Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Bài phát biểu nhậm chức ấn tượng và giàu cảm xúc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

"Thưa Quốc hội,
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm, bầu tôi giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14. Nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề trước Đảng, Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước, tôi sẽ nỗ lực hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Ngô Đình Diệm trở thành tổng thống thế nào?

      Khi Quốc trưởng Bảo Đại ra lệnh cho Ngô Đình Diệm sang Pháp để tường trình về việc trấn áp Bình Xuyên thì ông đã sửa soạn ra đi nhưng những người ủng hộ ông can ngăn. Theo tướng Trần Văn Đôn thì Bảo Đại dự định khi Ngô Đình Diệm ra khỏi nước sẽ cách chức liền, đưa Lê Văn Viễn, tư Lệnh Bình Xuyên lên làm Thủ tướng.
      Tại miền Nam, từ 1954-1955, với cương vị thủ tướng, ông đã dẹp yên và thu phục lực lượng Bình Xuyên, lực lượng vũ trang của các giáo phái Hoà Hảo, Cao Đài được Pháp đứng sau hỗ trợ nhằm chống lại ông. Trong nước, ông được Ủy ban Cách mạng Quốc gia gồm nhiều đoàn thể, đảng phái ủng hộ. Ông cũng được gần một triệu người di cư hậu thuẫn mạnh mẽ. Ngoài nước, Diệm đã cương quyết chống trả kế hoạch lật đổ ông của hai tướng Ély-Collins nên bây giờ được Washington ủng hộ.
       Quốc gia Việt Nam tổ chức cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955 đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đưa thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Quốc trưởng. Cuộc trưng cầu dân ý bị tố cáo là gian lận như tại Sài Gòn, Ngô Đình Diệm chiếm được 605.025 lá phiếu trong khi khu vực này chỉ có 450.000 cử tri ghi tên.
     Sau đó Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa. Chính thể mới Việt Nam Cộng Hoà được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 và sau đó ông được bầu làm Tổng thống nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam. Hai năm sau, 1957 ông có chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên với cương vị tổng thống của Việt Nam Cộng hoà.
     Ngày 22/10/1960, Tổng thống Mỹ Eisenhower gửi thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm "Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ mà nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở Miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ quá là nhanh chóng..."
     Hiến pháp Đệ nhất Cộng hòa 1956 do chính Ngô Đình Diệm tham gia soạn thảo đã trao cho ông quyền lực rất lớn, có thể toàn quyền khống chế bộ máy nhà nước, thể hiện qua những điểm:
     Khi Tổng thống phủ quyết một đạo luật, Quốc hội phải hội đủ số 3/4 mới được tái thông qua. Mà 3/4 này phải “minh danh đầu phiếu” (điều 58), như vậy Ngô Đình Diệm có thể biết ai đã chống lại quyền phủ quyết của mình.

Một viện Bảo hiến có được quy định để nghiên cứu và quyết định xem các điều khoản có bất hợp hiến không, nhưng viện này gồm 9 người thì vị chủ tịch và 4 thẩm phán hay luật gia đã do Ngô Đình Diệm bổ nhiệm (điều 86). Tổng thống có quyền đề nghị sửa đổi hiến pháp (điều 90) và Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp phải tham khảo ý kiến của Viện Bảo hiến (mà 5/9 người đã là do Tổng thống chỉ định) và còn của cả Tổng thống nữa (điều 91).
      Ngô Đình Diệm không bắt buộc phải điều trần trước Quốc hội, không chịu trách nhiệm trước Quốc hội và không thể bị Quốc hội bất tín nhiệm để cách chức. Tổng thống tiếp xúc với Quốc hội “bằng thông điệp” và nếu muốn “có thể dự các phiên họp của Quốc hội”, cũng như chỉ “khi thấy cần, Tổng thống thông báo cho Quốc hội biết tình hình Quốc gia” (điều 39).
     Tóm lại, theo Hiến pháp 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm có đầy đủ quyền lực để triệt tiêu hoặc làm tê liệt các đạo luật nào mà ông không vừa ý, cũng như dễ dàng ban hành và thi hành các đạo luật nào có lợi cho mình. Ngoài ra, Hiến pháp ghi là dân tộc có "sứ mệnh" trước "Đấng Tạo hóa" nên nhiều người cho rằng đây chứng minh sự thiên vị của chính quyền với Thiên Chúa giáo trong khi các tôn giáo khác không được đề cập đến.

     Đỗ Mậu, trong cuốn hồi ký "Tâm thư", nói về việc tranh cử nghị sĩ thời Ngô Đình Diệm như sau: Thời Đệ nhất cộng hòa (chế độ ông Diệm) nếu muốn ra tranh cử để thắng thì ông phải được đảng Cần Lao (của ông Diệm) hay Phong trào Cách mạng quốc gia đỡ đầu. Ngoài ra ông phải được ông Diệm, ông Nhu, ông Cẩn, Đức cha Thục, bà Nhu... giới thiệu mới hòng đắc cử. Còn ông mà thân cô, thế cô mà muốn ra (tranh cử quốc hội) thì cứ việc đóng tiền để mua lấy thất cử! Còn mánh lới như thế nào thì tìm hỏi mấy người lớn tuổi có liên quan đến tranh cử sẽ rõ.
     Ông Diệm là người phân biệt cá nhân theo vùng miền. Ông chỉ thích nâng đỡ người gốc Huế. Ngô Đình Diệm thường nói: "Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền". Cách hành xử của ông Diệm cũng rất cao ngạo. Ông xem Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa là quốc gia của riêng ông và của gia đình ông. Ông ban phát ân huệ cho thuộc cấp theo ngẫu hứng, bất chấp năng lực lẫn tình hình thực tế. Không có gì là quá ngạc nhiên khi nhiều sử gia gọi Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa là Ngô triều. Theo nhiều hồi ký của tướng lĩnh dưới thời ông Diệm kể lại, thì khi vào cửa Tam quan ở các đền thờ vua chúa, ông Diệm thường nói: "Các ông đi cổng hai bên, vì cổng giữa chỉ có vua mới được đi. Chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc này". Dứt câu, ông Diệm đi vào bằng cổng giữa. Nội chuyện xây dựng Dinh Độc Lập và ý định dời đô từ Sài Gòn lên cao nguyên đã khiến ông Diệm càng trở nên xa cách với giới tướng lĩnh. Ngay cả người gần gũi với gia đình ông như tướng Trần Văn Đôn còn bất mãn với sự độc đoán này của ông Diệm.

Nhà báo đương thời tại miền Nam, ông Vũ Bằng nhận xét:
“ Lúc ấy sau ba lần thắng Bình Xuyên và áp dụng biện pháp mạnh đối với các giáo phái, thắng lợi, Ngô Đình Diệm bắt đầu có lông có cánh, ra mặt chống Bảo Đại, không đi Pháp để trình với Quốc trưởng về các biến cố ở nước nhà, mà ở lì trong nước tập làm độc tài cỏ, đưa họ hàng lên nắm hết các chức vụ quan trọng… Nam Việt Nam lúc bấy giờ là một nhà nước cảnh sát do hai gia đình quan lại Trần Văn và Ngô Đình nắm hết quyền hành. Gia đình Trần Văn còn trung thành phần nào với tập tục cổ truyền của nhà vua Bảo Đại, chớ họ Ngô Đình thì trắng trợn ly khai với chế độ cũ và nuôi cái mộng lập một triều đại mới: triều đại Ngô Đình.

     Cố nhiên muốn thực hiện mộng đó, phải tàn ác diệt trừ những cá nhân, đoàn thể chống đối, mà cá nhân và đoàn thể chống đối lúc ấy là những người gốc ở miền Bắc và miền Nam chỉ muốn nhà Ngô giữ lời đã hứa là tổ chức một cuộc bầu cử để họ có thể bầu người đại diện của họ lên lo việc nước. Theo những người có tiếng là chống đối này, ông Diệm “là một lính nhảy dù do Mỹ thả từ trên trời xuống mà không có rễ ở dưới đất”.

       Báo chí cúi đầu theo răm rắp, suy tôn Ngô tổng thống. Vào chiếu bóng, rạp hát, phải chào cờ và đứng nghiêm nghe nhạc trổi bài “Toàn dân Việt Nam biết ơn Ngô tổng thống – Ngô tổng thống, Ngô tổng thống… muôn năm” cho đến khi lá cờ vàng sọc đỏ mờ dần cùng với cái hình ông Diệm lùn mập.
      Báo chí không lúc nào ngưng suy tôn Ngô tổng thống. Mọi việc đều trơn tru, êm đẹp. Nếu không có Ngô tổng thống thì toàn dân chết không còn một mống. Muôn năm, muôn năm!

(Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Lục lại lich sử để hiểu thêm về cha đẻ của VNCH Ngô Đình Diệm

      Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm tuyên bố bác bỏ cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vốn được dự kiến diễn ra vào tháng 7 năm 1956 theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Genève với lý do không thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc và bác bỏ ngay cả những thảo luận sơ khởi với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn để tuyển cử thống nhất Việt Nam. Hành động này khiến Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây.
Theo Mortimer T. Cohen thì Ngô Đình Diệm không chấp nhận tổng tuyển cử, vì ông biết rằng mình sẽ thua. Không ai có thể thắng cử trước Hồ Chí Minh, vì ông là một George Washington của Việt Nam.Báo cáo của CIA gửi Tổng thống Mỹ Eisenhower cũng cho rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu mở cuộc tổng tuyển cử. Do vậy Hoa Kỳ đã hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm thành lập một chính thể riêng biệt ở phía Nam vỹ tuyến 17 để không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam vì vậy đã không bao giờ được tổ chức.
       Theo nhận xét của Tây phương thì Ngô Đình Diệm là kẻ ngoan cố và khao khát quyền lực chuyên chế, nhưng theo Duncanson thì vấn đề phức tạp hơn thế. Miền Bắc có dân số đông hơn miền Nam 2 triệu người (tính cả gần 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam). Hơn nữa, vào thời điểm 1955 – 1956, trước sự hỗn loạn bởi các giáo phái và do hoạt động bí mật của Việt Minh tại miền Nam, cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam tạo ra bầu không khí căng thẳng dẫn đến cuộc nổi dậy của nông dân tại các vùng lân cận Vinh, những tình hình diễn ra ở cả hai miền khiến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương không có hy vọng đảm bảo một cuộc bầu cử thật sự tự do trong đó cử tri có thể bỏ phiếu theo ý muốn mà không sợ bị trả thù chính trị. Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm của Ducanson, theo các báo cáo của Ủy ban giám sát quốc tế thì trong giai đoạn 1954-1956, họ chỉ nhận được 19 đơn khiếu nại về việc trả thù chính trị trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam.
     Năm 1956, Allen Dulles đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử diễn ra thì "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi". Trong tình thế này, Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Theo Cecil B. Currey, Mỹ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không.
      Báo Độc Lập của Đảng Dân chủ Việt Nam có viết: "Cho nên mới tháng 9 năm 1954 nghĩa là hai tháng sau ngày ký Hiệp định đình chiến thì chúng đã nghĩ ra "sáng kiến" là làm thử tổng tuyển cử vài nơi ở miền Nam. Ở Vĩnh Trà (Nam Bộ), tay sai của Ngô Đình Diệm tìm cách mua chuộc nhân dân bằng cách đưa vải về một làng, phát cho dân rồi tuyên truyền cho Bảo Đại, phát phiếu cho dân làng bầu. Kết quả mà chúng lo sợ đã đến: chúng đã không mua chuộc nổi: 95% số phiếu dồn cho Hồ Chủ tịch, Bảo Đại chỉ được 5%. Chúng uất đến tận cổ. Báo cáo kết quả lên "thượng cấp" thì lại bị chỉnh một mẻ nên thân. "Thượng cấp" cho là chúng không tích cực tuyên truyền vận động, và bắt chúng phải làm lại. Chúng lại tìm cách mua chuộc một lần nữa. Một số vải, gạo, thuốc men, đưa về để phát cho dân, kèm theo một đợt tuyên truyền thứ hai. Nhưng cũng như lần trước, không ai chịu để chúng mua chuộc. Kết quả cuộc bỏ phiếu thứ hai là 100% bầu Hồ Chủ tịch. Ở cực Nam Liên khu V cũng diễn ra trò hề tương tự, và cũng thất bại không kém chua cay"
(Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Xăm gì chỗ đó? (Hay vãi các bác ợ).



Mới sáng sớm, một phụ nữ đã hối hả gõ cửa một tiệm xăm. Chủ tiệm càu nhàu:
- Trời ơi, giờ này đã đi xăm mình!
Khách nài nỉ:
- Bác ơi, em phải xăm gấp nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng! Giá bao nhiêu em cũng chịu mà...
Nghe vậy chủ tiệm lục đục soạn đồ nghề:
- Nào, thế cô muốn xăm hình gì, xăm ở đâu?

XIN ĐỪNG CHỌC GẬY BÁNH XE

Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII đã thành công tốt đẹp, đó là một sự thật không thể đảo ngược. Vậy mà vẫn còn không ít các “học giả”, “nhân sĩ, trí thức yêu nước”, “chính trị gia”... cứ đắm chìm trong mộng tưởng. Họ là ai? – Bùi Tín, Châu Xuân Nguyên, Chu Chí Nam, Stenphen B.Young  hay Vũ Thị Phương ...?
 Những con người đó hằn học trước chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước”, nhất là việc chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. Họ tập trung xoáy vào những mặt trái của xã hội; phân tích, mổ xẻ các sự kiện “nóng bỏng” đang thu hút sự chú ý của dư luận như việc quản lý đầu tư công gây thất thoát, lãng phí lớn (dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội, dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên...); vụ gây rối tại Khu kinh tế Vũng Áng; vụ cá biển chết hàng loạt với việc xử lý nước thải độc hại của Công ty Formosa; và gần đây nhất là vụ tai nạn kép trên biển của máy bay Su-30MK và máy bay CASA-212 để áp đặt trách nhiệm, bôi nhọ Đảng, gây sự hoài nghi trong nhân dân, chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Thực chất, đó chỉ là những mộng tưởng của một số kẻ muốn “chọc gậy bánh xe”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, đòi đa nguyên, đa đảng.

Trong khi chính họ: Bùi Tín, Châu Xuân Nguyên, Chu Chí Nam, Stenphen B.Young, Vũ Thị Phương ... cố tình làm ngơ hay vờ như không thấy một hiện thực rõ như ban ngày mà cả thế giới phải thừa nhận đó là, đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang ngày càng phát triển; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; chính trị xã hội luôn ổn định, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Chẳng phải người đứng đầu Nhà Trắng là Tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama đã mong muốn và tìm đến với Việt Nam để góp phần tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với Đảng này, Chế độ này hay sao? Thiết nghĩ, đã đến lúc những ai đang còn mơ hồ, ảo tưởng, chưa nhận rõ bản chất tốt đẹp của Đảng và Nhà nước ta cần mau thức tỉnh. Hãy làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm công dân của mình để góp phần xây dựng và bảo vệ non nước này; chớ suy diễn cảm tính, phiến diện, thiếu căn cứ khoa học rồi phát ngôn bừa bãi, đó chỉ là hành động “nối giáo cho giặc” mà thôi./.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Vợ, người tình và hồng nhan tri kỷ

Thế nào là vợ? Vợ là người con gái mà bạn tình nguyện giao cả gia tài cho cô ấy cất giữ. Thế nào là người tình? Người tình là người con gái mà bạn hẹn hò vụng trộm với cô ấy và sợ vợ phát hiện. Thế nào là hồng nhan tri kỷ? Hồng nhan tri kỷ là người con gái mà bạn có thể nói với cô ấy tất cả mọi bí mật kể cả điều mà bạn không thể nói được với vợ hay người tình.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Để thanh niên luôn vững vàng trước những chiêu trò lôi kéo, kích động chống phá

QĐND - Thanh niên là một bộ phận quan trọng, là vốn quý và thế mạnh trong chiến lược phát triển đất nước. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và một phần do hạn chế về nhận thức, thanh niên là đối tượng trọng điểm để các thế lực thù địch, phản động mua chuộc, lôi kéo, kích động…, nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Nguyễn Quang A ngu xuẩn hay bán nước

Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan) đưa ra phán quyết cuối cùng vụ Philippines kiện Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12-7-2016. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết”. Đây là sự thận trọng cần thiết bởi nó không chỉ liên quan tới cái Lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc, mà nó liên quan trực tiếp tới chủ quyền quốc gia của Việt nam.
Bởi, những hòn đảo mà Philippines kiện Trung Quốc là những hòn đảo do Philippines dùng vũ lực cưỡng chiếm của Việt Nam vào thập niên 70 (Lính Việt Nam Cộng hòa đã đã rút quân trước, để yên để cho quân Philippines hành động). Mặt khác, trong hồ sơ vụ kiện, dù không kiện Việt Nam nhưng vùng Philippines tự nhận có cả những bãi cạn, bãi đá và đảo của Việt Nam, như: Bãi cạn Scarborough, bãi Cỏ Mây, đá Vành Khăn, đá Xu Bi, đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, cụm đá Ken Nan - đá Tư Nghĩa và các đảo Nam Yết, Sinh Tồn...
Trong khi, Tòa PCA phán quyết rằng “Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có”. Với học vị là Tiến sĩ, không hiểu Nguyễn Quang A có bị thần kinh hay không mà gào rú rằng: Philippines "uy dũng thắng kiện... Trung Quốc", kèm theo đó là những lời nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Thế mới hiểu trình độ và tấm lòng yêu nước của ông Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Với những hành động của mình, Ông đã mặc nhiên thừa nhận những bãi cạn, bãi đá và đảo của Việt Nam là của ông Phi rồi. Vậy mà ông định vào Quốc hội, đòi cầm cờ “dân chủ”, “yêu nước” cơ đấy. Ông yêu gì chắc mọi người tự khác hiểu? Còn tôi, tôi khuyên ông rằng: Dù có làm con buôn chính trị thì cũng không được bán đi chủ quyền biển đảo của đất nước. Bởi, Hoàng Sa và Trường Sa là máu thịt, là chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của Việt Nam.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Phán quyết của PCA là khách quan, khoa học và nghiêm túc:

Linh hồn của phán quyết là bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc đối với vùng nước bị bao chiếm trong “đường 9 đoạn” cũng như yêu sách phi lý đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Phán quyết cũng gián tiếp khẳng định hành động bồi đắp các đảo đá chìm ở Trường Sa, quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc đã vi phạm hàng loạt điều ước quốc tế, vi phạm trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Ngày nhục nhã của VNCH













Ngày 19/6 là ngày QUÂN NHỤC - của đám hồn ma QUÂN NHỤC VNCH.
Nếu Quân đội Nhân dân Việt Nam - Bao gồm cả Dân quân, Du kích, Biệt động Thành của Quân Giải phóng miền Nam - đã đánh thắng:
- Quân đội thực dân Pháp,
- Quân đội đế quốc Mỹ và tay sai,
- Quân đội diệt chủng Polpot,
- Quân đội bành trướng Trung Quốc,
Thì QUÂN NHỤC VNCH chẳng hề chiến thắng ai, bởi vì:
- Chúng là đội quân tay sai, đánh thuê lấy tiền nuôi gia đình và phè phỡn rượu chè gái mú,
- Chúng chuyên nấp sau xác chết lính Mỹ (Các cuộc hành quân càn quét, lính Mỹ bao giờ cũng đi trước, lính Ngụy theo sau).
Bởi hai lý do trên, nên khi lính Mỹ cút khỏi bờ cõi, thì QUÂN NHỤC VNCH nhanh chóng tháo chạy tán loạn, tụt cả quần áo giày mão, đu càng trực thăng, đu tàu biển, đu xe đò ...các cụ nhà ta thường gọi là "Chạy vãi cả cứt non".
Ấy vậy ngày nay trên đất Mỹ, những hồn ma QUÂN NHỤC VNCH - Những con ma trên trần gian, những con ma trên đất Hoa Kỳ - Vưỡn ba hoa khoác lác "Yêng hùng", vưỡn diễu binh như trẻ con chơi đồ hàng.
Ảnh : 30-4-1975, Quân Nhục VNCH chạy thục mạng "Vãi cả cứt non", tụt quần đầy đường, đu càng khắp nơi.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Tỉnh táo sau phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế.

     Vừa qua Tòa trọng tài Quốc tế đã ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Có thể nói nội dung của phán quyết này thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Hoan nghênh phán quyết cuối cùng được đưa ra, nhưng có hoàn toàn đồng tình hay không còn phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Ngay đối với Philippines - nước đã kiện Trung Quốc ra tòa PCA, Bộ trưởng ngoại giao nước này cho biết cũng chỉ hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài khi tuyên bố rằng Trung Quốc không có "các quyền lịch sử" ở Biển Đông. Thực tế cho thấy, tuyên bố Trung Quốc không có "các quyền lịch sử" ở Biển Đông là một thắng lợi lớn, được các nước liên quan, (trừ Trung Quốc) đồng tình, nhưng còn giải quyết tranh chấp với các thực thể địa lý trên Biển Đông giữa các nước liên quan còn là vấn đề lan giải. Việt Nam tuyên bố chủ quyền với tất cả các đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảoTrường Sa. Nếu hoan nghênh phán quyết của Tòa, khác nào chúng ta thừa nhận việc Philippines chiếm đóng 10 thực thể địa lý (gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô) thuộc Quần đảo Trường Sa là hợp pháp?      

     Vì lợi ích quốc gia, dân tộc, mỗi lời nói, việc làm của Đảng, Nhà nước ta luôn rất thận trọng. Sự thật là như vậy, thế nhưng một số đối tượng thiếu hiểu biết, bị kẻ xấu lợi dụng lại thừa cơ xuyên tạc cho rằng chúng ta "sợ Trung Quốc nên không giám tuyên bố công khai" nào là "thằng em của Trung Quốc nên không giám kiện"..., rồi viện cớ suy diễn, chửi bới như diễn trò trên các trang mạng xã hội.         

     Tôi cho rằng, trước những vấn đề hệ trọng của đất nước, đã là công dân nước Việt, mỗi chúng ta phải có cái nhìn tỉnh táo, khách quan, đừng vì thiếu hiểu biết để kẻ xấu lợi dụng, lừa phỉnh mà phát ngôn tùy tiện, tiếp tay cho bọn phản động đội nốt "nhân dân" hại nước, hại dân./.


Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Có thể bạn chưa biết!


     Phong trào chống cộng hiện đang tồn tại một lúc 3 "Chính phủ" (1 ở trong quốc nội và 2 ở hải ngoại). Để được tham gia vào Nội các trong các "Chính phủ" này cũng vô cùng đơn giản. Ví dụ, bạn muốn có một chân trong "Chính phủ" hải ngoại của "Thủ tướng" Đào Minh Quân hay "Chính phủ" của quốc sư Trần Đần thì bạn chỉ cần đóng tiền vào đó (gọi là ủng hộ kháng chiến) tuy nhiên, chức vụ của bạn cao hay thấp tùy thuộc vào số tiền đóng góp. Còn muốn tham gia "Chính phủ" quốc nội của "Tổng thống" Trần Huỳnh Duy Thức thì càng đơn giản hơn. Đó là bạn chỉ cần có bề dày thành tích chống chính quyền hợp pháp. Chức vụ của bạn cao hay thấp tùy thuộc vào số lượng và hiệu quả các bài viết xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá Đảng và chính quyền và bôi nhọ, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tùy thuộc vào số lượng và hiệu quả lôi kéo, lừa gạt, dụ dỗ người dân đi biểu tình, bạo động, rạch mặt ăn vạ, vu cáo Công an và các cơ quan thực thi pháp luật...
     Việc tồn tại một lúc 3 "Chính phủ" chẳng nói bạn cũng có thể biết nó phức tạp thế nào. Những cuộc đấu đá tranh giành tầm ảnh hưởng và tranh giành nguồn tài trợ là những câu chuyện hài hước, dẫn đến những hệ lụy không nhỏ của các "chính phủ" bù nhìn. 
     Vậy nên, bạn muốn Việt Nam giống Ukraina hay Syria thì bạn cứ tiếp tục nghe theo luận điệu xuyên tạc của bọn phản động. Còn không hãy tỉnh táo và thông minh để nhận biết đúng sai ngay từ bây giờ bạn nhé!

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

ANH ĐÃ BAY.

Anh bay vào vũ trụ bao la
Chốn thiên đường hư vô huyền ảo
Để lại cõi trần bao sầu não?
Tiếng bi ai da diết kéo dài!

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Cần hiểu cho đúng "quyền" và "nghĩa vụ" công dân.

 Trước khi diễn ra bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016-2021, trên trang mạng, đã có một số bài viết đề cập đến "quyền" và "nghĩa vụ" công dân trong bầu cử, nổi lên là bài: "Bầu cử có phải là nghĩa vụ của nhân dân” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng.
       Mở đầu, tác giả viết "Bầu cử là một hình thức sinh hoạt chính trị biểu tỏ quyền làm chủ đất nước của nhân dân", điều này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, sau đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng lại đưa ra khái niệm lập lờ về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử, ông cho rằng "... quyền và nghĩa vụ là hai phạm trù trái ngược nhau". Vậy, mục đích và hàm ý của sự lập lờ đó là gì? Cần trả lời ngay rằng, đó là hành vi đánh tráo khái niệm giữa "quyền" và "nghĩa vụ" của công dân nhằm đánh lừa, kích động những người cơ hội, một bộ phận công dân nhẹ dạ cả tin, thờ ơ, vô cảm... để gây rối, không đi bầu cử và xuyên tạc kết quả bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kì 2016-2021).
            "Quần chúng đông đảo" xin chỉ giúp ông Hùng: Trong điều 15, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định: “quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”. Điều này khẳng định, quyền và nghĩa vụ tuy là hai phạm trù khác nhau nhưng không tách rời nhau; nghĩa là Nhà nước bảo hộ quyền của mỗi người là bất khả xâm phạm, mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó. Song song với quyền, công dân phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Điều này thật dể hiểu phải không ông?.

                                                                                       Quần chúng đông đảo

Thật là vô cảm!

Trong khi cả nước đang huy động nhiều lực lượng, phương tiện tìm kiếm những quân nhân sau vụ máy bay CASA-212 bị mất liên lạc khi bay tìm kiếm phi công và máy bay Su-30MK huấn luyện trên biển gặp nạn. Trong khi bao người vợ mong mỏi đợi chồng, lòng đau đứt từng khúc ruột; bao người con đang khóc nhầm nhớ bố; bao người mẹ, người cha lo âu, đứng ngồi không yên... thì ở một nơi đô thị phồn vinh, một ông nhà báo với cái tên Mai Phan Lợi (nguyên phó Tổng Thư ký báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh) lại đi mở một cuộc thăm dò: "Nguyên nhân máy bay cứu hộ CASA bị rơi". Với tiêu đề "Vì sao CASA tan xác", chẳng biết ông Lợi nghĩ gì, ông muốn nổi tiếng hay vụ lợi? nhưng khi viết những dòng này ông có biết còn 9 quân nhân đang làm nhiệm vụ trên chiếc máy bay đó. Trong bài viết, với lối suy diễn của một người xa rời thực tế, thiếu chuyên môn, ông ta còn đặt ra nhiều nguyên nhân phi lý, suy đoán thiếu khoa học, áp đặt chủ quan, phiến diện.
          Là một cộng đồng mạng, trong cái đau chung của cả nước, trước những quân nhân không quản ngại khó khăn, thời tiết xấu vẫn cất cánh đi tìm đồng đội giữa biển khơi và đến nay các anh chưa về. Chúng tôi buồn lắm và thật sự càng buồn hơn khi có những con người vô cảm như ông Lợi. 

                                                                               Quần chúng đông đảo