Cách đây 173 năm, ngày 24-2-1848, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do Karl Marx và Friedrich Engels soạn thảo đã được xuất bản. Sự ra đời của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đánh dấu sự hình thành cơ bản của chủ nghĩa Marx và là văn kiện đánh dấu bước ngoặt sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, K.Marx và F.Engels trình
bày rõ những quan điểm cơ bản về chủ nghĩa duy vật lịch sử, về đấu tranh giai
cấp, về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, về xây dựng chính đảng
của giai cấp công nhân. Bên cạnh đó, K.Marx và F.Engels còn trình bày tính tiên
phong của Đảng Cộng sản, mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp, những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, một số nguyên lý chiến lược,
sách lược cách mạng... K.Marx và F.Engels khẳng định rằng, giai cấp vô sản
không thể giải phóng mình nếu không đồng thời giải phóng toàn xã hội. Song,
giai cấp vô sản không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử nếu không tổ chức thành
chính đảng của giai cấp. Đảng được hình thành và phát triển xuất phát từ sứ
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.
Những
nguyên lý được K.Marx và F.Engels trình bày trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản” là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho toàn bộ phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế; phản ánh đúng đắn, sâu sắc các quy luật vận động, phát triển
của lịch sử nhân loại. Giá trị thực tiễn của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã
được minh chứng sống động bằng Công xã Paris, thắng lợi của cuộc Cách mạng
Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917; bằng sự ra đời và phát triển của hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa với những thành tựu to lớn không thể phủ nhận; bằng sự
lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân ở chính trong lòng các nước tư
bản chủ nghĩa; bằng phong trào đòi độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH)
trên phạm vi toàn cầu và bằng sự thành công của mô hình CNXH hiện thực ở một số
nước hiện nay, trong đó có Việt Nam. Lãnh tụ V.I.Lenin từng nhận xét:
“Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ sách, tinh thần của nó, đến
bây giờ, vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấu
của thế giới văn minh”.
Là người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Marx-Lenin, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Dưới ánh sáng soi
đường của tư tưởng “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam vượt
qua muôn vàn khó khăn, thử thách, huy động được mọi nguồn lực của đất nước, kết
hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại để giành những thắng lợi vẻ vang
và vững bước đi lên CNXH.
Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam trong 35 năm qua là minh chứng sống động thể hiện sự vận dụng, phát
triển đúng đắn, sáng tạo tinh thần của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” trong
điều kiện mới. Trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng ngày 26-1
vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Qua 35 năm tiến
hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi
mới; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế
như ngày nay... Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Cương
lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc
ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền
tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
trong giai đoạn mới.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam và những thành quả mà nhân dân ta
đạt được trong những năm qua tiếp tục khẳng định con đường đi lên CNXH của đất
nước ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam.
Điều đó một lần nữa khẳng định, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” sẽ tiếp tục là
ngọn cờ tư tưởng soi sáng con đường đi tới chủ nghĩa cộng sản của nhân loại,
trong đó có Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét