Điều này đã được chứng minh cả về mặt lý luận và thực tiễn. V.I.Lênin khẳng định: “Với việc phát triển chế độ dân chủ một cách đầy đủ, nghĩa là với việc làm cho toàn thể quần chúng nhân dân tham gia thực sự bình đẳng và thực sự rộng rãi vào mọi công việc của nhà nước”. Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người vào điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong phần mở đầu khi viết tác phẩm “Dân vận” (1949): “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Thấm nhuần những tư tưởng trên, Đảng Cộng sản
Việt Nam từ khi lãnh đạo, nền dân chủ ở Việt Nam ngày càng được củng cố, hoàn
thiện và phát triển, nhất là giai đoạn hiện nay: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã
hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ
nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý
kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội”.
Khoản 1, điều 4, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ
“Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là
đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội thì đương nhiên đối với cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các
cấp, sự kiện chính trị quan trọng hàng đầu để xây dựng chính quyền nhân dân thì
sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu. Chính sự lãnh đạo đó sẽ giúp cho quá trình bầu
cử tốt hơn, đúng Hiến pháp và pháp luật, phát huy được vai trò của toàn Đảng,
toàn dân và của cả hệ thống chính trị.
Trải qua hơn 75 năm kể từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ngừng phát triển, tự hoàn thiện, đồng hành cùng dân tộc, thực sự là nơi xây nên nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ lầm than lên địa vị chủ nhân của đất nước đang vững bước trên con đường xây dựng theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thông qua thực hiện chức năng của Quốc hội, quyền làm chủ của người dân luôn được bảo đảm và phát huy theo tinh thần quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân, địa vị chủ thể của dân với tư cách là chủ thể gốc của mọi quyền lực; những biểu hiện vi phạm quyền làm chủ của người dân đều được phát hiện và xử lý nghiêm. Hiến pháp 2013 đã tiếp tục khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân,… Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”.
Trong lịch sử đất nước ta, kể từ ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để có một cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/1/1946 được tổ chức thành công - một cuộc bầu cử thật sự tự do, thật sự dân chủ, là mốc son lịch sử của thể chế dân chủ ở Việt Nam, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta vượt lên muôn vàn khó khăn của “thù trong, giặc ngoài” với những âm mưu đen tối của các thế lực phản động định tiêu diệt cách mạng Việt Nam, cũng như giặc đói, giặc dốt...là di chứng của chế độ thực dân đế quốc để lại... Trong thời điểm đấy, đại đa số cử tri lần đầu tiên mới được thực hiện quyền bầu cử của mình, đại đa số là những nông dân chưa đọc thông viết thạo, tuyệt đại đa số phụ nữ lần đầu được cầm trên tay lá phiếu… tất cả đều xúc động, tự hào đến rơi nước mắt vì đi bầu cử đối với họ chính là khẳng định quyền công dân của một đất nước tự do, quyền được bình đẳng trong xã hội.
Năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, hai miền
Nam Bắc nước ta tạm thời chia cắt. Những người con miền Nam ra Bắc tập kết mang
trong mình niềm hy vọng lớn lao sẽ được trở về quê hương, đoàn tụ gia đình sau
ngày Tổng tuyển cử tự do dự kiến vào ngày 20/7/1956. Nhưng Mỹ và chính quyền
Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã không những đã cự tuyệt thi hành những
điều khoản của hiệp định Giơ-ne-vơ mà còn trắng trợn đàn áp, trả thù những
người kháng chiến, yêu nước ở miền Nam, đẩy mạnh tiến hành các chiến dịch “tố
cộng”, “diệt cộng” gây chia rẽ, hận thù, chống lại lợi ích và khát vọng độc lập,
thống nhất của dân tộc Việt Nam. Ngày tổng tuyển cử đã bị chế độ Ngô Đình Diệm
cố tình vi phạm, kéo dài cuộc đấu tranh gian khổ hy sinh để 20 năm sau, đến năm
1976 mới lại có cuộc bầu cử thống nhất đất nước. Đồng bào cử tri ngày ấy cũng
hân hoan biết bao khi cầm trên tay lá phiếu bầu tự do khi đất nước đã hoàn toàn
hòa bình, thống nhất. Công dân đủ điều kiện trở thành cử tri, thông qua bầu cử
để trực tiếp lựa chọn những người xứng đáng có đủ phẩm chất đạo đức và
năng lực đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình vào cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất (Quốc hội) và cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (HĐND các
cấp) hoặc tự mình ứng cử để được lựa chọn (thông qua bầu cử) là người đại diện
cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Theo tiến trình phát triển của xã hội, tính
dân chủ trong bầu cử và ứng cử ngày càng được mở rộng. Dẫu còn mặt này mặt
khác, có một vài đại biểu chưa đạt được như kỳ vọng của cử tri, nhưng thực tế
chúng ta có thể thấy rằng chất lượng đại biểu Quốc hội, HĐND ngày càng được
nâng cao. Điều này được minh chứng khi trên diễn đàn của Quốc hội, của HĐND các
cấp ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tiếng nói đại diện cho quyền lực nhân
dân trong hoạt động kiểm tra giám sát của các đại biểu Quốc hội, HĐND, trong
các phát biểu, kiến nghị, góp ý và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và
giải quyết những vấn đề mà cử tri, nhân dân cả nước quan tâm.
Đông đảo cử tri cũng có thể nhận thấy, dẫu còn
không ít khó khăn nhưng đất nước ta đã phát triển về nhiều mặt, đời sống xã hội
nhìn chung đã cải thiện đáng kể, ước mơ đủ “cơm ăn, áo mặc, được học hành” từ
những ngày đầu lập nước giờ đây đã vươn cao hơn đến tầm thời đại với sự hội
nhập sâu rộng, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Như vậy đi
bầu cử không chỉ là sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình mà còn là thể hiện
niềm tin vào Đảng, nhà nước, đặt kỳ vọng vào tương lai tươi đẹp hơn của đất
nước mình, địa phương mình. Mỗi lá phiếu của cử tri mang trong mình sứ mệnh cao
cả là một viên gạch hồng góp phần dựng xây Tổ quốc.
Trải qua nhiều kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các công dân cử tri đã ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình nên đã tích cực thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu bầu, tích cực tham gia vào cuộc bầu cử từ giai đoạn giới thiệu người ứng cử, tham gia các Hội nghị cử tri để đóng góp ý kiến, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đến giai đoạn bỏ phiếu bầu để ngày bầu cử đã thực sự trở thành ngày hội, một dịp sinh hoạt chính trị của đồng bào nhân dân cả nước. Những vấn đề chưa phù hợp trong quy chế, quy định bầu cử đã tiếp tục được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho quyền lực của người dân được thực hiện tốt hơn trên thực tế. /.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét