Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023

Giải pháp thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

 

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, việc thực thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” còn một số hạn chế. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: “Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phương châm chưa thực sự thường xuyên. Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện chưa được chú trọng. Một số văn bản pháp luật liên quan đến dân chủ ở cơ sở chậm được xây dựng và hoàn thiện”. Thực hiện phương châm chưa thực sự đi đôi với giữ gìn trật tự, kỷ cương. Có nơi vẫn còn tình trạng dân chủ hình thức; ý kiến của Nhân dân chưa thực sự được lắng nghe; phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” chưa được thể chế hóa một cách cụ thể, đầy đủ, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội chưa đều... Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn trọng, coi nhẹ ý kiến, kiến nghị của Nhân dân, giải quyết chưa kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, trong phát huy quyền làm chủ của Nhân dân...

Để quán triệt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện quan điểm của Đảng về phát huy quyền dân chủ của Nhân dân. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến phương châm trên cho phù hợp với tình hình mới hiện nay.

Hai là, làm tốt việc thể chế hóa, cụ thể hóa phương châm của Đảng thành các quy định chặt chẽ, đồng bộ, cụ thể trong hệ thống pháp luật.

Ba là, chú trọng thực hiện tốt công tác cán bộ; đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Một trong những yếu tố góp phần thể chế hóa phương châm của Đảng vào đời sống là cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền, người đứng đầu trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân; phải nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin; lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng công việc.

Khẳng định vị thế làm chủ của Nhân dân

Việc thực hiện phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đã góp phần tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội.

Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước liên quan đến cuộc sống Nhân dân, vận mệnh đất nước, dân tộc đều được phổ biến đến quần chúng Nhân dân thông qua nhiều hình thức khác nhau, nhất là tuyên truyền để dân hiểu, nắm rõ, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Nội dung tuyên truyền chủ yếu là các văn bản luật; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các dự án, công trình đầu tư trên từng địa bàn và tiến độ thực hiện; phương án đền bù, hỗ trợ, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn; chủ trương, kế hoạch vay vốn để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo... Tuỳ theo tính chất, mức độ quan trọng của từng nội dung mà tổ chức công khai bằng một hay nhiều hình thức kết hợp như thông qua hội nghị cán bộ công chức, các buổi họp dân, họp tổ hội đoàn thể tại cơ sở... Đặc biệt, toàn bộ diễn biến, tiến trình các kỳ họp Quốc hội đều được phát thanh, truyền hình trực tiếp để Nhân dân theo dõi, đánh giá và góp ý. 

Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan Nhà nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân. Đây là quy trình bắt buộc đã được luật hóa trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Người dân trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản dự thảo chủ trương, chính sách, pháp luật thông qua việc lấy ý kiến trực tiếp, các hội nghị, hội thảo, các trang web của các bộ, ban, ngành chủ trì soạn thảo hoặc thông qua các cơ quan dân cử...; được Nhân dân bàn bạc tập thể, thống nhất cách thức, biện pháp tổ chức, triển khai thực hiện. Các ý kiến đóng góp của Nhân dân đều được lắng nghe, tiếp thu. Đối với những ý kiến chưa xác đáng, chưa phù hợp thì các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành giải thích, tuyên truyền, thuyết phục để Nhân dân hiểu, nắm rõ.

Người dân trực tiếp thực hiện, hành động, làm việc, đưa chủ trương, nghị định, chính sách, pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, bảo đảm hiệu quả. Trong đó, cán bộ, đảng viên trước hết làm tốt vai trò là một công dân với tinh thần là hạt nhân, đi đầu trong tổ chức, triển khai, thực hiện. Toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước. Vì thế, năm 2021, số tội phạm về trật tự xã hội giảm 5.332 vụ (giảm 11,33%); tai nạn giao thông giảm 3.491 vụ (giảm 23,31%) so với năm 2020... Bên cạnh đó, Nhân dân thực hiện quyền con người, quyền công dân trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, dù trong hoàn cảnh đại dịch phức tạp, cử tri cả nước đã nâng cao tinh thần trách nhiệm với gần 70 triệu lá phiếu tại 84.767 khu vực bầu cử (đạt 99,60%).

Trong những năm qua, thông qua cơ chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện gián tiếp, vai trò “kiểm tra, giám sát” của Nhân dân đã thật sự phát huy hiệu quả cao trong công tác phát hiện, xử lý các vi phạm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ tạo mọi điều kiện cho việc giám sát của Nhân dân đối với việc thực hiện các nghị quyết của HĐND các cấp, ý kiến kiến nghị của cử tri và tình hình hoạt động của các đại biểu HĐND; việc thu, chi ngân sách, quyết toán các công trình xây dựng do Nhân dân đóng góp... Những năm gần đây, dưới sự giám sát của Nhân dân, chất lượng các công trình được nâng cao, đồng thời hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Hiệu quả càng thấy rõ khi sự giám sát được thực hiện qua nhiều hình thức, tổ chức khác nhau; từ khâu bắt đầu đến quá trình thi công rồi bàn giao đưa vào sử dụng các công trình dân sinh như đường giao thông, chợ, nhà văn hóa...

Thực tế từ khi Đảng ta ra đời đến nay, Nhân dân đã được thụ hưởng hầu như tất cả những thành quả của cách mạng. Đó là những thành quả về vật chất và tinh thần mà trước hết là quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, gắn liền với quá trình mở rộng, tăng cường, phát huy quyền làm chủ, quyền con người. Đặc biệt, quyền được đảm bảo an sinh xã hội của người dân không những đã được hiến định tại Điều 34, Điều 59 Hiến pháp năm 2013, mà còn thể hiện ở thực tiễn kết quả xóa đói giảm nghèo. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ về xóa đói, giảm nghèo và được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. Kết quả trên rất có ý nghĩa, khẳng định ý chí, quyết tâm cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt, với chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, Việt Nam trở thành một trong 6 nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân và đưa đất nước trở lại cuộc sống bình thường mới./.

 

Đổi mới trong tư duy của Đảng

 

Sau hơn 35 năm đổi mới, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, được mọi tầng lớp Nhân dân đồng tình ủng hộ và ngày càng phát huy hiệu quả trên thực tế. Để thực sự phát huy quyền làm chủ của Nhân dân hơn nữa, Đại hội XIII đã bổ sung nội dung “dân giám sát”, “dân thụ hưởng”. Đây là sự phát triển tư duy lý luận, hoàn thiện chủ trương của Đảng về dân chủ. Sự phát triển, hoàn thiện đó có ý nghĩa thiết thực, quan trọng trong xây dựng và phát huy nguồn lực con người, là động lực, yếu tố sống còn, có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước giai đoạn tiếp theo. Theo đó, ngày 25-10-2021, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã ban hành Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, trong đó nhấn mạnh phải thực hiện có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

“Dân giám sát” là Nhân dân theo dõi, xem xét, đánh giá quá trình thực hiện, kết quả thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, công việc thực hiện. Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có đúng, có tuân thủ đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật không bằng hình thức trực tiếp, hoặc gián tiếp. Xuất phát từ thực tế, khó phân biệt rõ ràng, rành mạch giữa hoạt động kiểm tra với hoạt động giám sát; lúc nào, việc gì thì kiểm tra và lúc nào, việc gì thì giám sát. Trong đó, Nhân dân “giám sát” có phạm vi rộng bao gồm chủ thể quản lý giám sát việc làm của khách thể quản lý trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị; “kiểm tra” có phạm vi hẹp hơn chỉ diễn ra quá trình chủ thể quản lý xem xét việc làm của chủ thể quản lý và tự kiểm tra trong nội bộ, trong bản thân mỗi người theo một cơ chế, quy định nhất định. Như vậy, khi thực hiện “dân kiểm tra” không chỉ xem xét việc thể chế vấn đề dân trực tiếp giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, cán bộ, công chức, viên chức mà phải xem xét một cách đồng bộ cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra hệ thống chính trị, xã hội. Chính vì thế, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung khâu “dân giám sát” vào phương châm để tạo thuận lợi cũng như có cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện hiệu quả nhất.

“Dân thụ hưởng” tức là Nhân dân được nhận, hưởng thụ thành quả, kết quả của quá trình phát triển về đời sống vật chất, tinh thần mà các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật mang lại sau quá trình tổ chức, thực hiện. Đồng thời, Nhân dân thấy được mục đích, động lực thực sự, cuối cùng của chủ trương, chính sách, pháp luật mà Đảng, Nhà nước đề ra và tổ chức thực hiện đều vì Nhân dân, bảo đảm quyền con người được thực hiện một cách triệt để, lan tỏa những giá trị nhân văn, tiến bộ đúng với bản chất chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là sự phát triển tư duy lý luận, hoàn thiện chủ trương của Đảng về quyền dân chủ của người dân; qua đó, tiếp tục khẳng định Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Ở Mỹ hay nhỉ

 

Cảnh sát giao thông Mỹ phát 'lệnh bài' miễn tội cho người thân

Một cảnh sát New York tiết lộ, rằng người thân quen của lực lượng cảnh sát có một dạng thẻ bài miễn tội khi vi phạm giao thông.

Lời Bác dạy Ngày 02/6/1949


"Sự thành công phần lớn là do các cán bộ, vậy các cán bộ phải cố gắng hơn mọi người để làm kiểu mẫu cho mọi người”.

Là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Thư gửi Quân đội quốc gia, dân quân và công nhân quốc phòng, được đăng trên Báo Cứu quốc, số 1258, ngày 02 tháng 6 năm 1949.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”, muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Thấu suốt quan điểm, tư tưởng của Người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của dân tộc, chế độ và là khâu then chốt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nên Bác đã dày công tổ chức, đào tạo, rèn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác tốt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Là một bộ phận cán bộ trọng yếu của Đảng trong quân đội, đội ngũ cán bộ quân đội đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo, chỉ huy, quản lý từ cấp cơ sở đến cấp toàn quân. Đây chính là lực lượng giữ vai trò chủ công trong tổ chức thực hiện đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, nhân tố có vai trò quyết định trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính qui và các phong trào thi đua, các cuộc vận động ở đơn vị. Do vậy, học tập và làm theo lời Bác dạy, cán bộ các cấp, nhất là các đồng chí cán bộ chủ trì phải luôn tôn trọng và chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, chủ động, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý thức kỷ luật cao, tận tâm, tận lực với công việc, gương mẫu trong cả lời nói và việc làm, trong học tập và rèn luyện, gần gũi, chia sẻ với cấp dưới, với bộ đội, thật sự xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết ở đơn vị, để bộ đội học tập và noi theo.

Lời Bác dạy: Ngày 01/6/1946

 

“Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

Là chân lý thiêng liêng, cao cả của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong thư gửi đồng bào Nam Bộ, đăng trên Báo Cứu quốc, số 255 ngày 01 tháng 6 năm 1946.

Đầu năm 1946, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, nhất là nguy cơ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu tâm trạng lo lắng và nguyện vọng thiết tha được độc lập, thống nhất Nam - Bắc một nhà của đồng bào miền Nam. Trước khi lên đường sang Paris để mở cuộc đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp, Người đã gửi thư bày tỏ sự đồng cảm và khơi dậy niềm tin của đồng bào Nam bộ vào thắng lợi tất yếu trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thực tiễn sau 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chân lý trên đã trở thành hiện thực: Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế và trong nước có những thay đổi nhanh chóng, đan xen giữa thời cơ và thách thức; song Đảng ta luôn nhất quán với tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước; tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.

Thấm nhuần lời Bác dạy, Quân đội ta luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, trung thành tuyệt đối và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới; vào sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội trong tình hình mới. Quan tâm lãnh đạo tốt việc xây dựng mối đoàn kết, gắn bó cán bộ, chiến sĩ giữa các vùng miền, giữa người kinh với người dân tộc thiểu số; chăm lo bồi dưỡng nâng cao chất lượng huấn luyện đối với bộ đội là con em dân tộc ít người, vùng sâu, vùng sa; thực hiện tốt chức năng đội quân công tác, làm tốt công tác dân vận góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây chia rẽ giữa các dân tộc anh em, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao…

Lời Bác dạy Ngày 31/5/1956

 

   “ Tiền đồ của mỗi người, nằm trong tiền đồ của cách mạng, của dân tộc”. 

Câu nói trên trích trong bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại hội chiến sĩ thi đua ngành thương nghiệp lần thứ nhất được tổ chức từ ngày 31 tháng 5 đến ngày mùng 5 tháng 6 năm 1956, tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 354 đại biểu là chiến sũ thi đua và đại diện cho các đơn vị tiên tiến thuộc ngành thương nghiệp cả nước.

Lời của Bác, khẳng định lợi ích của dân tộc phải đặt lên trước lợi ích của cá nhân. Thực tiễn đã chứng minh, nước độc lập thì ai cũng được tự do; nếu mất nước thì ai cũng làm nô lệ. Cách mạng giải phóng dân tộc giành được thắng lợi, không chỉ dân tộc được giải phóng, mà các giai cấp tầng lớp trong xã hội cũng được giải phóng. Quan điểm đó đã góp phần khơi dậy, phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân và cả cộng đồng đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 

Quan điểm trên của Người, tiếp tục được Đảng ta vận dụng vào đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam; toàn bộ hoạt động của Đảng đều xuất phát và phục vụ lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên sa sút về phẩm chất đạo đức, phai nhật lý tưởng cách mạng, quá coi trọng đến lợi ích cá nhân, đã và đang làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ, thì việc nắm vững những quan điểm của Người về đặt lợi ích chung của dân tộc, cảu Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân có giá trị thực tiễn sâu sắc; là nội dung, phương hướng rèn luyện đạo đức của mỗi người theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Quân đội ta là quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “ vì độc lập tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”, cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân luôn thấm nhuần lời dạy của Bác, biết đặt lợi ích của đất nước lên trên, lên trước lợi ích cá nhân, kiên định với mục tiêu, con đường cách mạng mà Đảng và Bác đã lựa chọn; quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, nghị quyết cảu Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nêu cao ý chí, quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; luôn chủ động tham gia đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” cảu các thế lực thù địch; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

 

Lời Bác dạy Ngày 30/5/1949


“ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam. Bắc

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa, thì không thành trời

Thiếu một phương, thì không thành đất

Thiếu một đức, thì không thành người”.

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết: “ Thế nào là Cần”, ký bút danh Lê Quyết Thắng, đăng trên báo Cứu Quốc. số 1255, ra ngày 30 tháng 5 năm 1949. Bác đã đúc kết đức: cần, kiệm, liêm, chính là những phẩm chất cần phải có của mỗi con người, giống như quy luật tất yếu của tự nhiên. Mỗi người, nhất là những người có vị trí ảnh hưởng tới xã hội, đối với cộng đồng phải luôn phấn đấu, rèn luyện và thực hành theo bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một đức tính cũng không thành người. Những lời dạy của Hồ Chí Minh về vai trò của cần, kiệm, liêm chính đối với sự phát triển toàn diện của con người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây là cơ sở khoa học, cách mạng để Đảng ta vận dụng trong chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức, vừa có tài, vượt qua mọi cám dỗ, khó khăn để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra ngày càng nặng nề, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội phải luôn thấm nhuần lời dạy của Bác về vai trò của các đức cần, kiệm, liêm, chính đối với sự hình thành phẩm chất, nhân cách của mỗi người; kiên định, vững vàng về lập trường, quan điểm; tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách làm việc của Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; quan tâm xây dựng đơn vị, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của bộ đội; luôn nêu gương, đi đầu trong sinh hoạt, học tập, công tác, cổ cũ bộ đội phấn đấu học tập, noi theo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, haonf thành tốt nhiệm vụ được giao.

Lời Bác dạy Ngày 29/5/1944

 

“ Du kích như cá, dân chúng như nước. Cá không có nước thì cá chết, du kích không có dân chúng thì du kích chết”.

Là lời của Bác trong bài viết “ Cách đánh du kích” Người viết tháng 5 năm 1944, gồm 13 chương. Đây là tài liệu quan trọng thể hiện sự sáng tạo của Bác trong sử dụng từ ngữ quân sự và vận dụng tài tình nghệ thuật đánh giặc của cha ông trong quá trình dựng nước và giữ nước để huấn luyện cho du kích ta đánh giặc. Trong đó Bác đã viết về mối quan hệ cá - nước giữa du kích và nhân dân rất mộc mạc nhưng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Mối quan hệ giữa du kích với nhân dân là mối quan hệ tự thân, bởi du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc. Chiến tranh du kích là một phương thức để phát động toàn dân, mà chủ yếu là nông dân tham gia kháng chiến, nó được sinh sôi, nẩy nở giữa vùng địch chiếm đóng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân tham gia đánh giặc giải phóng quê hương, đất nước. Vơi lực lượng tại chỗ, vũ khí tại chỗ, thông thuộc địa hình, địa thế, thời tiết, khéo vận dụng đêm tối, mưa nắng…với những lối đánh giặc chưa từng có trong từ điển quân sự, thoát ẩn, thoát hiện, xuát quỷ, nhập thần…làm cho địch khiếp đảm, kinh hoàng đã góp phần làm nên thắng lợi trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Từ mối quan hệ giữa du kích và nhân dân, được Bác nhân lên trong quan hệ giữa bộ đội với nhân dân, Người khẳng định: “Không có dân thì không có bộ đội”. Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của dân, do dân và vì dân. Cội nguồn sức mạnh, sự trưởng thành và chiến thắng của “Bộ đội Cụ Hồ” cũng đều bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân. Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, nhất là thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, toàn quân đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình dân vận khéo; tiêu biểu: “ Tết Biên phòng ấm lòng dân bản”, “ Nâng bước em tới trường”, “ Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”…đã và đang góp phần xây dựng “ thế trận lòng dân” vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

 

Lời Bác dạy Ngày 28/5/1951

 

   “ Còn chủ nghĩa đế quốc, còn thực dân, thì còn nguy cơ chiến tranh” .

Câu nói đó trích trong bài trả lời các nhà báo của Hồ Chủ tịch, đăng trên báo Cứu Quốc, số 1827, ra ngày 28 tháng 5 năm 1951. Người chỉ rõ: Trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc, thực dân thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh không phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật con người, không phải là định mệnh và cũng không phải là hiện tượng xã hội tồn tại vĩnh viễn, mà chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp, có áp bức bóc lột. Câu nói này là lời cảnh giác cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trước những chiêu trò, thủ đoạn lừa bịp mà đế quốc Mỹ thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; để toàn dân, toàn quân nâng cao cảnh giác cách mạng, đoàn kết, nhất trí, anh dũng, kiên cường đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột của đế quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và giàu mạnh, văn minh.

Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc nói riêng luôn tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của các mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế, nhưng bản chất của chúng vẫn không thay đổi. Đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địchvẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh. Câu nói của Người vẫn là tiếng chuông cảnh báo, để thức tỉnh những ai vẫn đang mơ hồ trước những chiêu trò lừa mị của các thế lực thù địch. Trong quá trình đất nước ta mở cửa, hội nhập quốc tế, chúng ta phải đề cao cảnh giác, nhận rõ đối tượng, đối tác, chủ động đấu tranh phòng, chống làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “ diễn biến hòa bình”, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, giữ vững định hướng xã hội; đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, quyết tâm giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Là công cụ bạo lực sắc bén bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn thấm nhuần lời dạy của Người về bản chất của Chủ nghĩa đế quốc, nguy cơ của chiến tranh, không ngừng vươn lên, nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng chiến đấu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; quyết tâm làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “ diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của kẻ thù, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Lời Bác dạy Ngày 27/5/1947


“ Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc” 

Nhân dịp Hội nghị dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc diễn ra tại Việt Bắc ngày 27 tháng 5 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư “ Gửi nam nữ dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc”. Trong thư Người khen ngợi và đánh giá cao vai trò của lực lượng dân quân, tự vệ và du kích. Người viết: “ Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân quân tự vệ và du kích là một lực lượng trong chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nòng cốt cho toàn dân đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa phương.

Để xây dưng lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Đảng, Nhà nước đã ban hành đồng bộ các nghị quyết, chỉ thị, đặc biệt là Luật dân quân tự vệ để thống nhất trong công tác quản lý, chỉ huy, điều hành. Hiện nay, lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng theo phương châm “ vững mạnh, rộng khắp”, chú trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở khu biên giới, biển đảo, các đại bàn chiến lược, trọng điểm về quốc phòng, an ninh với số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở; tổ chức biên chế tinh gọn, chặt chẽ; trang bị vũ khí phù hợp; được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự toàn diện, thiết thực; khả năng sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, xứng đáng là công cụ sắc bén và tin cậy bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân ở cở sở, xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ kính yêu.

Lời Bác dạy Ngày 26/5/1946

 


   “ Trung với nước, hiếu với dân là một bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta”.

Ngày 26 tháng 5 năm 1946, đến dự lễ khai giảng khóa 8, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn ( nay là Trường Sỹ quan Lục quân 1/ Bộ Quốc phòng ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng nhà trường lá cờ thêu sáu chữ vàng: “ Trung với nước, hiếu với dân”, đồng thời căn dặn cán bộ, học viên: “ Trung với nước, hiếu với dân là bộ phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là một vinh dự của người chiến sỹ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta”. Người muốn truyền tinh thần cao cả đó cho nhà trường và trao trách nhiệm nặng nề, chỉ rõ vinh dự cao quý cho cán bộ, giáo viên vầ học viên là phải suốt đời vì dân mà học tập, chiến đấu và công tác. Thực hiện lời Bác dạy, cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, chiến sỹ nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo,nghiên cứu khoa học…cung cấp kịp thời cho các chiến trường khi đất nước còn chiến tranh và các đơn vị trong toàn quân hàng trăm nghìn cán bộ có chất lượng, góp phần vào những thắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và tong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay, xứng đáng với danh hiệu cao quý đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. “ Trung với nước, hiếu với dân” trở thành niềm tự hào, nguồn gốc sức mạnh, động lực tinh thần tạo nên mọi chiến thắng, xây dựng nên bản chất, truyền thống “ quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng nặng nề và phức tạp hơn. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, mọi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, cán bộ , giáo viên, học viên trong nhà trường quân đội phải luôn giữ vững và phát huy bản chất truyền thống “ trung với nước, hiếu với dân”; luôn xứng đáng là đội quân cách mạng, lực luongj chính trị đáng tin cậy, lực lượng vũ trang sắc bén có sức chiến đấu cao, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; thực sự là đội quân cách mạng của dân, do dân, vì dân, xứng đáng với phẩm chất cao đẹp “ Bộ đội Cụ Hồ” và niềm tin về đội quân mãi “ trung với nước, hiếu với dân” mà Bác Hồ gửi trọn niềm tin. 

Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới

     Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết sử dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc; đồng thời quyết tâm, kiên trì, kiên quyết giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Điều này luôn được cộng đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng, Nhà nước ta nói chung, trong đó có chính sách đối ngoại quốc phòng “4 không” nói riêng là kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Đường lối đó có cơ sở lý luận, khoa học, thực tiễn, cơ sở pháp lý vững chắc, có sự tham khảo ý kiến của các tầng lớp nhân dân một cách dân chủ, công khai. Những luận điệu cho rằng việc “đi theo”, “liên minh” với nước này để chống nước khác nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo không những phản động, sai lầm mà còn thể hiện tư tưởng yếu hèn, trái với phương châm đối ngoại thêm bạn, bớt thù của Đảng ta. Để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước, trước hết cần bảo đảm tuyệt đối vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác ngoại giao. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội, được thể hiện sâu sắc trong các văn kiện đại hội của Đảng thời kỳ đổi mới. Thực tiễn đã minh chứng, đường lối, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa giúp Việt Nam tạo dựng một mạng lưới quan hệ rộng khắp, tranh thủ được nhiều yếu tố thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng trong tình hình hiện nay

Phản bác các luận điệu xuyên tạc công tác cán bộ Mặc dù ra sức tung tin xấu, độc, thật giả lẫn lộn, đào sâu, khuếch trương một số hạn chế trong công tác cán bộ hòng dẫn dắt dư luận, làm rối loạn chính trị - xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước thì các thế lực thù địch cũng không thể phủ nhận thành tựu to lớn mà nước ta đạt được trong công tác cán bộ. Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam dù là trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc hay trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Do đó, công tác cán bộ luôn được Đảng xác định là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã chỉ rõ: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng”. Trải qua 10 năm đổi mới, đến Đại hội VIII, trong văn kiện đại hội Đảng xác định chủ trương phải “Sớm xây dựng cho được một chiến lược cán bộ của thời kỳ mới”. Đến Đại hội X, từ thực tiễn xây dựng Đảng qua 20 năm đổi mới, một trong những bài học kinh nghiệm được Đảng rút ra là: “Đảng phải chăm lo xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất, trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ. Phải tạo sự chuyển biến thực sự và đồng bộ trong công tác cán bộ trên tất cả các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và chính sách. Đặc biệt coi trọng xây dựng cán bộ chủ chốt”. Tại Đại hội XIII, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ có những bước phát triển lớn khi một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng xác định cần phải thực hiện để đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới là: “Đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ - nội dung then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Tập trung xây dựng đội ngũ các cấp nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Cũng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII nhằm tạo bước đột phá, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 3-11-2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ thay thế cho Quy định số 260-QĐ/TW, ngày 2-10-2009 về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ, một mặt nhằm khắc phục điểm chưa phù hợp của Quy định số 260-QĐ/TW, mặt khác cũng thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng trong việc xử lý cán bộ theo hình thức miễn nhiệm, từ chức, góp phần bổ sung, hoàn thiện hơn nữa các khâu, quy trình trong công tác cán bộ. Nhờ những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, quy trình công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch và ngày càng dân chủ hơn. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu cũng không tránh khỏi việc còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém. Lợi dụng chính hạn chế, thiếu sót trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền quan điểm sai trái, xuyên tạc hòng chống phá công tác cán bộ của Đảng. Trước việc Đảng ta kiên quyết xử lý kỷ luật một số cán bộ cấp cao vì những sai phạm, những luận điệu xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng lại càng được lợi dụng triệt để. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tiên phong, gương mẫu; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp. Tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi còn hình thức. Thực hiện trách nhiệm nêu gương, nhất là của người đứng đầu chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng”. Trên thực tế trong công tác cán bộ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót. Những sai phạm trong thực hiện quy trình cán bộ liên quan đến việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, bố trí, sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật… vẫn còn xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị gây bức xúc trong dư luận xã hội. Những hạn chế này có nguyên nhân là bởi một số khâu trong công tác cán bộ chậm được đổi mới; chính sách cán bộ chưa thật sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc; chưa có cơ chế hiệu quả để bảo vệ cán bộ dám đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm… Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhận thức và năng lực thể chế hóa, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ của người đứng đầu ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu kém và trong nhiều trường hợp còn chịu sự chi phối bởi lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ dẫn đến sai sót trong việc thực hiện quy trình của công tác cán bộ. Đối với cán bộ, đảng viên sai phạm bị xử lý kỷ luật là do chính họ không chịu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức dẫn đến những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, nhân dân. Đó tuyệt đối không phải là sai lầm của chủ trương, đường lối trong công tác cán bộ của Đảng, lại càng không phải là biểu hiện mất dân chủ, thiếu minh bạch, “áo gấm đi đêm” vì lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ… như các thế lực thù địch vẫn rêu rao, tuyên truyền. Để đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định cần thiết phải triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp cụ thể như tiếp tục hoàn thiện thể chế Đảng lãnh đạo trực tiếp, hoàn thiện công tác cán bộ, đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền về công tác cán bộ; tăng cường kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong từng khâu của công tác cán bộ, đặc biệt là đối với người đứng đầu cấp ủy, chống chạy chức, chạy quyền; hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ, tiêu chuẩn, chức danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ; xây dựng, hoàn thiện cơ chế khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, hành động quyết liệt vì những lợi ích chung; xử lý nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật Đảng với kỷ luật Nhà nước cũng như xử lý bằng pháp luật đối với những cán bộ vi phạm, kể cả khi cán bộ đó đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu… Cần phải nhận thức rõ một thực tế là không phải ngẫu nhiên một trong các trọng tâm các thế lực thù địch, phản động tập trung chống phá là công tác cán bộ bởi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”, công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”. Vì vậy, kịp thời nhận diện và đấu tranh, phản bác có hiệu quả những luận điệu sai trái, xuyên tạc về công tác cán bộ của Đảng là góp phần không nhỏ trong cuộc đấu tranh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ./.

Người dân cần hiểu rõ vai trò của Công đoàn để tránh mắc mưu các thế lực thù địch, phản động.

     Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ ban hành nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng tham mưu, đề xuất với Đảng và Chính phủ về Đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất" và tổ chức đầu tư, xây dựng nhà ở, nhà trẻ, khu vui chơi, giải trí cho công nhân, người lao động... Không ai có thể phủ nhận sự cần thiết, không thể thiếu và vai trò, uy tín của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức công đoàn các cấp hiện nay. Còn cái gọi là “công đoàn độc lập”, "nghiệp đoàn độc lập" không hề và không thể đại diện cho quyền, lợi ích của công nhân, người lao động, mà chỉ là kiểu lợi dụng để thực hiện mưu đồ chính trị. Vì vậy, người dân cần hiểu rõ để tránh mắc mưu các thế lực thù địch, phản động.

THÁNG 6.

Nửa vòng quay của 1 năm

Tháng 6 lại đã hỏi thăm rồi này

Tháng 6 từ xưa tới nay

Mùa thi đến, mùa chia tay rộn ràng.


Xin chào tháng 6 đã sang 

Nhà nông thu hoạch mùa màng vụ chiêm.,

Tâm tư mang nặng nỗi niềm

Được mùa rớt giá, ít tiền, tốn công.


Tháng 6 nước ở hồ sông

Cạn vơi dòng chảy chứ không được đầy

Chang chang trời nắng ít mây

Nhưng mà cũng dễ đó đây sấm rền.


Tháng 6 rồi, nhớ đừng quên

Chăm cho con trẻ lớn lên hàng ngày

Để cho thế giới hôm nay

Thiếu nhi hưởng trọn vòng tay hoà bình.


ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ THU NHẬP, TIỀN LƯƠNG CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ TRONG QUÂN ĐỘI

 ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ THU NHẬP, TIỀN LƯƠNG CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ TRONG QUÂN ĐỘI

Đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị Đảng, Nhà nước, Quốc hội cần tiếp tục chú trọng hỗ trợ về thu nhập, chế độ tiền lương để cán bộ, chiến sĩ yên tâm phục vụ.
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội chiều 31-5, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) đánh giá, qua các số liệu của Chính phủ cho thấy một bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội đất nước ta thời gian qua có đủ các gam màu sáng - tối, có nhiều kết quả đạt được đáng ghi nhận nhưng cũng còn không ít băn khoăn, lo lắng.
"Có thể thấy những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 là giai đoạn rất khó khăn, vất vả của đất nước ta", đại biểu nói và nhấn mạnh, những kết quả đạt được cho thấy sự đoàn kết, chung tay của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò hỗ trợ không nhỏ của Quốc hội, sự nỗ lực của nhân dân và doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng chèo lái, cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quản lý điều hành nhà nước ở một giai đoạn muôn vàn khó khăn.
Đề nghị tiếp tục chú trọng hỗ trợ về thu nhập, tiền lương cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội
Đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực quốc phòng và an ninh trước những biến động, nhất là cuộc xung đột Nga - Ukraine và những thách thức an ninh phi truyền thống cho thấy chúng ta cần tiếp tục có sự đầu tư thích đáng từ sớm, từ xa để xây lực lượng vũ trang, xây dựng Quân đội nhân dân ngày càng vững mạnh, tạo điều kiện để Quân đội làm tốt ba chức năng là: Đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất, vừa tham gia phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.
Quan tâm đến chế độ tiền lương cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu Trịnh Xuân An nêu dẫn chứng, một đồng chí quân nhân chuyên nghiệp lái xe tăng có mức lương tháng chỉ bằng một nửa tài xế xe công nghệ Grab - điều này là rất thiệt thòi.
"Trong bối cảnh hiện nay khi toàn quân đang nỗ lực triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TW của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo, trên cơ sở tình hình kinh tế, chính trị và xã hội, ngoài quan tâm đầu tư cho trang bị, tôi đề nghị Đảng, Nhà nước, Quốc hội cần tiếp tục chú trọng hỗ trợ về thu nhập, tiền lương để cán bộ, chiến sĩ yên tâm phục vụ", đại biểu đề xuất.
Để vốn đến đúng, trúng và trực tiếp đến với doanh nghiệp
Ngoài ra, đại biểu Trịnh Xuân An cũng bày tỏ lo lắng khi liệt kê “qua báo cáo của Mặt trận Tổ quốc, tôi đếm được 11 cụm từ “cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng”. Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng đưa ra nhận định “nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn”.
Đại biểu Trịnh Xuân An chỉ ra các con số cho thấy GDP nước ta trong quý I năm 2023 đạt 3,32%; cho rằng với mức thấp như vậy thì để đạt được mục đích tăng trưởng 6,5% đề ra cho cả năm nay đòi hỏi phải có quyết tâm và nỗ lực thật cao. Trong đó, cần phải có những giải pháp cấp bách, thậm chí vượt tiền lệ để cứu nguy, hỗ trợ cho hệ thống doanh nghiệp.
Đại biểu Trịnh Xuân An nêu rõ, các số liệu cho thấy hệ thống doanh nghiệp đang ở giai đoạn thực sự khó khăn. Bốn nút thắt mà doanh nghiệp đang gặp phải, đó là: Thiếu hụt về đơn hàng, tắc nghẽn dòng vốn; thể chế không đầy đủ, thủ tục hành chính bủa vây và những rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Phân tích kỹ hơn, đại biểu cho biết, hiện tại, doanh nghiệp đang “khát” về tín dụng nhưng không tiếp cận được vốn, nếu có tiếp cận được thì rất khó để giải ngân do điều kiện vay về thủ tục.
Chính phủ phải dùng cả mệnh lệnh hành chính để yêu cầu giảm lãi suất (mặc dù vẫn cao), tuy nhiên theo đại biểu Trịnh Xuân An, việc giảm lãi suất không quan trọng bằng tiếp cận được vốn và đưa nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh. Việc giảm lãi suất và đơn giản điều kiện, thủ tục vay cần thực chất để vốn đến đúng, trúng và trực tiếp đến với doanh nghiệp.
“Cùng với tín dụng, cần tiếp tục khơi thông các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu và chứng khoán. Đồng thời cần tiếp tục rà soát thể chế, đơn giản thủ tục hành chính một cách thực chất hơn và đặc biệt cần thay đổi văn hóa “Doanh nghiệp phải đi xin, đi chạy”.
Theo đó, chính quyền, nhà quản lý cần thể hiện thái độ “phụng sự doanh nghiệp”, chủ động, thực tâm, thực lòng đến với doanh nghiệp để gỡ khó. Những việc gì cần làm để hệ thống doanh nghiệp phát triển thì nên làm ngay, quyết định ngay, bớt các khâu xin ý kiến, trao đổi lòng vòng giữa các cơ quan, bộ ngành, đến khi giải quyết được thì doanh nghiệp “đã gần đất xa trời”.
Cũng theo đại biểu Trịnh Xuân An, trong bối cảnh khó khăn, cần bớt các nội dung kiểm tra, thanh tra làm khó doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp phải lao đao giải trình lên xuống. Ngoài ra, cần có các giải pháp thực chất, cụ thể để ngăn chặn “virus sợ trách nhiệm và bệnh không dám làm."
Mặt khác, một vấn đề quan trọng, theo đại biểu Trịnh Xuân An, là trong quản lý cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, làm rõ vai trò chủ trì, hạn chế đẩy trách nhiệm lên cấp trên, không phải nội dung gì cũng để Thủ tướng ra công điện hoặc là Chính phủ phải ra nghị quyết để gỡ khó.
"Thực tế thời gian qua, việc mà chúng ta xử lý đối vấn đề xếp hàng mua xăng, đăng kiểm ô tô và loay hoay với các quy định phòng cháy, chữa cháy cho thấy trách nhiệm phối hợp của các bộ, ngành là rất thấp", đại biểu nói và đề nghị tăng cường vai trò phối hợp trong thời gian tới.

Nhân dân tích cực tham gia đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

     Kết luận số 54-KL/TW, ngày 9/5/2023 về tiếp tục thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW của Ban Bí thư về tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Kết luận của Ban Bí thư nhận định: Vẫn còn tình trạng e ngại hoặc lợi dụng dân chủ trong phản ánh, góp ý trực tiếp với cấp ủy, tổ chức đảng về những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu; một số phản ánh, kiến nghị của nhân dân chưa được xem xét kịp thời thấu đáo. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng Đảng. Ban Bí thư yêu cầu cần phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội đối với người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, trách nhiệm thực thi công vụ.

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6

 NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6

Quốc tế thiếu nhi 1/6 được biết đến là ngày Tết dành cho trẻ em. Đây là dịp để trẻ được vui chơi, nhận những món quà ý nghĩa từ người thân. Tuy nhiên, lịch sử ra đời của ngày lễ này không phải ai cũng biết.
Lịch sử ra đời
Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.
Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.
Ngày Quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.
Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Từ đó, hàng năm cứ đến ngày Tết thiếu nhi và Tết Trung thu, thiếu nhi cả nước lại hân hoan đón thư chúc mừng của Bác Hồ.
Bác Hồ luôn hết sức quan tâm, dạy bảo các cháu nên người, trong đó 5 Điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành nội dung giáo dục đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Công đoàn viên Công đoàn Việt Nam cần phải tỉnh táo không để bị mắc mưu thế lực thù địch

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, bất mãn lại gia tăng chống phá với những luận điệu vào dịp công đoàn các cấp tổ chức đại hội, tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028. Chúng cho rằng: Công đoàn Việt Nam chỉ là bù nhìn; chỉ có "công đoàn độc lập" mới bảo vệ quyền lợi cho người lao động... Với chiêu trò dụ dỗ, lôi kéo, kích động công nhân, người lao động chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà các thế lực thù địch đã và đang tiến hành là hết sức thâm độc, nham hiểm. Đây thực chất là âm mưu nhằm hạ thấp vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam để phục vụ cho mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, làm cho nước ta bị suy yếu, mất đoàn kết. Nếu công nhân, người lao động không tỉnh táo, thiếu bản lĩnh sẽ mắc mưu kẻ xấu, vi phạm pháp luật. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, Nhà nước ta ghi nhận và cho phép quyền tự do lập hội của công dân. Nhưng việc lập hội phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật, được Nhà nước Việt Nam công nhận. Còn cái gọi là “công đoàn độc lập” hay “nghiệp đoàn độc lập” do một số kẻ tự khởi xướng hoàn toàn bất hợp pháp, trái với quy định của pháp luật và không được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. Bề ngoài, chúng tuyên bố “không làm chính trị” nhưng lại câu kết với các tổ chức chống phá Nhà nước Việt Nam như: Nghiệp đoàn FO, Lao động Việt, Nhóm bạn công nhân (thuộc Việt Tân), Luật khoa tạp chí, Hội nhà báo độc lập... Các tổ chức này hoàn toàn không đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và công nhân, mà thực chất là đội lốt, mượn mũ công nhân để thực hiện mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, phản động. Thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới cho chúng ta thấy những bài học đắt giá từ sự nhận thức chưa đúng, dẫn đến công nhân bị dẫn dắt bởi các tổ chức “dân sự” như “công đoàn độc lập”, “công đoàn đoàn kết”, “công đoàn tự do”... Các hội, nhóm, tổ chức này sử dụng nhiều chiêu trò dụ dỗ, lôi kéo công nhân vào cái bẫy của chúng để hình thành lực lượng chống đối chính quyền, lật đổ chế độ nhằm cướp quyền lãnh đạo. Đối với Việt Nam, tổ chức công đoàn được quy định cụ thể trong Hiến pháp, Luật Công đoàn Việt Nam nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Thực tế nhiều năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm này (tất nhiên không tránh khỏi một số tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động chưa hiệu quả, song đó chủ yếu là do cán bộ công đoàn ở đó chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm). Thực tiễn đã chứng minh rõ, Công đoàn Việt Nam bảo vệ tốt quyền lợi, chăm lo cho người lao động, như vừa qua, khi công nhân và các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ ban hành nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng tham mưu, đề xuất với Đảng và Chính phủ về Đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất" và tổ chức đầu tư, xây dựng nhà ở, nhà trẻ, khu vui chơi, giải trí cho công nhân, người lao động... Không ai có thể phủ nhận sự cần thiết, không thể thiếu và vai trò, uy tín của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức công đoàn các cấp hiện nay. Còn cái gọi là “công đoàn độc lập”, "nghiệp đoàn độc lập" không hề và không thể đại diện cho quyền, lợi ích của công nhân, người lao động, mà chỉ là kiểu lợi dụng để thực hiện mưu đồ chính trị. Vì vậy, người dân cần hiểu rõ để tránh mắc mưu các thế lực thù địch, phản động./.

Hiểu rõ để không bị mắc mưu thế lực thù địch

Vào dịp công đoàn các cấp tổ chức đại hội, tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028, các thế lực thù địch, phản động, bất mãn lại gia tăng chống phá với những luận điệu như: Công đoàn Việt Nam chỉ là bù nhìn (!); chỉ có "công đoàn độc lập" mới bảo vệ quyền lợi cho người lao động (!)... Có thể thấy, chiêu trò dụ dỗ, lôi kéo, kích động công nhân, người lao động chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà các thế lực thù địch đã và đang tiến hành là hết sức thâm độc, nham hiểm. Đây thực chất là âm mưu nhằm hạ thấp vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam để phục vụ cho mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, làm cho nước ta bị suy yếu, mất đoàn kết. Nếu công nhân, người lao động không tỉnh táo, thiếu bản lĩnh sẽ mắc mưu kẻ xấu, vi phạm pháp luật. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, Nhà nước ta ghi nhận và cho phép quyền tự do lập hội của công dân. Nhưng việc lập hội phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật, được Nhà nước Việt Nam công nhận. Còn cái gọi là “công đoàn độc lập” hay “nghiệp đoàn độc lập” do một số kẻ tự khởi xướng hoàn toàn bất hợp pháp, trái với quy định của pháp luật và không được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. Bề ngoài, chúng tuyên bố “không làm chính trị” nhưng lại câu kết với các tổ chức chống phá Nhà nước Việt Nam như: Nghiệp đoàn FO, Lao động Việt, Nhóm bạn công nhân (thuộc Việt Tân), Luật khoa tạp chí, Hội nhà báo độc lập... Các tổ chức này hoàn toàn không đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và công nhân, mà thực chất là đội lốt, mượn mũ công nhân để thực hiện mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, phản động. Thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới cho chúng ta thấy những bài học đắt giá từ sự nhận thức chưa đúng, dẫn đến công nhân bị dẫn dắt bởi các tổ chức “dân sự” như “công đoàn độc lập”, “công đoàn đoàn kết”, “công đoàn tự do”... Các hội, nhóm, tổ chức này sử dụng nhiều chiêu trò dụ dỗ, lôi kéo công nhân vào cái bẫy của chúng để hình thành lực lượng chống đối chính quyền, lật đổ chế độ nhằm cướp quyền lãnh đạo. Đối với Việt Nam, tổ chức công đoàn được quy định cụ thể trong Hiến pháp, Luật Công đoàn Việt Nam nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Thực tế nhiều năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm này (tất nhiên không tránh khỏi một số tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động chưa hiệu quả, song đó chủ yếu là do cán bộ công đoàn ở đó chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm). Thực tiễn đã chứng minh rõ, Công đoàn Việt Nam bảo vệ tốt quyền lợi, chăm lo cho người lao động, như vừa qua, khi công nhân và các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ ban hành nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng tham mưu, đề xuất với Đảng và Chính phủ về Đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất" và tổ chức đầu tư, xây dựng nhà ở, nhà trẻ, khu vui chơi, giải trí cho công nhân, người lao động... Không ai có thể phủ nhận sự cần thiết, không thể thiếu và vai trò, uy tín của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức công đoàn các cấp hiện nay. Còn cái gọi là “công đoàn độc lập”, "nghiệp đoàn độc lập" không hề và không thể đại diện cho quyền, lợi ích của công nhân, người lao động, mà chỉ là kiểu lợi dụng để thực hiện mưu đồ chính trị. Vì vậy, người dân cần hiểu rõ để tránh mắc mưu các thế lực thù địch, phản động. CHÍ THỊNH

Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng hiện nay.

 Hệ thống ngân hàng cùng với các hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng là “huyết mạch” của nền kinh tế đất nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, do là nơi tập hợp số lượng lớn tài sản, nguồn vốn, nên ngân hàng cũng là mục tiêu hướng đến của các đối tượng tội phạm, lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhằm chiếm đoạt tài sản. Để hoạt động ngân hàng an toàn, ổn định, việc nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng có vai trò quan trọng.

Triển khai áp dụng sớm các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng điện tử với công nghệ bảo mật tiên tiến là một giải pháp quan trọng phòng, chống tội phạm ngân hàng (Trong ảnh: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan trưng bày công nghệ chuyển đổi số của một số ngân hàng, tại Hội nghị chuyển đổi số ngành ngân hàng)_Ảnh: TTXVN

Trước yêu cầu công tác công an, an ninh ngày càng cao và những diễn biến phức tạp của các loại tội phạm, Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm sử dụng công nghệ cao…”(1). Ngày 16-8-2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa XIII ban hành Kết luận số 13-KL/TW, về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22-10-2010, của Bộ Chính trị khoá X, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Trong những năm qua, công tác phòng, chống tội phạm đạt được nhiều kết quả to lớn: Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia; công tác đấu tranh chống các loại tội phạm được tập trung chỉ đạo quyết liệt, không có vùng cấm, triệt phá nhiều tụ điểm, đường dây, băng nhóm tội phạm nguy hiểm; điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các hành vi phạm tội, đặc biệt là các vụ án trọng điểm, phức tạp về kinh tế, tham nhũng lớn, tỷ lệ thu hồi tài sản tăng lên rõ rệt; tội phạm được kiềm chế...

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn biến hết sức phức tạp, nhiều loại tội phạm với thủ đoạn mới nổi lên, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng luôn gây ra nhiều thiệt hại về tài sản và uy tín của hệ thống các tổ chức tín dụng diễn biến hết sức phức tạp, xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng, gây thiệt hại lớn về tài sản, tác động tiêu cực đến thị trường tài chính và hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây dư luận xấu trong xã hội, nhất là trong bối cảnh hoạt động kinh doanh ngân hàng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, nhất là tỷ lệ nợ xấu gia tăng.

Tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được quy định tại Điều 206, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thay thế tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, quy định tại Điều 1999, Bộ luật Hình sự năm 1999. Điều 206, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật Hình sự, do người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thức cố ý xâm phạm đến các quy định của Nhà nước trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, gây thiệt hại về tài sản và phải bị xử lý hình sự.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát kinh tế, từ năm 2012 đến năm 2022, lực lượng cảnh sát kinh tế đã khởi tố 95 vụ với 290 bị can vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 20% so với tổng số các loại tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng. Tình hình số vụ vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng thời gian qua tăng giảm không theo quy luật nhưng có xu hướng giảm về số đối tượng, nhưng mức độ thiệt hại lại gia tăng. Đã có nhiều vụ án gây ra hậu quả thiệt hại với số tài sản vô cùng lớn, như: (1) Vụ án vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DAB), liên quan đến Trần Phương Bình, vay tiền trái quy định pháp luật, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, gây thiệt hại hơn 5.518 tỷ đồng (trong đó, 1.826 tỷ đồng tiền gốc và 3.691 tỷ đồng tiền lãi); (2) Vụ án vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng liên quan đến Trần Bắc Hà, vay trái quy định, gây thất thoát của BIDV số tiền đặc biệt lớn là 1.664 tỷ đồng...

Tình hình tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng trong những năm qua diễn biến rất phức tạp, thường hoạt động theo tổ chức, có sự móc ngoặc, câu kết giữa các đối tượng là cán bộ trong các ngân hàng với các đối tượng ngoài ngân hàng, trung bình có 3,1 đối tượng/1 vụ. Đặc biệt là hành vi phạm tội của nhóm đối tượng là cán bộ ngân hàng ngày càng nghiêm trọng. Hầu hết các vụ án vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng đều do cán bộ ngân hàng trực tiếp thực hiện. Nếu như trước đây, các cán bộ thẩm định hồ sơ, cán bộ tín dụng thường là đối tượng phạm tội thì đến nay ở các chức vụ cao hơn như trưởng phòng kế toán, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc, phó giám đốc, tổng, phó tổng giám đốc cũng đã là những đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, gây ảnh hưởng đến uy tín của các hệ thống ngân hàng.

Về địa bàn hoạt động, loại tội phạm này chủ yếu xảy ra ở các thành phố lớn, như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng... và các tỉnh đông dân cư, có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Với đặc điểm riêng về kinh tế, chính trị và là những nơi đứng đầu về phát triển kinh tế của cả nước, thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những địa bàn có nhiều chi nhánh, điểm giao dịch ngân hàng, tập trung nguồn vốn lớn cho các doanh nghiệp, cá nhân, cung ứng vốn cho tăng trưởng kinh tế, từ đó cũng là nơi phát sinh nhiều và phức tạp nhất các loại tội phạm về ngân hàng.

Phương thức thủ đoạn phạm tội này ngày càng hoạt động tinh vi, xảo quyệt hơn, đặc biệt cấu kết với các loại tội phạm công nghệ cao, tội phạm đa quốc gia, tập trung chủ yếu qua các hành vi: Cho vay không bảo đảm tính pháp lý, chính xác về tài liệu, hồ sơ cho vay, như sử dụng hồ sơ tài sản thế chấp giả, hợp đồng, hóa đơn mua bán giả, “dự án ma”, phương án kinh doanh giả, chứng thư bảo lãnh giả... Cán bộ, nhân viên ngân hàng sửa chữa giấy tờ tài sản cầm cố làm tăng giá trị, thông đồng với các đối tượng khác để cho vay với giá trị lớn. Kiểm tra, giám sát không chặt chẽ trong quá trình khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sai phương án kinh doanh trong hồ sơ vay hoặc để thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác. Không đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng chưa công nhận và thực hiện các quyền lợi liên quan. Cán bộ ngân hàng móc nối với khách hàng, doanh nghiệp không còn khả năng tài chính để được vay tiếp, vay tiền tín dụng đem đảo nợ, làm thủ tục đảo nợ khống, thực hiện giải chấp tài sản bảo đảm trong khi khách hàng chưa trả hết nợ và dùng tài sản đó thế chấp tiếp. Vi phạm quy định về cho vay và hỗ trợ lãi suất, như: không đúng thời gian (vượt quá thời gian sử dụng vốn vay thực tế), không đúng đối tượng (các khoản vay đã được các ngân hàng khác hỗ trợ, khoản vay không xác định được tài sản...)…

Nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng gia tăng là do: Công tác quản lý thực hiện quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn của ngân hàng còn lỏng lẻo, không kịp thời phát hiện được những tồn tại, hạn chế trong quy trình hoạt động và các hành vi vi phạm pháp luật; nhận thức và trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ còn chưa cao; một số văn bản pháp luật xuất hiện những vướng mắc, bất cập, chồng chéo giữa Luật các tổ chức tín dụng và các luật khác; việc kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng có rất nhiều sơ hở, lỏng lẻo, không kịp thời phát hiện được những tồn tại, hạn chế trong quy trình hoạt động và các hành vi vi phạm pháp luật; cơ chế bảo mật, bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng vẫn còn những kẽ hở, trong khi thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi, nhất là sử dụng công nghệ cao...

Nền kinh tế Việt Nam trong năm qua không tránh khỏi sức ép từ các biến động kinh tế toàn cầu, như: Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã kéo theo một loạt ảnh hưởng lên thị trường thế giới, như: giá dầu và lương thực gia tăng, lạm phát tăng nhanh khiến Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ và hầu hết các ngân hàng trung ương các nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để chống lạm phát. Hệ thống ngân hàng cả nước cũng phải đương đầu với các thách thức đáng kể về thiếu hụt thanh khoản thị trường do lãi suất được điều chỉnh để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá, cũng như hiệu ứng của việc xử lý một số vụ việc vi phạm liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp. Dư nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2022 đã tăng đến 35% so với hồi đầu năm, lên trên 136.400 tỷ đồng. Có 13/27 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng lên, 11/27 ngân hàng giảm xuống. Tỷ lệ nợ xấu trung bình năm 2022 của 27 ngân hàng đã tăng gần 0,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2021. Rủi ro đặc biệt hiện hữu và tăng lên xuất phát từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, lĩnh vực đóng góp tới 21% dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, chưa tính đến khoảng 4% dư nợ trái phiếu sở hữu ngoài hệ thống tín dụng...

Trong thời gian tới, tình hình kinh tế, tài chính ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức và tác động trực tiếp đến diễn biến hoạt động của tội phạm về lĩnh vực ngân hàng nói chung và tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng nói riêng:

Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế đất nước. Việc không thu hồi được nợ khiến nguồn vốn của ngân hàng bị thất thoát, lợi nhuận sụt giảm. Tỷ lệ nợ quá hạn cao ít nhiều làm cho niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị giảm sút, dẫn đến rủi ro thanh toán. Từ đó, cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.

Thứ hai, tốc độ phát triển nhanh chóng của các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chấm điểm tín dụng, cho vay ngang hàng…  có thể tạo ra các thách thức trong công tác giám sát, quản lý của cơ quan quản lý, như: Vấn đề bảo đảm an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền lợi người tiêu dùng, nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố…

Thứ ba, đối với hoạt động ngân hàng Việt Nam, Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ mang lại cơ hội cho việc ứng dụng công nghệ quản trị thông minh bằng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa trong quy trình nghiệp vụ; đẩy nhanh tiến trình hướng tới mô hình chuẩn trong tương lai, trong đó bao gồm hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, những tiến bộ từ cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 là động lực giúp các ngân hàng trong nước phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, khoa học công nghệ 4.0 cũng tạo ra một số thách thức đối với lĩnh vực thanh toán và hoàn thiện hành lang pháp lý, phục vụ hoạt động thanh toán điện tử. Trong đó, khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách liên quan đến các dịch vụ, phương tiện thanh toán trực tuyến, điện tử mới, hiện đại, tiền ảo, thẻ ảo, tiền điện tử,… là những vấn đề mới và phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông. Đồng thời, gia tăng những rủi ro tội phạm công nghệ khiến các ngân hàng trở thành đối tượng ưa thích của tội phạm với tần suất, quy mô và mức độ ngày càng tinh vi hơn.

Thứ tư, hậu quả của tình hình dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng kéo theo các vấn đề về an sinh xã hội, gây áp lực sẽ gia tăng tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. Các băng nhóm tội phạm kinh tế sẽ gia tăng hoạt động, lợi dụng chính sách phục hồi kinh tế, an sinh xã hội để trục lợi. Bên cạnh đó cũng nảy sinh tội phạm lừa đảo, chiếm dụng vốn, các hình thức thông đồng, móc ngoặc để “đáo nợ” ngân hàng, gây nguy cơ thất thoát tài sản cho các hệ thống ngân hàng thương mại.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng và giảm thiểu các khoản nợ xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước, các cấp, các ngành và chủ công là lực lượng cảnh sát kinh tế cần tập trung thực hiện một số giải pháp:

Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý có liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung các văn bản cho phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng, văn bản pháp luật liên quan, yêu cầu thực tiễn về quản lý nhà nước và hoạt động của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, sửa đổi một số quy định để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng chức năng, các ngân hàng thương mại. Lực lượng cảnh sát kinh tế tập trung rà soát, nghiên cứu, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đặc điểm tội phạm học và công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện đấu tranh, xử lý tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Hai là, đổi mới công tác tuyên truyền đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Công an tỉnh Bình Dương trao tặng giấy khen cho ba nhân viên ngân hàng và một người dân tham gia bắt cướp ngân hàng xảy ra tại trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương_Ảnh: TTXVN

Áp dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại, phương tiện thông tin đại chúng để việc tuyên truyền tiếp cận đến đông đảo nhân dân, các địa bàn, khu vực của đất nước. Đổi mới hình thức vận động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện và tố giác tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Thông qua truyền thông, phổ biến đầy đủ thông tin về thủ đoạn của tội phạm lĩnh vực ngân hàng, hướng dẫn cụ thể về quy trình tố giác tội phạm đến nhân dân, giúp quá trình tiếp nhận, xác minh thông tin tội phạm được đẩy nhanh tiến độ.

Ba là, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Tập trung nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về công tác phòng ngừa tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, trang bị kiến thức cho từng cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ được tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả do tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, vị trí, vai trò của công tác phòng ngừa tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ cảnh sát kinh tế. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng, nghiệp vụ công an; tổ chức nghiên cứu khoa học, hội thảo, đào tạo ngoại ngữ, tin học, để cán bộ, chiến sĩ nắm bắt thêm những kinh nghiệm trong việc giải quyết án liên quan đến hoạt động ngân hàng nhằm vận dụng linh hoạt trong việc xử lý, phát huy được tính độc lập, chủ động trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Bốn là, ứng dụng công nghệ thông tin bắt kịp xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.

Quan tâm đầu tư đội ngũ lực lương chuyên trách đủ kỹ năng, thông thạo về lĩnh vực ngân hoàng, ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng đủ yêu cầu đặt ra với công tác quản lý, phòng, chống tội phạm về lĩnh vực ngân hàng. Củng cố hoàn thiện hệ thống công nghệ và cơ sở dữ liệu để thu thập thông tin về hoạt động ngân hàng nhằm bảo đảm tính đầy đủ về cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình phân tích, đánh giá, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

Chủ động đổi mới và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật số hiện đại và quan tâm tới an ninh, bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế. Triển khai áp dụng sớm các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng điện tử với công nghệ bảo mật tiên tiến, như xác thực sinh học, công nghệ chống tấn công, hệ thống bảo mật ba lớp… Bên cạnh đó, tiến hành rà soát, kiểm tra thường xuyên tình hình bảo mật, an ninh để sớm phát hiện nguy cơ lộ lọt thông tin khách hàng, hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Năm là, nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực ngân hàng.

Kiện toàn bộ máy nhân sự của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra hoạt động ngân hàng thuộc các bộ ban, ngành. Tập trung, thống nhất xây dựng cụ thể kế hoạch và nội dung về các hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra ngân hàng. Đổi mới mô hình tổ chức thanh tra, kiểm tra ngân hàng theo hướng bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ. Xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, nhanh chóng đánh giá phân tích các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm; nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, tập trung phát hiện những sơ hở mà tội phạm lợi dụng trong công tác quản lý của các lực lượng chức năng, từ đó xây dựng các biện pháp khắc phục.

Sáu là, tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các bộ, ngành và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Tích cực phối hợp trong công tác quản lý, trao đổi thông tin giữa cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan chức năng cùng với các hệ thống ngân hàng, như: Những thay đổi về chính sách, nghiệp vụ tín dụng, các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm ngân hàng… Sơ kết, tổng kết theo giai đoạn các quy chế, kế hoạch phối hợp góp phần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy trong công tác lãnh đạo, chỉ huy tạo sự thống nhất về vị trí, vai trò, mục đích, nguyên tắc, đối tượng, biện pháp, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phối hợp giữa các lực lượng. Trên cơ sở những đánh giá trên, các chủ thể phối hợp tiến hành xây dựng các quy chế, kế hoạch mới bổ sung những yếu tố còn thiếu và chú trọng hướng dẫn đầy đủ các nội dung phối hợp để từ đó phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng.

Nghiên cứu mở rộng và thiết lập các cơ chế hợp tác song phương với các nước, tổ chức quốc tế trong khu vực và thế giới về phòng, chống tội phạm ngân hàng. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế, các hiệp định, thỏa thuận hợp tác mà nước ta đã ký hoặc gia nhập./.

---------------------------

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. II, tr. 58