Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

NGHĨ VỀ "ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC"


Độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là dòng tiêu đề gồm sáu chữ luôn xuất hiện cùng quốc hiệu Việt Nam, từ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sau ngày 2/9/1945 đến Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Sáu chữ đơn giản nhưng đó là “ham muốn tột bậc” của người khai sinh ra chính thể cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á, là cái đích Người đặt ra cho những người đồng chí hướng của mình phải phấn đấu hi sinh đưa lại cho dân tộc mình, cho quốc dân đồng bào mình. Sáu chữ bình dị mà thiêng liêng đã được Người nung nấu từ lòng yêu nước luôn cháy bỏng trong lòng.

Có lẽ Người đã nghiền ngẫm nhiều từ câu khẩu hiệu nổi tiếng của cuộc đại cách mạng Pháp “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Trong hoàn cảnh Việt Nam “bình đẳng” trước hết phải là “độc lập”. Độc lập đi liền với tự do. Độc lập dân tộc đi liền với tự do của người dân. Chính Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh tư tưởng nếu nước độc lập mà người dân không được tự do thì cái độc lập đó cũng không để làm gì.

Cũng trên tinh thần đó, Người đã mở rộng tư tưởng “bác ái” thành “hạnh phúc”. Bác ái là tình thương, lòng yêu mến con người rộng khắp, bao trùm. Hạnh phúc là tình thương được cụ thể hóa thành “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Sáu chữ nói thì dễ, đọc thì nhanh, nhưng làm thì khó khăn, lâu dài, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ làm tốt hơn.
Hải Đăng st

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét