Nhân dịp kỷ
niệm 109 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của Quân đội
nhân dân Việt Nam, xin phép điểm qua những lời đánh giá về ông từ những người
nước ngoài, cả những người từng đối địch với ông bên kia chiến tiến. Từ đó, mới
thấy được tầm vóc vĩ đại của Đại tướng!
Võ Nguyên Giáp đã xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một
triệu người năm 1975.
Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với nỗi hổ thẹn của Quân lực
Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam. Nhà sử học Derek Frisby gọi
ông là kiến trúc sư của quân đội nhân dân Việt Nam, hoặc thậm chí có thể là của
nước Việt Nam tồn tại như ngày nay.
Ký giả nổi tiếng Oriana Fallaci, trong bài phỏng vấn nhan đề “Mỹ
sẽ thua, tướng Giáp khẳng định” (Americans will lose, says General
Giap), đăng trên báo Washington Post, ngày 6 tháng 4 năm 1969, mô tả Võ Nguyên
Giáp như sau: "Đôi mắt của Giáp! Hẵn đây là đôi mắt thông minh
nhất mà tôi từng được thấy. Sắc sảo, linh lợi, tươi vui, dữ dội – tất thảy mọi
thứ. Một đôi mắt long lanh như hai tia sáng, xuyên thấu người ta tựa như hai
lưỡi kiếm, ánh mắt đầy quyết đoán, uy nghi”. Fallaci cho rằng, dù ông Giáp
đã khóc khi có tin Hồ Chí Minh từ trần (tin giả, khoảng năm
1943, khi Hồ Chí Minh bị Quốc dân đảng Trung Quốc cầm tù), “nhưng không
một điều gì trên thế giới có thể buộc được cặp mắt ấy đẫm lệ một lần nữa”.
Võ Nguyên Giáp tin chắc rằng quân Mỹ sẽ phải rút dần khỏi Việt Nam, rồi họ sẽ
phải từ bỏ cuộc chiến tranh vì nó ngày càng ngốn nhiều nguồn lực, đẩy Hoa Kỳ
đến bờ vực thẳm của lạm phát.
Tháng 11 năm 1972, khi được Henry Kissinger cho
phép phỏng vấn, Fallaci viết: "Câu hỏi đầu tiên của Kissinger là
về tướng Giáp, “như đã bảo cô, tôi không bao giờ cho phỏng vấn riêng. Lý do tôi
cho phép cô phỏng vẫn là do tôi đã đọc bài phỏng vấn tướng Giáp của cô. Rất
hay. Ông Giáp là người thế nào nhỉ?" Bà trả lời: "Ông
Giáp là một kẻ sĩ theo phong cách Gô loa… Giọng đều đều như đọc bài giảng… Tuy
nhiên, những điều ông Giáp nói (vào năm 1969) bây giờ đã trở thành sự thật”
Nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong
quyển tiểu sử Victory at Any Cost (Chiến thắng bằng mọi giá),
có nhận xét về tính cách của ông. Tướng Giáp dành trọn tình cảm của ông đến đất
nước và toàn bộ sự hiến dâng đến Đảng Cộng sản, khát vọng lớn nhất cuộc đời ông
là 2 mục tiêu: giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ của nước ngoài và thống
nhất đất nước, do đó ông đã "dành trọn khát vọng và niềm kiêu hãnh vô
bờ bến của mình vào hai mục tiêu này", và "bề ngoài lạnh
buốt của ông che đậy một tính khí rất nóng nên người Pháp đã miêu tả ông là một
núi lửa được tuyết che phủ".
Ngay cả sau này khi chiến tranh đã kết
thúc, nhiều người phương Tây cho rằng ông là người vô cảm, bất chấp tổn thất để
đạt được mục tiêu. Tướng Mỹ William Westmoreland - đối phương của ông trong chiến
tranh Việt Nam đã chỉ trích ông rằng "Bất cứ tướng Mỹ nào chịu tổn thất
nhiều như thế sẽ không giữ được chức trong vòng ba tuần. Sự coi thường mạng
người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm, nhưng không tạo nên một
thiên tài quân sự". Nhưng sau đó nhận xét của Westmoreland đã bị
nhà sử học nổi tiếng Stanley Karnow phản
bác. Trước hết, Westmoreland đã bỏ qua sự vượt trội về trang bị và hỏa lực của
quân đội Mỹ so với quân đội Việt Nam (nếu quân đội Mỹ trang bị thiếu thốn như
phía Việt Nam, thì tổn thất của họ sẽ còn cao hơn nhiều). Stanley Karnow cũng
chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa tướng Giáp và các tướng Mỹ: ông không phải là
một người Mỹ đang đối đầu với một dân tộc xa lạ ở một xứ sở xa lạ. Bộ đội của
ông, và những thường dân hỗ trợ họ, chiến đấu trên đất đai quê hương mình; họ
tin tưởng rằng cuộc kháng chiến trường kỳ cuối cùng sẽ quét sạch lòng kiên nhẫn
của quân thù và đưa họ đến mục đích cuối cùng là thống nhất tổ quốc. Chiến lược
này đã giúp ông Giáp đánh bại người Pháp và nó sẽ lại phát huy hiệu quả trong
cuộc chiến chống lại người Mỹ.
Nhà sử học Derek Frisby chỉ ra: tướng Giáp thừa hiểu một
cuộc chiến kéo dài chắc chắn sẽ mang lại nhiều tổn thất nhưng điều đó không có
nghĩa là một phe nào đó chắc chắn sẽ thắng hay thua; và chỉ cần quân đội Việt
Nam còn tồn tại để tiếp tục chiến đấu thì ý niệm về Việt Nam sẽ tiếp tục sống
trong tâm khảm của những người ủng hộ nó. Đó là bản chất của một cuộc chiến tranh cách mạng. Những lời chỉ trích của Westmoreland
dành cho tướng Giáp lại chính là chìa khóa để hiểu tại sao viên tướng Mỹ đã
không thể đánh bại Võ Nguyên Giáp. Theo Frisby, Võ Nguyên Giáp đã lợi dụng
sự ỷ lại của người phương Tây vào ưu thế vũ khí để đánh bại họ bằng những chiến
thuật không ai ngờ tới. Một ví dụ tiêu biểu là trận Điện Biên Phủ, khi Võ Nguyên Giáp sử dụng những
phương tiện thô sơ để đưa đại bác và pháo phòng không đi xuyên qua những vùng
địa hình tưởng chừng không thể vượt qua được, và điều này đã khiến quân
Pháp "chết điếng người".
Đối với những chỉ trích từ phương Tây
rằng ông là người vô cảm, chính bản thân Võ Nguyên Giáp đã từng trả lời một nhà
báo Ý rằng: "Người phương Đông chúng tôi khác người phương Tây các
ông. Chúng tôi đặt sự tồn vong của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi phút
có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên trái đất này. Sự sống hoặc cái chết của
hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn con người, đối với đồng bào của
chúng tôi, cũng là không đáng kể (đối với sự nghiệp giành độc lập dân
tộc)". Ông cho biết: người Việt Nam sẽ sẵn sàng chịu bất kỳ hy sinh
nào và chiến đấu tới cùng để giải phóng đất nước của họ từ quân đội nước ngoài,
và ông cũng không ngoại lệ. Trong hồi ký của mình, Võ Nguyên Giáp chia sẻ: phải
chỉ huy một đội quân trang bị nghèo nàn chống lại những đội quân trang bị tối
tân, không thể nào giành chiến thắng mà không cần phải hy sinh, ông không thể
thay đổi điều đó mà chỉ có thể tìm cách hạn chế tối đa mức độ hy sinh. Ông đã
ra quyết định ngừng Chiến dịch Điện Biên
Phủ thêm 2 tháng để
thay đổi phương án tác chiến do e ngại việc đánh nhanh thắng nhanh sẽ gây nhiều
tổn thất. Sau một đêm lo lắng mất ngủ, ông kết luận "sẽ là tự sát
nếu đưa bộ đội vào trận đánh mà không chuẩn bị chống pháo binh, xe tăng và
máy bay địch", và ông kiên quyết
ra lệnh ngừng tấn công dù rằng khi đó áp lực rất lớn và ông coi đó là "quyết
định khó khăn nhất trong cuộc đời". Thượng tướng Trần Văn Trà nói rằng tướng Giáp "là
một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc
từng giọt máu của mỗi chiến binh"
Giáo sư Fredrik Logevall nhận định, việc đánh bại 2 quân
đội mạnh như Pháp và Mỹ không
chỉ đơn giản là chấp nhận đánh đổi bằng tổn thất lớn. Võ Nguyên Giáp đã thành
công trong việc tận dụng các lợi thế sẵn có như địa hình và sự ủng hộ của người
dân để khắc chế ưu thế về hỏa lực và vũ khí của Pháp và Mỹ, ngoài ra ông và các
đồng sự cũng tranh thủ được sự ủng hộ của những người dân Pháp, Mỹ phản đối
chiến tranh. Nếu không có đường lối quân sự đúng đắn này thì dù Việt Nam
có hy sinh nhiều tới đâu cũng chỉ là vô ích trước những kẻ thù mạnh như Pháp và
Mỹ. Cecil B. Currey nhận xét: các tướng Pháp và Mỹ
đều ỷ vào sự áp đảo của xe tăng, máy bay, pháo binh với
suy nghĩ là cứ chiếm thật nhiều vùng đất thì sẽ thắng, họ đã không nắm được yếu
tố căn bản của chiến tranh như Võ Nguyên Giáp. Ông có thể thua trong một số
trận đánh, nhưng kết quả chung cuộc thì ông luôn thắng. Tư tưởng quân sự của Võ
Nguyên Giáp vừa đúc rút từ lịch sử của Việt Nam, vừa chấm phá bằng những màu
sắc từ Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, của Tôn Tử, Napoleon,
của Thomas Lawrence và nhiều người khác. Ông tạo nên
những nét sáng tạo của chính mình trên tấm vải là Đảng và nhân dân của ông. Bức
tranh hoàn toàn là của riêng ông - một kiệt tác nghệ thuật.
Các
đánh giá khác:
“ |
Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị
danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi
đến thời cận hiện đại với Kutuzov,
Zhukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật
chiến tranh. |
” |
“ |
Ông [Giáp] không quá nổi bật so với
các tướng lãnh khác trong lịch sử, vì ông đứng cao hơn họ. |
” |
— Nhà sử học Derek Frisby, |
“ |
Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ
Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một
trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và
gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất
phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so
sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy.
Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có. |
” |
— Đại tướng Peter MacDonald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử
quân sự người Anh |
“ |
Tài thao lược của tướng Giáp về chiến
lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại
giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức
mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã
phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy
giáo dạy sử. |
” |
— Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc
phòng Mỹ (xuất bản năm 1993) |
“ |
Là người tổ chức quân đội nhân dân,
ông Giáp đã thực hiện được một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự
mácxít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, vận
dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp.
Võ Nguyên Giáp đã chứng minh rằng ông có những đức tính ngoài tầm cỡ bình
thường trên mọi lĩnh vực lớn của cuộc chiến tranh". |
” |
— Bách khoa toàn thư Pháp, mục từ về
Võ Nguyên Giáp |
“ |
Ông Giáp đã chỉ huy quân đội Việt Nam
chiến đấu giành thắng lợi trong một thời gian đặc biệt lâu dài suốt 30 năm,
một kỳ tích chưa từng thấy! Vâng, không phải hiện nay mà muôn đời sau, tôi
tin rằng cuộc đời và sự nghiệp đầy huyền thoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
mãi mãi là tấm gương, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam. |
” |
— Tướng Marcel Bigeard,
nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, cựu thiếu tá chỉ huy phó của Pháp trận Điện
Biên Phủ, thành viên Học viện Quân sự Quốc phòng Pháp |
“ |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải
là một người hiền lành. Ông không khác những chiến binh trong quá khứ,
từ Attila, Tamerlane cho
tới Napoleon, Zhukov, Patton, McAthur. Người hiền lành không trở thành
những vị tướng huyền thoại; họ dạy lớp học giáo huấn, làm giáo sư lịch sử,
hay giáo sĩ trong quân đội. Họ không làm tràn đầy những sách với những chiến
công của họ hay những chiến trường với những xác chết. Giáp cũng không thể kể
lại những câu chuyện về lòng từ bi hay sự thương người của ông, có thể trừ
quan hệ với gia đình và con cháu, nhưng ngay cả họ chỉ nằm trong địa vị thứ
ba hay thứ tư trong đời ông. Tướng Giáp đã dành trọn tình cảm của ông đến đất
nước và toàn bộ sự hiến dâng đến Đảng Cộng sản. Ông đã tự hướng đến mục tiêu
giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ nước ngoài và thống nhất đất nước. Hai
mục tiêu này đã giành toàn bộ sự chú ý của ông qua những thập niên trong cuộc
đời, và ông đã dành trọn khát vọng và niềm kiêu hãnh vô bờ bến của mình vào
đây. Mặc dù ông đã tách rời cảm xúc với những người cấp dưới cho nên chỉ xem
họ như những con cờ để mà sử dụng không ngần ngại, bề ngoài lạnh buốt của ông
đã che đậy một tính khí rất nóng cho nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi
lửa được tuyết che phủ. |
” |
— Cecil Currey, Chiến thắng
bằng mọi giá |
“ |
Trong suốt thời gian đó [quá trình
chỉ huy quân đội của vị tổng tư lệnh], ông không chỉ trở thành một huyền
thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX và
một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại... Ông
Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ
thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu
trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân
số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế
giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân
dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại. |
” |
— Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Currey, trong tác phẩm "Chiến thắng
bằng mọi giá - Sự thiên tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam" |
“ |
Ông không chỉ trở thành một huyền
thoại mà còn là một trong những vị tướng tài năng nhất về chiến tranh nhân
dân và là một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời
đại.… Nếu Karl von
Clausewitz -
chiến lược gia quân sự bậc thầy của nước Phổ - sống lại chắc hẳn phải kính
cẩn cúi chào vị tướng này |
” |
— Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Currey |
“ |
30 năm trước, trước khi nổ ra cuộc
Đại chiến thế giới lần thứ I, ngày 25-8-1911, ở làng An Xá (tỉnh Quảng Bình),
gần vĩ tuyến 17, đã sinh ra một con người sẽ là một trong những người hiếm
hoi làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử. Người ấy sẽ xuất hiện trước toàn
thế giới như vị tướng của một quân đội sơ khai nhưng đã chiến thắng hai cường
quốc phương Tây, đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cho đến nay (ở tuổi gần
100), ông vẫn luôn luôn còn đó, tràn đầy nhiệt tình và nghị lực. Những chiến
thắng là một liều thuốc bổ mạnh mẽ cho tâm hồn, những chiến thắng đã làm nên
sức khỏe cho ông. |
” |
— Đại tướng, sử gia Anh Peter
Macdonald - tác giả cuốn Giap - an assessment, bản tiếng Pháp Giap - les deux
guerres d’Indochine |
“ |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người
lính tự học, và ông đã trở thành một trong những chỉ huy quân sự quan trọng
nhất của thế kỷ XX. Ông đã sử dụng uy tín của mình và kỹ năng chiến thuật để
biến đổi một đội ngũ nhỏ du kích Việt Nam thành một quân đội đánh bại cả Pháp
và Mỹ... năm 1954, ông đã biến nhóm du kích này trở thành Quân đội nhân dân
Việt Nam và đã đánh
bại Pháp ở trận Điện Biên Phủ. Sự đầu hàng của quân Pháp sau cuộc
bao vây 55 ngày trong khu thung lũng ở tây bắc Việt Nam là dấu chấm hết
cho chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương |
” |
“ |
Tài năng chiến lược của Tướng Giáp đã
đặt ông vào ngôi đền của những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại. Sau Hồ Chí Minh, ông là nhân vật quan trọng nhất
trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX... Ông ấy giống như một vị thánh. Không có
gì khiến ông phải chấp nhận thất bại. |
” |
— Nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow |
“ |
Lý do rất đơn giản...ông đánh bại
không chỉ một mà hai thế lực phương Tây, đầu tiên là Pháp và sau đó là Hoa
Kỳ. Cả hai đều mạnh hơn ông về quân sự, còn ông thì có rất ít phương tiện để
sử dụng nhưng lại đã thành công trong việc đánh bại cả hai quốc gia này,
trong đó Hoa Kỳ là quốc gia mạnh nhất thế giới về quân sự từ xưa đến nay,
nhưng Giáp và quân đội của ông vẫn đứng vững, và đó là lý do tại sao ông lại
có vị trí cao quý như vậy. |
” |
— Fredrik Logevall, Giáo sư Nghiên cứu Quốc tế
của Đại học Cornell, New York, |
“ |
Ông Giáp là người có thân hình thấp
bé... Ông có một thái độ kỳ cục: tự coi mình như Napoleon của
châu Á. Ông muốn người khác nhìn ông như thế. Và tôi cũng thấy thế. |
” |
— Lucien Conein,
nhân viên tình báo Mỹ thuộc đội Con Nai |
Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ
tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời
mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng
của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của
chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường
gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền
thoại" (Legendary Giap)... Trong bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều
nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân
sự hiển hách nhất.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu
tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc
biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi
cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu
gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...
Trong một cuốn sách được xuất bản
tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great
Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự
lớn và những chiến dịch của họ). Sách dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500
tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames & Hudson dành để giới thiệu 59
nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong
2.500 năm qua, thứ tự được xếp theo trình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng
Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, tức là nhân vật nổi bật nhất
kể từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai cho tới hiện nay
(xếp thứ 58 là Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ,
người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II), và Võ Nguyên Giáp
cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật vẫn còn sống khi cuốn sách được xuất
bản.
Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở
Việt Nam mà các nước trên thế giới khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ
sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và
Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho
nền độc lập ngày nay của họ. Khi ông mất, hàng chục chính phủ các nước đã gửi
điện chia buồn. Tổng thống Uruguay, Jose Mujica gọi
ông là "vị tướng huyền thoại", người đã dành cả cuộc đời cho sự
nghiệp đấu tranh chống áp bức và "gieo niềm tin rằng yếu tố con
người chính là chìa khóa của thắng lợi". Bộ Ngoại giao Venezuela ra
thông cáo khẳng định việc Đại tướng ra đi cũng là một tổn thất đối với người
dân quốc gia Nam Mỹ này. Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - gọi ông là người anh hùng quân
đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân
Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi
khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét