Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

THÀNH TỰU VÀ NHỮNG NỖ LỰC KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

 


Trên các diễn đàn quốc tế lớn về phát triển, bảo đảm quyền con người, Việt Nam luôn được nhắc tới như là một hình mẫu thành công trong các nỗ lực về bình đẳng giới và đảm bảo quyền con người. Để có được thành công đó, bên cạnh những nỗ lực trong việc hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật quốc gia về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam từ hàng chục năm qua luôn chủ trương đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, đặc biệt là việc tham gia thực hiện về cơ bản đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người nhằm thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước ta trong việc thúc đẩy và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản cho người dân Việt Nam theo đúng các chuẩn mực quốc tế. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền dân chủ, quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến. Các quyền con người được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật; việc đảm bảo quyền con người là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Hiến pháp năm 1992 chỉ rõ mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật. Những nỗ lực không mệtt mỏi của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người đã mang lại những thành tựu ấn tượng, được đánh giá cao. Trong Báo cáo Phát triển con người năm 2019 có tiêu đề “Bất bình đẳng trong phát triển con người thế kỷ XXI: Không chỉ thu nhập, mức trung bình và hiện tại” do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) công bố, tổ chức chịu trách nhiệm chính về phát triển này của Liên Hợp quốc đã công bố những chỉ số cùng sự đánh giá cao các thành tựu và phát triển con người của Việt Nam. UNDP nhìn nhận, chỉ số HDI của Việt Nam đang ở gần  mức trên của nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức trung bình..

Năm 2020 là năm cuối Việt Nam thực hiện mục tiêu bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Những thành tựu đạt được đã khẳng định, Việt Nam là nước tích cực và tiên phong trong lĩnh vực bình đẳng giới, đặc biệt về mặt chính sách và khuôn khổ chính sách. Đây còn là một trong những mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế, xã hội đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đây cũng là vấn đề của tiến bộ xã hội của nhân loại nhưng là một cuộc cách mạng đối với phụ nữ. Thực tế cho thấy Việt Nam đã đạt được thành tựu về nâng cao quyền năng của phụ nữ. Lần đầu tiên, Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội. Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là 20/200 ủy viên, đạt 10% (tăng 1% so với khóa XI). Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021 là 27,06%, tăng 2,54% so với nhiệm kỳ 2011-2016; cao hơn mức trung bình của toàn cầu (23,4%) và của châu Á (18,6%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động nữ Việt Nam là 71,2%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tương ứng của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương là 61,1% và thế giới là 49,6%. Việt Nam đứng thứ 6/57 quốc gia về tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp; 56/156 quốc gia (69,7 điểm) trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và 26/156 (79,8 điểm) quốc gia trong thực hiện mục tiêu 5 về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; 77/149 quốc gia về chỉ số khoảng cách giới.

Với vai trò “kép” là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội rộng mở nhưng đồng thời cũng là thách thức cần phải thể hiện mình hơn nữa trong việc bảo đảm và thực thi những quyền liên quan đến yếu tố con người. Điều này cần sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, cũng như sự tham gia tích cực của mọi người dân./.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét