Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vào những ngày này của hơn 74 năm trở về trước, cả dân tộc Việt
Nam đang sục sôi giành chính quyền ở những tỉnh thành cuối cùng từ tay Nhật và
Pháp. Kể từ sau khi Pháp xâm lược năm 1858, nhân dân ta chịu muôn vàn cơ cực
dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân và phong kiến tay sai, hai tiếng độc lập
- tự do đã trở thành nỗi khát khao cháy bỏng của cả dân tộc, để 87 năm sau, sự
thật Việt Nam đã trở thành một nước tự do - độc lập.
Thủ đô Hà Nội những ngày này rực rỡ sắc mầu của cờ hoa,
băng-rôn, khẩu hiệu chào mừng 75 năm Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh.
Ngày 2/9 là ngày Tết của cả dân tộc, ngày đất nước ta được khai sinh và chính
thức được công nhận trên thế giới. Ý nghĩa, giá trị của ngày lịch sử đó, sẽ
không bao giờ đổi thay.
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Trung ương đã cử đồng chí Lê
Đức Thọ đón Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia, xã
Phú Thượng, Từ Liêm (nay là Phú Thượng, Tây Hồ). Sau đó, Bác về ở tại căn nhà
số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Tại ngôi nhà này, trong những ngày cuối tháng 8
năm 1945, Người đã dành phần lớn thời gian để soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang nguyên là hiệu Phúc Lợi, một hãng buôn
tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội những năm 40 của thế kỷ trước. Ngôi
nhà có hình ống, nằm gần cuối phố Hàng Ngang, nơi buôn bán sầm uất của khu vực
phố cổ. Nhà hai mặt phố, gắn số 48 là mặt tiền phố Hàng Ngang, gắn số 35 là mặt
tiền phố Hàng Cân.
Căn nhà này của gia đình ông Trịnh Văn Bô, một tư sản dân tộc
được giác ngộ cách mạng sớm và trở thành đảng viên cộng sản. Ông là thành viên
tích cực tham gia phong trào Việt Minh và là cơ sở bí mật của ông Nguyễn Lương
Bằng. Bác Hồ và Trung ương Đảng tin rằng, người giàu cũng có lòng yêu nước,
người nghèo cũng có lòng yêu nước. Ai cũng có lòng yêu nước. Đó chính là tinh
thần đại đoàn kết dân tộc - nhân tố quan trọng giành thắng lợi trong bất kỳ
cuộc cách mạng nào.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, hơn 50 vạn người dân Hà Nội đã tụ họp
tại quảng trường Ba Đình chào mừng thành lập chính phủ mới. Thay mặt cho toàn
thể chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên
ngôn độc lập.
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn một
câu trong trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và nhắc đến bản Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp năm 1791. Không chỉ dừng lại ở đó mà
Người đã phát triển, nâng lên cái ý cốt lõi, nguyên tắc cơ bản của hai bản
Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ.
Bản Tuyên ngôn 1776 của Mỹ nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều có
quyền bình đẳng, tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được,
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”. Từ quyền cá nhân mỗi con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở rộng, nêu
quyền của dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Và Người đã nắm
chắc mối quan hệ biện chứng giữa quyền con người và quyền dân tộc. Dân tộc
không độc lập thì cũng không có quyền con người. Trong những nước thuộc địa thì
điều này đã quá rõ ràng. Và nguyên tắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên thì đã
được xác nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và trong Tuyên ngôn về các quyền
con người được Liên Hợp Quốc thông qua năm 1948. Sự đóng góp của bản Tuyên ngôn
độc lập 2/9/1945 của Việt Nam vào lý luận quyền con người gắn với quyền dân tộc
là rất quan trọng.
Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập
bằng cách trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mỹ, Pháp?
Thời điểm năm 1945, các nước trên thế giới hầu như không biết có
nước Việt Nam, cho nên nếu ta đưa ra một bản Tuyên ngôn với lập luận của ta thì
tác dụng gửi thông điệp đến với cộng đồng quốc tế có thể sẽ bị hạn chế, vậy nên
trong Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Pháp, Mỹ thì đã
khẳng định lại bằng câu: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Phần tiếp theo của bản Tuyên ngôn là chứng minh nguyên lí đã
nêu, tất cả đều được bản Tuyên ngôn nêu lên bằng một hệ thống lập luận hết sức
chặt chẽ và đanh thép, với những sự thật rõ ràng "không ai chối cãi
được". Chính thực dân Pháp đã "lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác
ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với
nhân đạo và chính nghĩa". Những tội ác của thực dân Pháp được Chủ tịch Hồ
Chí Minh đưa ra chính là sự nối tiếp đấu tranh kiên trì từ “yêu sách của nhân
dân An Nam gửi Hội nghị Véc-xây năm 1919 để đòi tự do, độc lập cho dân tộc,
tiếp là những bài viết trên báo “Người cùng Khổ”, “Nhân đạo” và nhiều báo khác
của Người. Và đặc biệt là tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã chuẩn bị
cho phần quan trọng thứ hai của bản Tuyên ngôn độc lập. Những tội ác của Pháp
được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra với những dẫn chứng thực tế, có chọn lọc cùng
lập luận chặt chẽ. Tuyên ngôn Độc lập là bản cáo trạng hùng hồn đanh
thép hiếm thấy trong lịch sử đấu tranh dân tộc cũng như thế giới.
Tuyên ngôn độc lập chứng minh tính pháp lý quốc tế của việc nhân
dân ta nắm quyền. Pháp đã đầu hàng Nhật 2 lần (mùa thu năm 1940 và ngày
9/3/1945) “trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Trong lúc đó
nhân dân Việt Nam đã dũng cảm đứng về phía Đồng minh đấu tranh chống phát xít.
“Sự thực là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành nước thuộc địa
của Nhật-khi Nhật đầu hàng đồng minh thì nhân dân cả nước ta nổi dậy giành
chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Sự thực là dân ta đã lấy
lại được nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.
Lập luận tuyên ngôn rất chặt chẽ, mạch văn khúc chiết. Và tiếp
đó là lời tuyên bố độc lập: “Bởi thế cho nên chúng tôi- Lâm thời Chính phủ của
nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan
hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ
tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.
Và sau cùng là lời tuyên bố trịnh trọng với thế giới:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã
thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Đã 75 năm từ ngày bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử được Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình trước toàn thế đồng bào. Tiếp sau Hịch
tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn độc
lập năm 1945 là một bản hùng văn của dân tộc, vừa hào khí tưng bừng, vừa lập
luận chặt chẽ, vừa đanh thép về pháp lý quốc tế, vừa nung nấu tình cảm của dân
tộc nồng nàn, vừa kế thừa khí phách của cha ông, vừa thâu tóm được tinh thần
thời đại.
Bản Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện được tinh thần: Không có gì
quý hơn độc lập tự do - tư tưởng khái quát của cả phong trào giải phóng dân tộc
thế kỷ XX trên toàn thế giới. Thông qua lời tuyên bố đanh thép đó cũng đã khẳng
định chủ quyền của đất nước, quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, tình
yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam; là truyền thống hào hùng cho
nhân dân ta dựng nước và giữ nước.
Những ngày này, trong không khí rộn ràng, khắp mọi nơi trong cả
nước tưng bừng đón Tết Độc lập, từng con phố, dòng người tấp nập, hân hoan
trước những đổi thay của đất nước, Bảo tàng Lịch sử quốc gia - nơi lưu giữ rất
nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh về sự kiện này đã đón tiếp đông đảo khách
tham quan trong nước và quốc tế để tìm hiểu về ngày Lễ lớn của dân tộc Việt
Nam.
Ngày Tết Độc lập, cùng nhìn nhận và suy ngẫm, mỗi chúng ta lại ý
thức hơn về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước với thế hệ tương lai.
Càng thấy nhớ và biết ơn Bác:
“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét