Thứ nhất, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với công tác nghiên cứu lý luận.
Như Nghị quyết số 37-QĐ/TW của Bộ Chính trị
khóa XI đã khẳng định: “Các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải quan tâm đặc
biệt đến công tác lý luận, tổng kết thực tiễn”. Đảng phải coi công tác
lý luận là công việc thiết thân của mình không kém gì nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, không quan
tâm đến công tác lý luận, đặc biệt lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng, lý luận về đổi mới, không nghiên cứu, bổ
sung phát triển lý luận của Đảng thì không thể khắc phục tình trạng chậm trễ
của lý luận như trong nhiều nghị quyết Đảng ta đã nhận định. Nếu công tác lý
luận được quan tâm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng thực sự sẽ tạo tiềm lực lâu
dài, sức mạnh nội sinh của Đảng; phải coi xây dựng Đảng về lý luận là một nhiệm
vụ quan trọng của xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng.
Thứ hai, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ
lý luận, các chuyên gia đầu ngành; nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu lý
luận, tổng kết thực tiễn.
Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII khẳng định
cần “đầu tư thích đáng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận; có
chế độ chính sách thỏa đáng nhằm thu hút, trọng dụng các chuyên gia đầu ngành”;
cần phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những người có năng khiếu lý luận, có năng
lực tư duy sáng tạo, say mê nghiên cứu lý luận. Cần có chiến lược đào tạo cán
bộ lý luận, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận một cách toàn diện cả về bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm,
dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung. Đồng thời, cần có cơ chế bảo vệ những
cán bộ khoa học dám đột phá sáng tạo. Các chế độ, chính sách đối với nhà khoa
học cần hướng họ đi sâu vào chuyên môn để trở thành những chuyên gia lý luận
giỏi. Cần khắc phục tình trạng lười học, ngại học lý luận chính trị, hoặc học
để đối phó, để cho có bằng cấp. Cần đổi mới căn bản công tác đào tạo cán bộ lý
luận chính trị từ khâu quy hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp theo tinh
thần “khoa học, thực tiễn, sáng tạo và hiện đại” nhằm hình
thành và phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi, đội ngũ cán bộ đầu ngành, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận cao, giàu khả năng tư duy sáng
tạo nhằm phát triển, hoàn thiện đường lối đổi mới, đáp ứng cả yêu cầu trước mắt
và lâu dài.
Thứ ba, gắn kết tổng kết thực tiễn với nghiên
cứu lý luận, định hướng chính sách.
Việc phát triển lý luận, thực hành dân chủ
trong nghiên cứu lý luận suy cho cùngcũng phải dựa trên tổng kết thực tiễn để
đánh giá. Chỉ có bằng tổng kết thực tiễn và qua tổng kết thực tiễn mới có thể
phát triển lý luận, mới có sáng tạo về lý luận, đột phá lý luận. Các nhà kinh
điển chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng những bế tắc của lý luận phải tìm lời
giải đáp từ trong thực tiễn sinh động.
Cần tìm ra cơ chế kết hợp giữa nghiên cứu lý
luận và tổng kết thực tiễn, coi trọng việc tư vấn chính sách trong cơ chế kết
hợp này. Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức nghiên cứu lý luận với tổ
chức lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, tổ chức hoạch định chính sách và thực thi
chính sách. Xây dựng cơ chế để các nhà lý luận được tham gia thường xuyên vào
quá trình tổ chức thực tiễn, tổ chức thực hiện nghị quyết - một khâu yếu hiện
nay như nhiều nghị quyết vẫn đề cập đến.
Thứ tư, phát huy mạnh mẽ dân chủ, khuyến khích
tìm tòi sáng tạo trong nghiên cứu lý luận.
Đây là một chủ trương đã được khẳng định trong
nhiều nghị quyết của Đảng ta. Mới đây, trong Báo cáo Chính trị của Đại hội XIII
khẳng định: “Thực hiện nghiêm Quy định dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính
trị, tạo môi trường dân chủ, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ
của các tổ chức và cá nhân”. Quy định số 285-QĐ/TW của Bộ
Chính trị khóa XI về Dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ
quan của Đảng, Nhà nước” chỉ rõ: “Dân chủ trong nghiên cứu lý luận
chính trị là bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân được tự do
sáng tạo, độc lập suy nghĩ, kiến nghị, được tôn trọng, tiếp thu ý kiến, vận
dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu trong các hoạt động nghiên cứu lý luận chính
trị, phù hợp với pháp luật hiện hành”. Mặc dù quy định mới giới hạn nghiên cứu
lý luận chính trị trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, song đây là một bước tiến trong
nhận thức của Đảng, tạo cơ sở chính trị quan trọng để phát huy dân chủ, tính
sáng tạo, độc lập suy nghĩ trong nghiên cứu lý luận chính trị để đóng góp vào
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Thứ năm, tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức,
phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ
quan nghiên cứu lý luận.
Cần xây dựng quy hoạch tổng thể các cơ quan lý
luận, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế với chế độ,
chính sách đi kèm, mối quan hệ phối hợp.
Cần tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
về lý luận theo hướng đa dạng hóa các hình thức hợp tác và các tổ chức hợp tác,
nâng cao hiệu quả hợp tác để tiếp cận, mở rộng tầm nhìn, tiếp thu có chọn lọc
những thành tựu khoa học của văn minh nhân loại, tăng cường nghiên cứu các trào
lưu tư tưởng, các lý thuyết mới trên quan điểm khách quan và biện chứng, qua đó
làm phong phú hơn tri thức của giới lý luận nước nhà./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét