Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

VÌ SAO LÊ TRỌNG HÙNG BỊ BẮT

 

            Ngay sau khi Lê Trọng Hùng bị bắt giữ, RFA và VOA và nhiều trang mạng lá cải đã tung hoả mù rằng: Lê Trọng Hùng bị bắt vì có liên quan đến việc “nộp đơn xin ứng cử đại biểu Quốc hội”?!.

          Cụ thể, trong bài viết đăng tải hôm 27/3/2021, RFA lu loa rằng “Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội, bắt giữ ông Lê Trọng Hùng vào sáng ngày 27-3-2021 sau khi ông này có đơn đề nghị cơ quan chức năng bảo vệ mình trong quá trình ông vận động tranh cử đại biểu Quốc Hội”.

          Còn VOA trắng trợn hơn: “Đây là vụ bắt giữ mới nhất liên quan tới những người đã tuyên bố công khai tự ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa 15 năm 2021-2026, với cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 23 tháng 5. Trước đó một người ở Ninh Bình bị bắt giữ về cáo buộc “thông tin xuyên tạc, chống phá nhà nước gây hoang mang dư luận”. Thậm chí, VOA còn sử dụng chiêu dẫn lời Đỗ Lê Na, vợ của Lê Trọng Hùng để tăng tính “hấp dẫn” của thông tin: “Năm nay riêng Hà Nội thì đã có 30 ứng viên độc lập. Mình nghĩ cũng có thể là họ sợ tấm gương của anh Hùng sẽ lan rộng ra trong quần chúng, nhiều người sẽ noi theo cái gương đó, và họ muốn dập.”


          Vậy sự thực là gì.

          Lê Trọng Hùng (sinh năm 1979; nơi ở số 9A, ngách 325/59 Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội); Hùng là một thành viên tích cực của tổ chức phản động mang tên “Phong trào Chấn Hưng nước Việt” do Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển cầm đầu. Trong thời gian Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và chấp hành án phạt tù, Lê Trọng Hùng cùng với Lê Dũng Vova trực tiếp điều hành kênh Youtube CHTV, thường xuyên soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước. Với những hành vi này, Lê Trọng Hùng đã từng nhiều lần bị cơ quan công an gửi giấy triệu tập để làm việc. Song, với bản chất ngoan cố của kẻ phản dân, hại nước, Hùng vẫn chứng nào, tật đó.

          Vì thế, ngày 27-3-2021, Công an thành phố Hà Nội đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can và khám xét đối với Hùng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng trên của Cơ quan An ninh điều tra. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

          Như vậy, việc Lê Trọng Hùng bị bắt không liên quan đến việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Mà đây chính là chiêu trò của các thế lực phản động gán ghép để phá hoại cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá 15 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 mà thôi.

Nhận diện và đấu tranh với các hoạt động chống phá bầu cử

 


Hiện nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang được các cơ quan chức năng tích cực tiến hành. Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị vẫn đang tiến hành nhiều hoạt động với tính chất chống phá hết sức quyết liệt.

Bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những bình luận, nhận xét, đánh giá thiếu trung thực, phiến diện, một chiều, quy chụp, các đối tượng xấu đang hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực, kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc nhận thức sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử. Trong đó, những nội dung chống phá chính mà các đối tượng xấu đang tiến hành có thể kể đến là:

Thứ nhất, chúng xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử. Thời gian vừa qua, ngoài các website, trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị điều hành, một số trang báo nước ngoài có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với Việt Nam cũng liên tục tung ra những bài viết, bài phỏng vấn chứa đựng nội dung tiêu cực, thiếu chính xác về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp tại nước ta. Các đối tượng xấu đưa ra luận điệu hết sức sai lệch và thâm hiểm như: “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”, “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử” v.v…

Căn cứ những nhận định phiến diện trên, các đối tượng xấu quy kết cho rằng cuộc bầu cử do Đảng Cộng sản lãnh đạo là không chính danh, không đúng quy định của pháp luật, ngăn cản quyền bầu cử của công dân. Từ đây, các đối tượng đưa ra yêu sách đòi Đảng Cộng sản không được tham gia vào công tác bầu cử, không được thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác bầu cử; phải “tự rút lui” và từ bỏ quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, chấp nhận sự cạnh tranh với những đảng phái khác để thúc đẩy dân chủ v.v…

Những luận điệu, nhận định mà các đối tượng đang rêu rao như trên là hoàn toàn sai sự thật. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tại Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp nước ta quy định rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vì vậy, việc Đảng lãnh đạo đối với công tác bầu cử là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Về mặt thực tiễn, Đảng lãnh đạo công tác bầu cử là cơ sở quan trọng để bảo đảm sự thống nhất trong công tác bầu cử; góp phần lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý đối với đội ngũ đại biểu; tạo nền tảng cho việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nếu không có sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, về mọi mặt của Đảng Cộng sản, chắc chắn nhiều vấn đề bất ổn sẽ nảy sinh, là mầm mống cho sự suy yếu của đất nước. Đảng lãnh đạo bầu cử không phải là làm thay, không bao biện, không khuynh loát trong bầu cử. Ngày 20-6-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Bộ Chính trị xác định rõ công tác bầu cử diễn ra trong bối cảnh hết sức khó khăn. Chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức như: sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19; những diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế; hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta của các thế lực thù địch v.v… Vì vậy, việc Đảng lãnh đạo công tác bầu cử là điều cần thiết để củng cố, đoàn kết thống nhất sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thứ hai, các phần tử chống phá thực hiện chiêu trò “tự ứng cử”, hô hào các hội nhóm dân chủ trên mạng xã hội ký tên ảo, tung hô, ủng hộ cho các “nhà dân chủ” để gây rối, phá hoại cuộc bầu cử.

Không phải đến thời điểm hiện tại các đối tượng chống phá mới tiến hành chống đối bằng chiêu trò “tự ứng cử”. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, chúng ta cũng đã được chứng kiến một “làn sóng” tự ứng cử của các “nhà dân chủ” và một số văn nghệ sĩ biến chất. Khi không đủ điều kiện và bị loại qua các vòng hiệp thương, các đối tượng này lên mạng xã hội rêu rao những luận điệu hết sức sai trái như: chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu Quốc hội; phải để các ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải trải qua hiệp thương; Đảng Cộng sản cố tình “cản trở” người ngoài Đảng tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội v.v…

Có thể thấy mục đích cơ bản nhất của chiêu trò “tự ứng cử” mà các “nhà dân chủ” đang thực hiện là nhằm phá hoại bầu cử. Đồng thời, thông qua việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội, các đối tượng đánh bóng tên tuổi của bản thân trong giới “dân chủ”.

Ngoài ra, những thông tin được các đối tượng xấu đưa ra đã trở thành cái cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài xuyên tạc, biến tướng, vu khống, công kích công tác bầu cử của Việt Nam. Pháp luật nước ta quy định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp. Quyền bầu cử và ứng cử là của công dân, là quyền được hiến định. Không ai có quyền cản trở việc công dân thực hiện những quyền này.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.

Chính vì vậy, những người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, các tiêu chuẩn cơ bản đối với ứng viên là: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm…

Việc lựa chọn những ứng cử viên để bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp được tiến hành theo đúng quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20-6-2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 nêu rõ: “Chúng ta kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.

Thứ ba, các đối tượng chống phá ra sức xuyên tạc công tác tổ chức bầu cử, tung ra các kiến nghị vô căn cứ

Trên nhiều trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị điều hành đang lan truyền những bài viết“xếp ghế” cho nhân sự trong Quốc hội. Các đối tượng rêu rao những luận điệu vô cùng độc hại, tiêu cực, cho rằng bầu cử Quốc hội chỉ là hình thức, quyền lực trong Quốc hội đã được các “phe nhóm” của Đảng “an bài”, “thỏa hiệp”, “phân chia”. Những luận điệu này đã tiếp cận đến không ít người dùng mạng xã hội. Ngoài ra, trước vấn đề về số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội, đặc biệt là về số lượng đại biểu là người ngoài Đảng, các đối tượng cơ hội chính trị cũng tích cực chọc ngoáy, xuyên tạc, biến tướng bản chất vấn đề.

Tại Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/1/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, cơ cấu số lượng đại biểu là người ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu (5-10%). Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá công tác bầu cử, các đối tượng xấu đã biến tướng, xuyên tạc bản chất vấn đề, đưa ra những luận điệu hướng lái, cho rằng Đảng quy định số lượng đại biểu ngoài Đảng là quá ít, cần phải “cân bằng quyền lực” trong Quốc hội bằng cách chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng… Thậm chí, có đối tượng còn đòi xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, đòi hỏi phải tiến hành bầu cử theo phương thức của các nước tư bản.

Nhìn lại lịch sử, có thể thấy chiêu trò “đòi ghế” trong Quốc hội không phải là điều mới. Ngay trong lần tổng tuyển cử đầu tiên khi đất nước mới giành được độc lập, trong bối cảnh trong nước và quốc tế có những diễn biến vô cùng phức tạp, sau khi không phá hoại được Tổng tuyển cử, Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt quốc, Việt cách) đã đòi 70 ghế trong Quốc hội.

Cũng cần cảnh giác rằng, hiện nay, các thế lực phản động, chống đối cũng tìm mọi thủ đoạn để phá hoại bầu cử, không loại trừ việc cài cắm các “mầm mống dân chủ” vào Quốc hội nhằm biến nghị trường trở thành diễn đàn để cách đối tượng thực hiện hoạt động chống phá, hình thành lực lượng đối lập trong Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”, làm nước ta tự suy yếu từ bên trong.

Do vậy, để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thì ngay lúc này, việc nâng cao cảnh giác, nhận diện và chủ động đấu tranh, quyết liệt làm thất bại những thủ đoạn xuyên tạc, gây rối, bôi nhọ, phá hoại của các thế lực thù địch và các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị là điều rất cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

Góp phần nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng

 

 

Chiều 31-3, tại Hà Nội, Cục Đối ngoại-Bộ Quốc phòng tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm công tác nghiên cứu hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng.

Thẩm quyền lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được quy định như thế nào?

 

 

Theo Điều 31 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, thẩm quyền lập danh sách cử tri được quy định như sau:

1. Danh sách cử tri do UBND cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu.

Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì UBND huyện có trách nhiệm lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu.

2. Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị lập theo đơn vị vũ trang nhân dân để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng quân. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể được chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi thường trú. Khi cấp giấy chứng nhận, chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại đơn vị vũ trang nhân dân bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi cư trú”./.

Những chiêu trò “Chí phèo”


Những phần tử chống đối, phá hoại bầu cử biết rất rõ mình không thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ĐBQH, đại biểu HĐND, đặc biệt là các tiêu chuẩn trung thành với Hiến pháp; gương mẫu chấp hành pháp luật. Ngay những hành vi chống phá Đảng, không công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước mà họ thực hiện đã thể hiện rất rõ họ không trung thành với Hiến pháp và không chấp hành pháp luật. Vì thế, họ rất sợ các quy trình về hiệp thương, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, nguyên tắc nghị sĩ/đại biểu Quốc hội phải trung thành với Hiến pháp là nguyên tắc được áp dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Ngay tại Mỹ, các nghị sĩ khi đắc cử cũng phải thực hiện thủ tục tuyên thệ, thề trung thành với Hiến pháp. Nghị sĩ/đại biểu Quốc hội làm việc tại cơ quan lập pháp, nên chắc chắn không có nước nào ủng hộ nghị sĩ nước mình không tôn trọng luật pháp, không tuân thủ pháp luật.

Không thể xuyên tạc sự thật, phá hoại ngày hội lớn của nhân dân

 


Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức trên phạm vi cả nước vào ngày 23-5-2021. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Qua đó đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng chí Vương Đình Huệ được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội

 


Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Bộ Tư lệnh Thủ đô, Trưởng Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội đã chính thức được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội.

Giới thiệu 3 nhân sự bầu Phó Chủ tịch Quốc hội

 

Chiều 31/3, Ủy ban Thường vụ đã trình danh sách đề cử các nhân sự để bầu Phó Chủ tịch Quốc hội.

Thủ đoạn “ăn vạ” phía sau chiêu trò tự ứng cử

Từ chủ trương, chính sách của Đảng đến Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều khuyến khích người có đức, có tài tự ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) để góp sức xây dựng đất nước. Bài 1: Mưu đồ phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội Thực tế đã có những người hội tụ đủ phẩm chất, tiêu chuẩn đã tự ứng cử thành công, được cử tri bầu làm đại biểu và có đóng góp tích cực cho nước nhà. Bên cạnh đó, cứ mỗi dịp bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND, các phần tử chống phá đều ráo riết thực hiện chiêu trò tự ứng cử. Khi biết chắc không đạt được mục đích, họ dùng thủ đoạn bôi nhọ, xuyên tạc công tác bầu cử, qua đó làm giảm niềm tin của cử tri, nhân dân và tiến tới phá hoại bầu cử. Cuộc bầu cử ĐHQB khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng vậy. Những phần tử chống phá bịa đặt, xuyên tạc rằng hội nghị cử tri nơi cư trú chỉ là “nơi đấu tố”. Trong khi họ tung ra những bảng thu thập chữ ký ảo trên mạng xã hội thì lại rất sợ đứng trước hội nghị cử tri nơi cư trú-nơi tập hợp những cử tri thật, gần họ nhất, hiểu họ nhất và có những nhận xét cực kỳ chính xác về họ. Ứng cử là quyền Hiến định Từ Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 cho đến tất cả những bản Hiến pháp sau này đều quy định rất rõ: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND (Điều 18, Hiến pháp năm 1946; Điều 23, Hiến pháp năm 1959; Điều 57, Hiến pháp năm 1980; Điều 54, Hiến pháp năm 1992; Điều 27, Hiến pháp năm 2013). Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND cũng quy định công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND. Luật quy định rõ: “Người tự ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên” (điểm b, khoản 1, Điều 36, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND). Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng nêu rõ: “Bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật”. Bài 2: Thủ đoạn “ăn vạ” phía sau chiêu trò tự ứng cử Mới đây, trao đổi với các phóng viên báo chí, Phó chủ tịch-Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Hầu A Lềnh đã khẳng định: Tất cả các đợt bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp từ trước tới nay đều không có cản trở vì ứng cử là quyền của công dân. Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền ứng cử. Người tự ứng cử hay người được giới thiệu ứng cử đều cùng chung thủ tục về hồ sơ, quy trình. Thực tế đã có rất nhiều người tự ứng cử được cử tri nơi cư trú tín nhiệm cao, vượt qua các vòng hiệp thương để vào danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND và được cử tri nơi ứng cử tín nhiệm bầu làm ĐBQH, đại biểu HĐND. Danh sách cụ thể những người tự ứng cử đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND và danh sách những người tự ứng cử được bầu làm ĐBQH, đại biểu HĐND các nhiệm kỳ đều rất dễ tìm thấy trên mạng internet. Như vậy, từ chủ trương, chính sách của Đảng; quy định của Hiến pháp, pháp luật đến thực tiễn đều không có bất cứ hạn chế nào về quyền ứng cử của công dân, ngoại trừ những trường hợp không được ứng cử quy định tại Điều 37, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND (người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang bị khởi tố bị can; người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của tòa án; người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của tòa án nhưng chưa được xóa án tích; người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn). Theo quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, người ứng cử ĐBQH phải đáp ứng tiêu chuẩn của ĐBQH quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội; người ứng cử đại biểu HĐND phải đáp ứng tiêu chuẩn của đại biểu HĐND quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Do vậy, chỉ những người ứng cử đáp ứng đủ tiêu chuẩn mới có tên trên danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3. Theo quy định, cử tri nơi cư trú hoặc cử tri nơi công tác sẽ nhận xét người ứng cử có đủ tiêu chuẩn ứng cử hay không và trực tiếp biểu quyết nhất trí hay không nhất trí để người đó ứng cử ĐBQH/đại biểu HĐND. Kết quả của hội nghị cử tri là một trong những căn cứ quan trọng để MTTQ Việt Nam hiệp thương và quyết định điền tên người ứng cử vào danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử hay không. Đây là quy trình rất chặt chẽ nhằm sàng lọc và loại bỏ những người ứng cử không đủ tiêu chuẩn làm ĐBQH, đại biểu HĐND từ trước khi bầu cử.Những chiêu “rạch mặt ăn vạ” Những phần tử chống đối, phá hoại bầu cử biết rất rõ mình không thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ĐBQH, đại biểu HĐND, đặc biệt là các tiêu chuẩn trung thành với Hiến pháp; gương mẫu chấp hành pháp luật. Ngay những hành vi chống phá Đảng, không công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước mà họ thực hiện đã thể hiện rất rõ họ không trung thành với Hiến pháp và không chấp hành pháp luật. Vì thế, họ rất sợ các quy trình về hiệp thương, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, nguyên tắc nghị sĩ/đại biểu Quốc hội phải trung thành với Hiến pháp là nguyên tắc được áp dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Ngay tại Mỹ, các nghị sĩ khi đắc cử cũng phải thực hiện thủ tục tuyên thệ, thề trung thành với Hiến pháp. Nghị sĩ/đại biểu Quốc hội làm việc tại cơ quan lập pháp, nên chắc chắn không có nước nào ủng hộ nghị sĩ nước mình không tôn trọng luật pháp, không tuân thủ pháp luật. Hơn ai hết, cử tri nơi người ứng cử cư trú/công tác là những người hiểu rõ về người ứng cử đó nhất. Nếu người ứng cử thực sự là người có đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật thì không có lý do gì phải e ngại việc lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú. Quy định về tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri cũng thể hiện rõ tính khách quan. Cụ thể, theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14, hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú được tổ chức tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố nơi người ứng cử thường trú hoặc tạm trú. Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự đạt ít nhất 50% tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất 55 cử tri tham dự hội nghị. Quy định như vậy để loại trừ trường hợp lựa chọn cử tri đi dự hội nghị, giúp hội nghị cử tri nơi cư trú cho ý kiến khách quan nhất, toàn diện nhất về người ứng cử. Ấy vậy mà những phần tử chống phá đội lốt “người tự ứng cử” lên tiếng rêu rao trên mạng xã hội và một số trang thông tin nước ngoài rằng, hội nghị cử tri nơi cư trú là nơi để đấu tố, lên án, loại bỏ người tự ứng cử. Điều rất hài hước là những kẻ đội lốt “người tự ứng cử” để chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, phá hoại bầu cử rất tự tin trưng ra những bản tập hợp chữ ký ảo trên mạng để giới thiệu ứng cử, nhưng đứng trước cử tri thật ở chính nơi họ cư trú thì họ lại tỏ ra run sợ. Riêng điều này đã thể hiện rõ sự lòe bịp của họ về những bản “tập hợp chữ ký” và thể hiện rõ uy tín của họ ở nơi cư trú thảm hại đến mức nào. Đến cử tri nơi họ cư trú còn không muốn để họ lọt vào danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử, mà họ còn muốn ra oai đại diện cho cử tri cả nước được sao? Khi không vượt qua được hội nghị cử tri nơi cư trú, họ bèn sử dụng chiêu “rạch mặt ăn vạ” khi rêu rao rằng hội nghị cử tri chỉ là nơi đấu tố, lên án họ để loại họ ngay từ vòng đầu! Cũng vì nhận thức rõ với sự quay lưng của cử tri nơi cư trú và với lý lịch bất hảo về chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, họ chắc chắn không thể vượt qua được các vòng hiệp thương do MTTQ Việt Nam tổ chức, nên họ rêu rao rằng, tổ chức hội nghị hiệp thương là vi hiến vì Hiến pháp không có quy định về hiệp thương hay về cơ cấu, thành phần ĐBQH. Chiêu “rạch mặt” này lại làm lòi ra cái dốt khác của họ về kiến thức pháp luật. Ai am hiểu về luật pháp cũng hiểu một điều rất đơn giản: Hiến pháp là đạo luật gốc, là đạo luật cơ bản nên chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất. Không có một bản hiến pháp nào trên thế giới quy định đầy đủ mọi quy phạm để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Chẳng hạn, không thể nói rằng Hiến pháp không quy định về hợp đồng nên mọi quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp... là vi hiến. Thực tế, quy định về hiệp thương và các bước tiến hành hiệp thương được thể hiện rất rõ trong Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND nên việc MTTQ Việt Nam tổ chức hiệp thương là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật và không vi hiến. Kiến thức sơ đẳng về pháp luật như vậy mà còn không hiểu, thì những thành phần đó sao đủ tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn, năng lực để trở thành ĐBQH-người sẽ hoạt động ở cơ quan có chức năng rất quan trọng là lập pháp? Vậy, đằng sau chiêu trò “tự ứng cử” của các phần tử chống đối, phá hoại là gì? Họ “tự ứng cử” với hy vọng hão huyền nếu trúng cử sẽ biến Quốc hội, HĐND trở thành diễn đàn cho họ thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, gây rối hoạt động của cơ quan dân cử nói riêng và của Nhà nước nói chung, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ngay trong cơ quan dân cử của nước ta. Khi không thực hiện được mục tiêu của mình, họ quay ra bịa đặt, xuyên tạc để phá hoại bầu cử. Tuy nhiên, dù dùng âm mưu, thủ đoạn thâm độc, nham hiểm, ngụy quân tử đến mức nào, họ cũng không thể đánh lừa được cử tri. Bằng chứng là dù đợt bầu cử nào họ cũng ra sức hoạt động, ra sức “tự ứng cử” nhưng đều bị cử tri nơi cư trú vạch mặt thẳng thừng. Vì cử tri cực kỳ sáng suốt, nên họ chưa và sẽ không bao giờ thực hiện được mưu đồ thiếu tử tế của mình.

Từ “cách mạng màu online” đến “cách mạng đường phố”

 

Trên các trang mạng xã hội do các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị, bất mãn điều hành đưa ra hàng loạt bài viết sai trái, tiêu cực với nội dung liên hệ tình hình tại Myanmar với Việt Nam. Các đối tượng đang tích cực tiến hành “cách mạng màu online” để làm nền tảng hiện thực hóa “cách mạng đường phố”. Trong đó, các mũi nhọn chống phá mà các đối tượng đang thực hiện là:

100% cử tri nơi cư trú đồng ý giới thiệu Thượng tướng Nguyễn Tân Cương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Chiều 31-3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Tiên Ngoại, thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, là đại biểu trên địa bàn tham gia ứng cử đại biểu quốc hội (ĐBQH) khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Đinh Thị Lụa, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam; Trương Quốc Huy, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam; Trần Thị Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Nam; đại biểu các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng (BQP); Bộ Tổng Tham mưu (BTTM); Tổng cục Chính trị; Bộ CHQS tỉnh Hà Nam và 139 đại biểu cử tri nơi cư trú. Tại hội nghị, Ban tổ chức đã quán triệt mục đích, yêu cầu hội nghị; báo cáo danh sách cử tri; giới thiệu danh sách người ứng cử; thông báo tiêu chuẩn ĐBQH khóa XV; thư ký hội nghị đọc tiểu sử tóm tắt của Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, người ứng cử ĐBQH khóa XV. Thiếu tướng Chu Văn Đoàn, Phó bí thư Đảng ủy BTTM – Cơ quan BQP, Chủ nhiệm Chính trị BTTM thông báo tóm tắt quá trình, kết quả giới thiệu đại biểu Nguyễn Tân Cương ứng cử bầu ĐBQH khóa XV. Qua báo cáo cho thấy, tại hội nghị lãnh đạo của BTTM; hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác và hội nghị lãnh đạo, chỉ huy mở rộng nơi công tác, 100% đại biểu tham dự đều nhất trí giới thiệu đồng chí Thượng tướng Nguyễn Tân Cương ứng cử bầu ĐBQH khóa XV. Trong phần thảo luận, các ý kiến của đại biểu, cử tri đều khẳng định, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương có lai lịch chính trị rõ ràng, là cán bộ được đào tạo cơ bản, đã trải qua chiến đấu, được rèn luyện, trưởng thành từ cơ sở, qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy đơn vị ở nhiều cấp. Đồng chí có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương có phẩm chất đạo đức tốt, luôn phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, chấp hành nghiêm pháp luật và các quy định của quân đội, địa phương nơi cư trú. Đồng chí có năng lực lãnh đạo, chỉ huy, sức khỏe tốt, phương pháp công tác khoa học, sâu sát cơ sở; luôn quan tâm đến công tác hậu phương quân đội và đời sống cán bộ, chiến sĩ; có tư duy chiến lược, kinh nghiệm công tác và uy tín trong lãnh đạo, chỉ huy. 100% cử tri nơi cư trú đồng ý giới thiệu Thượng tướng Nguyễn Tân Cương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV Đại diện cử tri góp ý kiến cho Thượng tướng Nguyễn Tân Cương. Cùng với đó, thường xuyên liên hệ chặt chẽ và tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân; tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào do địa phương phát động và có nhiều ý kiến đóng góp hiệu quả, thiết thực, góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp. Không chỉ mẫu mực thực hiện, đồng chí còn tích cực vận động gia đình chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định, hương ước của địa phương, khu dân cư. Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cảm ơn sự ủng hộ, tín nhiệm của các đại biểu, cử tri. Đồng chí lĩnh hội, tiếp thu toàn bộ ý kiến của cử tri và hứa sẽ luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của người đại biểu đại diện cho nhân dân nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH khóa XV. Trên cương vị, chức trách đảm nhiệm, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương khẳng định sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả quan điểm của Đảng về đường lối quân sự, quốc phòng trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo; tập trung xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại”, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu đến năm 2030 xây dựng quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”. Đồng thời, thường xuyên giữ mối liên hệ với địa phương, nhân dân nơi cư trú và nơi công tác. Sau khi nghe chủ tọa tóm tắt kết luận, 100% cử tri dự hội nghị đã biểu quyết nhất trí giới thiệu Thượng tướng Nguyễn Tân Cương ứng cử bầu ĐBQH khóa XV.

Thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đạt nhiều kết quả tích cực

Ngày 31-3, tại Đắk Lắk, Đoàn công tác của Quân khu 5 do Thiếu tướng Hứa Văn Tưởng, Phó tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra kết quả xây dựng khu kinh tế-quốc phòng (KTQP) và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) quý 1-2021 đối với Công ty Cà phê 15. Thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đạt nhiều kết quả tích cực. Sau khi trực tiếp đi kiểm tra, nắm tình hình ở các đội sản xuất, kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó tư lệnh Quân khu ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà đơn vị đã đạt được trong thời gian qua, nhất là xây dựng khu KTQP và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đạt nhiều kết quả tích cực. Thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đạt nhiều kết quả tích cực Thiếu tướng Hứa Văn Tưởng yêu cầu, cấp ủy, chỉ huy các cấp đoàn kết, gắn bó xây dựng đơn vị thực sự vững mạnh, có nhiều giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người lao động và chất lượng hiệu quả các dự án phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của đơn vị ở các khu KTQP; tập trung khắc phục khâu yếu, mặt yếu góp phần hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, người lao động nhận thức sâu sắc và tham gia bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp có chất lượng.

Bộ CHQS tỉnh Hải Dương luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu năm 2021

Trong 2 ngày (30 và 31-3), Bộ chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Hải Dương tổ chức luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) năm 2021 cho Chỉ huy - Cơ quan Bộ CHQS tỉnh và các đơn vị trực thuộc. Đại tá Đỗ Ngọc Hiên, Phó tham mưu trưởng Quân khu 3 và phái viên Phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu Quân khu đã đến dự, theo dõi và chỉ đạo. Đại tá Nguyễn Huy Thăng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Hải Dương triển khai nội dung luyện tập qua 3 vấn đề huấn luyện gồm: Chuyển LLVT tỉnh từ trạng thái SSCĐ thường xuyên lên trạng thái SSCĐ tăng cường; chuyển LLVT tỉnh từ trạng thái SSCĐ tăng cường lên trạng thái SSCĐ cao và chuyển LLVT tỉnh từ trạng thái SSCĐ cao lên toàn bộ. Bộ CHQS tỉnh Hải Dương luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu năm 2021 Đại tá Nguyễn Huy Thăng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Hải Dương phát biểu triển khai luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu Chỉ huy-Cơ quan Bộ CHQS tỉnh năm 2021. Phát biểu chỉ đạo sau 1/2 ngày dự luyện tập, Đại tá Đỗ Ngọc Hiên, Phó tham mưu trưởng Quân khu ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị và tổ chức thực hành luyện tập của các cơ quan, đơn vị; hệ thống văn kiện chuyển trạng thái SSCĐ được chuẩn bị đầy đủ, đúng quy định; khung tập đã thực hành đúng trình tự các bước tiến hành trong chuyển trạng thái SSCĐ; tác phong của người chỉ huy cụ thể, dứt khoát, khẩu khí rõ ràng, nhất là nội dung điều hành tại cơ quan, đơn vị và báo cáo thông qua kế hoạch đề xuất với cấp trên nghiên cứu, đánh giá, kết luận tình hình phù hợp; hành động của phân đội sát với thực tế chiến đấu. Đồng chí Phó tham mưu trưởng Quân khu cũng chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục trong quá trình luyện tập để đảm bảo cho LLVT tỉnh xử lý hiệu quả khi có tình huống xảy ra. Bộ CHQS tỉnh Hải Dương luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu năm 2021 Hạ đạt mệnh lệnh hành quân trong trong luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ từ cao lên toàn bộ. Nét nổi bật trong luyện tập lần này là ngay từ đầu năm, cùng với việc tập trung cao quân số, thời gian cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh góp phần tích cực cùng địa phương khống chế được dịch bệnh, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh SSCĐ của Tư lệnh Quân khu 3, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, làm tốt công tác chuẩn bị về văn kiện, vũ khí trang bị, vật chất, phương tiện bảo đảm; phần thực hành cơ động lực lượng ra căn cứ chiến đấu đảm bảo về quân số, trang bị vũ khí, vật chất hậu cần theo biên chế… Do làm tốt mọi công tác chuẩn bị, nội dung luyện tập Chỉ huy-cơ quan Bộ CHQS tỉnh và các đơn vị hoàn thành theo kế hoạch đã xác định, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, đảm bảo an toàn về mọi mặt.

Xây dựng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông minh, hiện đại, mang đẳng cấp quốc tế

Được thành lập ngày 1-4-1951 tại làng Nông, xã Yên Trạch, huyện Phú Lương (Thái Nguyên), với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Trung ương Yên Trạch-tiền thân của Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108. Ngay từ lần đầu xuất quân trong Chiến dịch Biên giới oanh liệt, tới Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, cho đến những năm kháng chiến chống Mỹ trên các chiến trường ác liệt ở Tây Nguyên, Khu 5, Nam Bộ... người chiến sĩ áo trắng Quân y 108 không sợ hy sinh, gian khổ, vừa cứu chữa thương bệnh binh, tham gia chiến đấu, vừa tìm tòi nghiên cứu sáng tạo ra nhiều phương pháp xử trí thành công những vết thương phức tạp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm quân y trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Sau ngày thống nhất đất nước, trong muôn vàn khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại, với trách nhiệm chính trị cao trước Đảng, Nhà nước và nhân dân; bằng những kinh nghiệm được đúc kết từ chiến trường và kết quả nghiên cứu, ứng dụng các công trình khoa học có giá trị, đội ngũ thầy thuốc của bệnh viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu dung, điều trị cho hàng nghìn thương binh, bệnh binh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân và chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc. Ngoài những ca bệnh khó, phức tạp, hiểm nghèo, bệnh viện còn đóng góp nhiều kinh nghiệm quý cho ngành quân y trong nghiên cứu, triển khai những kỹ thuật điều trị bệnh cho bộ đội và nhân dân. Bước vào thời kỳ đổi mới, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu tuyến cuối toàn quân, năm 1995 Viện Quân y 108 được đổi tên thành Bệnh viện TƯQĐ 108. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, bệnh viện được ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và bổ sung nhiều trang thiết bị y tế tiên tiến thế hệ mới. Đặc biệt, tháng 12-2018, bệnh viện đã khánh thành, đưa vào sử dụng Cụm công trình Trung tâm gồm ba tòa nhà do Hàn Quốc thiết kế, có thể thu dung điều trị hơn 2.000 bệnh nhân nội trú. Bệnh viện đã xây dựng đội ngũ cán bộ thầy thuốc hùng hậu đang công tác gồm 45 GS, PGS, 150 TS, 280 bác sĩ CKI, CKII và thạc sĩ; 1.800 điều dưỡng, kỹ thuật viên trong đó hơn 70% có trình độ cao đẳng và đại học, 100% điều dưỡng trưởng, kỹ thuật viên trưởng có trình độ đại học. Cán bộ quản lý các bộ môn, phòng, khoa, ban đều có trình độ sau đại học, trong đó có hơn 90% là GS, PGS, TS, bác sĩ CK2, thạc sĩ. Xây dựng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông minh, hiện đại, mang đẳng cấp quốc tế Bệnh viện liên tục cải cách hành chính trong công tác khám, chữa bệnh với bước đột phá tại các khoa khám bệnh, đặc biệt là việc cải tiến quy trình khám, điều trị cán bộ cao cấp và cán bộ cấp tướng tại khoa khám bệnh cán bộ cao cấp, tạo điều kiện thuận lợi tối đa, đem đến sự hài lòng cho các đồng chí cấp tướng và cán bộ cao cấp, lão thành cách mạng; đồng thời đổi mới về phong cách phục vụ, nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng điều trị, hướng đến chăm sóc toàn diện người bệnh bằng việc triển khai và tăng cường công tác quản lý chất lượng, đầu tư trang thiết bị, chuẩn hóa các quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; ISO 15189:2012 cho các viện, trung tâm, khoa. Trải qua 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương, sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội, Bệnh viện TƯQĐ 108 đã phát huy bản chất tốt đẹp, truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam anh hùng, luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, điều trị cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội và nhân dân. Đặc biệt luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho các đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội; hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo quân y tại đảo Song Tử Tây (Quần đảo Trường Sa) và nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan; đồng thời còn là điểm sáng trong công tác dân vận và thực hiện chương trình kết hợp quân dân y, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Những năm qua, bệnh viện đã triển khai và đạt nhiều thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào chẩn đoán, cấp cứu và điều trị với hàng chục kỹ thuật đạt trình độ khu vực và quốc tế. Tiêu biểu nhất là các kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người, ghi những mốc son mới trong lịch sử y học nước nhà. Đặc biệt, ngày 26-2-2018, Bệnh viện TƯQĐ 108 thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não lần đầu tiên tại Việt Nam; tháng 1-2020, thực hiện thành công ca ghép chi thể đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống; tháng 11-2020, thực hiện thành công ca ghép hai cẳng tay từ người cho chết não đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, góp phần quan trọng đưa nền y học Việt Nam vươn tầm thế giới. Bên cạnh đó, Bệnh viện TƯQĐ 108, Viện Nghiên cứu khoa học (NCKH) Y dược lâm sàng 108 (YDLS) luôn chú trọng đẩy mạnh công tác NCKH và đào tạo sau đại học tới bậc học tiến sĩ và nhiều loại hình đào tạo khác; tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế sâu rộng với các trường đại học, trung tâm y tế lớn trên khắp các châu lục, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kỹ thuật bền vững của bệnh viện và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế nước nhà. Qua 25 năm thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo sau đại học, đến nay Viện NCKH YDLS 108 với 12 bộ môn đào tạo sau đại học, đã và đang đào tạo gần 450 nghiên cứu sinh làm luận án TS, gần 1.200 bác sĩ CKI, CKII thuộc các chuyên ngành; mở rộng đào tạo liên tục cấp chứng chỉ cho nhiều chuyên ngành đối với hàng nghìn bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của các bệnh viện quân và dân y trên cả nước, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ khoa học ngành y trong và ngoài quân đội. Bên cạnh đó, bệnh viện đã triển khai nghiên cứu và nghiệm thu hàng nghìn đề tài NCKH cấp cơ sở, cấp bộ, cấp Quốc gia và nhiều đề tài hợp tác quốc tế mang giá trị khoa học và thực tiễn cao, trong đó có những công trình đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ; giải thưởng Vifotec, giải thưởng quốc tế... Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây, bệnh viện đã triển khai 122 kỹ thuật mới đưa vào phục vụ người bệnh, trong đó có 20 kỹ thuật đạt giải nhất trong các kỳ hội thi, hội thao toàn quân, toàn quốc và đăng tải hàng trăm bài báo quốc tế có hệ số ảnh hưởng cao trong các tạp chí thuộc hệ thống ISI/Scopus. Tổ chức tốt hoạt động của trang tin điện tử và Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, là một trong số ít các tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cho điểm cao nhất. Với phương châm “Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên môn và chất lượng chăm sóc, phục vụ” và quan điểm “Lấy người bệnh làm trung tâm, đem đến sự hài lòng của người bệnh”, Bệnh viện TƯQĐ 108 xác định phát triển theo hướng “Chuyên sâu-Chuyên tâm-Vươn tầm quốc tế”, bảo đảm trở thành bệnh viện thông minh, hiện đại, mang đẳng cấp quốc tế, đúng như Quyết định số 68/QĐ-TTg, ngày 17-7-2020 của Thủ tướng Chính phủ. Để thực hiện được mục tiêu đó, trong thời gian tới, Bệnh viện TƯQĐ 108 tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều chuyên ngành, trọng tâm là hợp tác với các trung tâm y tế lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Mỹ, các nước châu Âu và các nước khu vực ASEAN để nghiên cứu, triển khai ứng dụng những kỹ thuật mới, kỹ thuật cao vào công tác chẩn đoán, điều trị; thực hiện thành công những kỹ thuật y học đạt trình độ khu vực và quốc tế, bảo đảm độ an toàn cao, nhất là triển khai tiếp các kỹ thuật ghép mô và bộ phận cơ thể người. Tăng cường đầu tư nghiên cứu nâng cao năng lực và thực hành diễn tập y học quân sự, chuẩn bị sẵn sàng cho thời chiến, ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp của quân đội và quốc gia. Làm tốt công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, thầy thuốc, nhân viên giỏi về chuyên môn, sáng về y đức. Không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, tiến tới quản lý bệnh viện theo các tiêu chuẩn JCI (Mỹ). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động, hướng tới cung cấp dịch vụ y tế đạt chất lượng quốc tế, từng bước xây dựng Bệnh viện TƯQĐ 108 trở thành trung tâm y tế lớn hàng đầu của Việt Nam và là trung tâm đối ngoại, hợp tác quốc tế của khu vực cũng như thế giới về y học, một bệnh viện thông minh, mang đẳng cấp quốc tế. 70 năm qua, Bệnh viện TƯQĐ 108 ba lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân và Anh hùng Lao động, 1 Huân chương Sao Vàng, 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 1 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 Huân chương Quân công hạng Nhì và hạng Ba; 3 Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; 1 Huân chương Độc lập của Nhà nước Lào; 10 đơn vị trực thuộc và nhiều cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là không ngừng, không nghỉ

         Cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn lâu dài, gian khổ, quyết liệt, vừa qua mới là hạn chế, ngăn ngừa được một bước. Đây là bệnh của những người có quyền, có chức, lại nắm trong tay tiền của nên rất dễ tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm. Cuộc phát động chống tham nhũng, tiêu cực được bắt đầu từ năm 2013, khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Từ năm 2013 đến nay, đã xử rất nhiều vụ, nhiều Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị bị đi tù, thu hồi tài sản lên đến hàng triệu USD và nhiều tỷ đồng.

          “Tôi nói là không dừng, không nghỉ, không kể đó là ai, không có vùng cấm. Có người trước đây lúc thấy tôi sức khỏe yếu cũng lo chùng xuống. Rồi có tâm lý: Giờ sắp đến Đại hội rồi có làm không? Tôi nói là, mai Đại hội mà hôm nay đến ngày xét xử, vẫn đưa ra tòa xét xử,” Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói và dẫn chứng vừa qua, gần Đại hội vẫn xử nhiều vụ, đến cả Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là không ngừng, không nghỉ, bất cứ lúc nào.


          Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, làm không phải cốt để trị ai, thù oán ai, mà hoàn toàn là nhân văn, nhân đạo. Tổng Bí thư nhắc lại câu nói của Bác Hồ, cưa một cành cây mọt, sâu để cứu cả cái cây. Xử một vài người để răn đe, giáo dục, ngăn ngừa người khác đừng vi phạm, để cảnh tỉnh, cảnh báo là chính, không phải cốt xử cho nhiều, xử cho nặng mới là nghiêm.

          “Chưa bao giờ một khóa mấy ông Bộ Chính trị bị đi tù, bị cách chức, tịch thu bao nhiêu tài sản. Có người hối lộ, xách vali tiền đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương định biếu xén, lấp liếm. Tôi nói tại Hội nghị toàn quốc rồi, đồng chí cán bộ kiểm tra mở ra xem đó là gì. Mở vali ra, thấy toàn tiền USD, yêu cầu khóa lại lập biên bản, anh ký vào đây, rồi anh xách vali về”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia sẻ về việc đấu tranh tham nhũng khó khăn, phức tạp, nếu không có bản lĩnh, dũng khí, tình cảm chân chính thì không làm được.

          “Ai cũng thích của, thích tiền. Nhưng danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

          Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng khẳng định, đây là cuộc đấu tranh còn lâu dài, gian khổ, quyết liệt và gian nan. Vừa qua mới là hạn chế, ngăn ngừa được một bước. Còn quyền, còn chức, còn tiền, nếu con người ta không tu dưỡng rèn luyện sẽ còn xảy ra.

          Về những trọng tâm công tác sắp tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Sắp tới nhiệm vụ còn lớn, nhiều, nặng nề, khó khăn và còn nhiều nguy cơ, nhiều diễn biến phức tạp chưa lường hết được.

          “Cảm ơn các bạn đã chúc mừng tôi, chúc mừng sức khỏe, đây là nhân tố rất quan trọng, nếu không nói là quyết định, để làm việc. Tuổi tôi cũng cao rồi, tôi xin nghỉ rồi, nhưng Đại hội bầu, là đảng viên thì phải chấp hành, nên tôi sẽ cố gắng hết sức, còn làm được hay không thì phải là tập thể, phải đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, nhất trí”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bày tỏ./.

Nguồn Báo mới

Nhận diện và đấu tranh làm thất bại âm mưu phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

         Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng. Thực hiện thành công cuộc bầu cử, sẽ thiết thực góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhằm bầu ra những người tiêu biểu có đủ đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Việc tổ chức thành công cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng là hành động cụ thể nhằm triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.

          Tuy nhiên, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị lại tỏ thái độ hằn học, chống đối và xem đây là thời cơ để chống phá. Lợi dụng không gian mạng, nhiều tổ chức phản động lưu vong như "Việt Tân", "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời", "Triều Đại Việt" và một số cá nhân, hội nhóm chống đối trong nước đang tiến hành các hoạt động kích động, xuyên tạc, cổ súy các hành vi trái luật liên quan bầu cử. Họ tung lên các trang mạng đủ loại thông tin xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chế độ ta, Đảng ta. Họ phát tán nhiều tài liệu kích động phản đối Quy chế bầu cử Quốc hội và cho đó chỉ là "hình thức". Trên internet xuất hiện nhiều trang mạng núp bóng "truyền thông xã hội", đưa tin, giật tít rầm rộ nhưng chỉ là những thông tin mang tính chủ quan cá nhân, thông tin không đúng sự thật. Mục đích của chúng là lôi kéo số chống đối tự ứng cử tràn lan, xuyên tạc các quy định về bầu cử, gây mất an ninh trật tự, phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp sắp tới.

          Từ nay đến ngày bầu cử, các thế lực thù địch sẽ vẫn tiếp tục xuyên tạc chống phá cuộc bầu cử. Để cuộc bầu cử thành công tốt đẹp, cấp ủy Đảng các cấp cần triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đặc biệt, cần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, biểu thị rõ thái độ dứt khoát trước các biểu hiện lừa gạt, kích động của các thế lực thù địch góp phần giữ vững thế trận lòng dân trước sự chống phá của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân toàn tỉnh hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân; động viên cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử. Các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần phối hợp chặt chẽ để nắm bắt tư tưởng chính trị, tâm tư nguyện vọng; đề ra các giải pháp kịp thời đối với những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề có thể phát sinh; tuyên truyền bảo đảm tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất. Đồng thời, cần tăng cường xây dựng môi trường thông tin lành mạnh, đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân được tiếp cận những thông tin chính thống, tin cậy, tích cực, nhân văn, tránh để các thế lực phản động lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng vấn đề bảo vệ môi trường kích động nhân dân tụ tập đông người.

          Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân; ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử. Kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hoạt động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối an ninh, trật tự, âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp phát huy vai trò tuyên truyền, vận động của người có uy tín, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Nâng cao cảnh giác, kịp thời đấu tranh, xử lý nghiêm trước pháp luật với những thủ đoạn phá hoại, gây rối của các thế lực thù địch, không để cho những cá nhân, tổ chức nào đứng sau xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, lợi dụng dân chủ để dẫn dắt dư luận xã hội, phá hoại cuộc bầu cử.

                                                                                                   Đa21.

 Chủ quyền và nhân quyền

 Đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền là cách mà một số nước phương Tây và các thế lực thù địch thường sử dụng để gây sức ép, can thiệp công việc nội bộ của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thực tế pháp luật quốc tế có xem nhân quyền cao hơn chủ quyền không? Và liệu rằng đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền thì quyền con người có được bảo đảm một cách thực chất không?

1. Luật pháp quốc tế hiện đại đã đặt chủ quyền quốc gia lên vị trí quan trọng hàng đầu trong quan hệ quốc tế. Điều này được thể hiện ở Điều 2 - Hiến chương Liên hiệp quốc (LHQ) về Tuyên bố trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa năm 1960 (Được thông qua theo Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1-4-1960 của Đại hội đồng LHQ), trong đó quy định: Tất cả các dân tộc có quyền tự quyết, xuất phát từ quyền này, các dân tộc tự do quyết định địa vị chính trị của mình và tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa… Tất cả các quốc gia phải tuân thủ một cách nghiêm túc và chặt chẽ các quy định của Hiến chương LHQ, Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới và Tuyên bố này trên cơ sở bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và tôn trọng chủ quyền của tất cả các dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của họ.

Tuyên bố về các nguyên tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia của Đại hội đồng LHQ năm 1970 (Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng LHQ ngày 24-10-1970), trong đó có nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền của các quốc gia: Tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội. Cụ thể, bình đẳng về chủ quyền bao gồm những nội dung sau: Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý; Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn; Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác; Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm; Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình; Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác.

Không ai phủ nhận vai trò của cá nhân - những thực thể cấu thành xã hội loài người nói chung, các cộng đồng dân tộc nói riêng. Cũng không ai phủ nhận tầm quan trọng của quyền con người, với ý nghĩa là những giá trị nhân văn, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các dân tộc và toàn nhân loại. Tuy nhiên, việc tuyệt đối hóa và cực đoan hóa các quyền cá nhân có thực sự thúc đẩy sự phát triển của các xã hội và bảo vệ các quyền của mọi cá nhân?

Không thể phủ nhận rằng cá nhân không bao giờ và không thể tồn tại tách rời với cộng đồng. Trong mối quan hệ với cộng đồng, mỗi cá nhân có các quyền tự do, nhưng không phải là những quyền tự do tuyệt đối. Nếu mọi cá nhân có các quyền tự do tuyệt đối, cộng đồng sẽ không tồn tại. Bên cạnh các quyền cá nhân, có quyền tập thể của cả cộng đồng. Quyền này nhằm mục đích bảo đảm những lợi ích chung của tất cả các thành viên. Quyền cộng đồng hoàn toàn không phải là sản phẩm của sự tự biện mà là kết tinh của nền văn minh nhân loại và đã được thừa nhận đồng thời với các quyền cá nhân trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền.

Sau khi ghi nhận các quyền cá nhân, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, tại Điều 29 đồng thời quy định rằng “Ai cũng có nghĩa vụ đối với cộng đồng…; Trong khi thực hiện những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp quy định vì quyền tự do của người khác và những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng…”. Như vậy, có nghĩa là quyền của cộng đồng phải được đặt cao hơn các quyền của cá nhân. Cực đoan hóa các quyền cá nhân tất yếu dẫn tới vi phạm các quyền của cộng đồng, làm tổn hại lợi ích chung của toàn xã hội.

2. Một câu hỏi được đặt ra là liệu quyền của các cá nhân có thể được bảo đảm trên thực tế khi dân tộc họ bị mất tự do?

Nhân quyền dựa trên nguyên tắc cơ bản là bình đẳng. Khái niệm bình đẳng hiểu theo nghĩa đầy đủ bao gồm bình đẳng giữa các cá nhân và giữa các quốc gia, dân tộc, vì xét về mặt xã hội, không có cá nhân nào tồn tại ngoài quốc gia, dân tộc. Điều đó có nghĩa là chỉ khi các quốc gia, dân tộc bình đẳng thì các cá nhân của các quốc gia, dân tộc đó mới được tự do, bình đẳng. Muốn có nhân quyền trước hết chúng ta phải thực sự có chủ quyền. Nhân quyền phải dựa trên các điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia chứ không phải phụ thuộc vào sự áp đặt của “nước lớn” giành cho “nước bé”. Nếu chủ quyền của một quốc gia, dân tộc bị xâm phạm, bị chà đạp thì nhân quyền của những cá nhân trong quốc gia, dân tộc đó cũng khó mà được bảo đảm.

Bởi vậy, ngay từ khi nhân quyền được pháp điển hóa trong luật quốc tế, có một nguyên tắc mặc nhiên được thừa nhận đó là, chủ quyền quốc gia là tiền đề để bảo đảm nhân quyền. Không chỉ vậy, theo tinh thần của hai công ước năm 1966 của LHQ thì chủ quyền quốc gia là một dạng đặc biệt quan trọng của nhân quyền (một quyền con người cụ thể).

Lịch sử LHQ cho thấy, một phần quan trọng trong các hoạt động thúc đẩy nhân quyền của tổ chức lớn nhất hành tinh này 75 năm qua được dành cho cuộc đấu tranh giành chủ quyền của các dân tộc thuộc địa mới được hưởng các quyền và tự do như công dân của mẫu quốc từng đô hộ họ.

Về phương diện đối nội, cho dù là những chuẩn mực quốc tế, các quyền con người không mặc nhiên trở thành hiện thực trên thế giới nếu không được thể chế hóa vào pháp luật, chính sách của các quốc gia. Vì thế, chủ quyền quốc gia không làm tổn hại đến nhân quyền, mà ngược lại, là điều kiện để sản sinh ra các công cụ hiện thực hóa nhân quyền.

Đó là lý do giải thích tại sao luật pháp quốc tế không chấp nhận hành động xâm phạm chủ quyền với danh nghĩa bảo vệ nhân quyền. Thay vào đó, để thúc đẩy sự hưởng thụ nhân quyền của tất cả thành viên trong “gia đình” nhân loại, LHQ sử dụng các giải pháp hợp tác, đối thoại và trợ giúp quốc tế.

Ở nước ta, quan điểm về chủ quyền phải luôn gắn với nhân quyền. Tiếp thu nền tảng lý luận và quan điểm thời đại, trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng...”, “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” và phân biệt rõ nhân quyền ở các nước chính quốc khác với các nước thuộc địa. Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là “quyền tự nhiên” của các dân tộc mà cộng đồng quốc tế phải thừa nhận.

Tiếp thu tinh hoa của Tư tưởng Hồ Chí Minh, tôn trọng các nguyên tắc của LHQ, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định chủ quyền là cơ sở để bảo đảm quyền con người được thực thi có hiệu quả trên thực tế. Đảng ta khẳng định: Quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc chủ quyền quốc gia. Trong đó, gắn độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ với chế độ xã hội do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các quyền công dân và quyền con người được tôn trọng và bảo đảm đã đi vào Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp và hệ thống pháp luật quốc gia xuyên suốt các giai đoạn cách mạng, từ khi dân tộc ta giành được độc lập đến nay. Bảo đảm quyền con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.

Lê Văn Quang
Học viện An ninh nhân dân

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

       

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHƯƠNG PHÁP LUẬN HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

        Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời là một nhà tư tưởng; là người khai lập và tham gia sáng lập nhiều tổ chức chính trị - xã hội. Ở Hồ Chí Minh có nhiều vị thế trong một con người: vừa là người sáng lập các tổ chức chính trị, xã hội, vừa là người giữ các chức vụ cao nhất của dân tộc - quốc gia và của Đảng Cộng sản Việt Nam, lại vừa là người trên thực tế chứng tỏ được tư chất lãnh tụ của mình và thực sự được toàn dân yêu nước và toàn Đảng Cộng sản Việt Nam tôn vinh là lãnh tụ.

“Cách mạng màu online” và thủ đoạn dựng hình mẫu ngược!

 

Thời gian qua, lợi dụng tình hình bất ổn diễn ra tại Myanmar, các thế lực thù địch, phản động đã đánh võng, bẻ lái thông tin, xuyên tạc bản chất vụ việc để tạo cớ chống phá Việt Nam. Các đối tượng này ra sức kích động, cổ suý, hô hào tiến hành các hoạt động chống phá hòng gây mất ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội trong nước, hiện thực hóa mưu đồ tiến hành bạo loạn lật đổ theo hướng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”