Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Tinh thần 2-9 bất diệt

 Chưa có đất nước nào trên thế giới mà lượng bom đạn cày xới trên từng tấc đất nhiều như nước ta! Chiến tranh, đổ nát, chia li thì không dân tộc nào bằng Việt Nam trong quá khứ. Nói vậy để thêm trân quý giá trị của hoà bình, độc lập, yêu đất nước và chế độ đã làm tất cả để có một Việt Nam hôm nay. Từ một đất nước đói nghèo và lạc hậu, đến nay Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình. Năm 1988, thu nhập bình quân đầu người chỉ là 86 USD/năm thì nay khoảng 3000 USD. Đến nay, Việt Nam là nền kinh tế thứ 42 thế giới, quy mô nền kinh tế của chúng ta tương đương với Philippines và Singapore, bằng nửa Thái Lan và tương đương 2/3 Malaysia. Nếu biết rằng cách đây hơn 30 năm, ta là quốc gia nghèo, dân còn chạy ăn từng bữa và người Mỹ chỉ bình thường hoá quan hệ với chúng ta từ 1995, nghĩa là ta mới có 25 năm tự do để phát triển.


Kinh tế khởi sắc, đời sống nhân dân ổn định, ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội ngày càng nâng cao. Uy tín của nước ta trên trường quốc tế rất cao. So với nhiều nước phát triển, ta chưa bằng nhưng so với chính chúng ta và các nước trong khu vực thì rõ ràng Việt Nam đang thay đổi vượt bậc. Nhiều người mang Hàn Quốc hay Thái Lan ra so sánh với ta mà không biết rằng họ đã phát triển đất nước khi mà chúng ta đang phải bảo vệ tổ quốc; không kích động hận thù nhưng rõ ràng là Hàn, Thái từng làm giàu trên máu xương của người Việt, làm giàu trong chiến tranh ở nước ta. Nhiều nước phát triển trên thế giới đa phần là những nước có lịch sử xâm lược, vơ vét của cải của các nước khác mà có, trong khi chúng ta là đối tượng bị xâm lược, bị cướp và vơ vét tài nguyên khoáng sản...

Nói thế để hiểu rằng, giữ được môi trường hoà bình, độc lập để phát triển đất nước là không hề dễ dàng. Việt Nam là nước trân quý nhất vì ta là nước trả giá đắt nhất để có độc lập, tự do. Hãy nhìn Syria, Lybia...để thấy rõ những đau thương, tàn khóc của chiến tranh và loạn lạc. Từ những đất nước thái bình, phát triển, giàu có nhưng chỉ một bộ phận dân chúng nghe và tin lời đường mật của phương Tây, với hứa hẹn sẽ mang đến một nền dân chủ tiên tiến mà ra nông nỗi này. Syria, Lybia...bây giờ chỉ còn là tro tàn, đổ nát. Khóc lóc, hối hận thì đã muộn màng.

Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển thì dân tộc đó phải đứng vững trên đôi chân của mình! Các cụ ngày xưa đã dùng máu để rửa vết nhơ nô lệ, rửa mối hận mất nước, mối hận chia cắt. Vậy nên mỗi người Việt Nam ngày nay cần biết quý trọng những giá trị đó. Giá trị của hoà bình, độc lập, tự do và phẩm giá của người Việt Nam. Ngày 02/9/1945 mãi mãi là một trong những ngày trọng đại nhất của lịch sử dân tộc. Tinh thần 2/9 bất diệt./.

Khát vọng và bản lĩnh dân tộc

 

Tròn 75 năm Ngày Quốc khánh 2/9. Nhìn lại lịch sử, mỗi người dân Việt Nam đều không khỏi tự hào. Trong thời chiến cũng như thời bình, khát vọng và bản lĩnh dân tộc luôn luôn được truyền lửa, phát huy.

Nói không xa, từ đầu năm đến nay, đất nước gặp khó khăn kép, cả về dịch bệnh Covid-19 và thiên tai nhưng đến giờ, có thể khẳng định mục tiêu về lương thực đạt được. Tính đến giữa tháng 8/2020, xuất khẩu gạo tăng hơn hai con số. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản có thể đạt mục tiêu đề ra. Cả vùng nông thôn rộng lớn cả về diện tích và dân số là nền tảng, dư địa phát triển, ổn định xã hội, là thế mạnh của Việt Nam trước các cú sốc bên ngoài.

Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam đã ba giai đoạn. Khó khăn như thế nhưng nền kinh tế không bị “đứt gãy”, dự báo cả năm không tăng trưởng âm là một cố gắng rất lớn. Đây cũng là minh chứng rõ nét của định hướng đúng và các giải pháp quyết liệt phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời thể hiện nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước. Kết quả đạt được góp phần quan trọng củng cố niềm tin của doanh nghiệp, người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ.

Câu nói “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi trí bất hưng, phi thương bất hoạt” được chứng minh.

Việt Nam đã có thêm nhiều cơ hội phát triển như tham gia nhiều FTA, các xu thế chuyển dịch đầu tư, chuyển dịch công nghệ; có thể tạo nên các động lực phát triển mới cho giai đoạn tới như xây dựng trung tâm logistics quốc tế, tài chính quốc tế… Càng khó khăn, thách thức Việt Nam càng đoàn kết, thể hiện bản lĩnh. Theo kết quả cuộc điều tra xã hội học, tìm hiểu dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương, người dân được hỏi đều thể hiện sự tin tưởng đối với các biện pháp của Đảng, Nhà nước trong phòng chống Covid-19, nói lên tình cảm dân tộc, “Ý Đảng, lòng dân”. Đây là nền tảng quan trọng để vượt qua khó khăn.

Hiện nay, các tỉnh, thành phố đang chuẩn bị Đại hội Đảng, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ 13. Có thể nói, đây cũng là giai đoạn của “thời khắc lịch sử”. Đất nước và con người Việt Nam hơn lúc nào hết phải thích ứng, thay đổi để vượt qua khó khăn với tinh thần lạc quan có thể.

Việt Nam tỏ ra luôn bản lĩnh để làm rõ các nội hàm về phát triển, bồi dưỡng nhân tài, khát vọng phát triển, hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới với tính tự chủ, khả năng thích ứng và chống chịu của nền kinh tế.

Hiện nay, nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế số, các mô hình, phương thức kinh doanh mới đang trở thành vấn đề mang tính sống còn trong điều kiện bình thường mới do tác động của Covid-19. Những xu hướng mới đã và đang hình thành nhanh và phức tạp. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức trên tất cả các phương diện. Trong một thế giới vận động phức tạp nhạy cảm, nhanh nhạy cũng là bản lĩnh Việt Nam./.

 

Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới

 Ngày 31-8, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã có bài viết quan trọng với nhan đề: "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới". Dưới đây là toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng:

Chúng ta cần tỉnh táo! (Chống thông tin xấu độc trước thềm Đại hội - Phần cuối)

 

Xét về góc độ pháp lý rõ ràng là mượn tay các phương tiện truyền thông để tung ra những thông tin xuyên tạc, bịa đặt nhằm xâm hại lợi ích của các tổ chức cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện tượng này cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, thế nhưng không chỉ là mạng xã hội, các kiểu gây rối truyền thống đã và đang áp dụng. Đó là những đơn kiện, đơn tố cáo vô căn cứ, đơn mạo danh, nặc danh luôn xuất hiện với chiều hướng tăng mạnh ở hầu hết các cấp. Công bằng mà nói, nếu việc khiếu nại tố cáo với động cơ và mục đích trong sáng thì sẽ giúp cho bộ máy trong sạch góp phần lựa chọn được những cán bộ có đức có tài. Nhưng cũng phải thẳng thắn nói với nhau, thời gian qua khiếu nại tố cáo đã phần nào bị lợi dụng để cố tình tạo ra sự bất ổn tại nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương trước mỗi kỳ Đại hội.

Những kẻ tung tin xấu độc là ai? (Chống thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng - Phần 2)

 

Các Đại hội trước đây không phải không có các tin đồn thất thiệt nhưng nó không ồ ạt và xuất hiện nhiều như thời gian gần đây, có mấy nguyên nhân chính dẫn đến điều này: Một là, khi đó mới mở cửa, thông tin kích động từ bên ngoài không dễ dàng gì lọt được vào trong Nước và thông tin trong Nước cũng không dễ đưa ra ngoài như hiện nay. Hai là, các phương tiện thông tin chưa hiện đại và phổ biến như bây giờ, Internet chưa phát triển cũng chưa có mạng xã hội, nên việc lan tỏa thông tin không rộng khắp và nhanh chóng như hiện nay. Chính vì thế mà những thông tin có tính chất phá hoại, chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch, phản động không có nhiều đất để sinh sôi, nảy nở.

Muôn hình vạn kiểu thông tin xấu độc (Chống thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng - Phần 1)

 

Đặt điều, bôi nhọ, bóp méo sự thật, thậm chí tung tin gây mất đoàn kết nội bộ là một trong những hiện tượng thường xuất hiện trong mỗi dịp trước Đại hội Đảng các cấp. Thủ đoạn muôn hình vạng chạng ngày càng tinh vi, phải ngăn chặn tình trạng này, tránh bị kẻ địch lợi dụng phá hoại chính trị quan trọng nhất Đất nước theo chu kỳ 5 năm. Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ 13 là đợt sinh hoạt chính trị cực kỳ quan trọng trong đời sống chính trị của nước ta. Đại hội Đảng là dịp để kiểm điểm lại những việc làm được, chưa làm được của cả một nhiệm kỳ 5 năm, qua đó đưa ra các giải pháp phát huy hơn nữa thế mạnh cũng như khắc phục những tồn tại mà nhiệm kỳ trước chưa giải quyết được.

HÃY YÊU NƯỚC VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN

 Trong thời gian gần đây, trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, nhất là vấn đề Biển Đông, trên một số trang mạng xã hội đã xuất hiện những quan điểm, ý kiến của những “công dân”, “nhà báo”, “người yêu nước”… dưới các hình thức “lời kêu gọi”, “phản biện”, “kiến nghị” “góp ý”… trong đó nổi bật là bài viết “Nhục đến mấy đời” của Trân Văn. Nội dung bài viết là tập hợp những ý kiến “phản biện” nhảm nhí,  xuyên tạc, đổi trắng thay đen của những facebooker đội lốt “yêu nước”. Bản chất đó là những “chiêu” mới của một âm mưu cũ mà những kẻ đội lốt “yêu nước” đang tìm cách “đục nước béo cò”; từ đó, kích động, chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước; chia rẽ mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam – Trung Quốc, gây mất ổn định chính trị xã hội, cản trở quá trình phát triển của đất nước.


Giữ gìn kỷ luật, kỷ cương và hình ảnh, uy tín Bộ đội Cụ Hồ

      Việc Kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới đây thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và xem xét, thi hành kỷ luật một số cán bộ cấp cao ở Quân khu 9 không phải là những gì bất thường, đột biến mà chỉ là việc tiếp tục triển khai những chủ trương nhất quán, quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tiêu cực của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta. Trước đó, năm 2018, một số cán bộ cấp cao quân đội, trong đó có cả tướng lĩnh đã phải chịu xử lý nghiêm minh theo pháp luật và kỷ luật của Đảng, Nhà nước và quân đội do có những sai phạm liên quan tới quản lý kinh tế, quản lý đất quốc phòng. Đây là những lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, bị nhiều tác động của mặt trái kinh tế thị trường.
       Tuy nhiên, không phải chỉ đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc, những sai phạm mới được xử lý. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn chủ động, nghiêm túc, quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Các vụ việc được xử lý nghiêm túc, kịp thời nhận được sự tin tưởng, đồng tình của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về sự quyết tâm và hành động của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong quân đội, thể hiện trên mặt trận này không có “vùng cấm”, kể cả đối với lãnh đạo cấp cao, cán bộ đương chức hay đã nghỉ hưu, cán bộ là sĩ quan cao cấp và kể cả tướng lĩnh. Việc xử lý bảo đảm chặt chẽ trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; thông tin kịp thời, không bao che, bưng bít, nương nhẹ.
Việc xử lý sai phạm của cán bộ quân đội gần đây đã theo đúng Quy định 102 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, về thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật, thời hiệu xem xét có thể là 5 năm, 10 năm, thậm chí dài hơn tùy theo mức độ sai phạm. Như vậy, không còn vùng cấm cả với những cán bộ đã chuyển công tác khác hay đã nghỉ hưu thì coi như “hạ cánh an toàn”, là một sự nghiêm túc về thực hiện trách nhiệm nêu gương, khắc phục tư duy nhiệm kỳ…
Thông qua việc xử lý góp phần làm trong sạch bộ máy, loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ thoái hóa biến chất; củng cố, nâng cao sức mạnh, sức chiến đấu của quân đội; trước hết là sự vững mạnh về chính trị.
       Trước những sự việc xảy ra thời gian qua, từng có ý kiến đây đó trong dư luận đặt câu hỏi có hay không sự gia tăng tham nhũng, tiêu cực trong quân đội, trong lực lượng vũ trang (LLVT)? Có hay không sự suy thoái đến mức phổ biến, làm suy giảm sức chiến đấu, làm suy giảm niềm tin của nhân dân?
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, cùng với sự đau xót, nghiêm khắc rút ra những bài học đắt giá, chúng ta phải khẳng định một số sai phạm đó chỉ là những hiện tượng cá biệt. Việc xử lý nghiêm minh, kịp thời chính là sự thanh lọc, đẩy lùi những sai phạm cá biệt để Quân đội ta luôn trong sạch, vững mạnh, luôn xứng đáng với niềm tin cậy, yêu mến tuyệt đối của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trước những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, hiện tượng cán bộ có chức có quyền, kể cả cán bộ LLVT rơi vào một số sai phạm kinh tế, lợi ích nhóm là một thực tế đã xảy ra. Đây cũng là điều không tránh khỏi đối với quân đội ở nhiều quốc gia trên thế giới những năm gần đây. Nhiều năm nay, Trung Quốc là quốc gia rất quyết liệt trong chống tham nhũng trong quân đội với rất nhiều tướng lĩnh, cán bộ cao cấp bị xử lý. Năm ngoái, Tổng thống Philippines sa thải 20 sĩ quan cao cấp do tham nhũng. Ở nước Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin gần 10 năm qua luôn mạnh tay chống tham nhũng. Nhiều công ty thuộc quyền kiểm soát của Bộ Quốc phòng Nga đã bị kiểm tra, xử lý và nhiều lãnh đạo cấp cao, trong đó từng có 4 cán bộ cấp lãnh đạo bộ bị thôi chức do tham nhũng… Tại Ukraine, năm 2016, hai quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng đã bị bắt vì tội biển thủ công quỹ liên quan đến mua sắm quốc phòng. Tại Mỹ, quốc gia được coi là có hệ thống pháp luật và cơ chế kiểm soát quyền lực nghiêm ngặt trong phòng ngừa tham nhũng, nhưng gần đây vẫn xảy ra nhiều vụ tham nhũng trong quân đội, điển hình là vụ một sĩ quan cao cấp trong lực lượng hải quân bị kết án 78 tháng tù vì tham nhũng, thừa nhận đã “nhận quà” của một nhà thầu quốc phòng nước ngoài để đổi lấy thông tin mật của hải quân Mỹ.
        Đối với Quân đội ta, ngay từ những ngày đầu còn non trẻ, nhiều khó khăn, thiếu thốn, cũng đã có bài học đau xót, như vụ án Trần Dụ Châu. Trong khi bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sĩ thời chống Pháp rất kham khổ thì Trần Dụ Châu và một số sĩ quan biến chất lại sống như những ông hoàng. Chính vì thế, ngay từ ngày đó, quan điểm của Đảng và Bác Hồ là phải xử lý rất nghiêm minh để làm gương. Ngày 5-9-1950 ở thị xã Thái Nguyên-thủ đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao mở phiên tòa đặc biệt với 3 bị cáo hầu tòa là nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và đồng bọn can tội “biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”. Cửa vào phòng xử án có một bảng khẩu hiệu: “Nêu cao ánh sáng công lý trong quân đội”. Trong phòng xử án, trên tường có hai khẩu hiệu: “Quân pháp vô thân” và “Trừng trị để giáo huấn”. Phiên tòa xét xử công khai, bộ đội và nhân dân đến dự đông kín. Kết thúc phiên tòa, Trần Dụ Châu bị tuyên án tử hình, hai đồng phạm mỗi tên lãnh án 10 năm tù. Chỉ một ngày sau, Trần Dụ Châu bị thi hành án tử hình.
       Ngay từ các khẩu hiệu của phiên tòa đã thể hiện quan điểm, tinh thần chống tham nhũng, tiêu cực trong Quân đội ta từ trước đến nay. Thông tin vụ án cũng được công khai kịp thời trên báo chí. Báo Cứu quốc đã có nhiều bài phản ánh về vụ án. Ngày 27-5-1950, báo đăng bài xã luận cho biết vụ án đã cho Chính phủ, Đoàn thể (Đảng) nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng, giáo dục và kiểm soát cán bộ để phục vụ tốt cho kháng chiến, kiến quốc... mặc dù có người e ngại, vì nếu công khai vụ án này sẽ làm cho dân chúng chê trách, kẻ địch lợi dụng để phản tuyên truyền, lợi ít, hại nhiều...
Nhìn từ vụ án Trần Dụ Châu, chúng ta càng thấm thía quan điểm sâu xa của Đảng, Bác Hồ trong giáo dục, rèn luyện Quân đội ta. Bác từng chỉ rõ: “Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua”. Lo ngại sự sa ngã của những cán bộ liên quan tới quản lý kinh tế trong quân đội, Bác từng căn dặn: “Các chú phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải, phải đi thẳng đến chiến sĩ”.
        Từ đó đến nay, các vụ việc liên quan tới tham nhũng, tiêu cực trong quân đội đều được xử lý nghiêm minh. Trong 33 số Báo Quân đội nhân dânxuất bản tại Mặt trận Điện Biên Phủ, có nhiều bài báo tường thuật việc tòa án binh mặt trận xét xử công khai cán bộ sai phạm và đăng thông tin ngay trên trang nhất.
Chính sự nghiêm minh đó càng làm cho quân đội giữ được niềm tin yêu trọn vẹn của nhân dân, coi quân đội là trường học lớn, là lực lượng mẫu mực với những con người được tôi luyện trong một môi trường nghiêm ngặt, tiêu biểu về bản lĩnh, đạo đức, ít lòng ham muốn vật chất, chấp nhận thiệt thòi, khó khăn, gian khổ, thậm chí sẵn sàng xả thân, hy sinh cho Tổ quốc. Cán bộ, chiến sĩ LLVT phần lớn ở nơi "đầu sóng ngọn gió", nơi tiền phương của Tổ quốc, nơi biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; miệt mài với gian khổ hy sinh trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Bộ phận tham gia làm kinh tế, quản lý kinh tế chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và những hiện tượng vi phạm như vừa qua cũng chỉ là cá biệt. Quân đội vẫn là đội quân tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng, trước nhân dân; là thanh bảo kiếm, là nòng cốt, là lực lượng chính trị trung thành tuyệt đối bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng và chế độ XHCN.
       Những câu chuyện ấy khiến chúng ta càng thấm thía hơn khi những ngày này, chúng ta đang kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc của Bác, có những câu Bác viết ngày nay được in ra treo ở hội trường của nhiều tổ chức Đảng: “Đảng ta là Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. Phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
      Còn nhớ chuyện Bác Hồ từng giáo dục đồng chí Phùng Thế Tài khi mới là một trung đoàn trưởng. Biết chuyện đồng chí có một số sai phạm, Bác trực tiếp gặp gỡ, căn dặn: “Bây giờ chú là lính. Cách mạng phát triển, quân đội phát triển mai sau chú cố gắng, sẽ là “quan”, là “tướng”. Tướng mà tính nóng là hỏng việc; hai là, tính chú liều quá. Có Bác bên cạnh mà chú còn dám bắt gà, bắt ngựa của dân, sau này ra “hùng cứ một phương” chú sẽ còn làm nhiều điều sai trái, ai ngăn được chú? Lần này ra chiến đấu chú nhớ phải phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm”. Lời căn dặn của Bác Hồ giúp người trung đoàn trưởng sửa sai, tiến bộ, sau này trở thành một vị tướng nổi tiếng.
      Theo PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), từ vụ việc một số cán bộ, tướng lĩnh cấp cao bị xử lý, chúng ta rút ra được rất nhiều bài học. Cán bộ cấp cao, tướng lĩnh, thậm chí là lãnh đạo cấp cao hơn nữa nếu không tu dưỡng thì cũng trở thành nạn nhân, tù binh của chính sự thoái hóa biến chất. Cha ông ta có câu: Tu thân, tề gia, trị quốc. Cho nên, bài học tự rèn luyện rất quan trọng. Cùng với đó, phải kiểm soát quyền lực thật tốt. Bác nói là kiểm tra, kiểm soát hành vi của mỗi người, nếu làm đúng thì biểu dương, sai thì nhắc nhở, “tuýt còi” để phòng ngừa. Nếu không làm tốt sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm rồi mới phát hiện, mới lôi nhau ra xử phạt, kỷ luật. Còn đã sai phạm thì phải xử lý đến nơi đến chốn nhưng không coi trừng phạt là mục đích cuối cùng… mà chỉ là để giáo dục, với tinh thần chặt cành để cứu cây; để mỗi người và tập thể tiến bộ. Đó cũng là bài học để cùng với xử lý kiên quyết, nghiêm minh, Quân đội ta phải ngày càng hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách để kiểm soát quyền lực, phòng ngừa sai phạm, quản lý chặt chẽ hơn cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức, có quyền và tham gia các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, tài chính, đất đai…
      Chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương đầu năm 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cần xử lý kiên quyết, dứt điểm, quyết liệt hơn những tồn tại, hạn chế, nhất là những vụ việc tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng và nhấn mạnh: “Không sợ mất uy tín của quân đội và không sợ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, chống phá. Nếu chúng ta làm tốt thì chính là đã nâng cao uy tín và bác bỏ các luận điệu xuyên tạc”.
      Với tinh thần đó, chúng ta tin tưởng rằng, việc xử lý nghiêm minh một số sự việc sai phạm vừa qua sẽ góp phần làm cho Quân đội ta xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh toàn diện về mọi mặt; thực sự trở thành Đảng bộ mẫu mực, giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ và hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, coi đây là danh dự thiêng liêng và cao quý.

Kỷ luật nghiêm minh để quân đội thêm mạnh

       Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta được đẩy mạnh và đạt được kết quả rất tích cực. Một số cán bộ cấp cao ở các lĩnh vực đã bị kiểm điểm, kỷ luật, kể cả trong công an, quân đội.
Việc một số tướng lĩnh, trong đó có những vị trí cấp cao trong quân đội bị xử lý kỷ luật liên quan tới vấn đề quản lý kinh tế, quản lý đất quốc phòng là điều đáng tiếc, đáng buồn. Chúng ta phải khẳng định, đó chỉ là những hiện tượng cá biệt, không phải vì thế mà làm ảnh hưởng tới thiện chí, thiện cảm, sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân với quân đội. Các vụ việc sai phạm được quân đội xử lý nghiêm túc, kịp thời giúp quân đội càng củng cố được sức mạnh, tính kỷ luật, niềm tin của người dân, tất cả vì lợi ích quốc gia.
       Có thể nhìn nhận, hiện tượng vi phạm kỷ luật, nhất là trong lĩnh vực tài chính là hệ quả của sự thiếu tu dưỡng đạo đức của một số cá nhân. Bên cạnh đó, còn bị nhiều tác động của mặt trái kinh tế thị trường... Thời gian tới, để ngăn chặn những sai phạm cũng như tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong quản lý kinh tế nói chung và trong kết hợp kinh tế với quốc phòng nói riêng, cần tiếp tục rà soát, bổ sung các loại luật định có liên quan tới hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trong quốc phòng; bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng chặt chẽ, đồng bộ hơn. Đồng thời, cần cụ thể hóa trong từng lĩnh vực, đề cao tính rõ ràng, minh bạch để khi áp dụng không bị lúng túng, không bị lạm dụng, không để mỗi người hiểu, áp dụng theo một kiểu khác nhau để cuối cùng phạm luật. Cùng với đó, hoạt động thông tin tuyên truyền, kiểm tra, cảnh báo phải được làm thường xuyên, kịp thời, tránh trường hợp đuổi theo xử lý hậu quả khi sai phạm đã xảy ra...

Đọc bài viết “Giữ gìn kỷ luật, kỷ cương và hình ảnh, uy tín Bộ đội Cụ Hồ” trên Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 9-5-2019, tôi hoàn toàn đồng tình với nội dung bài viết và cảm ơn bài báo đã nói giúp tâm tư, tình cảm của nhiều người, nhất là đội ngũ cán bộ quân đội đã nghỉ hưu.
Công tác nhiều năm tại cơ quan Tổng cục Hậu cần nên tôi hiểu, từ trước tới nay, người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy luôn phải đối mặt với những cám dỗ, chỉ cần không có bản lĩnh, một phút để ham muốn bản thân trỗi dậy là sẽ vi phạm kỷ luật. Vì nhiệm vụ cách mạng, với mục tiêu chiến đấu cao cả nên trước đây, những cám dỗ vật chất ấy thường không “đánh gục” được họ. Mặc dù vậy, lịch sử Quân đội ta vẫn chứng kiến vụ việc đau lòng, như vụ án Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu tháng 9-1950, với tội danh biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến… Dẫu phải thức trắng đêm để cân nhắc, xem xét, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định phải xử nghiêm để làm gương. Sau đó, Trần Dụ Châu bị xử tử hình, tịch thu phần lớn tài sản. Quyết định đó của Bác Hồ giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang trong giai đoạn hết sức khó khăn như một sự cảnh tỉnh tất cả cán bộ, đảng viên, đồng thời, cũng khẳng định một điều, cán bộ cách mạng dù cấp cao đến đâu, nếu vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh. Chính quyết định sáng suốt, nghiêm minh ấy của Bác đã lấy lại niềm tin của đông đảo bộ đội và nhân dân, giúp mọi người càng thêm tin tưởng vào cách mạng.
        Sau vụ án lịch sử đó, Quân đội ta cũng nhiều lần phải xử lý, kỷ luật cán bộ, trong đó có những người giữ vị trí, chức vụ quan trọng. Các đợt “phẫu thuật” ấy đã làm cho Quân đội ta ngày càng vững mạnh, kỷ luật nghiêm minh, giữ được hình ảnh cao đẹp trước nhân dân. Vì vậy, trong bất cứ giai đoạn nào, những người lính Cụ Hồ vẫn được nhân dân tin tưởng, yêu mến.
Thực tế, trước sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, việc vẫn còn một số cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao không giữ được mình, vi phạm kỷ luật là điều có thể dự báo. Điều mà những cán bộ, đảng viên cao tuổi chúng tôi và đông đảo nhân dân mong muốn là Đảng, Nhà nước, quân đội phải tiếp tục thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người đúng tội các cá nhân, tập thể vi phạm, tránh vì một số trường hợp cá biệt mà làm hoen ố hình ảnh, danh xưng cao quý Bộ đội Cụ Hồ mà nhân dân đã trao tặng. Qua các vụ việc trên, tôi nghĩ đây cũng là bài học đối với những người cán bộ chủ chốt, chủ trì, người nắm trọng trách ở những vị trí nhạy cảm, liên quan đến tài sản, tiền bạc. Ngoài việc phải gương mẫu, nâng cao năng lực, bản lĩnh, trình độ công tác, phải đặc biệt quan tâm, làm sao chọn được đội ngũ cán bộ tham mưu vừa giỏi chuyên môn, vừa có tâm, có đức để giúp người chỉ huy đưa ra các quyết sách chính xác, phù hợp, tránh để những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Sa vào cạm bẫy tệ nạn xã hội - “chiếc dây thòng lọng” nhân cách cán bộ, đảng viên

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng lệch chuẩn xã hội, nó thường được biểu hiện dưới những hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu đối với đời sống xã hội. Tệ nạn xã hội không những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần, đạo đức của con người, mà còn làm rạn nứt hạnh phúc gia đình, làm mọt ruỗng văn hóa và gây mất trật tự an toàn xã hội.
Băn khoăn trước thực trạng một bộ phận người dân trong xã hội, trong đó có cả cán bộ, đảng viên có những biểu hiện, hành vi thiếu chuẩn mực, vi phạm thuần phong mỹ tục dân tộc và đạo đức xã hội, mới đây, trong buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói rằng “cảm thấy xót ruột khi đạo đức xã hội xuống cấp”. Người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta đã nhấn mạnh rằng: Đạo đức là nền tảng tinh thần của xã hội. Càng phát triển kinh tế thị trường thì càng phải quan tâm chăm lo giữ gìn văn hóa, đạo đức, vì đó là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.
       Không ai phủ nhận những giá trị tích cực mà nền kinh tế thị trường đã mang lại cho xã hội và con người. Tuy nhiên, những mặt trái của cơ chế thị trường “cộng sinh” với lối sống lai căng, văn hóa độc hại du nhập từ bên ngoài vào khiến tệ nạn xã hội có nguy cơ trỗi dậy và làm băng hoại đạo đức xã hội. Cán bộ, đảng viên cũng là con người nên khó tránh khỏi những ảnh hưởng, tác động của môi trường xã hội ở cả mặt tốt và mặt xấu, ở cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, trước sự “cám dỗ, mê hoặc” của những “chiếu bài, ván bạc” hay lời “mời gọi quyến rũ” từ vũ trường, nhà hàng, khách sạn, thậm chí chiêu bài “mỹ nhân kế” làm chao đảo cả một triều chính xưa kia cũng có thể tái diễn để trở thành “cái dây thòng lọng” đối với bất cứ cán bộ, đảng viên nào thiếu bản lĩnh, thiếu tỉnh táo, thiếu nghiêm khắc với chính mình.
Nếu như những năm tháng chiến tranh, cán bộ, đảng viên có mục tiêu lớn nhất là cùng nhân dân, bộ đội kề vai sát cánh bên nhau để đánh đuổi kẻ thù ra khỏi giang sơn bờ cõi, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; hay trong thời bao cấp còn nhiều khó khăn, nhà nhà, người người phải lo toan cái ăn, cái mặc hằng ngày thì cán bộ, đảng viên ít nhiều vẫn giữ được sự trong trẻo của tâm hồn, sự trong sáng của lương tâm, sự lành lặn của đạo đức, do đó ít bị tha hóa, biến chất. Còn thời nay, điều kiện kinh tế, cuộc sống vật chất đã đầy đủ, sung túc hơn xưa; môi trường xã hội thông thoáng, cởi mở hơn; các phương tiện nghe nhìn, truyền thông, văn hóa giải trí, mạng xã hội đã làm cho con người được tận hưởng tiện ích, thoải mái gấp nhiều lần… nhưng cũng làm người ta dễ trở nên “lóa mắt” trước những “cạm bẫy” từ sự hào nhoáng, giả tạo và lệch chuẩn xã hội mà không phải ai cũng dễ nhận diện, phát hiện để tránh xa. Thế nên, có người ví von rằng, thời đại công nghệ có thể tạo bàn đạp, bệ đỡ cho con người vươn tới chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, nhưng cũng có thể là chiếc xe “không phanh” lót đường cho sự sa ngã, xuống cấp đạo đức nếu con người buông lơi, thỏa thích với những ham hố tầm thường của mình.
        Không ngẫu nhiên mà từ Đại hội XII đến nay, Đảng ta không chỉ coi đạo đức là một trong 4 trụ cột trong công tác xây dựng Đảng, mà còn đề ra nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định nhằm siết chặt kỷ cương, củng cố văn hóa, chấn chỉnh đạo đức trong Đảng. Bởi sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên khiến nhân dân suy giảm niềm tin vào Đảng và chế độ, đồng thời làm cho nền tảng văn hóa, đạo đức xã hội có nguy cơ lung lay từ gốc rễ.
       Với tư cách là lực lượng dẫn dắt xã hội phát triển văn minh, tiến bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên không chỉ có trách nhiệm xây dựng nền tảng tinh thần đạo đức xã hội lành mạnh mà còn phải là lực lượng tiên phong trong đấu tranh, phòng ngừa, đẩy lùi, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội.
        Muốn làm tốt việc này, trước hết đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần chú trọng học tập, thấm nhuần những giá trị văn hóa truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc; tự giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, dâm ô, cờ bạc, mê tín dị đoan; gương mẫu chấp hành nội quy, quy ước, hương ước về nếp sống văn hóa tại cộng đồng nơi cư trú; vận động gia đình, người thân và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phường, xã văn minh...
       Để tệ nạn xã hội xâm nhập vào một bộ phận cán bộ, đảng viên, cấp ủy và chính quyền các cấp không thể vô can. Vì vậy, đi đôi với việc đề cao vai trò tự giác, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, cơ quan, đơn vị cần quan tâm chăm lo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa bổ ích nhằm tạo ra không gian sống tích cực cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cùng với đó, cần làm tốt công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên ở mọi lúc, mọi nơi; phối hợp với chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương tăng cường giám sát cán bộ, đảng viên nơi cư trú; tránh để “khoảng trống trận địa quản lý” khiến cán bộ, đảng viên vi phạm tệ nạn xã hội mà không biết.
          Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhiều nước trên thế giới thời gian đầu quá chú trọng phát triển kinh tế mà không chú ý đến môi trường, khi nhận ra thì mất hàng chục năm và nhiều phần trăm GDP để khắc phục. Nhưng muộn hơn nữa, khi nhận ra hệ quả của việc không chú ý đến văn hóa, đạo đức xã hội thì phải mất hàng thế hệ và có khi mất nhiều lần mức tăng trưởng kinh tế mới có thể khắc phục được.
        Để không lặp lại “vết xe đổ” đó, chúng ta càng phải chú trọng quan tâm xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức lành mạnh cho xã hội, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống chính trị, vào mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị, mỗi gia đình và cá nhân. Đây là “bức tường thành” có thể phòng ngừa hiệu quả các tệ nạn xã hội. Nhất là trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, việc giữ gìn và phát huy các chuẩn mực đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc sẽ góp phần bảo đảm cho xã hội nói chung, mỗi người nói riêng được phát triển tiến bộ, cân bằng, bền vững.
       Nhớ lại lời người xưa dạy, muốn giáo dục, dạy bảo, động viên được quân sĩ, người làm tướng phải tự mình làm gương về đạo đức, nhân cách. Do vậy, một trong 8 điều mà danh tướng Trần Quốc Tuấn cảnh báo đối với những người làm tướng là phải tránh xa “hoang dâm tửu sắc”, tức là tránh xa ăn uống nhậu nhẹt quá đà và quan hệ nam nữ bất chính, vì vướng vào điều đó sẽ làm mất tư cách của người làm tướng và có hại cho tinh thần quân sĩ, có hại cho xã tắc, vương triều. Đạo làm tướng mà Anh hùng dân tộc-Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đề cập từ cách đây hơn 700 năm, nói rộng ra cũng là đạo làm cán bộ lãnh đạo thời nay mà bất cứ ai trong bộ máy công quyền cũng không được phép làm ngơ!

ĐAN VIỆN THIÊN AN HUẾ CẦN TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIỮ BÌNH YÊN CHO NHÂN DÂN

Trong những ngày vừa qua, tình hình tại đồi Thiên An (xã Thủy Bằng, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế) bắt đầu nóng trở lại do các tu sĩ đan viện Thiên An (ĐVTA) tìm cách lấn chiếm đất đai trái phép do Nhà nước quản lý.

Sự tha hóa quyền lực và con dốc đặc quyền đặc lợi

         Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã định vị những căn bệnh ấy trong các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị với biểu hiện thứ 9: “Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích”. Nó cũng nằm trong các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, trong đó có biểu hiện thứ 8: “Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”.
        Soi vào thực tiễn vừa qua, đáng buồn thay có rất nhiều câu chuyện vi phạm. Vụ việc hàng loạt thí sinh là con các cán bộ lãnh đạo ở Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn sửa điểm thi để đỗ vào đại học gây bức xúc dư luận, mang bóng dáng một vụ tham nhũng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công bằng xã hội và tương lai đất nước. Rồi đây sự việc sẽ được điều tra, làm rõ nhưng chắc chắn không thể không có sự liên quan trách nhiệm của những cán bộ là cha mẹ của học sinh.

       Vụ án Trịnh Xuân Thanh được phát hiện từ lỗ hổng đặc quyền đặc lợi khi ông Thanh đi chiếc xe Lexus 570 biển xanh giả rồi lộ ra lỗ hổng chạy chức, chạy quyền để được quy hoạch, luân chuyển sai quy định mặc dù trước đó dính vào tham nhũng nghiêm trọng. Từ vụ việc này, hiệu ứng domino hé lộ hàng loạt sai phạm từ Bộ Công Thương với rất nhiều sai phạm trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp… Trong đó, ông Vũ Huy Hoàng đãtiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai là ông Vũ Quang Hải tham gia Hội đồng quản trị và giữ chức Phó tổng giám đốc Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Sài Gòn; vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng. Một báo cáo của Thanh tra Chính phủ năm 2018 còn cho biết, có năm ông Vũ Huy Hoàng đi công tác nước ngoài 163 ngày, chiếm hơn nửa thời gian làm việc trong năm khiến dư luận càng đặt dấu hỏi về trách nhiệm công bộc của ông đối với công việc.
         Năm 1987, dư luận chấn động trước bài báo “Sự thật về nhà ở của đồng chí Tô Duy” đăng trên Báo Quân đội nhân dân, phản ánh việc một vị cán bộ hàm tương đương bộ trưởng chiếm dụng diện tích nhà ở quá tiêu chuẩn. Thế nhưng về sau này, ngày càng nhiều những vụ việc cán bộ lãnh đạo giữ đặc quyền đặc lợi, thậm chí không chịu trả nhà công vụ, trả xe sau khi đã nghỉ hưu.
       Bức xúc nhất có lẽ phải kể đến hiện tượng lạm dụng đặc quyền đặc lợi để tham nhũng quyền lực, tham nhũng trong xin-cho các dự án đầu tư, biến cổ phần hóa thành “chia phần hóa”… Có rất nhiều trường hợp dựa vào "con ông cháu cha" hoặc các quan hệ để thăng tiến thần tốc, cướp đi cơ hội phát triển bình đẳng của bao nhiêu cán bộ, đảng viên chân chính. Những năm vừa qua, đã có nhiều vụ việc gây bức xúc dư luận, như: Vụ hotgirl Quỳnh Anh ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa; vụ bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng, 26 tuổi, quê ở Bắc Ninh đảm nhiệm chức vụ phó vụ trưởng khi ông này không làm việc tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, không nhận lương và đang đi du học tự túc tại Nhật Bản; vụ Lê Phước Hoài Bảo, sinh năm 1985 (con trai ông Lê Phước Thanh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam) nhận được nhiều ưu ái, thăng tiến thần tốc sai quy định, trở thành giám đốc sở trẻ nhất nước; gần đây, vụ con gái của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang là Vương Mai Trinh (31 tuổi) được bổ nhiệm thần tốc đảm nhiệm chức vụ Phó chánh văn phòng Thành ủy Long Xuyên sai quy định nên Bộ Nội vụ đã yêu cầu hủy kết quả tuyển dụng…
Bài học đắt giá từ lời cảnh báo của V.I.Lênin
V.I.Lênin từng cảnh báo về 3 loại kẻ thù nguy hiểm đe dọa đến sự tồn vong của nước Nga Xô viết sau Cách mạng Tháng Mười là: Tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa, nạn mù chữ và nạn hối lộ. Thế mà những điều đó lại xảy ra đúng như ông tiên liệu.
Sau Cách mạng Tháng Mười, chiến tranh và nạn đói đe dọa nghiêm trọng đối với chính quyền Xô viết non trẻ. "Rồi sẽ có bánh mì và sẽ có tất cả"-câu nói của Vasili trong bộ phim "Lênin trong Tháng Mười" trở thành câu nói thịnh hành một thời ở Liên Xô. Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật. Năm 1918, chính quyền Xô viết gặp phải cuộc khủng hoảng lương thực. Tại một cuộc họp của UBND, Churuva, Ủy viên nhân dân phụ trách vấn đề lương thực, bất ngờ bị ngất xỉu vì đói! Là quan chức cao nhất phụ trách lương thực, ông có thể điều động hàng chục triệu tấn lương thực, nhưng bản thân lại bị đói. Ngay sau đó, Lênin kiến nghị xây dựng nhà ăn điều dưỡng để bảo đảm cho những đồng chí như Churuva. Nhà ăn điều dưỡng do Lênin khởi xướng về sau dần mở rộng thành cửa hàng cấp đặc biệt, rồi biến tướng trở thành nơi dành cho cán bộ đặc biệt cao cấp, nơi ê hề rượu Pháp, Scotland, thuốc lá thơm Mỹ, chocolate Thụy Sĩ, cà phê Italy, giày da của Áo, len dạ Anh... Báo chí đã nói công khai rằng, đối với những nhân vật thuộc tầng lớp trên thì chủ nghĩa cộng sản đã được xây xong từ lâu! Chỉ riêng Moscow đã có hơn 100 cửa hàng như vậy. Đó là nơi dành cho tầng lớp đặc quyền.
       Dưới thời Tổng Bí thư Brezhnev, con cái tầng lớp đặc quyền chỉ cần dựa vào bố mẹ là có thể dễ dàng được vào học tại những trường đại học tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp lại được nhận vào các ban, ngành ưu việt nhất, được thăng tiến thần tốc. Có chức ắt có quyền, có đặc quyền nên nạn mua quan bán chức ngày càng nở rộ. Nạn đặc quyền đặc lợi đã làm tổn hại nghiêm trọng thanh danh của chủ nghĩa xã hội (CNXH), tạo ra hố ngăn cách lớn trong xã hội. Người dân bình thường tự gọi mình là “chúng ta”, còn gọi những lãnh đạo cấp cao là “bọn họ”. Dưới thời Gorbachev, tầng lớp đặc quyền không chỉ tìm mọi cách nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ cá nhân, mà còn mong muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền cho con cháu đời sau. Họ nhận ra để hợp pháp hóa các đặc quyền thì chỉ có chế độ chủ nghĩa tư bản (CNTB) mới thích hợp nhất để hợp pháp hóa những lợi ích hiện có của họ. Thế là họ không ngần ngại lột bỏ mặt nạ, công khai thúc đẩy xóa bỏ CNXH, đi theo con đường của CNTB. Họ lợi dụng sự hỗn loạn về thương mại hóa, thị trường hóa, kinh tế tự do hóa do Gorbachev tiến hành để làm một cuộc lật bài kinh tế, trực tiếp chiếm đoạt tài sản nhà nước thành tài sản riêng. Một bộ phận đó sau này trở thành những ông trùm tài chính mới. Một bộ phận khác không chỉ vơ vét mà còn tiếp tục nắm giữ những cương vị cao, kiểm soát quyền lực của nhà nước với 75% số quan chức bên cạnh tân tổng thống; 57,1% lãnh tụ những chính đảng mới và 73,4 % trong số những quan chức của chính phủ mới.
       Từ điển Tiếng Việt giải thích: “Đặc quyền đặc lợi là quyền lợi đặc biệt chỉ dành riêng cho một người hay một nhóm, một tầng lớp nào đó được hưởng mà những người bình thường khác không thể có được”. Đặc quyền đặc lợi khoét sâu thêm khoảng cách “quan-dân”, hình thành các đẳng cấp xã hội, làm sâu thêm những bất công, làm giảm động lực phấn đấu của cán bộ, công chức, gia tăng tình trạng xin-cho, chạy chức, chạy quyền, nạn hối lộ, đút lót và nghiêm trọng nhất là suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước; thậm chí khiến dân khinh, dân ghét lãnh đạo.
        Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhìn ra và cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm từ sự tha hóa quyền lực nói trên. Ngày 17-10-1945, trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng đăng trên Báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn chỉ ra các thói xấu cần phải lên án, như: Trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Người chỉ rõ: “Ǎn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra? Thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức. Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên, cho đến các cô, các cậu ủy viên, cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi những hao phí đó ai phải chịu?”. Rồi hiện tượng con quan thì lại làm quan, "cài cắm" người nhà vào các vị trí lãnh đạo, ưu tiên tuyển dụng người thân, ghen ghét, đố kỵ người tài là một vấn nạn trong không ít cơ quan hành chính thời bấy giờ: “Kéo bè kéo cánh, bà con bạn hữu mình, không tài năng gì cũng kéo vào chức này, chức nọ. Người có tài, có đức, nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài”, “bênh vực lớp này, chống lại lớp khác”.
        Đại hội VI khởi xướng sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã nhìn nhận rõ nguy cơ của bệnh đặc quyền đặc lợi và xác định: Trong tư tưởng cũng như hành động, phải triệt để chống tham nhũng, chống đặc quyền đặc lợi. Đại hội IX của Đảng chỉ ra: Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, nâng cao đời sống người hưởng lương, chống đặc quyền đặc lợi. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: Xây dựng cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn quan hệ “lợi ích nhóm”; chống đặc quyền đặc lợi, khắc phục “tư duy nhiệm kỳ”; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở, bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức…
      Phát biểu tại một hội nghị về công tác dân vận gần đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại những bài học kinh nghiệm từ lịch sử dân tộc: “Sở dĩ triều Hậu Trần suy vong là do các vua quan Hậu Trần không thực hiện đúng chính sách "thân dân", "làm kế sâu rễ bền gốc"; họ chỉ lo cuộc sống xa hoa, quyền lợi ích kỷ của mình, bỏ "mặc dân khốn khổ", "muôn dân oán giận mà không biết, lòng người oán trách mà chẳng kinh". Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng thẳng thắn chỉ rõ, hiện nay: Một số hiện tượng tham nhũng, đặc quyền đặc lợi trong Đảng và trong các cơ quan nhà nước không được đấu tranh kiên quyết và xử lý nghiêm minh. Do đó làm tổn thương thanh danh, uy tín của Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng… Một số người còn lợi dụng chức quyền để đục khoét, vơ vét của cải của Nhà nước, của tập thể, trở thành những con sâu mọt tệ hại của xã hội. Có lẽ đây là điều mất mát lớn nhất trong tình cảm của nhân dân, là điều người dân cảm thấy xót xa, buồn phiền nhất...
     Thuc tế đó cho chúng ta thấy, kiên quyết đấu tranh với những thói hư tật xấu ấy phải trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, phải trở thành một trong những việc cần làm ngay với Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị hiện nay. Ngoài việc phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật những hành vi sai phạm thì trong Đảng, phải duy trì nghiêm các quy định về nêu gương, thực hiện những điều cấm đảng viên không được làm. Phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật và hình thành cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ, không để tồn tại tham nhũng quyền lực, lợi ích nhóm và nạn đặc quyền đặc lợi… làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đưa họ trượt dài trên con dốc tha hóa.

Văn hóa tâm linh, mê tín dị đoan và những tác động hai chiều đến xã hội

       Việt Nam có 54 dân tộc. Hiện nay, số người có đạo lên tới 18.661.437. Nhiều nhất là Phật giáo có 6.812.318 người, sau đến Công giáo có 5.677.086 người. Trong đó, Công giáo tại Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Rôma. Tất cả tôn giáo khác có nguồn gốc ngoại nhập hoặc nội sinh hoạt động theo những nghi thức quốc nội. Đời sống văn hóa tâm linh của người Việt có nội dung, nghi thức phong phú. Nghi thức văn hóa tâm linh của người Việt thường là cúng bái, giỗ chạp vào ngày sinh, ngày mất của người đã khuất; thắp hương cúng vào các ngày tết, mồng một, ngày rằm. Văn hóa tâm linh cho rằng: “Ở hiền thì gặp lành”; làm việc ác thì sẽ gặp “quả báo”. Điều cơ bản nhất đối với văn hóa tâm linh của người Việt là khuyến khích mọi người sống khoan dung, hướng thiện.
Trái lại, mê tín dị đoan cho rằng người ta sống như thế nào không quan trọng, chỉ cần cầu khẩn với “lễ cao”, “mâm đầy”, đặt nhiều tiền bạc thì người ta có thể “cầu gì được nấy”. Làm điều ác có thể hóa giải bằng lễ “dâng sao giải hạn”, không sợ “quả báo”...
       Những vụ việc tại một số lễ hội gần đây cho thấy hai mặt tích cực và tiêu cực của lễ hội văn hóa tâm linh. Chẳng hạn, Lễ hội chùa Tam Chúc ở Hà Nam, ngày 16-2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Kỷ Hợi) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của dân tộc. Lễ hội chùa Tam Chúc nằm trong chuỗi lễ hội được phục dựng lại cách đây 1.000 năm trên tuyến đường hành hương kết nối nhiều di sản văn hóa gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc: Từ Chùa Vàng-Tràng An-cố đô Hoa Lư-chùa Bái Đính-Vân Long (Ninh Bình)-chùa Đồng Tâm (Hòa Bình)-chùa Tam Chúc (Hà Nam)-chùa Hương Sơn đến Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Theo các nguồn tin chính thức, đến dự lễ hội năm nay có hàng vạn phật tử và khách thập phương. Cũng tại chùa Tam Chúc, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019 khai mạc ngày 12-5 có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến dự và thỉnh chuông, đánh trống khai hội, tổ chức lễ dâng hương cầu quốc thái dân an.
         Trái lại, “thỉnh vong oan gia trái chủ” tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) đã bị người dân lên án. Ngay sau khi nắm bắt được dư luận xã hội qua báo chí, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khu vực phía Bắc đã tổ chức phiên họp bất thường xem xét vụ việc và đi đến những kết luận: Hoạt động, lễ “thỉnh vong oan gia trái chủ” chữa bệnh cho người dân và phật tử, trong đó có việc "gọi vong", "phán số kiếp", quy định người đăng ký pháp "thỉnh oan gia trái chủ" phải trả nợ cho "vong" bằng tiền thông qua hình thức công đức vào chùa Ba Vàng, hoặc làm công quả lao động tại chùa là trái với nghi lễ Phật giáo và vi phạm pháp luật. Đây là hành vi vi phạm Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm tổn thương đến thanh danh giáo hội, đến tăng đoàn.
       Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) của Đảng đã xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật".
      Thực hiện Hiến pháp 2013 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) quy định: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo; nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác…
       Một công việc hết sức quan trọng trước khi nghĩ tới việc đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ tệ nạn mê tín dị đoan ra khỏi đời sống xã hội, đó là phải loại bỏ tệ nạn này ra khỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Mặt khác, để bài trừ tệ nạn này cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để toàn dân, trước hết là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và lớp trẻ nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan, phân biệt rõ những hiện tượng mê tín dị đoan với các tín ngưỡng, tôn giáo chân chính. Nhà nước đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Thiết nghĩ, nếu luật này được quán triệt, phổ biến sâu rộng trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cấp cơ sở, trong đó có hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… sẽ hạn chế được những vụ việc đáng tiếc như vừa qua. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể có thể là định kỳ rà soát các tổ chức tôn giáo ở địa phương; chấn chỉnh những hoạt động “lệch chuẩn”… và nhất là người dân phát hiện những hoạt động khác lạ thì cần thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cơ quan an ninh có biện pháp xử lý.
Giá trị của một dân tộc nói chung, của dân tộc Việt Nam nói riêng, trong đó có văn hóa tâm linh là một trong những nét đẹp, điểm khác lạ của dân tộc. Bởi vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi đến Việt Nam, khách quốc tế thường đến thăm các di tích văn hóa, các cơ sở vật chất của các tôn giáo. Không ít du khách còn muốn trực tiếp tham dự các lễ hội.
       Ngày nay, đồng thời với duy trì, tôn tạo các cơ sở tôn giáo, chúng ta cần duy trì những mặt tích cực, những nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Sự quan tâm của gia đình, nhà trường đến những hoạt động của con em, học sinh là rất quan trọng. Gia đình và nhà trường là môi trường giáo dục ban đầu và rộng rãi nhất của xã hội, góp phần duy trì bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Ở nhà trường, giáo dục văn hóa tâm linh có thể dựa trên giáo dục công dân và giáo dục quyền con người. Trong giảng dạy cần giúp các em nhận thức và phân biệt rõ văn hóa tâm linh với mê tín dị đoan nhằm gia tăng "sức đề kháng”, khả năng “miễn dịch tinh thần” khi tiếp cận với đạo giáo “khác lạ”...

Cán bộ, đảng viên nêu gương giữ gìn thuần phong mỹ tục dân tộc

        Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, bản sắc văn hóa dân tộc đang có nguy cơ bị phai nhạt, thậm chí mất gốc, hơn ai hết, với tư cách là lực lượng dẫn dắt, lãnh đạo, chi phối đường hướng, mục tiêu phát triển đất nước, đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) càng phải đề cao vai trò, trách nhiệm trong giữ gìn những giá trị cốt lõi đã làm nên tâm hồn, cốt cách dân tộc Việt Nam.
      Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục dân tộc không phải bây giờ mới đặt ra, mà được Đảng ta đề cập từ thập niên bốn mươi của thế kỷ 20. Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến việc chăm lo giữ gìn những nét đẹp tinh túy đã làm nên vị thế, hồn cốt văn hóa Việt trong dòng chảy văn hóa thế giới. Đó là: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12-1-1998 của Bộ Chính trị khóa VIII “Về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư khóa X “Về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24-3-2015 của Ban Bí thư khóa XI “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5-2-2015 của Ban Bí thư khóa XI về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”; Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”…

Đặc biệt, Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về những điều đảng viên không được làm” đã quy định, đảng viên không được phép tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi. Một trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận CB, ĐV đã được Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII cảnh báo là: “Sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc”.
       Mấy năm trở lại đây, vào dịp trước Tết Nguyên đán, năm nào Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng ban hành chỉ thị về việc tổ chức Tết cổ truyền ở nước ta. Trong các nghị quyết, chỉ thị nêu trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn có một điều lưu ý, yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, nhất là bí thư cấp ủy, người đứng đầu, cấp ủy viên và đội ngũ CB, ĐV phải đề cao trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn những giá trị truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.
Tại sao phải giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc? Bởi vì, thuần phong mỹ tục là tất cả những phong tục, truyền thống, quan niệm giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh, tốt đẹp của cả cộng đồng đã được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác. Thuần phong mỹ tục góp phần làm nên những tinh hoa văn hóa đặc sắc của dân tộc mà thiếu nó, hoặc là văn hóa dân tộc sẽ bị nhạt phai, lai căng, hoặc văn hóa dân tộc dễ bị “nhấn chìm” trong cơn lốc của quá trình toàn cầu hóa về văn hóa. Kinh nghiệm của các nền văn hóa trên thế giới đã chỉ ra rằng, thuần phong mỹ tục không chỉ mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng trong một quốc gia dân tộc, có tác dụng tích cực giáo dục, bồi đắp, hoàn thiện đạo đức cho mỗi cá nhân và cộng đồng, mà còn góp phần ngăn chặn những biểu hiện, hành vi lệch chuẩn văn hóa, trái đạo đức của con người.
       Thuần phong mỹ tục dân tộc mới thoạt nghe có vẻ trừu tượng, khó hiểu, nhưng thực ra nó được biểu hiện thông qua những quan niệm giàu ý nghĩa nhân văn như: Ứng xử với tổ tiên, các bậc tiền nhân và những người có công với nước thể hiện qua đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”; với các bậc bô lão, cao niên thì thể hiện thái độ “Kính lão đắc thọ”; với những người có công giáo dục, dạy dỗ thì thể hiện tấm lòng “Tôn sư trọng đạo”; với cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục thì thể hiện tình cảm “Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”; với việc tu dưỡng bản thân thì thể hiện qua phương châm “Thứ nhất là tu tại gia/Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”… Thuần phong mỹ tục dân tộc còn thể hiện ở văn hóa ứng xử tinh tế, xưng tôn, hô khiêm, tôn trọng các quy ước, chuẩn mực của cộng đồng, không làm trái luân thường đạo lý, tổn thương đến người khác và ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống bình yên của xã hội.
       Giữ gìn thuần phong mỹ tục là thiết thực góp phần bảo vệ những giá trị chân-thiện-mỹ trong xã hội đương đại. Nhiệm vụ đó là trách nhiệm của cả cộng đồng, của mỗi người dân, trong đó đội ngũ CB, ĐV phải giữ vai trò nòng cốt, đi đầu. Pháp luật chỉ điều chỉnh những vấn đề cơ bản, cốt yếu của đời sống xã hội và các mối quan hệ của con người với nhà nước, xã hội và tự nhiên, nhưng không thể bao quát hết được mọi khía cạnh quan hệ ứng xử của con người. Có những hành vi mà pháp luật không cấm, nhưng khi con người vi phạm vẫn bị coi là trái đạo đức, đi ngược lại thuần phong mỹ tục dân tộc.
      Ví như khi CB, ĐV đi lễ chùa với mâm cao cỗ đầy, có biểu hiện trục lợi tâm linh, “mua thần bán thánh” là không phù hợp với tục lệ văn hóa, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc. Vì trong ứng xử truyền thống của ông cha ta, đi lễ chùa nhằm bái vọng tổ tiên, anh linh các bậc tiền nhân nên chỉ cần tấm lòng thanh tịnh để ước mong sức khỏe sung túc, cuộc sống yên bình, chứ đâu cứ phải vàng mã hàng đống, xôi thịt hậu hĩnh dâng lên ban thờ để cầu lợi, cầu lộc? Thể hiện niềm tin tín ngưỡng đúng mực, tinh tế, phù hợp với quy ước, chuẩn mực ứng xử của cộng đồng là hành vi văn hóa, nhưng bằng mọi giá để tranh cướp, giành giật được “lộc thánh, lộc thần” là đi quá giới hạn tín ngưỡng tâm linh. Hay như pháp luật không cấm công dân mang mặc trang phục lòe loẹt, cũn cỡn, hở hang vào đền chùa, nhưng hành vi đó xuất hiện ở những chốn thờ phụng linh thiêng của cộng đồng lại bị coi là phản cảm, trái thuần phong mỹ tục dân tộc. Xưa kia, vào những ngày Tết, khi đến thăm nhà, mọi người thường có chén trà, miếng trầu mời nhau trong tình cảm ấm cúng, chân thành, hay cũng có thể nhâm nhi một chút rượu nhẹ gọi là vui xuân, chứ nếu sa đà “chén chú, chén anh” đến “liên tu bất tận” thì lại không hợp với phong tục đón Tết nền nã, lịch thiệp của ông cha ta...
      Giữ vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, chi phối đường hướng, mục tiêu phát triển đất nước, trong đó có mục tiêu phát triển văn hóa, do vậy CB, ĐV là lực lượng góp phần quyết định việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc trong xã hội hiện đại. Mặt khác, đội ngũ cán bộ thay mặt chính quyền nhà nước đảm đương nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, do đó họ là hình ảnh đại diện của một tổ chức, cơ quan, đoàn thể, địa phương nhất định. Khi cán bộ thấm nhuần những giá trị truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của cha ông, đồng thời biết giáo dục, trao truyền, lan tỏa những giá trị đó vào cộng đồng, vào mỗi người dân sẽ góp phần tích cực hình thành, xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức lành mạnh trong xã hội và trong các tầng lớp nhân dân.

Khiêm tốn, cầu thị, nỗ lực học tập để loại bỏ chủ nghĩa cá nhân

       Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: CNCN là kẻ thù của cách mạng: “CNCN đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm… Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”(1). Đó chính là nguồn gốc những căn bệnh làm suy thoái về đạo đức, lối sống của đội ngũ CB, ĐV và Người đã nhận rõ, đồng thời sớm chỉ ra nguy cơ, triệu chứng những căn bệnh nảy sinh từ CNCN trong các tác phẩm: “Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ” (tháng 3-1947), “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10-1947), “Bệnh tự ái, tự kiêu” (tháng 11-1948), “Đạo đức cách mạng” (tháng 12-1958) và “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch CNCN” (tháng 2-1969)...
       Từ khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, trong số rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đe dọa sự tồn vong của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra một số bệnh đang tồn tại trong một bộ phận CB, ĐV tại các cơ quan của Đảng và Nhà nước như:
1) “Óc bè phái”… Đó là một khuyết điểm rất có hại. Nó làm cho Đoàn thể mất cán bộ, kém nhất trí, thường hỏng việc. Đó là một chứng bệnh rất nguy hiểm” (2).
2) “Bệnh kiêu ngạo-Tự cao, tự đại, ham địa vị, hay lên mặt. Ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình. Ưa sai khiến người khác. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang vênh váo, cho ai cũng không bằng mình. Không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình. Việc gì cũng muốn làm thầy người khác” (3).
3) “Bệnh hiếu danh-Tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Có khi vì cái tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm. Đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay... Chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực” (4).
4) “Óc hẹp hòi-Ở trong Đảng thì không biết cất nhắc những người tốt, sợ người ta hơn mình. Ở ngoài Đảng thì khinh người, cho ai cũng không cách mạng, không khôn khéo bằng mình. Vì thế mà không biết liên lạc hợp tác với những người có đạo đức tài năng ở ngoài Đảng” (5).
5) “Kéo bè kéo cánh lại là bệnh rất nguy hiểm nữa. Từ bè phái mà đi đến chia rẽ. Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng. Nó làm hại đến sự thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa đồng chí. Nó gây ra những mối nghi ngờ” (6).
6) "Bệnh tị nạnh. Cái gì cũng muốn “bình đẳng”… Bệnh này sinh ra vì hiểu lầm hai chữ bình đẳng” (7).
7) “Tự kiêu tức là cho mình việc gì cũng thạo, cũng làm được. Việc gì mình cũng giỏi hơn mọi người. Mình là thần thánh, không cần học ai, hỏi ai” (8). Vì thế, “tự kiêu là hẹp hòi’, “tự kiêu là thoái bộ”, “tự kiêu là hủ hóa” và “tự kiêu nhất định sẽ đi đến thất bại” (9)… Vì những tật bệnh này là do CNCN sinh ra, cho nên, chừng nào những biểu hiện suy thoái này còn tồn tại thì chừng đó nó sẽ thúc đẩy sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", làm nảy sinh thói ghen ghét, đố kỵ trong một tổ chức; ngăn trở người CB, ĐV phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc và phá hoại khối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ.
8) Ghen ghét, đố kỵ ban đầu chỉ là một trong những cảm xúc của con người khi thấy mình thua kém người khác và cảm thấy bất mãn, tức giận vì sự thua kém đó, nhưng rồi nó không dừng lại trong suy nghĩ mà còn bộc lộ ra thành lời nói, hành động để giải tỏa sự hẹp hòi của bản thân những người luôn so sánh mình với người khác, so sánh cái mình đạt được với người khác đạt được, không “tâm phục, khẩu phục” với những “cái hơn” khi thấy người khác “hơn mình” về danh lợi.
      Thực tế là, những cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những tật bệnh nêu trên dường như không mất đi mà ngày càng có biểu hiện ăn sâu trong nhận thức và hành động của không ít người; trong đó, có một bộ phận không nhỏ CB, ĐV tại một số cơ quan, địa phương, đơn vị. Có thể thấy, những thói hư, tật xấu, như: Bè phái, kiêu ngạo, hiếu danh, hẹp hòi, kéo bè, kéo cánh, tị nạnh, tự kiêu nên sự ghen ghét, đố kỵ thường xuất hiện trong một bộ phận CB, ĐV thiếu tu dưỡng đạo đức cách mạng, sa vào CNCN. Vì ghen ghét, đố kỵ, nên khi thấy bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, thậm chí cấp dưới, cán bộ trẻ giỏi hơn mình về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt được kết quả cao hơn trong công tác, nhất là được cấp trên ghi nhận với sự tín nhiệm cao thì khó chịu, “không cam tâm” với những kết quả, thành tích người khác đạt được. Bộ phận những kẻ suy thoái này không chỉ luôn soi mói, dè bỉu, không công tâm, khách quan nhìn nhận, đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của đồng chí, đồng nghiệp mà còn tìm mọi cách lôi kéo những người có chung những uẩn ức như mình để cùng tìm cách cản trở mọi người xung quanh phấn đấu, tu dưỡng, vươn lên. Vì chỉ yêu bản thân, nên họ thường so sánh mình với người khác; không những không hợp tác với những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì tập thể mà còn hả hê, thậm chí tỏ vẻ thông cảm, thấu hiểu ngoài mặt nhưng trong lòng lại thỏa mãn trước thất bại của người khác.
       Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những biểu hiện/căn bệnh là con đẻ của CNCN chính là một trong những nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ. Ở những nơi có những biểu hiện đó thì bầu không khí chung luôn có sự bất an, luôn có những câu chuyện “trà dư, tửu hậu” gieo rắc sự so bì, tị hiềm, gây chia rẽ nội bộ mà không có sự sẻ chia, đồng cảm, đồng thuận, đoàn kết, thống nhất và phát triển bền vững. Ở đó, người tốt, người tài, người trẻ dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ dễ bị soi xét, nghi ngờ, thậm chí bị vùi dập, dẫn đến mất niềm tin vào nhau, vào tổ chức, để rồi không dám nói, thật sống thật với nhau và luôn đề phòng nhau.
       Những năm qua, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng được đẩy mạnh, nhất là trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về tập trung dân chủ; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất; nghiêm túc tự phê bình và phê bình; gắn bó mật thiết với nhân dân… tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ CB, ĐV, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, việc mỗi CB, ĐV thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, thể hiện trong 3 mối quan hệ (với bản thân mình, với công việc, với tổ chức); trong đó, chú trọng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thống nhất giữa nói đi đôi với làm cũng đã góp phần ngăn chặn các biểu hiện suy thoái: Bè phái, kiêu ngạo, hiếu danh, hẹp hòi, kéo bè, kéo cánh, tị nạnh, tự kiêu, ghen ghét, đố kỵ trong nội bộ.
        Tuy nhiên, thực tế cho thấy những biểu hiện suy thoái này đã và đang hiện hữu tại một số địa phương, cơ quan đơn vị. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã nêu rõ thực trạng này trong 27 biểu hiện suy thoái. Đó chính là biểu hiện đầu tiên trong 9 biểu hiện về suy thoái về đạo đức, lối sống: “Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình”.
       Những biểu hiện suy thoái này không chỉ làm nản lòng, nhụt chí và cản trở sự phấn đấu của những nhân tố tích cực, nhất là lớp cán bộ trẻ mà còn gieo rắc sự hoài nghi lẫn nhau, gây mất đoàn kết nội bộ, làm xói mòn đạo đức, văn hóa Đảng, dẫn đến hiệu quả công việc kém và mất đoàn kết nội bộ. Đồng thời, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng và củng cố sự đoàn kết, thống nhất, tạo nguyên cớ cho sự nhen nhóm bè phái, lợi ích nhóm, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Vì thế, để tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là phòng, chống và ngăn ngừa những biểu hiện suy thoái nêu trên, mỗi cấp ủy cần gắn thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng làm tốt công tác tư tưởng, phát huy dân chủ, xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong chi bộ, làm hạt nhân cho khối đoàn kết của tập thể. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu mỗi cơ quan, địa phương, đơn vị công tâm, khách quan, dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng CB, ĐV, bảo đảm khách quan, dân chủ, công khai, đúng thực chất. Từ đó, tạo bầu không khí đồng thuận, dân chủ giúp mọi người cùng phấn đấu và động viên, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc chung, để ngày càng tiến bộ và phát triển.
Xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất gắn với môi trường công tác, văn hóa công sở lành mạnh; phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, tự phê bình và phê bình, kiểm tra và giám sát. Ở đó, cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp nỗ lực phấn đấu, hết lòng vì công việc chung, thấy đúng kiên trì bảo vệ, thấy sai kiên quyết đấu tranh; cái mới, cái tốt được cổ vũ, động viên kịp thời, cái sai, cái xấu được ngăn chặn, cùng nhau làm việc, cùng nhau phát triển. Đưa các buổi sinh hoạt chuyên đề, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động vào chiều sâu; tạo điều kiện cho đội ngũ CB, ĐV rèn luyện và nâng cao trình độ mọi mặt từ nhiệm vụ thực tiễn; tạo môi trường lành mạnh, thu hút CB, ĐV và quần chúng phát huy tinh thần sáng tạo, đoàn kết cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, thiết thực phòng, chống và ngăn chặn, “triệt tiêu” các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống.
        Đồng thời, phát huy tính tự giác của mỗi CB, ĐV trong nhận thức và tận tâm, tận lực làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; trong rèn luyện đạo đức cách mạng, phòng, chống CNCN: Khiêm nhường lắng nghe, học hỏi và thân ái, giúp đỡ, sẻ chia, động viên mọi người xung quanh để cùng chung tay, góp sức hoàn thành công việc chung; trong nỗ lực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ với tinh thần cầu tiến bộ để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, góp phần phòng và chống biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Nhận thức đúng về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay

       Nguồn gốc, nguyên nhân của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, có âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Song, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay không phải là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh địch-ta một mất, một còn như một số người đang rêu rao, mà là cuộc đấu tranh trong nội bộ tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội (CT-XH), trong các tầng lớp nhân dân và diễn ra trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội để chống lại cái ác, cái xấu, cản trở công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, Đảng, Nhà nước, các tổ chức CT-XH, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân ta vừa là chủ thể đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đồng thời cũng là đối tượng của phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

      Nội dung phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ bao gồm toàn bộ các nội dung công tác “phòng” và nội dung đấu tranh “chống” trong mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, ngăn ngừa, triệt tiêu nguồn gốc, nguyên nhân làm nảy sinh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong đó, phải hết sức chú ý đấu tranh khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
        Thứ hai, khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Thực hiện nội dung này, cần tiến hành đấu tranh chống những tư tưởng, biểu hiện: Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), Nhà nước pháp quyền XHCN; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai... thực chất là đấu tranh khắc phục 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng.
       Thứ ba, ngăn ngừa, khắc phục tác hại “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội. Đó là việc thực hiện các nội dung đấu tranh để ngăn ngừa, khắc phục tác hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong mỗi con người và tổ chức; làm cho những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mất khả năng gây tác hại, không còn lây lan trong đời sống xã hội, dần dần bị triệt tiêu, loại bỏ trong mỗi con người và tổ chức.
       Thứ tư, xây dựng con người, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức theo chuẩn mực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, phong cách sống, làm việc khoa học. Trong nội dung này, đặc biệt cần thực hiện tốt nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức; nhất là xây dựng về phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, phong cách sống, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, theo đúng chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa, chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên.
      Thứ năm, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Điều đó không những tạo nên khả năng đề kháng, miễn dịch, bảo đảm cho mỗi cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng và toàn Đảng không bị mắc vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mà còn tạo nên động lực to lớn, sức mạnh nội sinh để giành thắng lợi trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
      Thứ sáu, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm phát huy sức mạnh nội sinh của cả dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng những yếu kém, bất cập, bất đồng, bất hòa, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, các giai cấp, các tầng lớp xã hội, giữa Đảng, Nhà nước, đoàn thể CT-XH với nhân dân; giữa đồng bào ở trong nước với đồng bào định cư ở nước ngoài để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội ta.
       Để cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay được đúng hướng và có hiệu quả, cần nhận thức đúng đắn và quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách”. Cụ thể bao gồm:
Một là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở Việt Nam hiện nay, thực chất là cuộc đấu tranh trong nội bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
       Hai là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
       Ba là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ phải tiến hành đồng bộ trên tất cả lĩnh vực với những nội dung, hình thức, biện pháp đa dạng, linh hoạt, hiệu quả.
      Bốn là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ phải tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức và lực lượng.
      Năm là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “phòng” và “chống”, giữa “xây” và “chống”, trong đó lấy “phòng”, “xây” là chính.
      Việc xác định đúng đắn các hình thức, biện pháp đấu tranh là vấn đề đặc biệt quan trọng trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay. Hình thức, biện pháp phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” rất đa dạng, phong phú, bao gồm các hình thức của công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách; các hình thức, biện pháp về hành chính, kinh tế, pháp luật... trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời thường xuyên được đổi mới phù hợp với sự phát triển của tình hình. Trong đó, tập trung vào một số hình thức, biện pháp cơ bản sau đây:
(1) Giáo dục, tuyên truyền: Đây là hình thức, biện pháp có vị trí đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các chủ thể, các lực lượng tham gia phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay. Thông qua hình thức giáo dục chính trị tư tưởng trong tổ chức đảng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ... để giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm phòng ngừa, ngăn chặn mọi vấn đề có thể phát sinh, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đấu tranh, phê bình, xử lý mọi biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền của các tổ chức CT-XH, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đoàn thể nhân dân, các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng... để nâng cao trình độ nhận thức, trình độ giác ngộ chính trị, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bản lĩnh, ý chí, niềm tin, phong cách sống, tư cách, nhân cách... cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, qua đó vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phê phán những trào lưu tư tưởng cơ hội, xét lại, những nhận thức sai trái, lệch lạc trong xã hội, góp phần ngăn chặn nguyên nhân dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội ta.
(2) Phát huy sức mạnh tổng hợp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng. Tính chất, đặc điểm của cuộc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong quá trình đấu tranh. Đây vừa là hình thức, biện pháp quan trọng, vừa là quan điểm chỉ đạo và yêu cầu cơ bản trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay, đồng thời là hình thức, biện pháp có sức lôi cuốn mạnh mẽ, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, tạo sức mạnh tổng hợp to lớn cho công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta, cần được phát huy tốt trong thực tiễn đấu tranh.
(3) Thực hiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường, điều kiện phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây là hình thức, biện pháp rất quan trọng, trực tiếp tạo động lực cho cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay. Các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp làm tốt công tác quản lý, giáo dục đối với cán bộ, công chức, nhân viên của mình, duy trì đầy đủ các chế độ, nền nếp trong sinh hoạt, học tập, các chế độ quản lý theo quy định của pháp luật. Xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi biểu hiện vi phạm đạo đức, tư cách của cán bộ, công chức, viên chức; vi phạm các chế độ quy định, vi phạm pháp luật, đặc biệt là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực, tệ nạn xã hội khác... góp phần vào cuộc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, đơn vị.
(4) Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Đây là hình thức, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh, bảo đảm cho cuộc đấu tranh đúng yêu cầu, nâng cao tính hiệu quả, đồng thời giữ vững được kỷ cương, phép nước trong quá trình phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Thực hiện hình thức, biện pháp này đòi hỏi Nhà nước phải thực sự trong sạch, cán bộ, đảng viên trong bộ máy Nhà nước phải thực sự mẫu mực, xứng đáng là những người được nhân dân trao cho quyền lực để quản lý, điều hành đất nước phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc, của cách mạng; đề cao kỷ cương, pháp luật trong xử lý, giải quyết những hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn tác động tiêu cực của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
(5) Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây là hình thức, biện pháp trực tiếp ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tạo sức đề kháng, “miễn dịch” của cán bộ, đảng viên, khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, để hoàn thiện phẩm chất, năng lực, tư cách, đạo đức, lối sống, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng.
Các hình thức, biện pháp trên đều nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay. Vì vậy, cần bám sát đặc điểm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương mà xác định và thực hiện hình thức, biện pháp đúng đắn, phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC VĨ ĐẠI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, QUỐC KHÁNH 2-9-1945, XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NGANG TẦM NHIỆM VỤ

 

Cách đây vừa tròn 75 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta từ Bắc chí Nam nhất tề đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, chấm dứt kiếp nô lệ, lầm than, mở ra kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9-1945 không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, mà còn là sự kiện mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa quốc tế sâu sắc; nguồn cổ vũ, động viên, truyền cảm hứng đối với các dân tộc thuộc địa, nhân dân bị áp bức, bóc lột trên thế giới đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống yêu nước nồng nàn và ý chí quật cường dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; trong đó, lực lượng vũ trang (LLVT) có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam. Chiều ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Từ đây, lịch sử dân tộc mở sang trang mới-trang sử hào hùng của một dân tộc đi tiên phong trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đó cũng là bước ngoặt lịch sử chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến ở nước ta và là đòn tiến công mạnh mẽ giáng vào chủ nghĩa thực dân cũ, tạo làn sóng cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên phạm vi toàn thế giới.

Có được thắng lợi đó, trước hết, Đảng ta đã quán triệt và vận dụng sáng tạo những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh cách mạng, chiến tranh và quân đội vào việc chuẩn bị khởi nghĩa. Theo đó, ngày 22-12-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân-tiền thân của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam anh hùng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân đã vận động nhân dân nổi dậy giải phóng một vùng rộng lớn thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Thắng lợi bước đầu của các LLVT cho thấy, chủ trương của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Để phát huy tốt hơn nữa vai trò của lực lượng này, Đảng ta quyết định hợp nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân làm nòng cốt cùng toàn Đảng, toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân.

Tinh thần quật khởi, giá trị lịch sử và tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9-1945 luôn là nguồn sức mạnh to lớn giúp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta anh dũng, kiên cường chống các thế lực ngoại xâm, lập nên những chiến công hiển hách, đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước... Giá trị lịch sử và tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9-1945 mãi mãi là di sản tinh thần to lớn, nguồn động lực thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị phát huy nội lực, tự lực, tự cường thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: Kinh tế tăng trưởng khá, chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa, xã hội phát triển; dân chủ được phát huy và ngày càng mở rộng, đất nước ngày càng phồn thịnh. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.

Những năm tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song tình hình thế giới, khu vực, nhất là Biển Đông diễn biến phức tạp, khó dự báo. Cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm, các cường quốc vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau. Kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ khủng hoảng kéo dài do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo thời cơ và đột phá trên nhiều lĩnh vực, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Các yếu tố an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động sâu sắc tới mọi quốc gia, dân tộc. ASEAN ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trò không chỉ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà đối với cả thế giới, nhất là với các nước lớn. Trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được củng cố, nâng cao, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống; các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tăng cường chống phá thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, với âm mưu, thủ đoạn ngày càng công khai, quyết liệt. Đứng trước bối cảnh đó, phát huy giá trị lịch sử và tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9-1945, toàn quân cần quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, triển khai toàn diện các mặt công tác xây dựng quân đội ngang tầm nhiệm vụ

TẤM LÒNG NGƯỜI MẸ.. VÀ LỄ VU LAN BÁO HIẾU

 

Đến thăm người Mẹ hấp hối ở viện dưỡng lão, lời trăn trối cuối cùng khiến con trai khóc không thành tiếng !

Ở một gia đình nọ, sau khi Bố qua đời, người con trai có gia đình riêng đã đưa Mẹ đến ở một nhà dưỡng lão. Thỉnh thoảng anh cũng có đến thăm Mẹ, song mỗi lần tới cũng vội vội vàng vàng, chỉ kịp biếu Mẹ chút đồ rồi nhanh chóng rời đi vì nói có việc, hai mẹ con hầu như chẳng có thời gian chuyện trò.

Bà Mẹ buồn lắm, vừa thương nhớ con trai, vừa thương nhớ các cháu, nhưng chẳng dám bảo con trai đưa con dâu cùng các cháu đến.

"Chắc chúng nó lúc nào cũng bận, mình chẳng nên làm phiền",

Bà tự nhủ.

Một ngày kia, sức khỏe của bà cụ yếu dần, rồi con trai bà nhận được cuộc gọi từ viện dưỡng lão. Đầu dây bên kia là giọng nói yếu ớt của người Mẹ:

"Hãy đến thăm Mẹ đi ".

Người con trai chạy đến viện dưỡng lão, thấy rằng tình hình của Mẹ mình khó mà qua khỏi được. Đến lúc này, anh mới nhận ra mình là kẻ vô tâm đến mức nào. Hai hàng nước mắt anh tự dưng lăn xuống, anh quỳ gối xuống bên người Mẹ già ốm yếu của mình rồi hỏi:

"Mẹ, giờ Mẹ có muốn con làm điều gì cho Mẹ không?".

Người Mẹ nắm chặt tay con trai dặn dò: "Hãy cho người lắp quạt ở viện dưỡng lão này nhé, vì ở đây không có quạt, nóng lắm. Ngoài ra, con hãy mua một chiếc tủ lạnh rồi chất đồ ăn vào đó nữa, vì có nhiều hôm Mẹ đã phải đi ngủ với cái bụng đói đấy".

Nghe những lời này, người con trai vừa đau lòng, vừa ngạc nhiên nên đã hỏi lại: "Sao Mẹ ở đây bao lâu, phải chịu đựng những điều này mà không nói với con? Giờ đây, Mẹ nói những điều đó thì còn có ích gì nữa? "

Đến lúc này, người Mẹ mới xoa đầu người con trai, giống như bà vẫn thường hay làm cách đây nhiều năm, khi anh vẫn còn là một đứa trẻ.

Bà nhẹ nhàng trả lời: "Con trai, Mẹ có thể chịu nóng, chịu đói khát, chịu đau đớn vì không muốn làm phiền con, nhưng khi con già đi, các con của con cũng đưa con vào đây, thì Mẹ sợ rằng, con sẽ không chịu được đâu…"

Câu chuyện nhỏ cho ta biết một điều. Trên đời này, thứ tình cảm thiêng liêng và vĩ đại nhất, chính là tình yêu thương và sự hy sinh mà Cha Mẹ dành cho con cái. Họ yêu chúng ta vô điều kiện, chăm sóc chúng ta vô điều kiện, và khi chết đi, cũng chẳng muốn phiền lụy đến chúng ta.

Chẳng phải nếu họ chọn cách không sinh ra chúng ta thì cái kết họ nhận được cũng không có gì khác lắm, họ vẫn phải già đi, thậm chí chết đi trong cô đơn, mà thời tuổi trẻ họ lại được thảnh thơi, sung túc và thoải mái tự do hơn sao?

Vì thế, đừng đổ lỗi cho công việc, con cái hay các mối quan tâm khác, những ngày Cha Mẹ còn sống trên cõi đời này, chẳng còn lại là bao, hãy dành trọn vẹn sự yêu thương và chăm sóc cho họ, dạy con cái của bạn như vậy, và mong rằng, bạn cũng sẽ được nhận lại điều đó khi về già.