Sớm tiếp cận với vấn đề quyền con người và đã dành cả cuộc đời để đấu tranh vì quyền con người, nên khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những giá trị về nhân quyền: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, để khẳng định về quyền của mỗi con người.
Theo Hồ Chí
Minh, đây là những quyền tự nhiên vốn có của con người, là “những lẽ phải không
ai chối cãi được” và những quyền chính đáng ấy của con người cũng hoàn toàn
chính đáng/được áp dụng đối với mọi người dân Việt Nam, đang sống trên đất nước
Việt Nam. Và đã là quyền chính đáng - quyền của con người, thì bất cứ ai, tổ
chức nào, quốc gia nào cũng không thể, không có quyền cướp đoạt, tước đoạt nó
đi, cũng như không ai, không dân tộc nào lại cam chịu, khuất phục để bị cướp
mất. Vì thế, Tuyên ngôn độc lập không chỉ tuyên bố đanh thép: “Một dân tộc đã
gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về
phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc
đó phải được độc lập!” mà còn đi đến khẳng định rằng, “nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể
dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải
để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”…
Tuyên ngôn độc
lập của Việt Nam do Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 đã thêm một lần khẳng định
quyền cơ bản của con người và tuyên bố về quyền của dân tộc Việt Nam - với tư
cách là một quốc gia độc lập trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới; đồng
thời cho thấy các quyền cơ bản của con người và quyền công dân sẽ được thực thi
tại một nước Việt Nam độc lập./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét