Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Chủ tịch TP HCM: 'Dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát'

Trừ ổ dịch nhóm Hội thánh Truyền giáo Phục hưng, 3 trong 4 chuỗi lây nhiễm Covid-19 và dịch bệnh tại thành phố vẫn "trong tầm kiểm soát", theo Chủ tịch TP HCM. Thông tin được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nêu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 sáng 1/6, với sự tham gia của Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Theo ông Phong, 3 chuỗi lây nhiễm liên quan ổ dịch tại Hà Nam, công ty ở quận 3 và quán bánh canh ở quận 3 cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, sắp tới thành phố vẫn ghi nhận thêm nhiều ca rải rác bởi các nguồn lây nhiễm chưa phát hiện. TP HCM đang tập trung lấy mẫu xét nghiệm diện rộng thành phố, trong đó lấy tất cả mẫu tổ bầu cử có thành viên nhóm Hội thánh Truyền giáo Phục hưng; lấy mẫu người dân quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc (quận 12); công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hôm qua 31/5, thành phố lấy hơn 70.000 mẫu đơn xét nghiệm. Xác định khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung đông người, có nguy cơ lây nhiễm cao, người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết sẽ giao các địa phương tổ chức các doanh nghiệp ký cam kết thực hiện đúng bộ tiêu chí phòng chống dịch áp dụng cho doanh nghiệp. Thành phố sẽ chấn chỉnh các doanh nghiệp không đảm bảo an toàn. Về vấn đề vaccine, ông Phong cho biết thành phố có 7,2 triệu người trên 18 tuổi, nhu cầu tiêm chủng rất lớn nhưng nguồn cung không đủ. Thành phố xin Chính phủ cơ chế Bộ Y tế quyết định vấn đề nhập vaccine, thành phố sẽ chủ động nguồn và phương thức thanh toán. "Bây giờ các biện pháp 5K cũng chưa đủ mà phải cộng với vaccine mới giải quyết được tình hình", ông Phong nói. Ngoài ra, TP HCM đang bàn triển khai gói hỗ trợ thứ hai cho người bị ảnh hưởng Covid-19. Hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều người thất nghiệp. Gói hỗ trợ thứ hai này sẽ đảm phòng chống dịch tốt và vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế. Tại cuộc họp, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương cho rằng, để đảm bảo mục tiêu kép "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế", các khu công nghiệp có vai trò quan trọng. Ông đề nghị TP HCM nghiên cứu, triển khai các khu cách ly cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong khi đó, đại diện Quân khu 7 cho biết đã bố trí 302 điểm cách ly với sức chứa hơn 82.000 người, sẵn sàng nhân sự tăng cường cho thành phố khi cần. Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, liên quan chuỗi lây nhiễm Hội thánh Truyền giáo Phục hưng, TP HCM ghi nhận 200 ca nhiễm. Ngoài ra, thành phố khoanh vùng 15.206 người thuộc các diện liên quan khác. Thành phố xét nghiệm mở rộng hơn 181.000 người trên toàn khu phố, các tổ bầu cử, phường có ca nhiễm nhiều. Trừ quận 11 và huyện Cần Giờ, 20 địa phương khác trong thành phố đã phát hiện ca bệnh. Riêng quận Gò Vấp ghi nhận số ca cao kỷ lục là 52 ca. Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Nội vụ cho rằng, cần xác định "Hội thánh Truyền giáo Phục hưng" là một điểm nhóm hoạt động chứ không phải hội thánh. Điểm nhóm này đăng ký hoạt động tại phường, không được công nhận là tổ chức tôn giáo, người đứng đầu của hội này "không thể gọi là mục sư". Việc đăng ký, hoạt động của điểm nhóm trước đó là đúng quy định. Ông Thắng đề xuất UBND TP HCM chỉ đạo đình chỉ hoạt động của điểm nhóm này để điều tra vụ án, tùy vào kết quả điều tra có đề xuất xử lý cao hơn, có thể rút giấy phép hoạt động. Hiện cả nước có trên 5.500 điểm nhóm hoạt động tôn giáo tương tự "Hội thánh Truyền giáo Phục hưng", chủ yếu ở các vùng sâu xa, do chính quyền cấp xã cấp phép và quản lý. Các điểm nhóm này hoạt động không theo sự chỉ đạo chung của các tổ chức tôn giáo, năng lực quản lý ở xã cũng hạn chế nên khó khăn trong tuyên truyền, vận động các quy định chống dịch. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng việc lây nhiễm từ nhóm Truyền giáo Phục hưng là một bài học sâu sắc trong công tác chống dịch. Ông yêu cầu TP HCM kêu gọi các chức sắc tôn giáo vận động tín đồ chấp hành quy định và chung tay phòng phòng chống dịch. Phó thủ tướng cho biết, việc khởi tố vụ án liên quan đến điểm nhóm Truyền giáo Phục hưng là "khởi tố một vụ án làm lây lan bệnh dịch chứ không khởi tố một tôn giáo". Nếu có bị can thì đây là việc xử lý một cá nhân với tư cách là công dân chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phó thủ tướng ghi nhận TP HCM thời gian qua động thái quyết liệt ngăn chặn dịch lây lan. Có thể phát hiện thêm nhiều trường hợp lây nhiễm, nhưng với các giải pháp cứng rắn hiện có, tình hình vẫn được chủ động kiểm soát. Ông yêu cầu kích hoạt mạnh hệ thống chính quyền, nhấn mạnh vai trò từ những người đứng đầu từ cấp phường, xã trở lên. Ông Bình lưu ý, TP HCM mở rộng diện xét nghiệm toàn thành phố nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Về gói hỗ trợ thứ hai của thành phố, TP HCM lưu ý vừa hỗ trợ người lao động, vừa hỗ trợ cả doanh nghiệp để họ duy trì sản xuấ

Âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với văn hóa, văn nghệ chỉ là sự cường điệu, “báo động giả” hay thực sự đáng báo động?

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với không ít nguy cơ, thách thức. Một trong những thách thức, nguy cơ đã được Đảng ta chỉ ra là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, trong đó có việc chúng triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông để tấn công mạnh mẽ hơn về tư tưởng - văn hóa và coi đây là mũi nhọn chống phá Đảng và chế độ ta. Vậy đặc điểm, những biểu hiện của âm mưu này ra sao? Cần có giải pháp ứng phó như thế nào? Đó là những câu hỏi bức thiết cần được giải đáp hiện nay. Mặc dù các thế lực thù địch, cơ hội chính trị chống phá ngày càng ráo riết, nhưng lĩnh vực văn hóa, văn nghệ của chúng ta vẫn phát triển đúng hướng, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của dân tộc _Ảnh Tư liệu 1- Hiện nay, trong dư luận xã hội và trong giới trí thức, văn nghệ sĩ đang có những nhận định, ý kiến khác nhau về tác động của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với văn hóa, văn nghệ nước ta. Có ý kiến khẳng định mạnh mẽ, “báo động” về tác hại trực tiếp và thực trạng rất phức tạp của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực có nhiều đặc thù này. Cũng có ý kiến cho rằng, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chủ yếu trên lĩnh vực chính trị, tổ chức, nhân sự, ngoại giao..., còn nói “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thì chỉ là sự cường điệu, thậm chí là “báo động giả”. Vậy cần bình tĩnh, tỉnh táo khi nhận diện những biểu hiện của “diễn biến hòa bình”, đánh giá những tác động, ảnh hưởng của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Có thể thấy rằng, nghiên cứu, đánh giá tác động của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” với văn hóa, văn nghệ không đơn thuần là vấn đề chính trị mà đó vừa là vấn đề của chính trị, vừa là vấn đề của khoa học. Do vậy, không thể giản đơn, máy móc, quy chụp và cũng không thể lảng tránh, không nhận ra tác động tinh vi, phức tạp của “diễn biến hòa bình” đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, đánh giá cần tránh hai khuynh hướng sau: Một là, mất cảnh giác hoặc phủ nhận tác động của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Hai là, quy chụp với cách nhìn máy móc, cứng nhắc, không hiểu biết đầy đủ về bản thân văn hóa, văn nghệ trong thời kỳ mới với rất nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn, đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của văn hóa, văn nghệ, góp phần vào sự phát triển của con người và xã hội. 2- Có âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ không? Đây là một câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng đòi hỏi phải tìm được câu trả lời trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Ngay từ năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, cùng với âm mưu xâm lăng nước ta bằng quân sự, các nước đế quốc còn thực hiện âm mưu xóa bỏ những giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Nhận định của Bác là sáng suốt, bởi đến nay, mặc dù thế giới đã thay đổi nhanh chóng, tương quan và hình thái xã hội trên toàn cầu đã có nhiều biến đổi, nhưng có thể thấy các nghị quyết, văn kiện của Đảng và Nhà nước ta trong mấy nhiệm kỳ gần đây đều vẫn nhấn mạnh các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta. Thực tế, không ít các nhà nghiên cứu nước ngoài từng đưa ra những lo ngại, băn khoăn rằng, trong quá khứ Việt Nam có đủ khả năng chống trả ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài, nhưng hiện nay liệu người Việt Nam sẽ có những biện pháp gì để chống lại thông tin xấu, độc từ các nước phương Tây nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu đối với xã hội và con người... Không phải vô cớ mà Tổng thống Mỹ R. Nich-xơn, khi thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô (trước đây) đã lớn tiếng tuyên bố khâu quyết định có ý nghĩa chiến lược là bằng mọi cách “tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương” và coi tư tưởng, văn hóa, văn nghệ như là “cửa mở” của “cuộc chiến tranh không có khói súng”, các “cuộc cách mạng sắc màu”, “cách mạng nhung”... để đi đến “chiến thắng không cần chiến tranh”... Hiện nay, nhiều thông tin toàn diện, trong đó có nhiều minh chứng cụ thể đã cho chúng ta thấy rõ hơn các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với Việt Nam. Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các blogger đã tấn công cá nhân các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, chiến lược chung là nhằm tạo ra sự mất ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Hoạt động này đã và đang được thực hiện một cách ráo riết cùng với việc lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức núp dưới chiêu bài bảo vệ “nhân quyền” và không ít người đã nhận được “hỗ trợ”, “tài trợ” từ các cơ quan nước ngoài, các tổ chức văn hóa, thậm chí trực tiếp từ chính phủ một số nước phương Tây. Về văn hóa, toàn bộ vũ khí văn hóa chống lại “nền tảng tư tưởng” đã được thiết kế, “sản xuất” ở phương Tây, sau đó được “cấy ghép” vào các nước ở Trung và Nam Mỹ, khu vực Nam Phi, vào Trung Quốc, Nga và ngày càng nhiều ở Việt Nam. Như vậy, dù vẫn còn những người nghi ngờ, lảng tránh, “bỏ qua”, thậm chí cho là “báo động giả”, nhưng thực tế cho thấy, âm mưu của các thế lực thù địch hòng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam là có thật, thậm chí “sản phẩm” này còn được đề ra, được xác định thực hiện trong một thời gian dài, có lộ trình cụ thể và đã được đưa lên thành chiến lược trong thời kỳ mới từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay. Trong chiến lược đó, tư tưởng, văn hóa, văn nghệ luôn là “cửa mở”, “cửa đột phá để tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương”, từ đó nhằm đánh gục đối phương từ bên trong, từ bên trên, từ gốc “nền tảng tư tưởng”. 3- Những năm qua, cuộc “đọ sức” giữa âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với lực lượng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta (lãnh đạo, quản lý, sáng tác, biểu diễn...) diễn ra tưởng như thầm lặng nhưng thực ra rất quyết liệt, phức tạp, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Mặc dù các thế lực thù địch, cơ hội chính trị hoạt động chống phá ngày càng ráo riết, nhưng cần phải khẳng định rằng, văn hóa, văn nghệ của chúng ta vẫn phát triển đúng hướng, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của dân tộc. Lực lượng sáng tạo và hoạt động trên lĩnh vực này, theo nhận định sáng suốt của Đảng và nhân dân, là những người tin cậy, trung thành, có nhiều đóng góp, có tình yêu đất nước, dân tộc, nhân dân, tâm huyết với sự nghiệp đổi mới và với nghề nghiệp. Nhận định đó là khách quan, trung thực và đã được minh chứng trong thực tiễn. Tuy nhiên, cũng không thể lảng tránh một thực tế là tác động của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ đã thể hiện ngày càng rõ hơn, tinh vi hơn, cả trực tiếp lẫn gián tiếp trong các khâu của quá trình sáng tạo, quản lý, quảng bá, truyền bá lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Đã xuất hiện những “tác phẩm” có dụng ý chính trị rõ rệt phủ định con đường và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, thông qua việc bôi đen hiện thực lịch sử hoặc dùng những “hình tượng” mang tính ẩn dụ đen tối nhằm giễu nhại con đường cách mạng của dân tộc mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Vũ Thư Hiên, Bùi Tín những năm trước đây, nhóm “mở miệng” trong những năm cuối thế kỷ XX và cả truyện ngắn của một số cây bút trẻ gần đây đã bộc lộ rõ khuynh hướng này. Hùa theo khuynh hướng đó là những người làm phê bình, giới thiệu đã tìm cách đề cao các loại “tác phẩm” như vậy, coi đó là “trung thực”, là “sức mạnh” của bên lề, của ngoại vi đang tấn công để “giải” (hóa giải) trung tâm, là sự “sáng tạo” và “phát hiện” độc đáo. Thực chất, họ đã dùng những thủ pháp nghệ thuật để vu cáo, xuyên tạc, bôi bẩn các giá trị văn hóa dân tộc, các thành tựu cách mạng cả trong quá khứ và hiện tại. Thực tế cho thấy, để đi tới thắng lợi hoàn toàn, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, trong suốt 30 năm (từ năm 1945 đến năm 1975), dân tộc ta đã phải trải qua muôn vàn hy sinh, gian khổ tận cùng. Đó là sự thật lịch sử, và sự hy sinh đó không phải vô ích, vô nghĩa. Chúng ta không hề muốn chiến tranh nhưng kẻ thù đem gươm, súng đến đất nước này thì “giặc dùng đạn bom ta giáng trả bằng đạn bom”, vì sự mất còn của cả dân tộc, vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Chân lý lịch sử đó là rõ ràng nhưng các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị và một số người trẻ “ngây thơ” đã tìm cách xuyên tạc chân lý đó. Một số tác phẩm văn học, nghệ thuật đã miêu tả cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta toàn một màu đen tối, chết chóc, bi kịch, vô nghĩa; phủ định sạch trơn những sáng tạo văn hóa, văn nghệ trong thời kỳ chiến tranh, coi đó là “minh họa”, là tô hồng, là cao hơn, là đứng trên hiện thực. Chúng ta không phủ nhận những hạn chế lịch sử của mảng văn học, nghệ thuật trong chiến tranh nhưng không thể nhân danh “đổi mới” để bôi nhọ cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc bằng việc chỉ miêu tả mặt đen tối, sự chết chóc và tha hóa con người trong chiến tranh. Khuynh hướng này chỉ là phiến diện, chưa trung thực với lịch sử. Đã từ lâu, ở phương Tây và ở Mỹ lan truyền một thông tin rằng, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do bị “giật dây” hoặc đó là một cuộc “nội chiến”. Những năm gần đây, luận điệu đó được “sản xuất” bởi một số chính trị gia phương Tây và đã nhanh chóng được “nhập khẩu” vào Việt Nam, tác động đến suy nghĩ, nhận định của một số trí thức, văn nghệ sĩ. Luận điệu đó đã đi vào một vài “sản phẩm” nghiên cứu, một số sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. Ở một vài tác phẩm, các tác giả đã cố tình cài cắm luận điệu “nhập khẩu” đó như là một sự “phát hiện mới” của mình. Có lẽ, do phần lớn trong số họ đều là những người đứng ngoài cuộc chiến đấu nên không hiểu được khát vọng sâu thẳm của hàng triệu người Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, hoặc có người chạy theo “mốt thời thượng” về chính trị mà không am hiểu, thậm chí “không muốn hiểu” sự thật lịch sử đã được thừa nhận từ lâu. Thực tế đã chứng minh luận điệu của ai đó cho rằng cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam là “chiến tranh ủy nhiệm” hoàn toàn là sự “ngây thơ” hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử. Năm 1965, đế quốc Mỹ đem quân ồ ạt vào miền Nam nước ta, bắt đầu chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Nhưng chỉ vài năm sau, chiến lược đó thất bại thảm hại. Tổng thống Mỹ công khai tuyên bố chuyển sang chiến lược mới “Việt Nam hóa chiến tranh”, nghĩa là Mỹ vẫn chủ mưu, vẫn viện trợ, trang bị “tận răng” cho quân đội và chính quyền Sài Gòn. Âm mưu này thâm độc hơn nhưng ngay từ đầu đã mang dấu hiệu thất bại. Đầu năm 1975, khi chúng ta mở chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã kêu gào Mỹ viện trợ tiền và vũ khí và khi không đạt được sự cầu cứu thảm hại đó, chính họ đã “đổ lỗi” cho Mỹ về sự sụp đổ của mình. Mặc dù vậy, tại sao lại vẫn có người cố tình miêu tả, bình luận cuộc chiến này là “nội chiến”.Phải chăng họ đã “ăn phải bả” của một số chính trị gia phương Tây? Những năm gần đây, rải rác xuất hiện một số sáng tác tập trung miêu tả, khắc họa những con người bi quan, bế tắc, tâm trạng trống rỗng, không tin và không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nhân vật trong các tác phẩm đó thường là thanh niên hay những người ở độ tuổi mới lớn. Chúng ta không phủ nhận trong xã hội hiện nay có một bộ phận nhỏ rơi vào tâm trạng đó. Song cường điệu điều đó để đi tới sự phủ định những điều tốt đẹp của cuộc sống, tạo ra bức tranh thê thảm của xã hội, reo giắc trong thế hệ trẻ sự bế tắc là trái với bản chất nhân văn của văn học, nghệ thuật. Ví dụ như lời một số ca khúc trong đĩa “Cái nường 8X” của nhạc sĩ Ngọc Đại với 9 bài hát mà hầu hết lời lẽ đều toát lên một tâm trạng uất ức, tức tối, căm giận với những ca từ, như “Thôi chào nhé. Chào vĩnh biệt những mùa xuân thật là thê thảm. Những mùa xuân thật là dã man. Những mùa xuân tối tăm, bệnh hoạn. Những mùa xuân đã chết rồi trong trái tim của anh và em và cũng có thể của cả một dân tộc. Chết dần, chết mòn, chết thật rồi....”(bài Vĩnh biệt). “ Mùa xuân thật là ngu ngốc, chán ngắt, buồn nôn”, “phí hoài, chán ngắt, bước chân mộng du...” (bài Thông điệp hoa hồng)... Đây là những bài hát đi ngược lại thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, tuyên truyền chống Tổ quốc, chống nhân dân, bôi xấu, xuyên tạc chế độ. Có thể thấy, đó là quan niệm lệch lạc của cá nhân nghệ sĩ, vậy “diễn biến hòa bình” ở đâu? Phải chăng đó chính là việc truyền bá chủ nghĩa hư vô, bi quan, trầm cảm và hoài nghi. Mục tiêu chính của nó là làm nảy sinh sự bất mãn, làm sai lệch tư tưởng, làm suy yếu chủ nghĩa yêu nước trong thế hệ trẻ. Tác động tai hại, thâm độc của âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chính là như vậy. 4- Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Song trong tiến trình đó, có lúc chúng ta có khuyết điểm, hạn chế. Nhiều năm nay, đặc biệt là thời gian gần đây, chúng ta đang kiên quyết chỉnh đốn, làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu... Chưa bao giờ chúng ta yêu cầu văn hóa, văn nghệ phải “tô hồng” cuộc sống. Trong lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (tháng 7-2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, văn học, nghệ thuật trực tiếp tham gia sự nghiệp đổi mới đất nước, miêu tả cho hay, cho chân thật, sinh động và có sức thuyết phục sự nảy sinh và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống, dũng cảm, nghiêm khắc lên án, phê phán những cái xấu xa, thấp hèn, sự thoái hóa, biến chất, tham nhũng, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, qua đó góp phần tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp phát triển con người, phát triển đất nước. Đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của văn học, nghệ thuật Việt Nam hôm nay và nhiều năm tới. Qua đó cũng thể hiện quan điểm và tư duy biện chứng, xuất phát từ thực tiễn của Đảng ta trên cơ sở thấu hiểu sâu sắc sứ mệnh, chức năng của văn học, nghệ thuật. Thế nhưng, chịu sự tác động của âm mưu “diễn biến hòa bình” và bản thân “tự diễn biến” theo chiều hướng xấu, một số văn nghệ sĩ đã chỉ chú trọng “phanh phui” mặt tiêu cực, góc tối, cái xấu của xã hội và con người với một giọng điệu giễu nhại đầy ác ý và vô cảm. Số lượng “tác phẩm” loại này không nhiều nhưng tác hại lại rất lớn, vì nó đánh phá vào niềm tin của con người, nó dẫn dụ một bộ phận cán bộ, quần chúng tự tách mình ra khỏi cuộc sống, tự coi mình là vô can để có quyền phủ định, giễu nhại, phán xét. Đó chính là những kẻ cơ hội chính trị trong hoạt động văn hóa, văn nghệ. Thực tiễn cho thấy, từ khi chúng ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, đã xuất hiện những phần tử cơ hội. Họ tự tách ra khỏi đội ngũ, tỏ ra lo lắng nhưng huênh hoang coi mình là sáng suốt rồi khoái trá đầy ác ý chờ đợi sự thất bại mới của những người không quản nguy hiểm, dũng cảm khai phá con đường mới. Những năm trước đây, do hoàn cảnh chiến tranh và do hạn chế chủ quan, chúng ta chưa có sự đánh giá khách quan, toàn diện về mảng văn hóa, văn nghệ ở miền Nam vùng Mỹ - ngụy chiếm đóng. Đó là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều khuynh hướng khác nhau, tiến bộ và lạc hậu, cách mạng, yêu nước và phản động, dân tộc và ngoại lai... Những năm gần đây, chúng ta bắt đầu có cách nhìn mới, tạo dựng sự hòa hợp để tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ mục tiêu trong sáng đó, chúng ta đã và đang nhìn nhận lại và có những đánh giá mới, tìm ra những giá trị tốt đẹp, tiến bộ, yêu nước, tinh thần dân tộc, nhân văn trong một số tác phẩm của mảng văn hóa, văn nghệ trên. Công việc đó chưa thể hoàn kết. Song lợi dụng bối cảnh đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị và cả những người thiếu sự tỉnh táo đã tái bản và đề cao thiếu chọn lọc cả những tác phẩm có ý đồ chính trị và tư tưởng sai lầm, phản dân tộc, chống chế độ. Người ta tưởng rằng, nhân dịp này có thể đánh tráo trắng - đen, phải - trái, để truyền bá trong công chúng những tác phẩm như vậy nhằm “chiêu tuyết” một số tác phẩm, tác giả đã bị lịch sử, nhân dân phê phán. Đây là một loại hoạt động tinh vi trong âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Ở một vài trường đại học, việc xuất hiện khuynh hướng chọn các tác phẩm trên làm đề tài nghiên cứu luận văn, luận án cho thấy chúng ta còn lơ là, chủ quan với xu hướng có tác hại lâu dài này. Để làm rõ ý đồ xấu của những kẻ lợi dụng trên, xin trích một đoạn trong bài viết của Thu Tứ - con trai của Võ Phiến, một nhà văn đã có những biểu hiện, quan điểm chính trị sai lầm trong một số sáng tác của mình ở miền Nam thời chống Mỹ: “Chẳng ai muốn chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình! Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm của nhà văn Võ Phiến chứa đựng nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, ảnh hưởng tới đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này... Sẽ hết nhóm nọ đến phe kia những lúc nào đó đem vận dụng văn nghiệp Võ Phiến một cách có hại cho đất nước. Phải làm cho thật rõ về cái phần nội dung chính trị sai lầm trong văn nghiệp ấy ngay từ bây giờ”(1). 5- Hiện nay, nước ta đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, là bạn và đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Đó là một đòi hỏi và cũng là nhu cầu khách quan. Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, in-tơ-nét,... đang tác động hằng ngày vào nước ta, đem lại những tri thức mới, hiện đại, cập nhật, đồng thời cũng du nhập vào nước ta những sản phẩm độc hại, phản văn hóa, phản thẩm mỹ và phản động về mặt tư tưởng. Đây là con đường mà các thế lực thù địch trong và ngoài nước, những phần tử cơ hội tìm cách “nhập khẩu” những quan điểm thù địch, sai trái vào nước ta, trong đó có không ít những sản phẩm văn hóa, văn nghệ. Một bộ phận quần chúng, nhất là thanh niên đang bị chi phối bởi các sản phẩm loại đó, nhất là trên các trang điện tử, mạng xã hội và trong hoạt động xuất bản. Không ít bản thảo không được xuất bản bằng các bản in chính thống đã được đưa lên mạng, gây nhiễu loạn trong nhận thức chính trị và cảm thụ thẩm mỹ của một bộ phận “cư dân” mạng. Nếu không có sự tỉnh táo và biện pháp cương quyết thì sẽ có nhiều loại sản phẩm kiểu đó tiếp tục xuất hiện.

Mỗi người hãy là một tuyên truyền viên phòng chống Covid-19 ngay trên Facebook của mình


Facebook của bạn hôm nay có rảnh lúc nào để lên tiếng cùng Chính Phủ và Bộ Y Tế không? Hãy bắt đầu từ chính bạn bè FB của mình.

1. Hãy kêu gọi mọi người không tụ tập đông người, không ra đường nếu không thực sự cần thiết. Hãy thả phẫn nộ vào những status kêu gọi tụ tập ăn chơi hay những hình ảnh họp nhóm đông người để bày tỏ thái độ của bạn!

2. Hãy nhắc nhở bạn bè của bạn ra đường bắt buộc phải đeo khẩu trang. Ở Ấn Độ người ta phạt roi những ai không đeo khẩu trang. Ở Việt Nam, nghị định xử phạt hành chính từ 1.000.000 đến 3.000.000 với các trường hợp không đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng.

3. Đừng kỳ thị những người đang tự cách ly. Họ là những người tuân thủ tự giác rồi. Với gần 50.000 người đang tự cách ly, họ có thể là bạn bè người thân của bạn. Hãy động viên họ. Hãy lên án những kẻ trốn cách ly.

4. Hãy nhắc bạn bè rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét đến 2 mét khi đi chợ, xếp hàng.

5. Khai báo y tế, kêu gọi bạn bè khai báo y tế với các trường hợp nhập cảnh từ 8/3 đến nay.

6. Đừng đi đâu cả. Hãy ở yên trong nhà tránh làm xáo trộn nỗ lực chống dịch của chính phủ và bộ y tế.

7. Hãy kêu gọi đóng góp tài chính cho cuộc chiến này. Hiện tại nguồn tài chính quyên góp được đã lên tới 500 tỷ. Hãy cảm ơn những mạnh thường quân bằng việc sử dụng các sản phẩm của họ.

8. Đừng share những tin tức gây hoang mang dư luận khiến chính những người thân của bạn cũng âu lo theo.

9. Đừng nghi ngờ bất kể sự tử tế nào hay những người đóng góp cho cuộc chiến. Bất kể thế nào họ cũng đang HÀNH ĐỘNG chứ không phải chỉ nói suông.

10. Giữ cho chính bản thân bạn sự BÌNH TĨNH vì bạn bình tĩnh bạn sẽ mạnh mẽ để người thân của bạn yên tâm hơn."

Copy cũng được. Share cũng được. Xin hãy dành ít nhất 1 status lan truyền đi tinh thần chống dịch của bạn. Mỗi Facebook sẽ là một chiến binh ra trận góp sức cùng Chính phủ và Bộ Y tế

MINH TIẾN

Nắng nóng đặc biệt gay gắt, tới 40 độ C, có thể kéo dài đến cuối tuần

Khu vực Sơn La, Hòa Bình, trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa-Phú Yên có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-40 độ C. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23-25 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn nên ngày 1/6, ở khu vực Sơn La, Hòa Bình, trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa-Phú Yên có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-40 độ C. Có nơi trên 40 độ C như Hòa Bình, Lạc Sơn (Hòa Bình), Láng (Hà Nội), Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Tây Hiếu (Nghệ An), Đô Lương (Nghệ An), Đông Hà (Quảng Trị), Ba Tơ (Quảng Ngãi)... Các nơi khác ở Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 40 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong đợt nắng nóng này phổ biến 40-60%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10-19 giờ. Cảnh báo, đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 4-5/6. Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng cấp 1. Thời tiết các khu vực ngày và đêm 1/6: Phía Tây Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, gió nhẹ, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ C, riêng Điện Biên-Lai Châu 22-25 độ C; cao nhất 36-39 độ C, có nơi trên 40 độ C; riêng Lai Châu, Điện Biên 33-36 độ C. Phía Đông Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, riêng trung du, đồng bằng có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra , sét và gió giật mạnh. Gió Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 27-30 độ C, có nơi trên 30 độ C; cao nhất 36-39 độ C, có nơi trên 40 độ C. Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 29-31 độ C, cao nhất 38-40 độ C. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 27-30 độ C, có nơi trên 30 độ C; cao nhất 37-40 độ C, có nơi trên 40 độ C. Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng-Bình Thuận ngày nắng, riêng phía Bắc có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam đến Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ C, cao nhất phía Bắc 36-39 độ C, có nơi trên 40 độ C; phía Nam 32-35 độ C. Khu vực Tây Nguyên ngày nắng, riêng phía Bắc có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam đến Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C, cao nhất 31-34 độ C, có nơi trên 35 độ C. Khu vực Nam Bộ ngày nắng, có nơi có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C, cao nhất 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

A dua - căn bệnh cần chữa trị, không để bị lợi dụng chống phá

Ngạn ngữ có câu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để nhắc nhau phải thận trọng trong phát ngôn. Nhưng trong thời đại bùng nổ thông tin, nhất là trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tình trạng phát ngôn bừa bãi diễn ra khá phức tạp Không chỉ đơn giản là nói cho sướng miệng, đáng ngại nhất là tình trạng phát ngôn bừa bãi, tung tin thất thiệt, bóp méo sự thật, vu khống, đặt điều nhằm ý đồ xấu, hoặc xuất phát bởi động cơ cá nhân, sự ích kỷ trong lối sống... Tình trạng trên càng trở nên nguy hiểm khi không ít người mắc bệnh a dua, hùa theo những phát ngôn bừa bãi ấy. Căn bệnh này sẽ càng trở nên nguy hiểm khi các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để xuyên tạc, bóp méo sự thật, kích động, mua chuộc, lôi kéo tập hợp lực lượng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Theo Đại từ điển tiếng Việt, thói a dua được hiểu là hùa theo, bắt chước... (tất nhiên chỉ hùa theo cái xấu, cái tiêu cực, sai trái thì mới được gọi là a dua). Ở đây chúng ta cần phân định cho rõ việc ủng hộ, giúp đỡ cái mới, cái tốt, cái tích cực với a dua hùa theo những cái xấu, cái tiêu cực. Bệnh a dua đã có từ rất lâu. Trong xã hội hiện đại, trước sự nhiễu loạn của truyền thông, nhất là mạng xã hội (MXH) thì căn bệnh a dua ngày càng trở nên trầm trọng. Rõ nhất là tình trạng trong khi đại đa số người dân luôn tích cực lao động, học tập, tìm tòi, sáng tạo để vượt khó vươn lên trong cuộc sống thì có một bộ phận không chịu động não mà a dua, học đòi, chạy theo những lối suy nghĩ, mốt làm ăn, phong cách sống mà họ cho đó là “thời thượng”. Đặc biệt trong giới trẻ hiện nay, thói a dua là thói bắt chước, đua đòi theo những giọng điệu, những trào lưu, những phong cách sống lai căng, quái dị, ngày càng rõ nét. Người mắc bệnh a dua là những người không nói ra, không viết ra từ nhận thức, quan điểm, chính kiến của cá nhân mình mà theo đuôi, phụ họa theo cách nhìn nhận, quan điểm của người khác. Mặc dù quan điểm, nhận thức của mỗi người có đúng, có sai, nhưng nhiều người a dua mà không cần suy xét đến tính đúng sai, đạo lý và pháp lý mà nhìn nhận mọi chuyện cho ngọn ngành, thấu đáo và nhân văn. Những người như thế chẳng khác nào họ đang nhắm mắt chạy theo, hùa theo kẻ xấu một cách mù quáng. Cụ thể là hùa theo, phụ họa theo những suy nghĩ, phát ngôn, hành động của đám đông. Bởi thế, người mắc bệnh a dua sẽ đánh mất mình một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Hay nói cách khác, khi đã mắc bệnh a dua, con người tức khắc đánh mất lòng tự trọng, ý thức tự tôn của mình. Thực chất a dua xét cho cùng là bệnh của kẻ yếu hèn, của kẻ xu nịnh "gió chiều nào che chiều ấy". Dễ nhận thấy bệnh a dua chỉ xuất hiện ở những kẻ yếu cả về phẩm chất và trình độ, năng lực. Chính sự hèn yếu đã đẩy kẻ mắc bệnh a dua đến chỗ thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh và lệ thuộc vào người khác, bị người khác thao túng, nhưng không tự biết mà cứ lao vào tung hô xem những người đó nói gì cũng là lẽ phải. Cứ như thế, từng bước kẻ mắc bệnh a dua sẽ mất khả năng nhìn nhận, suy xét các vấn đề, nhất nhất "ăn theo nói leo" , bất luận lời nói, hành động của họ đúng-sai. Trong cuộc sống, bệnh a dua xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi ngõ ngách từ cách ăn mặc, đi đứng, phát ngôn. Những người mắc bệnh a dua không phân biệt được đúng-sai, hay-dở, cứ thấy người ta sao thì mình theo vậy. Chính sự theo đuôi mù quáng của những kẻ mắc bệnh a dua đã làm cho cái xấu, cái sai nhỏ bị loang rộng, đẩy lên và hậu quả thật khôn lường. Trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi thói a dua được lợi dụng một cách tinh vi, rất có thể sẽ trở thành phương pháp tập hợp, lôi kéo lực lượng rất nguy hiểm. Một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, được Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ ra, đó là căn bệnh a dua với biểu hiện cụ thể là: “Phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái”. Đúng như nhận định của Ban Chấp hành Trung ương, những năm qua, trên MXH xuất hiện nhiều thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo, thổi phồng mà không ít đảng viên và một bộ phận nhân dân đã đọc, đã nghe nhưng không phân biệt được đúng-sai, hay-dở mà nhiều người đã có biểu hiện dao động, mất lòng tin, dẫn tới hùa theo và xa hơn là “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa", suy thoái về tư tưởng chính trị. Nhận thấy rõ khả năng có thể lợi dụng thói a dua để khai thác, tổng hợp thông tin từ đó xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng nhằm đánh lừa dư luận; kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng, nên những phần tử phản động, thù địch triệt để lợi dụng căn bệnh này để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Những thông tin chưa được kiểm chứng, những thông tin sai trái từ phát biểu bừa bãi của một số nhân vật và những người a dua, hùa theo trên MXH được các thế lực thù địch tổng hợp, nhào nặn nhằm tạo ra thông tin mà nghe qua người ta dễ lầm tưởng là có cơ sở khách quan, sau đó họ từng bước cài vào những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, thổi phồng, bóp méo nhằm đánh lừa dư luận, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Họ triệt để khai thác thế mạnh của internet và MXH để lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, xuyên tạc sự thật thu lượm từ những người phát ngôn bừa bãi, từ những kẻ a dua, “ăn theo nói leo” làm cho đúng sai, thật giả lẫn lộn, khiến dư luận hoang mang. Những người hay phát biểu bừa bãi, những kẻ hay a dua hùa theo những phát ngôn bừa bãi trở thành đối tượng để các thế lực thù địch dụ dỗ, mua chuộc, kích động, lôi kéo và khống chế, nhằm phục vụ mưu đồ thâm độc của chúng. Âm mưu lợi dụng những người phát ngôn bừa bãi, những kẻ a dua “ăn theo nói leo” để chống phá cách mạng Việt Nam của các phần tử phản động, thù địch ngày càng tinh vi, phức tạp. Chúng tranh thủ hà hơi tiếp sức, kích động và sử dụng những đối tượng có tư tưởng xét lại chống Đảng, những phần tử cơ hội chính trị ngay trong nội bộ ta để chống phá. Trong đó, chúng tập trung vào lôi kéo, tập hợp số cán bộ đã nghỉ hưu vào các câu lạc bộ, diễn đàn, hội đoàn. Đặc biệt, chúng tranh thủ lôi kéo, kích động một bộ phận cán bộ, đảng viên mất phương hướng, cơ hội chính trị, yếu kém bản lĩnh để móc nối câu kết giữa bọn phản động ở nước ngoài với những phần tử bất mãn trong nước. Chẳng hạn trong vụ gây rối ở Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Trung, từ những phát ngôn sai trái của linh mục Nguyễn Đình Thục, tổ chức phản động Việt Tân, mà điển hình là tên phản động Hoàng Đức Bình (một đối tượng nguy hiểm mang nặng dã tâm cùng mưu đồ chống phá, gây bạo loạn hòng lật đồ Nhà nước Việt Nam) đã kích động căn bệnh a dua trong giáo dân để hô hào, hùa theo, xuyên tạc, bóp méo về diễn biến vụ việc, kích động giáo dân gây sức ép với chính quyền và cơ quan chức năng địa phương. Tất nhiên Hoàng Đức Bình đã bị bắt và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành động của mình. Nhưng qua vụ việc này, phần nào cho thấy tính chất nguy hiểm của căn bệnh a dua, đặc biệt là khi căn bệnh này bị những phần tử phản động, thù địch lợi dụng. Không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng căn bệnh a dua để chống phá, trước hết chúng ta cần tìm cách chữa trị căn bệnh này. Công việc cần thiết trước nhất cần nói đến đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, giúp mọi người tham gia vào không gian mạng nhận diện đúng bản chất và tính phức tạp, nhiễu loạn của các thông tin trên MXH. Mặt khác, cần tuyên truyền để mọi người dân nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng căn bệnh a dua để truyền bá những tư tưởng, quan điểm sai trái, kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng hòng chống phá Đảng và Nhà nước ta của các thế lực thù địch, phản động. Thông qua tuyên truyền, giáo dục nâng cao sức đề kháng và khả năng “miễn dịch” cho mỗi người vẫn là giải pháp quan trọng, căn cơ để chúng ta từng bước khắc phục căn bệnh a dua và âm mưu lợi dụng căn bệnh này để chống phá của các thế lực thù địch. Truyền thông xã hội nói chung, MXH nói riêng giống như “cái chợ” và khi tham gia vào “cái chợ” ấy ta phải chấp nhận ở đó tất thảy mọi thông tin: Tốt có, xấu có; đúng có, sai có; thuận chiều có và trái chiều có... Để không biến mình thành kẻ a dua, theo đuôi, không đánh mất mình khi vào “chợ thông tin” này, điều quan trọng hơn là chúng ta phải luôn giữ thế chủ động thông tin. Trước mỗi sự kiện, vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, thông qua các phương tiện truyền thông chính thống, các cơ quan chức năng cần cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết đến người dân. Thực tiễn cho thấy chủ động dẫn dắt, định hướng thông tin trên không gian mạng là phương cách hữu hiệu để phòng ngừa những phát biểu bừa bãi và thói a dua vào hùa nhằm mục đích xấu. Đi cùng với đó, mỗi chúng ta phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phân biệt được đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai, đâu là thông tin không có cơ sở; đâu là thông tin hữu ích, thông tin xấu độc... Trong thế giới phẳng, mỗi người chúng ta cần hết sức cẩn trọng trong mỗi phát ngôn, mỗi bài viết khi tung lên các phương tiện truyền thông xã hội. Trước mỗi phát ngôn, mỗi hành vi, sự việc nghe được, bắt gặp trong đời sống, mỗi người chúng ta trước khi bày tỏ thái độ, quan điểm cần có sự suy xét, nhìn nhận và lý giải cho thấu đáo, để ứng xử nhân văn và không đánh mất mình. Mặt khác, mỗi người bằng các công cụ có sẵn hoàn toàn có thể điều tiết được các mối quan hệ của mình trên MXH để sàng lọc, chia sẻ, bình luận trong chừng mực nhất định. Khi mọi người tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá. Đây cũng chính là phương cách để mỗi người chúng ta góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái trên không gian mạng./.

A DUA - CĂN BỆNH TRẦM KHA TRONG CỘNG ĐỒNG

Theo Đại từ điển tiếng Việt, thói a dua được hiểu là hùa theo, bắt chước... (tất nhiên chỉ hùa theo cái xấu, cái tiêu cực, sai trái thì mới được gọi là a dua). Ở đây chúng ta cần phân định cho rõ việc ủng hộ, giúp đỡ cái mới, cái tốt, cái tích cực với a dua hùa theo những cái xấu, cái tiêu cực. Bệnh a dua đã có từ rất lâu. Trong xã hội hiện đại, trước sự nhiễu loạn của truyền thông, nhất là mạng xã hội (MXH) thì căn bệnh a dua ngày càng trở nên trầm trọng. Rõ nhất là tình trạng trong khi đại đa số người dân luôn tích cực lao động, học tập, tìm tòi, sáng tạo để vượt khó vươn lên trong cuộc sống thì có một bộ phận không chịu động não mà a dua, học đòi, chạy theo những lối suy nghĩ, mốt làm ăn, phong cách sống mà họ cho đó là “thời thượng”. Đặc biệt trong giới trẻ hiện nay, thói a dua là thói bắt chước, đua đòi theo những giọng điệu, những trào lưu, những phong cách sống lai căng, quái dị, ngày càng rõ nét. Người mắc bệnh a dua là những người không nói ra, không viết ra từ nhận thức, quan điểm, chính kiến của cá nhân mình mà theo đuôi, phụ họa theo cách nhìn nhận, quan điểm của người khác. Mặc dù quan điểm, nhận thức của mỗi người có đúng, có sai, nhưng nhiều người a dua mà không cần suy xét đến tính đúng sai, đạo lý và pháp lý mà nhìn nhận mọi chuyện cho ngọn ngành, thấu đáo và nhân văn. Những người như thế chẳng khác nào họ đang nhắm mắt chạy theo, hùa theo kẻ xấu một cách mù quáng. Cụ thể là hùa theo, phụ họa theo những suy nghĩ, phát ngôn, hành động của đám đông. Bởi thế, người mắc bệnh a dua sẽ đánh mất mình một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Hay nói cách khác, khi đã mắc bệnh a dua, con người tức khắc đánh mất lòng tự trọng, ý thức tự tôn của mình. Thực chất a dua xét cho cùng là bệnh của kẻ yếu hèn, của kẻ xu nịnh "gió chiều nào che chiều ấy". Dễ nhận thấy bệnh a dua chỉ xuất hiện ở những kẻ yếu cả về phẩm chất và trình độ, năng lực. Chính sự hèn yếu đã đẩy kẻ mắc bệnh a dua đến chỗ thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh và lệ thuộc vào người khác, bị người khác thao túng, nhưng không tự biết mà cứ lao vào tung hô xem những người đó nói gì cũng là lẽ phải. Cứ như thế, từng bước kẻ mắc bệnh a dua sẽ mất khả năng nhìn nhận, suy xét các vấn đề, nhất nhất "ăn theo nói leo" , bất luận lời nói, hành động của họ đúng-sai. Trong cuộc sống, bệnh a dua xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi ngõ ngách từ cách ăn mặc, đi đứng, phát ngôn. Những người mắc bệnh a dua không phân biệt được đúng-sai, hay-dở, cứ thấy người ta sao thì mình theo vậy. Chính sự theo đuôi mù quáng của những kẻ mắc bệnh a dua đã làm cho cái xấu, cái sai nhỏ bị loang rộng, đẩy lên và hậu quả thật khôn lường. Trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi thói a dua được lợi dụng một cách tinh vi, rất có thể sẽ trở thành phương pháp tập hợp, lôi kéo lực lượng rất nguy hiểm.

LỢI DỤNG CĂN BỆNH A DUA ĐỂ CHỐNG PHÁ

Một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, được Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ ra, đó là căn bệnh a dua với biểu hiện cụ thể là: “Phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái”. Đúng như nhận định của Ban Chấp hành Trung ương, những năm qua, trên MXH xuất hiện nhiều thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo, thổi phồng mà không ít đảng viên và một bộ phận nhân dân đã đọc, đã nghe nhưng không phân biệt được đúng-sai, hay-dở mà nhiều người đã có biểu hiện dao động, mất lòng tin, dẫn tới hùa theo và xa hơn là “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa", suy thoái về tư tưởng chính trị. Nhận thấy rõ khả năng có thể lợi dụng thói a dua để khai thác, tổng hợp thông tin từ đó xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng nhằm đánh lừa dư luận; kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng, nên những phần tử phản động, thù địch triệt để lợi dụng căn bệnh này để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Những thông tin chưa được kiểm chứng, những thông tin sai trái từ phát biểu bừa bãi của một số nhân vật và những người a dua, hùa theo trên MXH được các thế lực thù địch tổng hợp, nhào nặn nhằm tạo ra thông tin mà nghe qua người ta dễ lầm tưởng là có cơ sở khách quan, sau đó họ từng bước cài vào những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, thổi phồng, bóp méo nhằm đánh lừa dư luận, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Họ triệt để khai thác thế mạnh của internet và MXH để lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, xuyên tạc sự thật thu lượm từ những người phát ngôn bừa bãi, từ những kẻ a dua, “ăn theo nói leo” làm cho đúng sai, thật giả lẫn lộn, khiến dư luận hoang mang. Những người hay phát biểu bừa bãi, những kẻ hay a dua hùa theo những phát ngôn bừa bãi trở thành đối tượng để các thế lực thù địch dụ dỗ, mua chuộc, kích động, lôi kéo và khống chế, nhằm phục vụ mưu đồ thâm độc của chúng. Âm mưu lợi dụng những người phát ngôn bừa bãi, những kẻ a dua “ăn theo nói leo” để chống phá cách mạng Việt Nam của các phần tử phản động, thù địch ngày càng tinh vi, phức tạp. Chúng tranh thủ hà hơi tiếp sức, kích động và sử dụng những đối tượng có tư tưởng xét lại chống Đảng, những phần tử cơ hội chính trị ngay trong nội bộ ta để chống phá. Trong đó, chúng tập trung vào lôi kéo, tập hợp số cán bộ đã nghỉ hưu vào các câu lạc bộ, diễn đàn, hội đoàn. Đặc biệt, chúng tranh thủ lôi kéo, kích động một bộ phận cán bộ, đảng viên mất phương hướng, cơ hội chính trị, yếu kém bản lĩnh để móc nối câu kết giữa bọn phản động ở nước ngoài với những phần tử bất mãn trong nước. Chẳng hạn trong vụ gây rối ở Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Trung, từ những phát ngôn sai trái của linh mục Nguyễn Đình Thục, tổ chức phản động Việt Tân, mà điển hình là tên phản động Hoàng Đức Bình (một đối tượng nguy hiểm mang nặng dã tâm cùng mưu đồ chống phá, gây bạo loạn hòng lật đồ Nhà nước Việt Nam) đã kích động căn bệnh a dua trong giáo dân để hô hào, hùa theo, xuyên tạc, bóp méo về diễn biến vụ việc, kích động giáo dân gây sức ép với chính quyền và cơ quan chức năng địa phương. Tất nhiên Hoàng Đức Bình đã bị bắt và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành động của mình. Nhưng qua vụ việc này, phần nào cho thấy tính chất nguy hiểm của căn bệnh a dua, đặc biệt là khi căn bệnh này bị những phần tử phản động, thù địch lợi dụng.

Đề xuất bỏ yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Theo Bộ Nội vụ, sẽ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức khi tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Bộ Nội vụ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Theo báo cáo trên sẽ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức. Việc quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tổ chức họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và có công văn đề nghị các bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành rà soát, báo cáo về chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý; phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc trong quản lý, hoạt động công vụ, hoạt động nghề nghiệp; xác định sự cần thiết có hay không có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp được giao quản lý. Qua tổng hợp báo cáo của 15/18 bộ, ngành (còn các Bộ Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội chưa báo cáo) cho thấy theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, quy định của Chính phủ và các bộ, ngành, việc đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức được thực hiện đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức và bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Trong đó, có 3 loại chứng chỉ bồi dưỡng yêu cầu bắt buộc đối với công chức, viên chức. Loại thứ nhất là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý được thực hiện trước khi bổ nhiệm. Theo yêu cầu tại Chỉ thị số 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức phải bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại. Loại thứ hai là chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức (đây là điều kiện bắt buộc khi thực hiện việc bổ nhiệm hoặc đăng ký dự thi nâng ngạch, chức danh nghề nghiệp), bao gồm: chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Trong đó, chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị chỉ yêu cầu đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo ngạch công chức có 66 loại chứng chỉ/79 ngạch công chức, chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp viên chức có 145 loại chứng chỉ/189 chức danh nghề nghiệp viên chức. 74/79 ngạch công chức và 155/189 chức danh nghề nghiệp viên chức yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ; 74/79 ngạch công chức và 142/189 chức danh nghề nghiệp viên chức yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ. Loại thứ ba là chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm. Theo quy định, chứng chỉ này không yêu cầu bắt buộc phải có khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc bổ nhiệm ngạch, chức danh nghề nghiệp, nhưng là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức, viên chức. Qua rà soát các quy định và tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, Bộ Nội vụ nhận thấy, việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đối với công chức, viên chức được thực hiện từ năm 2003 và đi vào nề nếp. Các chương trình bồi dưỡng đã cung cấp một nền kiến thức chung về quản lý hành chính nhà nước, quản lý chuyên ngành, các kỹ năng làm việc, thực hiện nhiệm vụ, góp phần chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đối với công chức, viên chức còn một số hạn chế, tồn tại. Đó là nội dung một số chương trình bồi dưỡng còn nhiều lý thuyết, chưa thật sự bám sát với yêu cầu của vị trí việc làm; còn trùng lặp nội dung giữa các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp trong cùng một chuyên ngành hoặc trùng với kiến thức đào tạo trong trường đại học. Việc quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp vì hiện nay các cơ sở đào tạo đã có quy định về việc chuẩn đầu ra phải đạt được trình độ ngoại ngữ, tin học theo các cấp độ tương ứng. Bên cạnh đó, có sự chồng chéo, trùng lắp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng Bộ Nội vụ cho rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức là cần thiết và phải tăng cường nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bộ đề nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Đề xuất này nhằm thực hiện chủ trương chung của Đảng, Nhà nước trong đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức, bảo đảm giữa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng không trùng lắp về nội dung và phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, lấy đối tượng đào tạo, bồi dưỡng làm trung tâm; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng; hạn chế yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức. Theo đề nghị này, sẽ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức. Cùng với đó là cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng một nhóm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Theo đó, Bộ Nội vụ đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Bộ Nội vụ kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng, không quy định cụ thể các chương trình bồi dưỡng theo các ngạch công chức hoặc hạng viên chức; thời hạn mỗi chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp không quá 8 tuần; nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng do Bộ quản lý chuyên ngành quy định cụ thể. Quy định việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý được thực hiện trước hoặc sau khi bổ nhiệm (thực hiện tương tự như bồi dưỡng về kiến thức quốc phòng và an ninh). Chính phủ sửa quy định về bồi dưỡng theo vị trí việc làm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức. Sửa đổi quy định về việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng, chỉ quy định về việc thay thế giữa các loại chứng chỉ, còn việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng hoặc bổ nhiệm sẽ được quy định tại các văn bản khác của Chính phủ có liên quan đến công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức. Bộ Nội vụ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được giao quản lý theo hướng không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; nghiên cứu quy định về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo ngạch công chức, chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp cho phù hợp với yêu cầu, tính chất hoạt động nghề nghiệp của công chức, viên chức; xem xét lồng ghép các chương trình bồi dưỡng do bộ quản lý chuyên ngành quy định. Đồng thời, rà soát, sửa đổi các chương trình bồi dưỡng đối với công chức, viên chức chuyên ngành được giao quản lý để tránh trùng lắp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy định mới tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP./.

Những hình ảnh trẻ thơ trước đại dịch Covid-19 gây xúc động lòng người

 Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, đã không ít lần những hình ảnh của trẻ thơ khiến người lớn bật khóc. Chúng ta mong đại dịch sớm qua, mong ngày Quốc tế Thiếu nhi năm sau sẽ vui hơn...

Hình ảnh bé 3 tuổi nằm cách ly một mình vì cả nhà là F0

Những hình ảnh chụp bé trai N.V.M. (3 tuổi) tại Khu cách ly 16, Tiểu đoàn 16, Trường Sĩ quan Chính trị, đóng tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đã gây xúc động mạnh đối với nhiều người.

Cháu M. được đưa vào khu cách ly một mình do bố mẹ và anh chị ruột của cháu hiện đều là bệnh nhân Covid-19 điều trị trong bệnh viện.

Hình ảnh cháu bé 3 tuổi kéo khẩu trang xuống cằm, tự xúc cơm ăn ngoan, hay hình ảnh bé đeo khẩu trang nằm ngủ trưa ngon lành một mình một giường đã khiến cộng đồng mạng rất xúc động.

Những hình ảnh trẻ thơ trước đại dịch Covid-19 gây xúc động lòng người - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Cháu M. được đưa vào khu cách ly một mình do bố mẹ và anh chị ruột của cháu hiện đều là bệnh nhân Covid-19 điều trị trong bệnh viện.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay, bé M. không có cha mẹ, anh chị ở bên, nhưng rất nhiều người dù chưa từng gặp em, đang dành cho em những tình cảm yêu thương rất lớn.

Đại diện Khu cách ly 16 cho biết bé M và gia đình cách ly tập trung từ ngày 20/5. Sau khi mẹ của M. có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, đến ngày 26/5, bố và 2 anh chị của M. cũng dương tính với virus, lần lượt các thành viên ruột thịt của em được chuyển đi điều trị tại bệnh viện. Còn M. hiện có kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần, tính đến ngày 31/5.

Những hình ảnh trẻ thơ trước đại dịch Covid-19 gây xúc động lòng người - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay, bé M. không có cha mẹ, anh chị ở bên, nhưng rất nhiều người dù chưa từng gặp em, đang dành cho em những tình cảm yêu thương rất lớn.

Người đại diện khu cách ly chia sẻ: "Chúng tôi rất thương và quan tâm cháu M. Bố mẹ và anh chị của cháu đã trở thành F0, cháu vào khu cách ly với một người chú họ là F1. Trước hoàn cảnh của cháu, chúng tôi thường xuyên quan tâm và động viên cháu bé và gia đình. Mỗi ngày, chúng tôi đều gọi điện thông tin tình hình sức khỏe của cháu đến gia đình để bố mẹ cháu yên tâm điều trị".

Bé M. được nhận xét là một em bé rất ngoan, biết tự xúc cơm, tự chơi, không quấy khóc, chỉ có chút hiếu động đúng với độ tuổi của một "trẻ lên 3". Nhiều ngày qua, khi câu chuyện của M. được đăng tải lên mạng xã hội, rất nhiều người đã quan tâm, gửi đồ dùng, nhu yếu phẩm cho em bé.

Clip "mẹ đi Bắc Giang chống dịch, em bé bật khóc khi thấy mẹ trên tivi"

Trong tuần qua, một video clip xuất hiện trên mạng xã hội đã khiến nhiều người cảm động. Clip ghi lại hình ảnh một em bé bật khóc nức nở khi nhìn thấy mẹ qua tivi. Người ghi lại clip chính là dì ruột của cháu bé - chị Phùng Thị Hường (sống tại Hà Nội).

Chị Hường chia sẻ: "Cháu bé trong clip là cháu gái mình. Khi mẹ cháu đi làm nhiệm vụ, cháu vẫn còn đang bú sữa mẹ nên cháu nhớ mẹ lắm. Bình thường cháu rất ngoan, nhưng hôm đó, giữa lúc đang chơi vui, nghe thấy tiếng mẹ trên tivi, cháu nhận ra ngay rồi khóc và giơ tay đòi bế".

Những hình ảnh trẻ thơ trước đại dịch Covid-19 gây xúc động lòng người - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Em bé xuất hiện trong clip mới được 20 tháng tuổi, tên thường gọi ở nhà của bé là Kem.

Em bé xuất hiện trong clip mới được 20 tháng tuổi, tên thường gọi ở nhà của bé là Kem. Mẹ của bé là bác sĩ Phùng Thị Hạnh, làm việc tại Bệnh viện 103. Chị Hạnh trước đó đã được cơ quan điều động đến tâm dịch Bắc Giang.

Tính đến nay, chị Hạnh đã đi Bắc Giang được hơn hai tuần. Bé Kem mỗi khi thấy mẹ gọi video về đều giơ tay đòi bế. Cả nhà rất thương hai mẹ con, luôn động viên chị Hạnh vững lòng làm tốt nhiệm vụ, cả nhà mong dịch Covid-19 sớm được đẩy lùi để cháu Kem được gần mẹ.

Khi biết clip ghi hình con gái nhỏ của mình gây sốt trên mạng xã hội, bác sĩ Hạnh chia sẻ: "Chồng tôi kể, khi cả nhà đang ăn cơm, tự nhiên con gái đứng ra trước tivi nhìn chăm chú rồi khóc nức nở. Con gái nhận ra giọng tôi trước cả mọi người trong nhà, mặc dù tôi đeo khẩu trang và mặc đồng phục".

00:28
Cháu bé bật khóc khi thấy mẹ xuất hiện trên tivi

Ở bên cạnh chị Hạnh lúc này là các đồng nghiệp hết sức cảm thông và luôn động viên chị: "Nhiều đồng nghiệp của tôi cùng lên Bắc Giang với tâm thế chưa biết ngày về, họ cũng đều đang xa nhà, xa vợ chồng, con cái nên chúng tôi đồng cảm với nhau. Tôi cũng thương nhớ con rất nhiều nhưng mỗi khi cuốn vào guồng quay công việc, nỗi nhớ lại vơi đi.

Với tôi và tất cả các y bác sĩ, nhiệm vụ Tổ quốc giao phó, chúng tôi luôn sẵn sàng. Những gì hôm nay tôi và đồng nghiệp đang làm chắc chắn một ngày sẽ khiến các con tự hào. Năm nay, các con sẽ có một ngày Quốc tế Thiếu nhi khác biệt, bởi cả nước đang phải gồng mình chiến đấu với dịch bệnh. Tôi tin con gái sẽ hạnh phúc và tự hào vì những ngày tôi không thể bên con".

Hình ảnh các bé mặc đồ bảo hộ kín mít trong khu cách ly

Những hình ảnh trẻ thơ trước đại dịch Covid-19 gây xúc động lòng người - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Hình ảnh những em bé trong khu cách ly ở Điện Biên mặc đồ bảo hộ rộng thùng thình từng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng hồi giữa tháng 5 vừa qua.

Hình ảnh những em bé trong khu cách ly ở Điện Biên mặc đồ bảo hộ rộng thùng thình từng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng hồi giữa tháng 5 vừa qua.

Trong đợt dịch này, Điện Biên là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhiều em nhỏ thuộc diện F1 đã phải vào khu cách ly tập trung. Bởi chưa được cung cấp đồ bảo hộ dành cho trẻ em nên các khu cách ly buộc phải dùng đồ bảo hộ cho người lớn để mặc cho các em.

Khi trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh các em bé đang trong khu cách ly ở Điện Biên mặc trên mình bộ đồ bảo hộ dành cho người lớn rộng thùng thình, đeo khẩu trang kín mít, chỉ còn thấy đôi mắt ngơ ngác, nhiều người đã rất quan tâm và dành nhiều tình cảm yêu thương cho các em nhỏ.

Những hình ảnh trẻ thơ trước đại dịch Covid-19 gây xúc động lòng người - 5

Nhấn để phóng to ảnh

Sau khi những hình ảnh này lan truyền trên mạng xã hội, cư dân mạng đã gửi nhiều lời chúc đến các em nhỏ.

Khi ấy, ông Phạm Giang Nam - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên đã cho biết: "Các cháu bé trong bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội đang được theo dõi tại các khu cách ly ở thành phố Điện Biên Phủ, hiện sức khỏe của các cháu ổn định".

Sau khi những hình ảnh này lan truyền trên mạng xã hội, cư dân mạng đã gửi nhiều lời chúc đến các em nhỏ, bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến những em bé đang sống trong khu cách ly.

Lớn nhất từ trước đến nay, hơn 24.000 thầy trò trường Y xin đi chống dịch

 Ngoài 2.743 giảng viên, sinh viên đang hỗ trợ trực tiếp tại các điểm nóng dịch Covid-19 để truy vết, xét nghiệm, điều trị,... hiện còn 24.413 thầy trò ngành y sẵn sàng tình nguyện đến tâm dịch.

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, tổng số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dịch Covid-19 tính đến ngày 31/5 là 24.413 người (đăng ký tình nguyện từ các trường đại học, cao đẳng, học viện ngành y trên cả nước), trong đó có 1.769 cán bộ, giảng viên; 22.644 sinh viên.

Trong số này, đã có tổng cộng 2.743 cán bộ, giảng viên, sinh viên của các trường ĐH, CĐ ngành y đang tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại các điểm nóng.

Lớn nhất từ trước đến nay, hơn 24.000 thầy trò trường Y xin đi chống dịch
Hơn 24.000 giảng viên, sinh viên ngành y tình nguyện sẵn sàng vào tâm dịch Covid-19.

Trước đó, tổng số cán bộ, giảng viên, sinh viên lên đường tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại Bắc Ninh và Bắc Giang đợt 3 (ngày 31/5/2021) là 400 người. Trong đó, hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh gồm 50 người (Trường ĐH Y Hà Nội); hỗ trợ tỉnh Bắc Giang là 350 người (Trường ĐH Y Dược Thái Bình là 70 người; Trường CĐ Y tế Hà Nội là 280 người).

Tổng số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đang tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 huy động đợt 1 và đợt 2 là 2.343 người (trong đó: đợt 1 từ trước ngày 24/5 là 1.976 người và đợt 2 từ ngày 27-30/5 là 367 người).

Theo ông Tác, hiện, số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đăng ký sẵn sàng tiếp tục lên đường để tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại Bắc Giang, Bắc Ninh là 1.455 người.

“Số giảng viên, sinh viên này đang luôn sẵn sàng tinh thần “điều động lúc nào, đi lúc đấy”. Đến ngày 2/6 tới đây, chúng tôi sẽ tiến hành tập huấn tiếp, trong đó không chỉ tập huấn về phòng chống dịch mà còn một việc hết sức quan trọng khác là chuẩn bị cho việc tiêm chủng vắc-xin đại trà”, ông Tác nói.

Lớn nhất từ trước đến nay, hơn 24.000 thầy trò trường Y xin đi chống dịch
Đến 31/5, đã có hơn 24.000 thầy trò trường Y xin đi chống dịch. Ảnh: Đức Tùy (giadinh.net)

Theo ông Tác, đây là đợt huy động tổng lực nhân lực ngành y dược lớn nhất từ trước đến nay, nhằm hỗ trợ ngành y tế Bắc Ninh, Bắc Giang chống dịch.

“Các nhà trường theo chỉ đạo của Bộ Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng việc tập huấn theo hướng dẫn chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành từ việc lấy mẫu, truy vết, tham gia chăm sóc người bệnh,... Sau đó, chúng tôi cho các nhà trường cho giảng viên, sinh viên đăng ký tự nguyện. Khi dịch bùng phát, tùy theo nhu cầu của các địa phương, Bộ Y tế mới quyết định điều động lên đường vào vùng dịch”.

Hiện, Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương là đơn vị huy động số cán bộ, giảng viên, sinh viên nhiều nhất cả nước với tổng số 417 người.

Hay như cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y tế Công cộng ngoài việc giúp lấy mẫu xét nghiệm, truy vết,... còn tiến hành xét nghiệm hỗ trợ nhiều nghìn mẫu mỗi ngày. Trường ĐH Y Hà Nội còn giúp chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và các phòng xét  nghiệm của Bắc Ninh,...

“Các cán bộ, giảng viên, sinh viên của ngành y đều chung tay vào công tác phòng chống dịch Covid-19 với tinh thần sẵn sàng, hồ hởi, đầy quyết tâm khi Tổ quốc cần. Hầu hết là các bạn sinh viên năm cuối và bác sĩ nội trú. Các sinh viên có lợi thế là sức trẻ. Số tham gia vào công tác phòng chống dịch đều viết đơn tình nguyện tham gia mà không có bất kỳ một đòi hỏi nào”, ông Tác nói.

Nguồn: Vietnamnet.

GẦN 30.000 CÁN BỘ Y TẾ, SINH VIÊN Y DƯỢC ĐÃ CÓ MẶT, SẴN SÀNG ĐẾN CHỐNG DỊCH COVID- 19 TẠI BẮC GIANG, BẮC NINH




Theo thông tin của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế tính đến chiều ngày 31/5/2021, tổng số cán bộ, giảng viên, sinh viên lên đường tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh và Bắc Giang là 2.743 người gồm lực lượng y bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng… đến từ nhiều bệnh viện, viện và y tế các tỉnh, thành phố; sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng y dược và lực lượng y tế quân y, công an.
Trong đó, đợt 1 từ trước ngày 24/5 là 1.976 người; đợt 2 từ ngày 27-30/5 là 367 người; đợt 3 – ngày 31/5 là 400 người là cán bộ, chuyên gia, học viên, sinh viên của Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Thái Bình và Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội sẽ hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh: 50 người (Trường Đại học Y Hà Nội); Hỗ trợ tỉnh Bắc Giang: 350 người (gồm Trường Đại học Y Dược Thái Bình là 70 người; Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội là 280 người).
Cùng đó, tổng số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên ngành y dược đăng ký sẵn sàng tiếp tục lên đường tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang, Bắc Ninh là 1.355 người.
Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo cũng cho biết thêm, sau lời kêu gọi của GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế, đến nay, đã có 24.413 cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên của 38 trường Đại học, Cao đẳng ngành y dược đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dich COVID-19 tại điểm nóng Bắc Ninh, Bắc Giang.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đây là đợt huy động tổng lực nhân lực y dược đông nhất, lớn nhất trong cả nước nhằm hỗ trợ ngành y tế Bắc Ninh, Bắc Giang chống dịch.
Cùng đó, các chuyên gia đầu ngành về điều trị trong cả nước của Tiểu ban điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Hội đồng chuyên môn đã thường xuyên, liên tục hội chẩn trực tuyến các ca bệnh nặng, dồn tâm sức để bàn thảo, đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Liên quan đến công tác điều động nhân lực hỗ trợ hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang trong công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, sáng nay- 31/5, Bệnh viện Bạch Mai và Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai tiếp tục tập huấn online về công tác tiêm chủng vắc xin cho 1000 sinh viên năm cuối tình nguyện đến Bắc Giang và Bắc Ninh./.
nguồn: suckhoedoisong.vn

PHÁ "ĐỘC QUYỀN VACCINE" VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ




🌐🌐🌐 Thông tin về đại dịch Covid-19 tràn ngập trên truyền thông, nhưng điều mà giới quan sát đặc biệt quan tâm là 2 thông điệp và cách điều hành của Chính phủ đã giúp người dân yên tâm hơn, dù các con số lây nhiễm chưa giảm.

✳✳✳ Đầu tiên đó là thông điệp truyền thông, nếu như ban đầu Việt Nam nhấn mạnh đến giải pháp 5K, thì trước xu thế chung của thế giới, Chính phủ đã phát đi thông điệp “5K+vaccine” và giờ đây là “5K+vaccine+ công nghệ”. Ngay và luôn, các cơ quan phòng, chống dịch sẽ triển khai vòng đeo tay giám sát cách ly tại nhà, bắt đầu triển khai từ 01/6/2021 và trước mắt sẽ thực hiện cho công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vòng đeo tay giám sát cách ly không phải thiết bị công nghệ mới, thế giới đã áp dụng. Nó giúp cho chúng ta đang “tìm” và “bắt” bệnh nhân chủ động, tức là phát hiện người bệnh trong cộng đồng, những nơi đông đúc như sân bay, bến tàu, trường học, bệnh viện…

💢💢💢 Khác hẳn chiến thuật lâu nay hễ thấy F0 bùng phát địa phương nào, đơn vị nào thì chúng ta mới bị động quây tìm ở đó. Bản khai y tế điện tử lâu nay cũng chỉ có mỗi tác dụng là nếu có xuất hiện bệnh nhân thì sẽ vây “bắt” những người đi cùng chuyến bay, làm cùng phân xưởng hay gia đình, họ hàng. Việc áp dụng các ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phòng, chống dịch Covid-19 sẽ giúp Ban chỉ đạo các địa phương “3 hơn”: Phát hiện người nhiễm bệnh sớm hơn, truy vết nhanh hơn và triệt để hơn (phát hiện cả người nhiễm bệnh không có triệu chứng và tự khỏi nên không bị phát hiện, nhưng vẫn có thể lây cho người khác). Khi Việt Nam đưa ứng dụng công nghệ vào phòng, chống Covid-19, thì chiến lược “lửa to khoanh to, lửa nhỏ khoanh nhỏ” sẽ được thực thi một cách chính xác nhất, hạn chế thiệt hại của xã hội. Khi đó ai bị nhiễm thì điều trị, ai tiếp xúc gần thì cách ly, những người còn lại xung quanh vẫn có thể đi lại, làm việc và sinh hoạt bình thường.

♦️♦️♦️ Trở lại thông điệp thứ hai là vaccine tiêm phòng, Chính phủ đã có những thay đổi quan trọng về chiến lược này trong bối cảnh nguồn vaccine còn thiếu, cả thế giới đều lo vaccine. Khi mà cả thế giới đều đổ xô đi mua, mà năng lực sản xuất thì có hạn, nếu vẫn làm theo cách cũ, người dân chúng ta sẽ không có đủ vaccine để tiêm phòng. Hiện trên thế giới đã có hơn 1,8 tỷ liều vaccine ngừa virus corona đã được tiêm ở ít nhất 190 quốc gia trên toàn cầu. Tại Anh và Israel, những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao cho thấy, vaccine sẽ làm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong cũng như lây truyền trong cộng đồng. Hầu hết các chính phủ đều bắt đầu tiêm cho những người trên 60 tuổi, nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương. Nếu như đã coi “chống dịch như chống giặc” thì cần phải nhanh và luôn học tập tinh thần của Hồ Chủ tịch ” Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc”. Thế độc quyền nhập vaccine  lâu nay dành riêng cho Bộ Y tế và một đơn vị duy nhất được nhập khẩu (Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam). Đó là sự trói buộc khả năng phòng chống dịch Covid-19 của đất nước. Vòng dây trói đó phải được cởi bỏ để cho mọi nguồn có khả năng được nhập vaccine.

🔻🔻🔻 Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 tuần qua, Thủ tướng đã quyết định một điểm rất quan trọng: “Phải dùng mọi biện pháp như Chính phủ, ngoại giao, doanh nghiệp, người dân, các biện pháp khác… để tiếp cận mua vaccine và phải đẩy nhanh nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước”. “Ai làm tốt hơn thì để cho làm” – một thông điệp của Thủ tướng đang được các doanh nhân và người dân ủng hộ, nhất là trong tình thế “nước sôi, lửa bỏng” như hiện nay. Thực tế cho thấy ngoại giao doanh nghiệp là một kênh rất hiệu quả, các doanh nhân có nhiều mối quan hệ và khả năng xoay xở tình thế không thua kém các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.

✅✅✅ Nếu không xếp hàng mua được trực tiếp, họ sẽ biết cách để mua gián tiếp, vay, mượn… Lúc này, Bộ Y tế chỉ cần công bố danh mục các loại vaccine được dùng, tiêu chuẩn bảo quản và tham gia/hướng dẫn cho doanh nghiệp tiêm vaccine. Lịch sử 4.000 năm của dân tộc ta cho thấy, thời đại nào thì trong hoạn nạn “dân cứu dân” bao giờ cũng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp FDI bằng lợi thế của mình sẽ biết cách tự tìm kiếm vaccine để bảo vệ công nhân của mình, nhằm không đứt chuỗi kinh doanh toàn cầu. Các doanh nghiệp lớn FDI như Honda, Toyota, Samsung, Unilever, Canon… đang có những lợi thế nhất định. Trong khi đó, các triệu phú, tỷ phú tiền đô người Việt đều cho thấy, nếu được Chính phủ cho phép họ đều có mối quan hệ để có khả năng đưa vaccine về nước sớm nhất. Khả năng kết nối với Nga (quốc gia đã sản xuất được vaccine) của các doanh nhân thuộc top 500 Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng. Lâu nay, chúng ta cứ lấy lý do các nhà sản xuất vaccine chỉ đàm phán với chính phủ nên các doanh nghiệp Việt Nam bị gạt ra khỏi đại sự. Song, điều kỳ lạ là một doanh nghiệp – Công ty Cổ phần Vaccine  Việt Nam – lại được quyền nhập khẩu và cung ứng song song với Nhà nước, điều này được cho là không thuyết phục các doanh nghiệp khác. Nói cách khác, tính mạng của người dân, vận mệnh của quốc gia không thể được đặt cược vào tay một hay vài doanh nghiệp bởi bất cứ lý do nào. Không chỉ doanh nhân mà giờ đây tỷ lệ tiêm vaccine cũng chính là thước đo về năng lực của lãnh đạo các địa phương, nếu không muốn bị giãn cách xã hội. Không ít địa phương đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế hỗ trợ tìm nguồn cung ứng vaccine, không ngồi chờ Thủ tướng và Bộ Y tế. Dường như một điều đã được khẳng định trong chiến lược “5K+vaccine+công nghệ”, nếu làm tốt tất cả các công việc nhưng nếu không tiêm chủng vẫn không thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

🌐🌐🌐 Đây là lúc người dân chứng kiến cuộc đua về khả năng miễn dịch cộng đồng của các thành phố lớn, các đầu tàu kinh tế của cả nước. Là cơ hội để lãnh đạo các địa phương thể hiện năng lực, bản lĩnh và sự cống hiến của mình trước các cử tri vừa bỏ phiếu cho mình một cách thiết thực nhất. Là thước đo để Đảng, Nhà nước đánh giá khả năng chèo chống, chỉ đạo, lãnh đạo của cán bộ, bổ sung vào nguồn cán bộ trước mắt cũng như lâu dài. Việc tung 20.000 bác sĩ trong cả nước về các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để “thay ca” của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 quốc gia cho thấy Chính phủ đã nghĩ đến một “cuộc chiến” dài hơi. Cũng như khi ra trận, không thể thần tốc, đánh nhanh, thắng nhanh thì vị tư lệnh chiến trường cần phải tính đến dưỡng sức quân bằng chiến thuật “xa luân chiến”. Người dân cũng phải nhìn vào các quyết sách của Chính phủ để tính toán cho việc của cá nhân, gia đình mình. Người đứng đầu các tổ chức, đơn vị cũng cần nhìn vào các thông điệp, cách điều hành của Chính phủ để đưa ra các chương trình hành động cho phù hợp với tình hình mới./