyết sách đúng đắn, giải quyết hợp lý, hợp tình mọi vấn đề chính trị, xã hội.

+ Quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và XII nhằm phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưỏng chính trị, đạo đức, lối sỗng, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng

Hiện nay, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sổng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí chậm bị đẩy lùi đã và đang là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưỏng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong các biểu hiện ấy, có biểu hiện manh nha của chủ nghĩa dân túy, có biểu hiện là “cơ hội” cho dân túy bộc phát, lên ngôi.

+ Các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưỏng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thấm nhuần và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi mình, tự sửa đổi lốỉ làm việc, tuân thủ kỷ luật của Đảng, nói và làm theo cương lĩnh, điều lệ. nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần bồi đắp niềm tin của Nhân dân về một Đảng cách mạng chân chính, ngoài lợi ích của giai cấp, của Nhân dân và của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

- Vị trí, vai trò: là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế tối đa “đất sống” của các biểu hiện dân túy ở nước ta hiện nay

Thực tế ở một số quốc gia trên thế giới cho thấy, s dĩ dân chúng tin và đi theo phong trào dân túy hay ủng hộ các nhân vật dân túy phần lớn là do sự điều hành kém hiệu quả của chính quyền trong giải quyết những bất bình và bức xúc của ngưòi dân. Từ đó, họ mong muốn có những người đại diện cho công quyền kiểu khác, thậm chí là một chính quyền khác mạnh mẽ và hiệu quả hơn, hiểu họ hơn và như vậy, những nguyện vọng và mong ước của dân chúng mới có hy vọng được đáp ứng.

Ở Việt Nam, những người theo khuynh hướng dân túy, các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị cũng đang lợi dụng những yếu kém của chính quyền các cấp, nhất là những hiện tượng vô cảm, sách nhiễu dân của cán bộ, công chức, tệ tham nhũng, lãng phí để bôi nhọ, vu khống, phá hoại chính quyền nhân dân. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nội dung, giải pháp cơ bản, có hiệu quả để chủ động, tích cực phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm, từ xa các biểu hiện dân túy ở nước ta hiện nay.

- Nội dung biện pháp

+ Chính quyền các cấp cần nghiêm túc, khẩn trương thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng:

-> Thực hiện cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

-> Hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ pháp quyền, quy định trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước, giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

-> Đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức; đẩy nhanh việc áp dụng chính phủ điện tử”.

+ Cấp ủy, chính quyền các cấp tích cực tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nắm bắt tình hình và kịp thời giải quyết những bức xúc, đáp ứng nguyện vọng, bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của Nhân dân.

+ Hành động của bộ máy hành chính các cấp và của mọi cán bộ, công chức thực thi công vụ phải thực sự vì lợi ích chung, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhân dân và dân tộc, để hành động theo đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”; không chỉ vì lợi ích trước mắt, vì danh lợi cá nhân, vì “lợi ích nhóm” mà có những việc làm đi ngược lại với lợi ích của Nhân dân, của dân tộc.

Bốn là, tiếp tục thực hỉện có hỉệu quả chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

- Vị trí, vai trò: Là giải pháp phản ánh sự nhận thức và vận dụng đúng xu thế của thời đại; đồng thời hạn chế những tư tưỏng, quan điểm, hành vi dân túy có cơ hội xâm nhập vào đời sống xã hội nước ta.

Nhận thức đúng xu thế của thời đại, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Những năm qua, quá trình hội nhập quốc tê được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào việc tăng cường nguồn lực cho phát triển, đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, cùng với quá trình mở rộng quan hệ đốĩ ngoại trên mọi lĩnh vực, chúng ta chưa có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để hạn chế tác động tiêu cực của hội nhập nên những tư tưỏng, quan điểm, hành vi dân túy có cơ hội xâm nhập vào đời sống xã hội nước ta.

- Nội dung biện pháp

+ Nắm vững và thực hiện đúng quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và hội nhập quốc tế

Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức kinh tế - xã hội cần kiên định và thực hiện một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo chiến lược đối ngoại trong hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Nhất quán nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Nắm vững và thực hiện tốt quan điểm Đại hội XII của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế: “Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế; hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đốỉ đầu, bất lợi”.

+ Vận dụng sáng tạo nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

 Trên cơ sở đó lựa chọn cách thức hành động phù hợp với tình hình thực tiễn; không vì quá cảnh giác, đề phòng với chủ nghĩa dân túy mà chúng ta lại tự cô lập, đứng ngoài xu thế chung của thế giới, bỏ qua cơ hội. Song cũng không phải chỉ vì muốn mở rộng quan hệ và tranh thủ thòi cơ, về lợi ích trước mắt mà phải “làm theo đám đông”, chấp nhận, đánh đổi tất cả, để cho chủ nghĩa dân túy có điều kiện xâm nhập và nảy sinh ở Việt Nam.

+ Hoạt động đối ngoại phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, chủ động và mềm dẻo để Việt Nam không bị cô lập với thế giới, không bị lệ thuộc vào thế giói và cũng không bị những tác động, ảnh hưởng tiêu cực bởi trào lưu dân túy đang trỗi dậy trong nền chính trị thế giới hiện nay.

NHỮNG CÂU NÓI BẤT HỦ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VẪN ĐỂ LẠI NHỮNG BÀI HỌC SÂU SẮC CHO ĐẾN NGÀY

1. "Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu"

2. "Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể"

3. "Tôi khuyên các bạn là chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi hơn là một trăm chương trình to tát mà không làm được" 

4. "Chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng cộng sản, là nguồn cảm hứng cho tôi" 

5. "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" 

6. "Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang" 

7. "Trẻ em như búp trên cành; biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan" 

8. "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?" 

9.  "Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm"

10.  "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" 

11. "Việc gì, dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm. Mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng lại thành lợi to"

12. "Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân" 

13. "Chúng ta phải nhớ rằng: người tài ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Tư tưởng hẹp hòi thì hành động cũng hẹp hòi, thì nhiều thù ít bạn. Người mà hẹp hòi thì ít kẻ giúp. Đoàn thể mà hẹp hòi thì không thể phát triển"

14. "Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng, đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắc sẽ vẻ vang" 

15. "Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả" 

16.  "Chữ "người", nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ" 

17. "Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?"

18. "Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình..."

19. "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi"

20. "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu" 

21. "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"

22.  "Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi... Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong một giờ, mà kéo dài 2, 3 giờ, là xa xỉ. Hao phí vật liệu, là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ. Vì vậy xa xỉ là có tội với tổ quốc, với đồng bào" 

23.  "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"

24. "Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước"

25. "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh, nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc: là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"

26. "Các ông giết 10 người của chúng tôi, chúng tôi giết 1 người của ông, nhưng cuối cùng các ông sẽ là người kiệt sức"


 - Hồ Chí Minh