♦️♦️♦️ Trở lại thông điệp thứ hai là vaccine tiêm phòng, Chính phủ đã có những thay đổi quan trọng về chiến lược này trong bối cảnh nguồn vaccine còn thiếu, cả thế giới đều lo vaccine. Khi mà cả thế giới đều đổ xô đi mua, mà năng lực sản xuất thì có hạn, nếu vẫn làm theo cách cũ, người dân chúng ta sẽ không có đủ vaccine để tiêm phòng. Hiện trên thế giới đã có hơn 1,8 tỷ liều vaccine ngừa virus corona đã được tiêm ở ít nhất 190 quốc gia trên toàn cầu. Tại Anh và Israel, những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao cho thấy, vaccine sẽ làm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong cũng như lây truyền trong cộng đồng. Hầu hết các chính phủ đều bắt đầu tiêm cho những người trên 60 tuổi, nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương. Nếu như đã coi “chống dịch như chống giặc” thì cần phải nhanh và luôn học tập tinh thần của Hồ Chủ tịch ” Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc”. Thế độc quyền nhập vaccine lâu nay dành riêng cho Bộ Y tế và một đơn vị duy nhất được nhập khẩu (Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam). Đó là sự trói buộc khả năng phòng chống dịch Covid-19 của đất nước. Vòng dây trói đó phải được cởi bỏ để cho mọi nguồn có khả năng được nhập vaccine.
🔻🔻🔻 Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 tuần qua, Thủ tướng đã quyết định một điểm rất quan trọng: “Phải dùng mọi biện pháp như Chính phủ, ngoại giao, doanh nghiệp, người dân, các biện pháp khác… để tiếp cận mua vaccine và phải đẩy nhanh nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước”. “Ai làm tốt hơn thì để cho làm” – một thông điệp của Thủ tướng đang được các doanh nhân và người dân ủng hộ, nhất là trong tình thế “nước sôi, lửa bỏng” như hiện nay. Thực tế cho thấy ngoại giao doanh nghiệp là một kênh rất hiệu quả, các doanh nhân có nhiều mối quan hệ và khả năng xoay xở tình thế không thua kém các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
✅✅✅ Nếu không xếp hàng mua được trực tiếp, họ sẽ biết cách để mua gián tiếp, vay, mượn… Lúc này, Bộ Y tế chỉ cần công bố danh mục các loại vaccine được dùng, tiêu chuẩn bảo quản và tham gia/hướng dẫn cho doanh nghiệp tiêm vaccine. Lịch sử 4.000 năm của dân tộc ta cho thấy, thời đại nào thì trong hoạn nạn “dân cứu dân” bao giờ cũng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp FDI bằng lợi thế của mình sẽ biết cách tự tìm kiếm vaccine để bảo vệ công nhân của mình, nhằm không đứt chuỗi kinh doanh toàn cầu. Các doanh nghiệp lớn FDI như Honda, Toyota, Samsung, Unilever, Canon… đang có những lợi thế nhất định. Trong khi đó, các triệu phú, tỷ phú tiền đô người Việt đều cho thấy, nếu được Chính phủ cho phép họ đều có mối quan hệ để có khả năng đưa vaccine về nước sớm nhất. Khả năng kết nối với Nga (quốc gia đã sản xuất được vaccine) của các doanh nhân thuộc top 500 Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng. Lâu nay, chúng ta cứ lấy lý do các nhà sản xuất vaccine chỉ đàm phán với chính phủ nên các doanh nghiệp Việt Nam bị gạt ra khỏi đại sự. Song, điều kỳ lạ là một doanh nghiệp – Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam – lại được quyền nhập khẩu và cung ứng song song với Nhà nước, điều này được cho là không thuyết phục các doanh nghiệp khác. Nói cách khác, tính mạng của người dân, vận mệnh của quốc gia không thể được đặt cược vào tay một hay vài doanh nghiệp bởi bất cứ lý do nào. Không chỉ doanh nhân mà giờ đây tỷ lệ tiêm vaccine cũng chính là thước đo về năng lực của lãnh đạo các địa phương, nếu không muốn bị giãn cách xã hội. Không ít địa phương đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế hỗ trợ tìm nguồn cung ứng vaccine, không ngồi chờ Thủ tướng và Bộ Y tế. Dường như một điều đã được khẳng định trong chiến lược “5K+vaccine+công nghệ”, nếu làm tốt tất cả các công việc nhưng nếu không tiêm chủng vẫn không thể quay trở lại cuộc sống bình thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét