Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Sự phát triển của đất nước trong tiến trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những vấn đè mới đối với xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị.


Cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề “ ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của đời sống xã hội những nhân tố kinh tế, chính trị xã hội, giai cấp, tư tưởng đang biến đổi và tác động đến xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị trên các mặt chủ yếu sau đây:

Sự tác động của nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường đến xây dựng  lực lượng vũ trang về chính trị

Sự phát triển của kinh tế, sự ổn định chính trị của đất nước đã tác động tích cực đến nhận thức chính trị, tư tưởng, tình cảm, tâm lý của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang: lòng tin vào Đảng, vào chế độ được củng cố, ý thức, trách nhiệm chính trị đối với sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được nâng cao, làm tăng thêm sức mạnh chính trị – tinh thần của lực lượng vũ trang .

Tuy nhiên, bên cạnh sự tác động tích cực, thì mặt trái của nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường đã làm xuất hiện những tiêu cực mới, tác động không nhỏ đến lực lượng vũ trang như: ý thức giác ngộ chính trị; nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; sự thoái hoá biến chất, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Vì vậy, việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêu, lý tưởng, con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là vấn đề cốt tử trong xây dựng  lực lượng vũ trang về chính trị.

Sự tác động của những biến đổi về cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta hiện nay đến xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị. Trong quá trình vận động, biến đổi, các giai cấp và tầng  lớp xã hội có xu hướng xích lại gần nhau, liên kết, hợp tác với nhau, trên cơ sở khối đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mặt khác với cơ cấu xã hội – giai cấp không thuần nhất, phát triển đa dạng, đan xen, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau dẫn tới sự không thuần nhất về chính trị – tư tưởng, sự xuất hiện các khuynh hướng chính trị – tư tưởng, sự xuất hiện các khuynh hướng chính trị – tư tưởng khác nhau thậm chí đối lập nhau sẽ tác động đến quá trình xây dựng  lực lượng vũ trang về chính trị.

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay phải giải quyết mâu thuẫn giữa việc tiếp tục xây dựng, củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho lực lượng vũ trang với thành phần tham gia lực lượng vũ trang từ các giai cấp, tầng lớp khác nhau của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét