PHI CHÍNH TRỊ HÓA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG,
VẤN ĐỀ NHÌN TỪ MYANMA
Cuộc chính biến ở Myanmar có thể sẽ để lại nhiều
hệ lụy to lớn. Nó có thể đẩy nền dân chủ non trẻ ở Myanmar rơi vào khủng
hoảng. Trong khi đó, việc đóng cửa các ngân hàng và những bất ổn
chính trị sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Myanmar vốn bị ảnh hưởng bởi
đại dịch coVID-19. Mặt khác, đảo chính có thể dẫn đến tình trạng đổ
vỡ các thỏa thuận giữa chính quyền với các nhóm nổi dậy. Điều này có
thể một lần nữa đẩy Myanmar vào vòng xoáy của bạo lực. Các lực lượng
nổi dậy có thể có động cơ để chấm dứt các thỏa thuận ngừng bắn và
tìm cách mở rộng ảnh hưởng. Một hệ lụy có thể đã thấy rõ, đó là các cuộc
biểu tình của người dân. Cuộc đảo chính của quân đội Myanmar đã
làm dấy lên làn sóng phản đối không chỉ trong nước mà cả cộng đồng quốc
tế.
Một điều dễ nhận thấy rằng, tương tự như ở Thái
Lan, quân đội ở Myanmar có vị thế đặc biệt và rất hay chấp chính. Tại
Thái Lan, quân đội đã nhiều lần làm đảo chính và thiết lập chính quyền
quân sự lâm thời. Trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, quân đội Myanmar không
thực hiện nhiều cuộc đảo chính như Thái Lan nhưng thời gian họ nắm
giữ chính quyền nhà nước lại kéo rất dài. Sau khi tiến hành đảo chính vào
năm 1962, quân đội Myanmar đã duy trì chính quyền quân sự suốt từ
năm đó đến năm 2011. Điểm chung giữa quân đội Thái Lan và quân đội
Myanmar là không nằm dưới sự lãnh đạo của bất kỳ một chính đảng
nào. Họ có quyền lực rất to lớn và được phép nắm quyền trong trường hợp khẩn
cấp.
Tại sao quân đội Myanmar lại tiến hành đảo
chính? Vì sao chính phủ dân sự ở Myanmar nhanh chóng bị lật đổ? Trong
bài viết này, tác giả xin không đề cập. Vấn đề tác giả muốn đề cập trong
bài viết này, đó chính là mối liên hệ giữa sự kiện vừa xảy ra ở Myanmar với vấn
đề “phi chính trị hóa” lực lượng
vũ trang đang được các thế lực thù địch, phản động rêu rao ở Việt
Nam. Ở Việt Nam,
thời gian qua, lợi dụng quá trình đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn
kiện Đại hội XII của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều
cá nhân, tổ chức, đối tượng thù địch trong và ngoài nước đã đưa ra những
luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng,
đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013; đòi tam quyền phân lập; đòi “phi
chính trị hóa” các lực lượng vũ trang nhân dân,...
Trong đó, luận điệu “phi chính trị hóa” Quân đội và Công an được
chúng xác định là một nội dung
trọng tâm. Những người
này cho rằng, Công an, Quân đội phải “trung lập”, “đứng giữa”, không
thuộc một đảng phái nào, “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”... Họ
còn cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã “hoàn thành sứ mệnh cao cả”
là giải phóng dân tộc, nay nên trao lại quyền lãnh đạo đất nước cho lực
lượng dân chủ cấp tiến”. Có thể thấy rằng,
đây là những luận điệu sai trái, nhằm thực hiện âm mưu thâm độc là
tách Công an và Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu
hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công an, Quân đội; làm cho lực Công
an, Quân đội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mất phương hướng, mục
tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu
về chính trị, tiến tới làm cho lực lượng vũ trang bị vô hiệu hóa. Với thủ đoạn
này, các thế lực thù địch, phản động không có gì khác là muốn làm cho
lực lượng vũ trang nhân dân ta dần dần biến chất, từ lực lượng vũ
trang của nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, trở thành một đội
quân phản bội lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp,
giai cấp tư sản. Thực tiễn khẳng
định, không có một lực lượng vũ trang nào là "đứng ngoài chính trị",
là "trung lập".
Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển quân đội các nước
tư bản đều cho thấy, giai cấp tư sản không hề coi nhẹ quân đội,
trái lại, rất coi trọng xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần cho lực lượng vũ
trang của họ. Trong khi đó, thực tiễn cũng đã cho chúng ta những bài học
rất sâu sắc về vấn đề này. Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô tuyên bố xóa bỏ Điều 6
Hiến pháp (quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), chấp
nhận đa nguyên, đa đảng đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị
của chủ nghĩa Mác
- Lênin và sau đó là chấp nhận xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng
sản đối với lực lượng vũ trang, làm cho quân đội bị “phi chính trị
hóa” và bị vô hiệu hóa. Đó là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn
tới sự sụp đổ và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối năm 1991. Cuộc chính biến ở Myanmar có thể xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện này có liên quan trực tiếp tới vấn
đề “phi chính trị hóa” Công an, Quân đội. Từ cuộc chính biến ở
Myanmar, một bài học sâu sắc được rút ra với chúng ta, đó là phải giữ vững và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức
chiến đấu của các tổ chức đảng trong các lực lượng vũ trang. Tuyệt đối
không bao giờ được sa vào bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các
thế lực thù địch, phản động. Để thực hiện vấn đề này, trước hết phải luôn
giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với
lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, CAND nói riêng; không ngừng
chăm lo xây dựng các tổ chức đảng các cấp trong lực lượng vũ trang vững
mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức. Qua đó, xây dựng tổ chức đảng các cấp trong lực
lượng vũ trang thật sự trong sạch, vững
mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, luôn hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét