Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Khuyên Việt Nam cần "nêu cao chủ nghĩa thực dụng", Ngô Ngọc Trai chỉ là tên ngáo đá chính trị




Trên trang BBC, Ngô Ngọc Trai (NNT) vừa đăng tải bài viết: “Để phát triển nhanh Việt Nam cần nêu cao Chủ nghĩa Thực dụng?”. Không biết vì trình độ ngôn ngữ hay về tư tưởng, NNT đã dùng dấu hỏi chấm (?), sau tiêu đề bài báo…Điều này có thể hiểu là NNT nghi ngờ đối với chính suy nghĩ của mình .


Để chứng minh chủ nghĩa thực dụng “không xấu”, cần “thực hiện”, NNT kể rằng:


Khi còn là học sinh vào những năm 1990s, mỗi khi “cần nói xấu người Mỹ, thầy cô thường nói với học sinh là người Mỹ rất thực dụng”…


Về chính trị, NNT viết: “Chủ nghĩa thực dụng chủ trương con đường thứ ba trong triết học, vượt qua cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ nhiều vấn đề cơ bản của triết học vốn được đặt ra suốt nhiều thế kỷ trước đó”(SIC).


Đối với Việt Nam (theo NNT) sau 35 năm đổi mới, “đất nước đã hội nhập sâu vào môi trường quốc tế, phát triển kinh tế thị trường, mọi mặt đời sống đã có sự biến đổi”… “Quá trình làm ăn với người Mỹ, nhiều người đã học tập được thói quen thực dụng, và thực tế người Việt đã ngày càng trở lên thực dụng, theo nghĩa đã tiết giảm sự coi trọng những sắc thái tình cảm lý tưởng trong các hoạt động… Những sự thực dụng nhất có thể kể đến là việc phát triển kinh tế thị trường, coi trọng nguồn vốn đầu tư tư bản, trái ngược hoàn toàn với quan niệm về chủ nghĩa tư bản bóc lột trước đó”. Hoặc như việc phát triển gắn kết quan hệ kinh tế ngoại giao với Hoa Kỳ -Quốc gia mà một thời chiến tranh bị chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa (Nay là nước CHXHCN Việt Nam) coi là kẻ thù không đội trời chung”.


Nhìn sang Trung Quốc, NNT viết:  “họ cũng đã phát triển theo chủ nghĩa thực dụng. Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, từng nói: “Bất kể mèo trắng hay mèo đen miễn là bắt được chuột”.


Trong phần kết luận, NNT viết: “Nhiều người Việt Nam vẫn không nhận ra sự biến đổi của bản thân mình, không nhận ra là mình đã, đang và ngày càng thực dụng”. Rồi Y khuyên: “Việt Nam ngày nay nên “tránh sắc thái XHCN, nêu cao thực dụng”(SIC), …tôn trọng tuân theo các định chế thiết chế quốc tế, mời gọi đầu tư nước ngoài, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ….”


Bây giờ BH xin có mấy bình luận về cái gọi là- khái niệm “chủ nghĩa thực dụng (của NNT)”: a-Chủ nghĩa thực dụng là gì, tốt hay xấu ? b-Có phải Việt Nam (thời kỳ đổi mới đến nay) đã theo chủ nghĩa thực dụng? c-Ngày nay Việt Nam có nên “tránh sắc thái XHCN”khi thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế không?


1-Trước hết sai lầm của NNT là sự nhầm lẫn Chủ nghĩa thực dụng với tư cách là một khái niệm về sinh hoạt, lối sống với Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về triết học, thuộc ý thức hệ.


Thiết nghĩ NNT không phải là người có đủ tự tin và trình độ để nói về khái niệm Chủ nghĩa thực dụng. Y đã tìm định nghĩa trong Từ điển (rồi cắt xén) cho vừa với “tầm”của mình…Y viết: Chủ nghĩa thục dụng chủ trương con đường thứ ba trong triết học, vượt qua cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ nhiều vấn đề cơ bản của triết học vốn được đặt ra suốt nhiều thế kỷ trước đó”. Đây chẳng phải là tâm thần ngáo đá hay sao. Việc so sánh hai khái niệm khác loại với nhau (khái niệm về triết học với khái niệm về sinh hoạt,)…cho dù người ta có thể dùng khái niệm “chủ nghĩa”là một sai lầm logic ấu trĩ của NNT.


2-Thứ hai, “Chủ nghĩa thực dụng là tốt (NNT)”… Từ sai lầm trong phân loại khái niệm (chủ nghĩa thực dụng) trong sinh hoạt với khái niệm triết học (Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm) NNT đã đi đến sai lầm thứ hai- Sai lầm về tư tưởng- chính trị.  Y viết: “Nhiều người Việt Nam vẫn không nhận ra sự biến đổi của bản thân mình, không nhận ra là mình đã, đang ngày càng thực dụng”… “Việt Nam ngày nay nên “tránh sắc thái XHCN, nêu cao chủ nghĩa thực dụng”(SIC), …”Đây là sai lầm chết người của NNT. NNT tưởng rằng mình theo “chủ nghĩa thực dụng”là đúng,…nhưng Y không biết rằng khi Y khuyên Việt Nam nên “tránh sắc thái XHCN”thì chính là kẻ bôi nhọ chế độ xã hội, chống lại chế độ xã hội XHCN do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.


3-Thứ ba, có phải Việt Nam (thời kỳ đổi mới) đã đi theo chủ nghĩa thực dụng không?


Theo NNT thì từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới là thời điểm Việt Nam đi theo “Chủ nghĩa thực dụng”. Để chứng minh NNT cho rằng trong  “Quá trình làm ăn với người Mỹ, nhiều người đã học tập được thói quen thực dụng, và thực tế là người Việt đã ngày càng trở lên thực dụng”; “Những sự thực dụng nhất có thể kể đến là việc phát triển kinh tế thị trường, coi trọng nguồn vốn đầu tư tư bản,…”. Hoặc “như việc phát triển gắn kết quan hệ kinh tế và ngoại giao với Hoa Kỳ -Quốc gia mà một thời chiến tranh bị chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa (Nay là nước CHXHCN Việt Nam) coi là kẻ thù không đội trời chung”.


Có lẽ nhận thức nói trên là sai lầm lớn nhất của NNT trên cả hai mặt: Khoa học và Chính trị.


Về mặt khoa học, NNT đã không nhận thức được, đã “đánh cắp”khái niệm “định hướng XHCN”trong kinh tế thị trường của Việt Nam. Nhìn ra thế giới, cho đến nay không chỉ Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào đi theo kinh tế thị trường tự do đều không cho “bàn tay vô hình”(của thị trường) điều tiết nền kinh tế, mà đều có sự quản lý của nhà nước bằng những phương thức nào đó.


Các quốc gia Bắc Âu là người đầu tiên đưa ra mô hình quản lý kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế các quốc gia Bắc Âu được gọi đó là “Nền kinh tế thị trường xã hội”(với nghĩa nền kinh tế đó phải hướng vào lợi ích xã hội, chứ không chỉ vì lợi ích của giới chủ).


Với Việt Nam nước ta cũng đã trải qua hai mô hình kinh tế với thời kỳ lịch sử: Mô hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp (xóa bỏ kinh tế thị trường- – 1975-1968) và Mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (1968- nay).


Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN luôn luôn chứa đựng chủ nghĩa nhân văn, đạo đức xã hội: Làm ăn phải trung thực, tuân thủ pháp luật, xem quyền và  lợi ích của người tiêu dùng là một mục đính….


Ngày nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh tế, chính trị với nhiều quốc gia với những chế độ chính trị, thể chế kinh tế khác nhau-kể cả các quốc gia Tư bản chủ nghĩa trong đó có cả “cựu thù”Hoa Kỳ. Bởi vậy việc NNT “khuyên”Việt Nam nên phát triển “kinh tế thị trường, coi trọng nguồn vốn đầu tư tư bản, …”và  nên “gắn kết với quan hệ kinh tế ngoại giao với Hoa…”…là láu cá về chính trị, đánh  cắp lịch sử.


Còn nhớ- từ 1986 đến nay, Việt Nam đã thực thi mô hình Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Về chính trị, Việt Nam đã thiết lập, xây dựng quan hệ ngoại giao với trên 180 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ. NNT đã cố tình quên đi, đường lối chính trị và pháp luật Việt Nam ngày nay bảo đảm các điều kiện công bằng, bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Từ lâu Việt Nam đã loại trừ sự kỳ thị với thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Hiến pháp Việt Nam, 2013 quy định- Tôn trọng, Bảo vệ và Bảo đảm quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Về kinh tế đối ngoại, Việt Nam từ lâu đã mở cửa cho các tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam chính là nhờ đường lối và chính sách kinh tế đó. Còn chuyện Đặng Tiểu Bình với “mèo đem, mèo trắng bắt chuột”là chuyện của Trung Quốc, không phải là mẫu mực cho Việt Nam.


3-Cuối cùng- ngày nay Việt Nam có nên “tránh sắc thái XHCN (trong kinh tế) không?”Thiết nghĩ câu hỏi này là thừa, là lạc đề. Quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc nói chung đều dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng thể chế của nhau, hai bên cùng có lợi…Như vậy, muốn có quan hệ với các đối tác, Việt Nam đương nhiên phải tôn trọng thể chế của các quốc gia đó. Còn “sắc thái XHCN”chỉ thuộc về Việt Nam. Nó chỉ có ý nghĩa đối với các chủ thể kinh tế trong nước. NNT nêu vấn đề này là phi logic, và “có vấn đề về”tâm thần.


Đến đây Bắc Hà xin không làm phiền bạn đọc (về chủ đề “chủ nghĩa thực dụng”) của NNT nữa.


Sự nghiệp cách mạng Việt Nam, từ khi giành lại được độc lập dân tộc, xây dựng đất nước- kể cả thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đến ngày nay… luôn luôn theo đuổi mục tiêu: “Dân giầu, Nước mạnh, Xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh”- không có chuyên Việt Nam ngày nay cần-phải đi theo “Chủ nghĩa thực dụng”của NNT- một tên tâm thần- ngáo đá chính trị./.

Bắc Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét