Nâng cao nhận thức, khả năng “tự miễn dịch”
cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân là nội dung quan trọng trong đấu
tranh phòng chống thông tin giả, tin đồn thất thiệt về tình hình dịch bệnh
Covid-19. Để làm tốt điều này, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và
sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân. Trước hết, cần tập trung thực hiện tốt
một số nội dung sau:
Thứ nhất, mỗi cán bộ, đảng viên và
người dân phải thể hiện trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng, bình
tĩnh, cảnh giác khi tiếp nhận thông tin, tránh vô tình tiếp tay cho kẻ xấu, các
thế lực thù địch, phần tử cơ hội lan truyền những tin giả, thông tin bịa đặt
trên không gian mạng. Tăng cường chia sẻ, lan tỏa những thông tin tích cực về
gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, nhất là những
việc làm, hành động đẹp trong phòng chống dịch bệnh, tạo hiệu ứng tích cực
trong xã hội.
Thứ hai, đa dạng hóa nội dung,
phương thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Chủ động, kịp thời cung
cấp đầy đủ, chính xác những thông tin chính thống về diễn biến dịch bệnh, các
biện pháp phòng chống và kết quả đạt được để cán bộ, đảng viên và mọi người dân
có cơ sở phân biệt và nhận diện rõ những thông tin giả mạo, tin đồn thất thiệt
ngăn chặn tác động tiêu cực của nó trong cộng đồng. Phát huy vai trò của các cơ
quan báo chí, truyền thông, nhất là hệ thống truyền thanh cơ sở; tận dụng tốt
những tiện ích của internet, mạng xã hội để kết nối thông tin đến mọi người
dân, đảm bảo thông tin chính thống giữ vững vai trò chủ đạo, định hướng dư
luận.
Thứ ba, tăng cường công tác quản
lý Nhà nước trên lĩnh vực thông tin, truyền thông; tập trung hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng. Thực
hiện các biện pháp cụ thể để quản lý, giám sát, xử lý triệt để thông tin giả,
tin đồn thất thiệt. Phối hợp tốt với các nhà cung cấp thông tin, dịch vụ nước
ngoài để ngăn chặn, xử lý các hành vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ tư, chủ động, kịp thời đấu tranh,
phản bác những bài viết có nội dung vu khống, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự
thật, nhất là trên không gian mạng. Xử lý nghiêm đối với những cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức và người dân đăng tải, phát tán những thông tin xuyên tạc,
bịa đặt. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp xử lý thích đáng đối với
những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị lợi dụng tình hình dịch bệnh đưa ra
thông tin giả, tin đồn thất thiệt gây hoang mạng dư luận, ảnh hướng tới sự
nghiệp chung của đất nước.
Nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh phản
bác, ngăn chặn các thông tin giả mạo, bịa đặt là nhiệm vụ quan trọng, thường
xuyên. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận
trong nhân dân để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh,
đưa nước ta vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, thử thách này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét