Hiển thị các bài đăng có nhãn THOISU24. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THOISU24. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2025

Tổng thống Nga - Mỹ điện đàm

 

Ngày 18/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm quan trọng về xung đột Ucraina. 

Israel không kích trên khắp Dải Gaza, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn với Hamas

 

Ngày 18/3, quân đội Israel đã không kích trên khắp Dải Gaza khiến hơn 400 người thiệt mạng và gần 700 người bị thương. Đây là cuộc tấn công lớn nhất của Israel vào Dải Gaza sau nhiều tuần đàm phán không thành công giữa Israel và Hamas về giai đoạn sau khi thỏa thuận ngừng bắn ngày 19/01 hết hạn vào ngày 01/3. Người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết Mỹ đã được Israel tham vấn trước khi tấn công.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2025

Không thể vin vào hoàn cảnh lịch sử để phủ nhận, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin

    Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học, soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định, bảo vệ sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng; kiên quyết đấu tranh, bác bỏ các quan điểm xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng.

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học, soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới (Trong tranh: C. Mác và Ph. Ăng-ghen) 

Kiên định vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

Ở Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và  lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng, phát triển sáng tạo để đề ra đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cách mạng. Dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với hai nhiệm vụ chủ yếu là chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập cho dân tộc và quyền tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân, đến cách mạng xã hội chủ nghĩa với hai nhiệm vụ cơ bản là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và sau đó, đến công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác - Lê-nin là “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất”. Vì vậy, trong các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng đi sâu nhận thức, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta và với xu thế của thời đại. Theo đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gần 40 năm qua đã khẳng định sức sống bền vững, giá trị trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đối với cách mạng Việt Nam. Những thành tựu đó khẳng định đường lối đổi mới là đúng đắn, sáng tạo, hợp lòng dân, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại, khẳng định những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ đó mà đất nước ta, như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nhận định, “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2025

VOA và RFA dừng hoạt động do Chính phủ Mỹ cắt giảm ngân sách

 Ngày 15/3, hàng trăm nhân viên các đài phát thanh Voice of America (VOA) và Đài châu Á tự do (RFA) tại Mỹ đã nhận được thư yêu cầu nghỉ việc.

Tổng thống Mỹ Trump đe dọa áp thuế 200% lên rượu vang và rượu mạnh Châu Âu

Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố sẽ áp thuế 200% đối với rượu vang, cognac và các loại đồ uống có cồn nhập khẩu từ Châu Âu. Động thái này nhằm đáp trả việc EU dự kiến áp thuế 50% lên rượu whiskey Mỹ vào tháng tới để trả đũa việc Mỹ áp thuế 25% lên thép và nhôm nhập khẩu. Ông Trump nhấn mạnh, mức thuế cao sẽ thúc đẩy sản xuất nội địa; trong khi các nhà kinh tế cảnh báo điều này có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nhận định EU sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn trong cuộc chiến thương mại này.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2025

Chủ nghĩa Mác - Lênin tiếp tục soi sáng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

 V.I.Lênin - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản toàn thế giới đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do cho các dân tộc, vì hạnh phúc của toàn thể nhân loại. Những di sản mà Lênin để lại cho toàn thể nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn trên cả phương diện lý luận và từ chính thực tiễn hoạt động cách mạng của Người. Ðối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng của V.I.Lênin không chỉ là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng mà vẫn đang tiếp tục chỉ dẫn cho mỗi bước đi trong chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới.

Nhiều hoạt động tại thủ đô Moskva (Liên bang Nga) nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của V.I.Lenin, 21/1/2024. (Ảnh: nhandan.vn)

Nhiều hoạt động tại thủ đô Moskva (Liên bang Nga) nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của V.I.Lenin, 21/1/2024. 

Hòng thực hiện âm mưu làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, một trong những mục tiêu các thế lực thù địch tập trung thực hiện chính là đòi xóa bỏ sự lãnh đạo duy nhất, trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối, mọi mặt của Ðảng Cộng sản Việt Nam với cách mạng Việt Nam.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2025

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng

  Mọi luận điệu xuyên tạc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; những “lý luận” rêu rao rằng Việt Nam muốn “vươn mình trong kỷ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng đối lập... đều cần phải được nhận diện đúng để kịp thời đấu tranh, bác bỏ.

(Hình minh họa)

Gần đây các phần tử bất mãn, cơ hội, phản động lợi dụng phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, ngày 21/10/2024: “Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn” để xuyên tạc và “định hướng dư luận” là đã đến lúc phải xóa bỏ “điểm nghẽn” của điểm nghẽn đó.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2025

Xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm giữa Mỹ và Nga

 

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Fox News Channel, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio gọi cuộc xung đột tại Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm giữa Mỹ và Nga, và kêu gọi nhanh chóng chấm dứt nó. Ông nói: "Thành thật mà nói, đây là cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa các cường quốc hạt nhân: Mỹ - nước đang giúp đỡ Ukraine, và Nga. Và cuộc chiến này cần phải chấm dứt".

PHẢN ĐỐI BABY THREE CÓ HÌNH ẢNH ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

 


Gần đây, cộng đồng mạng và người tiêu dùng Việt Nam đã bày tỏ sự lo ngại về hình ảnh được cho là "đường lưỡi bò" xuất hiện trên sản phẩm Baby Three phiên bản "Thỏ Thị Trấn V2". Hình ảnh này được phát hiện trong thiết kế bọng mắt và nước mắt của nhân vật, gây tranh cãi về việc liệu đây có phải là sự ẩn ý liên quan đến "đường lưỡi bò" – một biểu tượng phi pháp mà Trung Quốc sử dụng để tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2025

Về kế hoạch Macron - Starmer

 Ông Macron và Starmer vừa đưa ra kế hoạch về việc tổ chức lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraina được gọi là “Kế hoạch Macron-Starmer” nhưng rất nhanh chóng sau đó trở thành “Kế hoạch Macron”, vì Starmer đã hoảng hốt từ chối quyền tác giả. Và để thêm phần ấn tượng cho kế hoạch này, Macron đã có bài phát biểu với một số nội dung chính như sau:

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2025

Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị phải bảo đảm thu hút, mở rộng sự tham gia và vai trò giám sát của người dân

Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị phải bảo đảm thu hút, mở rộng sự tham gia và vai trò giám sát của người dân; tăng cường, củng cố mối quan hệ mật thiết với nhân dân, phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

Đảng lãnh đạo hệ thng chính trị phc vụ cho li ích ca nhân dân và dân tộc. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh… Củng cố niềm tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”(2). Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đặt quyền lợi của người dân vào trung tâm các quyết sách, đường lối của mình với mục đích cuối cùng là người dân được thụ hưởng thành quả của sự nghiệp cách mạng. Chính vì vậy, cần thu hút được sự tham gia và giám sát rộng rãi, thực chất, cụ thể của người dân trong hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, thể chế, chiến lược phát triển của đất nước cũng như của cả hệ thống chính trị, bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi, không quan liêu, mang lại lợi ích thiết thực và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và cả hệ thống chính trị.

Tăng cường, đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương

Tăng cường, đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương theo hướng bảo đảm quản lý thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Phân cấp, phân quyền phải rành mạch, rõ việc, rõ địa chỉ, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm. Phân định nhiệm vụ phải gắn với thẩm quyền và trách nhiệm tương ứng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, vùng núi, hải đảo và với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phân cấp, phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điều kiện cần thiết về nguồn lực tài chính - ngân sách, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhưng phải gắn với cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Xây dựng cơ chế vận hành của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị bảo đảm thống nhất, thông suốt, nhanh nhạy, hiệu lực, hiệu quả.

Xây dựng cơ chế vận hành của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị bảo đảm thống nhất, thông suốt, nhanh nhạy, hiệu lực, hiệu quả. Các mối quan hệ ngang, dọc giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, mối quan hệ lãnh đạo, quản lý giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân người đứng đầu và tập thể, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức cùng cấp,... phải được xác định hợp lý, ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng. Chú trọng chuyển đổi quy trình nội bộ cũng như mối quan hệ giữa các cấp, cơ quan, tổ chức trong bộ máy trên cơ sở ứng dụng công nghệ số. Việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số sẽ giúp thay đổi cơ bản cách thức quản lý, giúp cơ quan, tổ chức phản ứng nhanh với tình huống khẩn cấp, tăng cường mối quan hệ tương tác giữa chính quyền với người dân.

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, ít tầng cấp, ít đầu mối, không trùng lắp, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

  Thực hiện rà soát, tổ chức lại đơn vị có chức năng, nhiệm vụ trùng lặp, loại bỏ tầng nấc trung gian. Dự kiến tổ chức bộ máy Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026 - 2031) được tinh gọn còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 4 bộ và 1 cơ quan ngang bộ); có 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan thuộc Chính phủ). Đồng thời, giảm 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương; dự kiến giảm 450 cục thuộc bộ, thuộc tổng cục và tương đương; 214 vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và thuộc tổng cục; 2.668 chi cục thuộc tổng cục, cục thuộc bộ; giảm 203 đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, cơ quan ngang bộ.

Bên cạnh việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, cần quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, bảo đảm “một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ”, tránh tình trạng lạm quyền hoặc trốn tránh trách nhiệm. Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ sẽ là cơ sở, điều kiện để xác định đúng cơ cấu tổ chức, số lượng biên chế, nguồn lực và chi phí hoạt động, từ đó bảo đảm hiệu năng, hiệu quả hoạt động, nguồn lực sẽ được phân bổ tối ưu, chính sách sẽ được triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả thực chất hơn.

Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ đột phá chiến lược đưa đất nước phát triển toàn diện

Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thực tiễn công cuộc đổi mới những năm qua cho thấy, hệ thống chính trị nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Có thể khẳng định, việc không ngừng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là một trong những điều kiện cơ bản, quyết định đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn trong suốt chặng đường gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới vừa qua.

Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là một trong những nội dung trọng tâm của quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Nghị quyết số 06-NQ/HNTW, ngày 29-3-1989, Hội nghị Trung ương 6 khóa VI, về kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới và các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, XII, XIII đều nhấn mạnh nhiệm vụ tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Ngày 25-10-2017, Ban Chấp hành trung ương đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Nghị quyết số 18-NQ/TW đề ra mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương”(1)

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được sắp xếp, tinh gọn và đạt được một số kết quả nổi bật. Về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống hành chính nhà nước: Đối với tổ chức hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ: đã giảm được 17 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục, giảm 10 cục thuộc tổng cục và thuộc bộ, giảm 144 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ, cơ bản giảm phòng trong vụ (không tính Bộ Công an và Bộ Quốc phòng). Đối với địa phương: đã giảm được 13 sở và tương đương, giảm 2.590 phòng và tương đương thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Về đơn vị sự nghiệp công lập: đến hết năm 2023 còn 46.540 đơn vị (giảm 8.149 đơn vị, tương ứng 15,13%). Về sắp xếp đơn vị hành chính: giai đoạn 2019 - 2021 có 45/45 tỉnh, thành phố thuộc diện sắp xếp đã giảm 8 đơn vị hành chính cấp huyện, 561 đơn vị hành chính cấp xã; giai đoạn 2023 - 2025, có 51/51 tỉnh, thành phố thuộc diện sắp xếp, đã thực hiện giảm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 563 đơn vị hành chính cấp xã.

Mục tiêu tổng quát về tinh gọn bộ máy

 Mục tiêu tổng quát về tinh gọn bộ máy

Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương.

Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội

Theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Người, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng dân tộc dân chủ có hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, trong đó giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ dân chủ được thực hiện tiến trình từng bước và phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Vì thế, ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách. 

Độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến với toàn nhân loại. Với dân tộc Việt Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam. Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ. Đó là nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động. 
Khi nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không bao giờ coi đó là mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành độc lập để đi tới xã hội cộng sản; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu trước hết của quá trình cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đồng thời là điều kiện hàng đầu, quyết định để cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang giai đoạn kế tiếp - cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cách mạng dân tộc dân chủ càng triệt để thì những điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ. Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự quyết định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 

Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để. Độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn liền với đời sống ấm no, hạnh phúc của quần chúng nhân dân, những người đã trực tiếp làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ. Để đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc, để không rơi vào lệ thuộc, đói nghèo lạc hậu, chặng đường tiếp theo chỉ có thể là đi lên chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ; chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho một nền độc lập thật sự, chân chính".

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2025

ĐỀ XUẤT CÁCH XÁC ĐỊNH THỜI GIAN VÀ HẠN TUỔI ĐỂ TÍNH HƯỞNG CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ KHI SẮP XẾP TINH GỌN BỘ MÁY TRONG QUÂN ĐỘI

Bộ Quốc phòng đang tổ chức lấy ý kiến để chỉnh lý, hoàn thiện thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong Quân đội.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2025

Tân cử nhân tình nguyện nhập ngũ

 Với mong muốn được rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành trong môi trường Quân đội, tân cử nhân Phạm Văn Cảnh, sinh năm 2001, ở xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ năm 2025.

Chăm lo cho người lao động vì sự phát triển bền vững

 Những năm qua, Nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) không ngừng đầu tư, cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.