Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH: "MUA VŨ KHÍ HIỆN ĐẠI ĐỂ KHÔNG PHẢI BẮN"

 "Nhiều người nghĩ Quân đội mà chăm chăm hoạt động phi quân sự là thiếu dũng cảm. Nhưng thế giới bây giờ luyện quân để không phải đánh, mua vũ khí để không phải bắn", Thượng tướng, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn VnExpress.


- Ông vừa bàn giao nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng cho người kế nhiệm. 12 năm đảm nhiệm cương vị này, điều gì là đáng nhớ nhất đối với ông?

- Trước khi đảm nhiệm vị trí Thứ trưởng phụ trách đối ngoại quốc phòng vào 12 năm trước, tôi làm tình báo. Và cũng vì thế, tôi được chứng kiến giai đoạn trăn trở, tìm tòi để đổi mới tư duy về bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới cuối những năm 1990, chúng ta tuyên bố với thế giới "Việt Nam mong muốn là bạn của tất cả các nước, là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế". Nhưng suốt nhiều năm, chúng ta quan niệm rằng một quốc gia là bạn khi họ hoàn toàn đứng về phía mình, ngược lại tức là thù. Tư duy này vào năm 2000 cơ bản đã lỗi thời, lý do quan trọng nhất là bức màn sắt đã bị gỡ bỏ, thế cục hai phe trên thế giới không còn nữa.

Việc định nghĩa lại khái niệm bạn - thù là nhiệm vụ đặt ra cho Hội nghị TW8 (Khóa IX). Khi đó, Tổng cục 2 chúng tôi có nhiệm vụ đóng góp ý kiến, phục vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và lãnh đạo cấp trên. Dù đã có chính kiến, nhưng tôi rất phân vân, không thể tự đánh giá được. Tôi tìm đến người mà tôi tin cậy nhất cả về mặt tình cảm, trí tuệ lẫn tầm nhìn chiến lược là Đại tướng Lê Đức Anh. Thời điểm đó, các ông Lê Đức Anh, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt đều không còn làm cố vấn, nhưng họ vẫn là chỗ dựa tinh thần và là những người thầy lớn của tôi.

Khi đặt câu hỏi với ông Lê Đức Anh: "Thưa chú, bức màn sắt đã rơi xuống rồi, không còn hai phe nữa, thì xác định bạn - thù thế nào đây?", tôi đã chuẩn bị sẽ nghe ông la rầy, rằng tôi đã đánh mất quan điểm, mà với người làm tình báo, mất quan điểm là hỏng hết. Trái với lo ngại của tôi, ông trả lời rất mạnh mẽ: "Chuyện nào có lợi cho đất nước thì mình làm, sự hợp tác nào đem lại lợi ích cho đất nước thì mình bắt tay, còn cái gì có khả năng xâm hại đến quốc gia, dân tộc thì mình phải chống, phải hóa giải". Rồi ông giải thích cặn kẽ từng điểm, chúng ta cần làm gì để "làm bạn với bốn phương, nhưng không đánh mất mình". Ông Sáu khuyên tôi gặp ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt. Ông Đỗ Mười nói: "Đúng quá rồi còn gì. Nhưng phải xác định rõ thế nào là có lợi, thế nào là không có lợi cho đất nước mình". Tôi vào TP HCM, đem chuyện này hỏi ông Võ Văn Kiệt, ông trả lời không chút do dự: "Bây giờ mới đặt vấn đề này là chậm rồi".

Cả ba "Ông già lớn" đều cho rằng vấn đề trên là cấp bách. Sự ủng hộ này tiếp thêm động lực để chúng tôi có chính kiến mạnh mẽ báo cáo cấp trên. Tôi nhắc lại câu chuyện với sự biết ơn ba ông cố vấn, và cũng để thấy tầm nhìn xa, sự nhạy bén và thái độ quyết tâm đổi mới của các ông. Dĩ nhiên tham gia vào việc này còn nhiều cơ quan khác và nhiều người khác, nhưng theo những gì tôi biết, đó là những người đầu tiên ủng hộ cách tiếp cận mới về kế sách Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
- Còn những ý kiến phản đối thì sao?
- Khi đó, vấn đề xác định bạn - thù đã tạo ra những ý kiến khác nhau trong nội bộ, Quân đội cũng không ngoại lệ. Có những tướng lĩnh lão thành phản ứng với sự thay đổi, phần vì tín điều quá nặng, phần vì chưa đủ thông tin. Cũng có những người băn khoăn vì chưa thực sự tin tưởng thế hệ tiếp theo sẽ có quyết sách chính xác và vững vàng. Nhưng việc ông Sáu Dân (tên gọi thân mật của ông Võ Văn Kiệt), người đã mất bạn đời và hai con trong một ngày vì bom Mỹ mà còn thấy cần phải thay đổi, thì nhiều người buộc phải hiểu rằng sự thay đổi là tất yếu.
Cuối cùng thì Nghị quyết TW8, Khóa IX được thông qua. Đó có thể coi là dấu mốc lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khi lần đầu tiên chúng ta hình thành khái niệm mới: thay "phân chia bạn - thù" bằng "Không có kẻ thù, chỉ có đối tượng và đối tác". Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là vừa phải hợp tác, vừa phải đấu tranh với mọi quốc gia có quan hệ với Việt Nam.
Bây giờ nhìn lại mới thấy, nhận định đó vô cùng đúng đắn, sáng suốt và đặc biệt kịp thời. Nhờ đó mà gần 20 năm qua, thế giới có bao nhiêu biến động, khiến nhiều quốc gia chao đảo, nhưng đất nước ta vẫn đứng vững, ổn định và phát triển. Nếu gọi Nghị quyết 15 khóa III là Nghị quyết của chiến thắng, của chiến tranh giải phóng dân tộc, thì tôi cho rằng có thể coi Nghị quyết 8 khóa IX là Nghị quyết của hòa bình, ổn định và của kỷ nguyên phát triển đất nước.

TÌNH BÁO THỜI CHIẾN TÌM ĐỊCH, THỜI BÌNH TÌM BẠN

- Điều gì đã thôi thúc ông đưa ra câu hỏi về khái niệm bạn-thù trong một thế giới mới, khi mà ông biết đó có thể là cấm kỵ với người làm tình báo?

- Năm 2000, tôi được bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tình báo vào thời điểm đất nước và quân đội có những bước chuyển mạnh mẽ về tư duy bảo vệ Tổ quốc. Năm đó, Tổng cục Tình báo tổ chức lễ trao quyết định nghỉ hưu cho ba "cây át chủ bài" của tình báo quốc phòng là các Thiếu tướng, Anh hùng LLVT Hai Trung, Hai Nhạ, Ba Quốc. Buổi lễ ấy có rất nhiều chuyện để kể, nhưng ở đây tôi chỉ nhắc lại câu nói của đồng chí Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn): "Tình báo giờ phải mở mạnh ra ngoại quốc, phải coi thế giới họ thay đổi như thế nào. Đương nhiên tình báo phải đi tìm địch, nhưng thời đại hiện nay tình báo cũng phải tìm bạn mà chơi, thậm chí phải chơi được cả với kẻ thù, để không cho nó đánh mình". Tôi nhớ mãi câu nói ấy của nhà tình báo lỗi lạc, và đến giờ vẫn chính xác với những gì đang diễn ra.

Cũng trong năm 2000, có lần tôi tháp tùng Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đi công tác nước ngoài, một chuyến đi đầy khó khăn nhưng đặc biệt thành công. Trong bữa tiệc chiêu đãi trước khi về nước, lãnh đạo nước bạn đi chúc rượu, đột nhiên dừng lại bên tôi và hỏi: "Đồng chí là cán bộ tình báo, sao lại phục vụ đồng chí Tổng Bí thư trong công tác đối ngoại?". Tôi đáp: "Thưa đồng chí, trong thời chiến thì tình báo tìm địch để đánh thắng, còn trong thời bình tình báo tìm bạn để có hòa bình và hữu nghị". Hai đồng chí lãnh đạo cùng cười vui vẻ.
Ba tôi (Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) từng nói với mẹ tôi khi từ chiến trường miền Nam ra: "Trước mỗi chiến dịch, Thanh (ông thường xưng hô với mẹ tôi như thế) không nghĩ đến việc mình có thể hy sinh, không nghĩ đến khó khăn phải đối mặt, mà cái khó nhất là biết được anh em mình có thể sẽ không tránh khỏi hy sinh mà vẫn phải đánh". Đưa người chiến sĩ ra chiến trường, đối mặt với hòn tên mũi đạn nhưng không thể không hạ lệnh: "Đánh!" là điều thế hệ ba tôi đã làm, vì khi đó chúng ta chẳng còn lựa chọn nào khác. Nhưng khi đã có hòa bình mà phải làm như thế thì là điều muôn vàn cẩn trọng và phải cố gắng cao nhất để nó không xảy ra.

Thế hệ chúng tôi sau này trưởng thành trong hòa bình và hội nhập, không có được những kinh nghiệm dày dặn và quá khứ hào hùng trong chiến tranh, nhưng lại có khát khao bảo vệ Tổ quốc bình yên, đất nước giàu mạnh. Đó là những người đã chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, chứng kiến ranh giới hòa bình - chiến tranh sụp đổ chỉ trong chớp mắt. Nên sự thay đổi nhận thức là tất yếu. Mấy chục năm trời, hình ảnh của Quân đội Việt Nam luôn gắn liền với chiến tranh. Nhưng trong bối cảnh thế giới thay đổi mạnh mẽ thì quân đội cũng phải thay đổi, phải hội nhập, phải hợp tác, phải tham gia vào các công việc quốc tế và khu vực, đó là xu thế, là yêu cầu bắt buộc.

- Những bước đi đầu tiên của đối ngoại quốc phòng diễn ra như thế nào?

- Công tác đối ngoại quốc phòng được xúc tiến ngay khi quân đội mới thành lập, đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Nhưng trong các giai đoạn ấy, chúng ta chủ yếu chỉ tập trung vào quan hệ với Lào - Campuchia và các nước thuộc phe XHCN. Với các nước bạn láng giềng, thì chủ yếu là "ta giúp bạn", còn với các nước phe XHCN thì ngược lại, chủ yếu là "bạn giúp ta". Bên cạnh đó, quân đội đã tham gia rất tích cực vào nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao với Pháp, Mỹ... để góp phần đem lại hòa bình cho đất nước sau chiến tranh.
Sau những năm 1990, tình hình đã thay đổi căn bản, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, nên "bạn" chỉ còn những người anh em láng giềng và Cu Ba xa xôi. Chính những bước đi đầu tiên đánh dấu bằng những chuyến thăm cấp cao quốc phòng đến với các nước, đặc biệt là nước lớn đã hình thành nền móng cho những mối quan hệ song phương đa dạng và thực chất như hiện nay, với hơn 80 quốc gia có quan hệ quốc phòng với Việt Nam.

Tôi nhớ khi đó anh Ba Kiên (Thượng tướng Phan Trung Kiên, Anh hùng LLVTND) là Thứ trưởng Quốc phòng tham gia Đoàn của Bộ trưởng Phạm Văn Trà thăm Mỹ. Khi qua cổng từ kiểm tra an ninh, máy kêu, anh Ba Kiên quay lại bỏ hết đồ trong túi ra, máy vẫn kêu. Hải quan Mỹ hỏi: "Trong người ông có kim loại không?". Anh Ba Kiên thản nhiên đáp: "Có! Nhiều lắm. Đều là mảnh bom đạn của Mỹ", nói xong anh ngẩng đầu đi thẳng trước sự sững sờ của người Mỹ. Các tướng thắng trận của chúng ta thể hiện tâm thế hiên ngang như thế, để khẳng định một thông điệp là Việt Nam mong muốn hợp tác và chung sống trong hòa bình, nhưng cũng sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc bằng mọi biện pháp, dù có phải chiến đấu một lần nữa.

ĐỐI NGOẠI THÀNH CÔNG LÀ "HAI BÊN CÙNG THẮNG"

- Những quyết sách nào, theo ông, đã mang lại sự thay da đổi thịt thực chất cho đối ngoại quốc phòng?

- Tôi nhớ lại mùa thu năm 2009 tại Bangkok, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tuyên bố: "Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức ADMM+ đầu tiên vào mùa thu năm 2010". Đấy là một tuyên bố rất mạnh mẽ, quyết đoán, nhưng cũng đầy thách thức. Vì lúc đấy ta vẫn tay trắng, nội dung, thành phần, thể thức còn chưa có gì cả. Cần biết rằng ADMM+ là ước mong của nhiều nước trong ASEAN, việc này đã được nêu ra từ mấy năm trước, nhưng chưa nước nào đủ tự tin, và Việt Nam là nước đầu tiên làm được. Tổ chức một Hội nghị có sự tham gia của 18 bộ trưởng quốc phòng (10 nước ASEAN và 8 cường quốc lớn) là không hề đơn giản, nhưng chúng ta đã thành công khi tìm ra được điểm chung chiến lược của chừng đó nước, đồng thời phù hợp lợi ích nước mình. Bài học rút ra là nếu chỉ nghĩ đến lợi ích của mình thì sẽ thất bại, nhưng nếu ta không bảo vệ lợi ích của mình thì sẽ có hại cho đất nước. Công thức đối ngoại thành công nhất là khi cả hai bên cùng thắng.
Sau sự kiện này, đối ngoại quốc phòng vốn từ hoạt động mang tính hình thức chuyển sang thực chất. Từ đây, số người không ủng hộ hoạt động đối ngoại, nghi ngờ tính phi quân sự của quốc phòng... đã thay đổi thái độ. Nhiều người vẫn mang tâm lý, quân đội súng ống đầy người mà chăm chăm vào hoạt động phi quân sự là thiếu dũng cảm, là "hòa bình chủ nghĩa". Nhưng thế giới bây giờ, người ta nói: "Luyện quân tốt để không phải đánh, mua vũ khí hiện đại để không phải bắn". Nếu thiếu dũng cảm để đem lợi ích cho đất nước, thì người lính như tôi sẵn sàng mang cái tiếng xấu ấy.

Sau đó một thời gian chúng ta bắt đầu đưa quân tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Hơn mười năm chuẩn bị, nhiều vấn đề vẫn chưa ngã ngũ, như: Làm việc này lợi ích gì cho đất nước? Chúng ta có làm được không? Cấp trên giao tôi dẫn đầu một đoàn cán bộ đi nghiên cứu thực tiễn ở Châu Phi và Liên Hợp Quốc. Và câu trả lời của đoàn công tác là: cần phải làm nếu chúng ta muốn thật sự là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và chúng ta có thể làm được.

Thực tế đã chứng minh, chúng ta đã chọn đúng thời điểm, đúng nội dung, đúng cách thức để tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình với mục tiêu đem lại lợi ích cho đất nước, tôn thêm hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Việc đó đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

- Thế hệ của cha ông (Đại tướng Nguyễn Chí Thanh), chọn chiến tranh để giải phóng đất nước. Nhưng đến đời ông, ông lại lựa chọn bảo vệ đất nước bằng con đường hòa bình, chọn đối thoại để giải quyết xung đột. Hai con đường đó có mâu thuẫn với nhau?

- Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, cũng như chiến tranh bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, thế hệ trước như cha tôi và đồng chí của ông không có lựa chọn nào khác là phải đánh. Khi đó chúng ta bị xâm lược, không thể có một sự lựa chọn khác ngoài việc dùng một cuộc chiến chính nghĩa để chống lại chiến tranh xâm lược phi nghĩa. Dù là khi ấy hay bây giờ, không thể có tiếng nói khác, vì như thế là hèn nhát và phản bội.

Nhưng cần nhớ rằng, thế hệ cha anh chúng ta đánh giặc thì mục đích cao nhất luôn là "Đánh để có độc lập tự do", "Vì hòa bình mà đánh". Trong tuyên bố chiến thắng ngày 1/5/1975, được soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đảng và Nhà nước ta đã gửi lời chào đến nhân dân Mỹ, bày tỏ mong muốn có quan hệ hữu nghị với nước Mỹ và kêu gọi hãy cùng bước ra khỏi đau thương của chiến tranh để tìm kiếm mối quan hệ tốt đẹp trong hòa bình.

Sự nghiệp mà tôi theo đuổi những năm qua, chính là tiếp nối sự nghiệp của các thế hệ đi trước, bảo vệ những gì họ đã đem lại cho đất nước. Đó là độc lập tự do, là toàn vẹn lãnh thổ, là lợi ích quốc gia dân tộc, là hòa bình. Họ đã đánh thắng rồi, nhân dân ta đã hy sinh xương máu rồi, bây giờ làm sao để đừng phải đánh nữa mà vẫn giữ được thành quả của cha ông, để công sức họ không đổ xuống sông, xuống biển. Vì vậy, thế hệ cha tôi không thể không chọn chiến tranh, nhưng chúng tôi thì không thể không bảo vệ nền hòa bình của đất nước trong độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ.

TÔI TỰ HÀO VỚI QUÂN HÀM “BINH BÉT”

- Cha ông làm Tướng quân đội thời chiến, ông làm Tướng quân đội thời bình, ông nghĩ Tướng thời nào khó hơn?

- Lứa tuổi chúng tôi bố mẹ đều ở chiến trường, hầu như gia đình nào cũng có người trong quân ngũ, nên danh từ "Ông Tướng" luôn là niềm ngưỡng mộ của mọi người, từ trẻ đến già. Cả triệu quân, chỉ có vài mươi tướng, thế mà vẫn đánh thắng hết cường quốc này đến cường quốc khác. Vì vậy, "Tướng" của những năm tháng chiến tranh can trường, tài giỏi, cao đẹp, vĩ đại vô cùng... Nói đến "Tướng" là phải cầm quân và đánh thắng. Sự khốc liệt của chiến tranh sẽ không dung thứ sự hèn nhát, không cho phép thất bại, không được sai lầm. Nếu chỉ huy kém thì hoặc là hy sinh, hoặc là phải rời vị trí. Thế nên cha tôi mới nói, làm Tướng là cái nghiệp xả thân.

Làm Tướng thời bình có cái khó của Tướng thời bình, nhưng cuối cùng vẫn là hoàn thành nhiệm vụ. Với riêng tôi, tôi chưa dám nhận mình là Tướng, mà chỉ là người được mang quân hàm Tướng. Để xứng đáng với nó, tôi phải không ngừng cống hiến cho đất nước và quân đội, dù ở bất kỳ vị trí nào.

Từ khi 4 tuổi, tôi đã được cha mình thêu trên ve áo hai miếng dạ màu đỏ không sao, không gạch, gọi tôi là "Binh bét" và bảo rằng sau này con đường của tôi là trở thành bộ đội. Giờ sắp nghỉ hưu rồi, tôi chỉ có thể đứng trước bàn thờ cha mình mà nói rằng, với tư cách là một người lính, tôi đã làm tốt từng nhiệm vụ được giao. Chỉ như vậy thôi. Tôi biết ơn Đảng, Chính phủ, Quân đội với quân hàm Thượng tướng mà tôi được trao, nhưng niềm tự hào theo suốt đời tôi là quân hàm "Binh bét" mà cha trao tặng.

- Điều ông trăn trở nhất suốt đời bình nghiệp là...
- Là còn nhiều lắm những hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh, kể cả trên đất mẹ cũng như đất khách, là hài cốt các liệt sĩ ở Gạc Ma chưa đưa về được. Trước lúc Đại tướng Lê Đức Anh mất, di nguyện của ông là phải đưa bằng được họ về quê nhà. Đó cũng là điều mà tôi day dứt vì chưa làm được.

NHƯ NHỮNG NGÀY RA TRẬN

 


Như một thuở trường chinh
Cả nước mình ra trận
Những bước chân thần tốc
Cùng dốc sức cho đời

"Giặc covid" đến rồi
Đồng bào tôi đang đợi
Tuyến đầu mau xốc tới
Tổ quốc gọi tên tôi

Đất nước trọn niềm vui
Đồng bào tôi hạnh phúc
Bước hành quân thao thức
Cố lên Bắc Giang ơi!

Những ngày qua, cùng với đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên ngành y; lực lượng Công an nhân dân và những công dân tình nguyện khắp mọi miền Đất nước; cán bộ, chiến sỹ QĐND Việt Nam - những "Người lính Cụ Hồ" trên các hướng, ở các đơn vị, nhà trường đã thần tốc ngày đêm hành quân về chi viện cho "mặt trận Bắc Giang" (nơi tâm dịch covid-19 đang hoành hành), với quyết tâm cao nhất: "chống dịch như chống giặc"!

Những đoàn quân nối tiếp nhau như một thời cả nước cùng ra trận!

Tinh thần Việt Nam, ý chí Việt Nam, khát vọng Việt Nam sẽ luôn là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc! Không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù!

Nhất định chúng ta sẽ nhanh chóng giành chiến thắng, để đem lại bình yên cho Tổ quốc và hạnh phúc cho Nhân dân!

Cố lên Bắc Giang ơi!

Việt Nam chiến thắng!

NỮ LIỆT SỸ ANH HÙNG BẤT KHUẤT MAI THỊ NƯƠNG (HỒNG HẠNH)

 


Trên mảnh đất Kiên Giang tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng nóng bỏng của chiến tranh năm xưa, đã có biết bao người con đã ngã xuống hy sinh trong các trận đánh chống quân xâm lược. Cũng chính ở cái nỗi đau tột cùng tưởng chừng như không thể tột cùng hơn nữa, nơi ấy đã sinh ra những người anh hùng, những người con của đất nước đứng lên xông pha, chiến đấu oanh liệt quyết giành chiến thắng mang lại thống nhất nước nhà cho đến ngày hôm nay.

Bà Mai Thị Nương (Hồng Hạnh), sinh năm 1938, tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Nhà ba mẹ của bà là nơi nuôi giấu cán bộ đi về hoạt động. Năm 14 tuổi, bà giấu cha mẹ, anh, chị để tham gia hoạt động cách mạng. Bà tham gia nhiệm vụ làm đội viên quân báo thường xuyên nắm tình hình bọn địch đi càn để báo cáo cho cán bộ và cơ sở cách mạng kịp thời đối phó. Đồng thời, bà cũng được giao nhiệm vụ canh gác cho cán bộ hội họp và công tác giao liên v.v.. Nhiệm vụ nào bà cũng hoàn thành xuất sắc. Với thành tích xuất sắc và phẩm chất vững vàng, tháng 6/1958 bà được kết nạp vào Đảng. Từ đó, bà được phân công nhiệm vụ tổ chức một đội vũ trang diệt ác bí mật ở đồng Cò Tuất. Thực hiện chủ trương của Đảng, bà đã tổ chức diệt những tên tề ác ôn dạy cho chúng bớt hung hăng, càn quấy, lộng hành.

Đầu năm 1959, một hôm đang trên đường công tác từ ấp Thạnh Bình qua Sóc Mò Om, về kinh Cai Chương, Bà bị địch phục kích đem về Kiên Bình điều tra. Bà đã khéo léo một mực không khai gì và nói rằng bà bỏ nhà đi là do gia đình ép gả lấy chồng. Với thái độ cứng cỏi, bình tĩnh nên bọn địch phải thả bà về. Sau lần đó, bà được rút về hoạt động bí mật. Bà được phân công trực tiếp phụ trách Đội vũ trang diệt ác với chức vụ Đội trường đội vũ trang kiêm Bí thư Chi đoàn xã Thạnh Hòa.

Tháng 9/1960 bà đang cùng với đội vũ trang bàn kế hoạch tổ chức diệt ác thì bọn biệt kích do tên Võ Văn Sang cầm đầu bất ngờ ập đến. Bà cùng đồng đội chống trả quyết liệt bằng lựu đạn và vũ khí thô sơ làm cho 02 tên địch bị thương. Để bảo toàn lực lượng, bà ra hiệu cho đồng đội rút quân còn bà đánh lạc hướng bọn chúng, bà bị bắt đưa về Chi khu Kiên Bình giam trong hầm tối. Hôm sau, chúng bắt đầu khai thác, chúng dùng mọi thủ đoạn từ nói ngon ngọt cho đến tra tấn dã man (đổ nước xà bông lên người, kẹp điện vào hai đầu vú bà…) nhưng vẫn không khai thác được gì ở bà.

Sau hơn một tháng tra tấn, nhục hình, chúng không khai thác được gì. Trước thái độ bình tĩnh hiên ngang của bà chúng không thể nào lay chuyển được. Cuối cùng bọn chúng giết hại bà một cách man rợ. Ngày 12/10/1960, chúng dẫn bà lên đồn cảnh sát Chi khu Kiên Bình (Giồng Riềng). Chúng đóng cọc căng tay căng chân bà xuống nền nhà, rồi đặt chảo mỡ sôi bên cạnh bà để áp đảo tinh thần và bắt đầu tra khảo. Tên cầm đầu ác ôn Võ Văn Sang gầm lên hâm dọa sẽ ăn thịt bà nếu bà không khai. Bà vẫn tỉnh táo nói thẳng vào mặt chúng rằng: “Tao đi làm cách mạng để phục vụ nhân dân và tổ quốc tao, chẳng may sa vào bọn bây, tao là Đảng viên thà chết chứ không chịu đầu hàng”. Tên ác ông Sang cay cú, lồng lộn như con thú dữ với thái độ bất quy phục của bà giật dao nhảy tới thẻo vú, thẻo bắp đùi, thẻo lỗ tai bà quăng vào chảo mỡ đang sôi rồi cùng đồng bọn ăn nhậu, xen lẫn tiếng chửi không ngớt của bà rồi bà ngất lịm đi. Đợi khi bà tỉnh dậy, tên Quận trưởng giở trò dụ dỗ ngọt ngào hứa khai ra sẽ cho đi Mỹ khôi phục sắc đẹp như ban đầu. Bà thà hy sinh vẫn không chịu khuất phục. Trước khi chết, bà vẫn hô to khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm, Đảng Lao động Việt Nam muôn năm”. Kẻ thù bất lực, tên Sang nhảy tới đâm bà và bọn chúng đè bà mổ bụng, moi gan, lấy mật. Phút cuối bà còn gắng gượng dậy phun nước bọt vào mặt tên ác ôn và bọn địch. Chúng mang thi thể bà chặt ra từng bộ phận quăng xuống sông. Bà ngã xuống trước sự chứng kiến của hàng chục vợ lính, khiến họ khiếp sợ và kính phục. Tin bà hy sinh mau chóng được lan truyền, cả chợ Giồng Riềng và các cùng lân cận, đồng bào, đồng chí đều xúc động, vô cùng thương tiếc, kính phục một người trung hiếu, tiết liệt như bà.

Từ đó dấy lên ngọn lửa đấu tranh của hàng ngàn, hàng vạn đồng bào, phụ nữ bùng lên mạnh mẽ. Chỉ trong thời gian ngắn, sau đó tên Võ Văn Sang cùng Đại đội bảo an địch phải đền tội trước mũi súng của nhân dân Giồng Riềng và tiểu đoàn 207 của ta. Cũng từ đó, mở ra một khí thế cách mạng mới cho nhân dân cả vùng.

Sự hy sinh của Bà Mai Thị Nương đã thể hiện truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Kiên Giang nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung. Nhất là khi có Đảng lãnh đạo, cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược đầy hy sinh gian khổ, phụ nữ đã góp phần quan trọng cùng quân dân cả nước giành lấy thắng lợi vẻ vang. Sự hy sinh anh dũng, kiên trung của bà rất xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng cho phụ nữ miền Nam“Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”. Một tấm lòng nhiệt huyết, một tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ mai sau học hỏi và noi gương. Bà được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1994.

ỐC KHÔNG MANG NỔI MÌNH ỐC, LẠI CÒN MANG CỌC CHO RÊU..!

 Mới đây, tay luật sư “tuột xích” từ năm 2017 Võ An Đôn vừa có màn trả lời phỏng vấn với cái anh nhạc sĩ dân chủ Tuấn Khanh về sự tuyên bố bỏ nghề của anh Luật sư tên Hòa. Nhưng buồn thay, anh An Đôn cũng còn cái gì đâu mà khuyên với chả nhủ, giãi với chả bày khi cái thân anh lo còn chưa xong. Vì đâu anh ra thế ? thì hẳn mọi người cũng đều đã biết cái lý do Đoàn luật sư Phú Yên xóa tên anh ra khỏi danh sách cách đây 4 năm. Té ra quý anh An Đôn có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có bài viết, trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, bịa đặt nói xấu luật sư, cơ quan tiến hành tố tụng, Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng,

Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư Việt Nam.

Mọi chuyện đã rõ như ban ngày, vậy mà giờ đây anh lại mượn cớ tâm tình về chuyện anh Hòa tuyên bố bỏ nghề để tiếp tục công kích nền tư pháp Việt Nam là sao ???

Đừng cảm thán theo cái kiểu như thế nữa ơi hỡi quý anh tuột xích??? Bởi chính các anh đã tính ngồi xổm cả lên pháp luật thì bây giờ lấy tư cách gì để thốt ra câu “thương người dân Việt Nam”….??? Nghe sao mà nó chối lắm….! Và kết cục của những kẻ muốn ngồi xổm lên pháp luật, muốn giật cái cân trên tay nữ thần công lý thì sau cuối đều giống nhau mà thôi....!

Đừng đãi “nước bọt theo kiểu mang cọc cho rêu nữa…vì ốc có mang nổi mình ốc đâu anh An Đôn nhỉ….???
Sưu tầm

Hỏa tốc yêu cầu dừng nhập cảnh hành khách tại sân bay Nội Bài

 Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn yêu cầu sân bay Nội Bài và các hãng hàng không được yêu cầu tạm dừng nhập cảnh hành khách từ 1/6 để phục vụ công tác phòng, chống dịch.


Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, việc tạm dừng nhập cảnh hành khách trên các chuyến bay quốc tế vào Việt Nam tại sân bay Nội Bài sẽ kéo dài đến hết 7/6. Các chuyến bay ra nước ngoài từ sân bay này vẫn diễn ra bình thường.

Lâu nay các chuyên gia, lao động nước ngoài, người Việt Nam về nước được nhập cảnh tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Vân Đồn, sau đó cách ly tập trung tại cơ sở quân đội hoặc các khách sạn, doanh nghiệp...

Cục Hàng không Việt Nam cũng kéo dài thời gian dừng đón các chuyến bay từ nước ngoài vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất đến hết ngày 14/6.

Trước đó, chiều tối ngày 27/5, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản hỏa tốc gửi các hãng hàng không, Cảng vụ hàng không miền Nam, UBND TP Hồ Chí Minh, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc tạm dừng nhập cảnh toàn bộ hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Theo đó, nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, của Bộ GTVT và đề nghị của UBND TP Hồ Chí Minh, Cục Hàng không Việt Nam thông báo tạm dừng nhập cảnh toàn bộ các đối tượng hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất từ ngày 27/5 đến hết ngày 4/6/2021 (theo giờ Việt Nam).

Theo Bộ Y tế đến trưa 31/5, cả nước ghi nhận thêm 68 ca dương tính SARS-CoV-2, gồm tại Bắc Giang 48, Hà Nội 12, Bắc Ninh 4...

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 4.164, ghi nhận ở 34 tỉnh , thành phố.

SỰ LỰA CHỌN TẤT YẾU

 Theo các tài liệu chính thức ở Việt Nam, ngày 5-6-1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành -đang làm phụ bếp với tên gọi là Văn Ba -đã theo tàu Amiral Latouche Tréville rời bến cảng Sài Gòn đi Marseille (Pháp) mở đầu cuộc hành trình  tìm con đường cứu nước của một người thanh niên yêu nước sau này trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một sự kiện lịch sử và cũng là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận.                         


Song vẫn có quan điểm cho rằng, Nguyễn Tất Thành khi đó ra đi không phải để tìm đường cứu nước mà là để mưu sinh và họ đã đưa ra nhiều bằng chứng cho quan điểm này mà bằng chứng chủ yếu là bức thư ngày 15.-9-1911 của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp xin vào học Trường Thuộc địa. Họ lập luận rằng Nguyễn Tất Thành xin vào học ở Trường này để sau này ra làm quan như một số học sinh của Trường này sau khi tốt nghiệp .Họ dựa vào một số đoạn trong bức thư  như đoạn sau đây (trong bản được  dịch ra tiếng Việt): “Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân vào học nội trú Trường Thuộc địa…Tôi mong muốn trở nên hữu ích cho nước Pháp “.Một bức thư gửi Tổng thống Pháp với lời lẽ như trên thì việc suy luận rằng Nguyễn Tất Thành xin vào học Trường Thuộc địa để sau này làm việc cho chính quyền Pháp là điều dễ hiểu.Hơn nữa, Trường  Thuộc địa do Chính phủ Pháp  thành lập năm 1885 ,ngoài số học sinh người Pháp,mỗi năm còn có 20 học sinh được Toàn quyền Đông Dương chọn cử đi học lấy từ học sinh của 3 nước trong Đông Dương khiến cho suy luận nói trên có tính hợp lý nhất định.           

Thế nhưng  suy luận nói trên không phải là duy nhất . Từ bức thư nói trên người ta còn có suy luận khác với những bằng chứng được nhiều công trình nghiên cứu nêu ra để khẳng định Nguyễn Tất Thành ra đi từ Cảng Sài Gòn ngày 5-6 -1911 là để tìm đường cứu nước.

1- Ngay từ khi là một học sinh, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống cực khổ của người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp cũng như những hành động tàn bạo của thực dân Pháp đối với những người yêu nước đấu tranh chống lại chúng. Tại quê hương mình,Nguyễn Tất Thành được biết nhiều sĩ phu yêu nước đã lập các đội quân khởi nghĩa chống Pháp như cụ Hoàng Xuân Hành lập căn cứ chồng Pháp ở Thanh Chương bị giặc bắt và tra tấn đến chết, cụ Hoàng Phan Thái chiêu tập nghĩa binh chống Pháp ở Nghi Lộc bị giặc bắt và chém đầu…. Còn ở Huế,tháng 4-1908 một  cuộc biểu tình ôn hoà của nông dân mà Nguyễn Tất Thành có tham gia  đòi giảm sưu, giảm thuế cũng bị đàn áp dã man- một số người bị chém đầu tại chỗ, nhiều người bị cầm tù  và bị đày biệt xứ . Sau vụ này, Vua Thành Thái bị phế truất và bị đày ở đảo Reunion (Pháp). Tình cảnh đó đã  thúc đẩy Nguyễn Tất Thành phải  tìm con đường mới để cứu dân ,cứu nước.                   

2-Nguyễn Tất Thành khi lớn lên đã được sự giáo dục của các thầy giáo có tinh thần yêu nước . Khi ở làng Kim Liên, Nguyễn Tất Thành học chữ Hán ở nhà thầy giáo Vương Thúc Quý -người đỗ cử nhân  nhưng không ra làm quan. Tại đây thầy Qúy đã dạy Nguyễn Tất Thành tư tưởng yêu nước , thương dân và chí làm trai phải giúp ích cho đời.. Khi học ở Trường Tiểu học Vinh, Nguyễn Tất Thành hằng ngày đều nhìn thấy các từ “Liberté  -Egalité –  fraternité ” gắn trên các bảng đen của Trường khiến anh muốn “tìm hiểu những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Khi học ở Trường Quốc học Huế – một trường đặc biệt lúc bấy giờ với quy định tuyển chọn học sinh nghiêm ngặt- Nguyễn Tất Thành đã được nhiều thầy giáo của trường giáo dục tinh thần yêu nước,không quên trách nhiệm đối với đất nước. Cũng tại Trường này,Nguyễn Tất Thành được làm quen với loại sách Tân thư chứa đựng tư tưởng cải cách của Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cùng với một số sách báo tiến bộ của phương Tây do các thầy giáo yêu nước cung cấp. Nhờ đó, lòng yêu nước vốn có của Nguyễn Tất Thành đã được khơi dậy, nuôi dưỡng và thôi thúc chí hướng ra nước ngoài tìm đường cứu nước.       

3- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ với chính sách cai trị hết sức tàn bạo đã được  phản ánh trong cuốn sách của Nguyễn Ái Quốc “Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp”. Cũng trong thời gian này các phong trào yêu nước tiếp tục lan rộng. Kế tiếp phong trào Cần Vương vào cuối thế kỷ 19 do Vua Hàm Nghi đứng đầu với gần 20 cuộc khởi nghĩa từ Tây Bắc đến Khánh Hoà, sang đầu thế kỷ 20, phong trào chống thực dân Pháp đã bước sang giai đoạn mới với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, được tập hợp trong nhiều tổ chức với những nhà lãnh đạo có uy tín như phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xưởng, phong trào “Khai dân trí,chấn dân khí, hậu dân sinh” do Phan Chu Trinh đứng đầu, cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám chỉ huy…. Mặc dù các phong trào,các cuộc khởi nghĩa đó đều thất bại nhưng đã tác động sâu sắc đến tình cảm, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành và đã đặt ra câu hỏi lớn trước Nguyễn Tất Thành: Con đường nào để cứu nước?”. Sau này trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” có ghi lại: “Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trình, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của mỗi người nào. Anh thấy rõ và quyết định con đường nên đi”.                                       

Có thể nói, với những điều tận mắt chứng kiến khi còn là một học sinh, với những kiến thức và tư tưởng được sớm tiếp nhận tại các trưởng đã học, lại sống  trong bối cảnh của đất nước đầu thế kỷ thứ 20 đã đưa Nguyễn Tất Thành đến một sự lựa chọn lịch sử là “muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Đó cũng là một sự lựa chọn tất yếu./.
Отправлено с iPhoneTheo các tài liệu chính thức ở Việt Nam, ngày 5-6-1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành -đang làm phụ bếp với tên gọi là Văn Ba -đã theo tàu Amiral Latouche Tréville rời bến cảng Sài Gòn đi Marseille (Pháp) mở đầu cuộc hành trình  tìm con đường cứu nước của một người thanh niên yêu nước sau này trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một sự kiện lịch sử và cũng là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận.                         

Song vẫn có quan điểm cho rằng, Nguyễn Tất Thành khi đó ra đi không phải để tìm đường cứu nước mà là để mưu sinh và họ đã đưa ra nhiều bằng chứng cho quan điểm này mà bằng chứng chủ yếu là bức thư ngày 15.-9-1911 của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp xin vào học Trường Thuộc địa. Họ lập luận rằng Nguyễn Tất Thành xin vào học ở Trường này để sau này ra làm quan như một số học sinh của Trường này sau khi tốt nghiệp .Họ dựa vào một số đoạn trong bức thư  như đoạn sau đây (trong bản được  dịch ra tiếng Việt): “Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân vào học nội trú Trường Thuộc địa…Tôi mong muốn trở nên hữu ích cho nước Pháp “.Một bức thư gửi Tổng thống Pháp với lời lẽ như trên thì việc suy luận rằng Nguyễn Tất Thành xin vào học Trường Thuộc địa để sau này làm việc cho chính quyền Pháp là điều dễ hiểu.Hơn nữa, Trường  Thuộc địa do Chính phủ Pháp  thành lập năm 1885 ,ngoài số học sinh người Pháp,mỗi năm còn có 20 học sinh được Toàn quyền Đông Dương chọn cử đi học lấy từ học sinh của 3 nước trong Đông Dương khiến cho suy luận nói trên có tính hợp lý nhất định.           

Thế nhưng  suy luận nói trên không phải là duy nhất . Từ bức thư nói trên người ta còn có suy luận khác với những bằng chứng được nhiều công trình nghiên cứu nêu ra để khẳng định Nguyễn Tất Thành ra đi từ Cảng Sài Gòn ngày 5-6 -1911 là để tìm đường cứu nước.

1- Ngay từ khi là một học sinh, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống cực khổ của người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp cũng như những hành động tàn bạo của thực dân Pháp đối với những người yêu nước đấu tranh chống lại chúng. Tại quê hương mình,Nguyễn Tất Thành được biết nhiều sĩ phu yêu nước đã lập các đội quân khởi nghĩa chống Pháp như cụ Hoàng Xuân Hành lập căn cứ chồng Pháp ở Thanh Chương bị giặc bắt và tra tấn đến chết, cụ Hoàng Phan Thái chiêu tập nghĩa binh chống Pháp ở Nghi Lộc bị giặc bắt và chém đầu…. Còn ở Huế,tháng 4-1908 một  cuộc biểu tình ôn hoà của nông dân mà Nguyễn Tất Thành có tham gia  đòi giảm sưu, giảm thuế cũng bị đàn áp dã man- một số người bị chém đầu tại chỗ, nhiều người bị cầm tù  và bị đày biệt xứ . Sau vụ này, Vua Thành Thái bị phế truất và bị đày ở đảo Reunion (Pháp). Tình cảnh đó đã  thúc đẩy Nguyễn Tất Thành phải  tìm con đường mới để cứu dân ,cứu nước.                   

2-Nguyễn Tất Thành khi lớn lên đã được sự giáo dục của các thầy giáo có tinh thần yêu nước . Khi ở làng Kim Liên, Nguyễn Tất Thành học chữ Hán ở nhà thầy giáo Vương Thúc Quý -người đỗ cử nhân  nhưng không ra làm quan. Tại đây thầy Qúy đã dạy Nguyễn Tất Thành tư tưởng yêu nước , thương dân và chí làm trai phải giúp ích cho đời.. Khi học ở Trường Tiểu học Vinh, Nguyễn Tất Thành hằng ngày đều nhìn thấy các từ “Liberté  -Egalité –  fraternité ” gắn trên các bảng đen của Trường khiến anh muốn “tìm hiểu những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Khi học ở Trường Quốc học Huế – một trường đặc biệt lúc bấy giờ với quy định tuyển chọn học sinh nghiêm ngặt- Nguyễn Tất Thành đã được nhiều thầy giáo của trường giáo dục tinh thần yêu nước,không quên trách nhiệm đối với đất nước. Cũng tại Trường này,Nguyễn Tất Thành được làm quen với loại sách Tân thư chứa đựng tư tưởng cải cách của Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cùng với một số sách báo tiến bộ của phương Tây do các thầy giáo yêu nước cung cấp. Nhờ đó, lòng yêu nước vốn có của Nguyễn Tất Thành đã được khơi dậy, nuôi dưỡng và thôi thúc chí hướng ra nước ngoài tìm đường cứu nước.       

3- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ với chính sách cai trị hết sức tàn bạo đã được  phản ánh trong cuốn sách của Nguyễn Ái Quốc “Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp”. Cũng trong thời gian này các phong trào yêu nước tiếp tục lan rộng. Kế tiếp phong trào Cần Vương vào cuối thế kỷ 19 do Vua Hàm Nghi đứng đầu với gần 20 cuộc khởi nghĩa từ Tây Bắc đến Khánh Hoà, sang đầu thế kỷ 20, phong trào chống thực dân Pháp đã bước sang giai đoạn mới với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, được tập hợp trong nhiều tổ chức với những nhà lãnh đạo có uy tín như phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xưởng, phong trào “Khai dân trí,chấn dân khí, hậu dân sinh” do Phan Chu Trinh đứng đầu, cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám chỉ huy…. Mặc dù các phong trào,các cuộc khởi nghĩa đó đều thất bại nhưng đã tác động sâu sắc đến tình cảm, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành và đã đặt ra câu hỏi lớn trước Nguyễn Tất Thành: Con đường nào để cứu nước?”. Sau này trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” có ghi lại: “Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trình, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của mỗi người nào. Anh thấy rõ và quyết định con đường nên đi”.                                       

Có thể nói, với những điều tận mắt chứng kiến khi còn là một học sinh, với những kiến thức và tư tưởng được sớm tiếp nhận tại các trưởng đã học, lại sống  trong bối cảnh của đất nước đầu thế kỷ thứ 20 đã đưa Nguyễn Tất Thành đến một sự lựa chọn lịch sử là “muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Đó cũng là một sự lựa chọn tất yếu./.
Отправлено с iPhone
Vùng tệp đính kèm
Vùng tệp đính kèm

Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi

Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho “mọi kiếp người”, có một tình yêu bao la, đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Người từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Hình ảnh Bác bón cơm cho các em nhỏ, hình ảnh Người gần gũi bên các cháu vui Tết Trung thu giản dị mà đầm ấm yêu thương. Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi đến thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, Ngày khai trường, Tết trung thu,… mãi mãi khắc sâu, trở thành tài sản vô giá đối với các thế hệ măng non Việt Nam.

Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:

“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”...

 Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong thư gửi học sinh vào tháng 9 năm 1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong (tháng 5 năm 1961), Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. 

Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam

Trong thời gian qua, trước những khó khăn về kinh tế-xã hội chưa được giải quyết và những diễn biến phức tạp trong khu vực… lợi dụng tình hình này, những kẻ cơ hội chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã xuyên tạc tình hình, hòng bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội Việt Nam… Họ viết và tán phát trên mạng rằng: "Đàn áp về nhân quyền ở Việt Nam ngày càng gia tăng"; "các quyền của người dân, trong đó có dân chủ, quyền lập hội, biểu tình… không được thực hiện, trái lại ngày càng bị bóp nghẹt...". Vậy dân chủ và quyền con người là gì? Những quyền này đã và đang được bảo đảm ở Việt Nam như thế nào? Theo quan niệm chung, dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình bầu ra... Đó là các cơ quan quyền lực và chính quyền các cấp. Về hình thức, hoặc mô hình dân chủ gồm có các dạng-dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”, đồng thời thừa nhận quyền tự do về chính trị và quyền bình đẳng về giới tính, về dân tộc, về vị thế chính trị-xã hội của mọi công dân. Trong đó gồm cả quyền được bảo lưu của cá nhân. Có thể nói, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản mở đầu từ thế kỷ 16, với các cuộc cách mạng điển hình như: Hà Lan năm 1581 (mở đầu); Anh năm 1689; Mỹ năm 1766; Pháp năm 1789 đã mở ra một nền dân chủ tư sản, trong đó bao gồm đầy đủ các nhân tố của dân chủ. Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một chế độ dân chủ mới. Đó là dân chủ XHCN, nền dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo hướng đến lợi ích và sự bình đẳng cho mọi người. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, do tác động của chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ra đời, trong đó có Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam. Chế độ dân chủ sau Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là chế độ dân chủ nhân dân hướng theo con đường xây dựng xã hội XHCN. Có thể xem các nền dân chủ: Dân chủ tư sản, dân chủ XHCN, dân chủ nhân dân là 3 chế độ-3mô hình dân chủ trên thế giới. Mỗi một chế độ dân chủ nói trên đều có những thiết chế khác nhau, nhưng tựu trung đều có những yếu tố sau: 1) Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân (bao gồm tất cả các thành viên xã hội); 2) Bầu cử tự do và theo nhiệm kỳ bầu ra các cơ quan, người lãnh đạo nhà nước; 3) Quyền lực của nhà nước được chia ra làm 3 nhánh: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan trên có một chức năng riêng; 4) Hiến pháp và pháp luật được xem là tối thượng; 5) Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được tôn trọng và bảo đảm. Thực tế cho thấy, chế độ dân chủ trên thế giới có nhiều mô hình. Chế độ dân chủ ở Hoa Kỳ có đặc trưng là luôn có hai đảng chính trị thay nhau lãnh đạo cầm quyền; công dân, trong các cuộc bầu cử bị chia thành hai loại “đại cử tri” và cử tri thường. Đặc trưng nền dân chủ của Việt Nam là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; chế độ dân chủ của Việt Nam dựa trên hệ thống chính trị các cấp-đó là chế độ sinh hoạt của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; là tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc và của các đoàn thể xã hội luôn luôn được tôn trọng. Ở đây tiếng nói, nguyện vọng của người dân được bảo đảm thông qua các đại diện của mình. Một trong những đặc trưng của nền dân chủ ở Việt Nam là chế độ dân chủ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cầm quyền. Tuy nhiên, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". (Điều 4, Hiến pháp 2013). Ngay từ khi cách mạng thành công (tháng 8-1945) cho đến thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến dân chủ ở cấp cơ sở. Còn nhớ, sau sự kiện nông dân ở tỉnh Thái Bình tụ tập đông người đi khiếu kiện gây ách tắc giao thông (năm 1997); một số nơi, nông dân còn tấn công, đập phá trụ sở cơ quan công quyền. Sau khi khảo sát, nghiên cứu, khi ấy, Tổng Bí thư Đỗ Mười cho rằng: Tình trạng gây mất trật tự nói trên bắt nguồn từ sự vi phạm quyền dân chủ của người dân. Theo đó. Tổng Bí thư Đỗ Mười chỉ đạo ban hành Chỉ thị số 30 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở gồm: Bảo đảm để mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước…; có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị; có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn; cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua, gồm: Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan,… Sau Chỉ thị 30, Chính phủ đã luật hóa bằng nghị định của Chính phủ. Dựa trên chỉ thị và nghị định về dân chủ, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng trăm văn bản nhằm bảo đảm quyền dân chủ của người dân ở cơ sở, bao gồm cả quyền dân chủ của cán bộ, công chức, của cán bộ, nhân viên ở các doanh nghiệp… Cho đến nay, chế độ dân chủ ở Việt Nam đã và đang được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, từ cơ sở xã phường, cơ quan, cho đến Quốc hội. Tất cả những vấn đề từ đời sống thường nhật cho đến vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đều được người dân quan tâm và có quyền tham gia. Chẳng hạn, hiện nay vấn đề nguồn nước sạch, thực phẩm an toàn, bảo vệ quyền trẻ em... từng là những chủ đề “nóng” trên diễn đàn Quốc hội. Gần đây, vấn đề Biển Đông là chủ đề được Quốc hội Việt Nam đặc biệt quan tâm. Ngày nay, nói đến chế độ dân chủ và quyền con người (QCN) thì không thể không nói đến quyền sử dụng internet và mạng xã hội. Việt Nam chính thức nối mạng internet từ năm 1997. Từ năm 2010, đường truyền internet ở Việt Nam được chuyển từ dây cáp đồng sang cáp quang. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo chí in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh nổi tiếng, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg... Hiện có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận thông tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,... Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đều có chương trình tiếp xúc cử tri. Những cuộc tiếp xúc cử tri được các đài phát thanh, truyền hình đăng tải rộng rãi. Nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri ngày nay không chỉ là những vấn đề sinh kế, điều kiện sinh hoạt của người dân, tham gia vào các dự thảo luật, mà cử tri còn đặc biệt quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước, các chủ trương trong chính sách đối ngoại... QCN là các nhu cầu về vật chất và tinh thần-từ nhu cầu về dân sự, chính trị, đến kinh tế-xã hội và văn hóa được luật hóa và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Xét về lịch sử, QCN chỉ đến với dân tộc Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Các Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 2013 đã quy định về QCN. Nội dung những quy định này hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về QCN. Hiến pháp 2013 đã dành cả một chương để quy định về QCN. Trong đó, Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các QCN, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; QCN, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Kiểm soát quyền lực của nhân dân không chỉ là nguyên tắc của chế độ ở Việt Nam mà còn là động lực của sự phát triển. Trong xã hội ở Việt Nam ngày nay, nguyên thủ cũng có trách nhiệm trả lời những vấn đề người dân quan tâm. Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội sáng 15-10, trả lời ý kiến của cử tri quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Chúng ta phải giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng không nhân nhượng vấn đề lãnh thổ, độc lập, chủ quyền”. Những ý kiến xuyên tạc, phủ nhận thành tựu về dân chủ và QCN có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nhận thức không đầy đủ về dân chủ và QCN… Ở nhiều quốc gia phương Tây, dân chủ thường gắn với các hoạt động chống chính phủ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)… Đó là các cuộc tụ tập đông người, phá hủy các công trình công cộng, xúc phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống. Quyền tự do báo chí cũng có nội dung tương tự… Trách nhiệm của người đưa tin, của cơ quan quản lý báo chí thường rất nhẹ. Vì vậy dùng tiêu chí dân chủ, nhân quyền của phương Tây để xem xét, đánh giá chế độ dân chủ và QCN của Việt Nam là một sai lầm về chính trị và thiếu sót về phương pháp luận. Không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân. Ở địa phương này, địa phương khác vẫn còn có hiện tượng lợi ích của người dân chưa được tôn trọng, bảo đảm, nhất là trong vấn đề đất đai. Đây là vấn đề lớn mà các cấp ủy và chính quyền cần đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, cần nhận thức đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội. Bảo đảm dân chủ và QCN vừa là quyền, vừa là mục tiêu hướng đến của chế độ… vì vậy mỗi chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền dân chủ và QCN theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT

 tôi đã đóng BHXH được 4 năm sau đó chuyển sang làm việc tại công ty mới. Công ty mới yêu cầu đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu mới, khi nhận thẻ BHYT thì nơi khám chữa bệnh ban đầu không như đăng ký.

Đồng thời thay đổi luôn giá trị sử dụng của tôi từ ngày 1/11/2020 thành 1/1/2021, thời điểm đủ 5 năm liên tục tham gia BHYT đổi từ ngày 1/4/2022 thành 1/1/2026. Trường hợp của tôi phải làm như thế nào để bảo đảm quyền lợi?

BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT thì: Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước, trường hợp gián đoạn tối đa không quá 3 tháng.

Đồng thời, ngày 22/11/2018, BHXH Việt Nam cũng có Công văn số 238/BHXH-CNTT hướng dẫn việc cấp đổi thẻ BHYT có sai sót thông tin về thời gian tham gia liên tục, cụ thể: Cơ quan BHXH thực hiện việc đổi thẻ BHYT ngay trong ngày làm việc khi đơn vị quản lý đối tượng hoặc người tham gia BHYT đến làm thủ tục cấp đổi thẻ BHYT do sai thông tin về thời gian tham gia BHYT. Trường hợp thẻ BHYT ghi thời điểm 5 năm liên tục không đúng, đề nghị ông liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ hoặc đơn vị đang công tác để được đổi lại thẻ theo quy định.

Lòng tham tiền bạc và những hồi chuông cảnh tỉnh

Thời gian qua, lòng tham tiền bạc đã khiến không ít cán bộ, đảng viên trực tiếp tham gia hoặc tiếp tay cho những hành vi xà xẻo đất công, cắt xén kinh phí thực hiện các dự án. Thực tế, nhiều đối tượng đã bị xử lý kỷ luật, truy tố trước pháp luật là hồi chuông cảnh tỉnh với một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất. 1. Đảng ta đã chỉ đích danh những lĩnh vực, công việc có nguy cơ tham nhũng, tiêu cực cao là: Đất đai, xây dựng cơ bản, ngân hàng, tài chính, kiểm tra, kiểm toán, thuế, hải quan... Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” nhận định: “...tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”. Nhận định này hoàn toàn là chính xác khi nhìn vào các con số thống kê từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XII tới nay: Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 490 tổ chức Đảng và 35.000 đảng viên vi phạm, trong đó có gần 1.300 đảng viên bị kỷ luật do cố ý làm trái, tham nhũng. Đáng suy nghĩ, trong số này có hơn 70 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị thi hành kỷ luật Đảng và xử lý hình sự; mà không ít trong số đó do “mờ mắt” bởi tiền bạc dẫn đến vi phạm. Mới nhất là ngày 22-10 vừa qua, cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã quyết định khởi tố bị can đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 3, Điều 360 Bộ luật Hình sự. Đây là việc mở rộng điều tra vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), Bùi Văn Nga và đồng phạm về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", liên quan đến chuyển nhượng nhiều lô đất quốc phòng thời ông Nguyễn Văn Hiến giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân (giai đoạn 2004-2015)… Trước đó, các ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến (nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng) và một số quan chức cấp sở, ngành của địa phương này cũng bị khởi tố do liên quan đến nhiều vụ bán “đất vàng” cho Phan Văn Anh Vũ. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hai nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố là Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành Tài và nhiều quan chức, cựu quan chức cấp sở, ngành cũng vướng vòng lao lý về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015. Không chỉ có tình trạng “ăn đất”, ở các địa phương, tình trạng “rút ruột” công trình cũng là nỗi nhức nhối trong dư luận xã hội nhiều năm qua. Cụ thể là nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng sau ngày khánh thành không lâu đã xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng do bị “rút ruột” và nghi ngờ bị “rút ruột”. Việc 3 thành viên Đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng bị bắt, khởi tố về tội “Nhận hối lộ” khi đang trong quá trình thanh tra công vụ liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng ở tỉnh Vĩnh Phúc phần nào hé lộ “tảng băng chìm” trong lĩnh vực này. Chính những cán bộ, đảng viên nói trên đã bị “lóa mắt” bởi đồng tiền, từ đó sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức và tha hóa về lối sống. Họ đã làm giảm sút lòng tin, uy tín của Ðảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Họ là những "con sâu làm rầu nồi canh". 2. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng, sinh ra các căn bệnh rất nguy hiểm, trong đó có bệnh tham lam. Thực tế cho thấy, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thời gian qua chính là lỗ hổng lớn nhất trong quy trình quản lý ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Chi phí tiền thuê đất hằng năm hiện chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên tình trạng giữ đất, để đất lãng phí ở các tổng công ty, tập đoàn kinh tế còn phổ biến. Ngoài ra, khi Nhà nước chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa thì tình trạng định giá tài sản cố định, đặc biệt là đất đai ở mức thấp diễn ra không ít. Sau đó, chỉ bằng một số thủ thuật chuyển quyền sử dụng lòng vòng, những khu “đất vàng” bỗng dưng trở thành tài sản cá nhân, trong khi khoản thu về ngân sách rất èo uột. Điều đó cho thấy, lỗ hổng cần được khỏa lấp bằng hành lang pháp lý đủ mạnh, có sự giám sát từ xã hội. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, việc chỉ định thầu; “quân xanh, quân đỏ” trong đấu thầu; triển khai rầm rộ các dự án theo hình thức “xây dựng - chuyển giao” qua hình thức đổi đất lấy hạ tầng trong khi hành lang pháp lý chưa đầy đủ đã dẫn đến nhiều “cái bắt tay dưới gầm bàn”. Đây là nguồn cơn để tệ nạn vòi vĩnh, chủ nghĩa cơ hội, tham nhũng trỗi dậy. Do đó, để ngăn ngừa lòng tham và cũng là bảo vệ cán bộ, đảng viên trước những ma lực của đồng tiền, việc đầu tiên cần làm là phải có hệ thống pháp lý về quản lý sử dụng tài sản công hiệu quả. Cụ thể là cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Xác lập được chủ quản lý hoặc chủ sử dụng đối với từng tài sản, nghĩa là phải có người chịu trách nhiệm chính với mỗi tài sản; có nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tham mưu cho lãnh đạo, cơ quan quản lý; phát triển hệ thống quản lý dựa trên công nghệ thông tin hiện đại kết hợp với việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Cuối cùng là cần xử lý nghiêm, công khai những trường hợp tham nhũng. Trước thềm đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm là lựa chọn những cán bộ có tâm trong sáng, đủ đức, đủ tài vào các vị trí lãnh đạo. Để làm được điều đó, cấp ủy các cấp cần nghiêm chỉnh thực hiện Quy định số 205-QĐ/TƯ ngày 23-9-2019 “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”. Theo đó, kiên quyết không đưa vào bộ máy những cán bộ, đảng viên có tham vọng quyền lực, dính dáng đến tiêu cực, tham nhũng. Nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, được tổ chức ngày 26-7-2019 thì “Đại hội Đảng là dịp để lựa chọn, sàng lọc, củng cố đội ngũ cán bộ. Không sợ thiếu cán bộ, bởi không thiếu cán bộ tâm huyết với Đảng, trách nhiệm với dân, với đất nước. Không sợ mất uy tín; chỉ không làm, không xử lý cán bộ vi phạm mới tự đánh mất uy tín của mình”... Tiễu trừ tham vọng quyền lực trong cán bộ, đảng viên là công việc quan trọng hàng đầu đối với một đảng cách mạng - cầm quyền như Đảng ta. Việc phòng ngừa, ngăn chặn cho được những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, có lòng tham tiền bạc, dẫn đến xà xẻo dự án, vòi vĩnh… thu lợi bất chính góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) ngày một hiệu quả, xây dựng Đảng ta “là đạo đức, là văn minh” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn.

Bắc Giang: Phát hiện 146 ca dương tính ở ổ dịch Khu công nghiệp Quang Châu

 Trong ngày 31/5, tỉnh Bắc Giang phát hiện 146 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Khu công nghiệp Quang Châu, nâng tổng số ca dương tính tại ổ dịch này lên 1.832 ca.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang cho biết, đến cuối ngày 31/5, tỉnh Bắc Giang phát hiện thêm 156 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số trường hợp F0 là 2.372. Trong đó, riêng Khu công nghiệp Quang Châu có 1.832 ca bệnh.

Qua rà soát, Bắc Giang truy vết được hơn 17 nghìn trường hợp F1, F2 hơn 80 nghìn trường hợp. Tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam (liên quan đến Bệnh viện K Hà Nội) có 7 ca F0 và đã được khống chế, không còn khả năng bùng phát ra cộng đồng.

Tại Khu công nghiệp Vân Trung (liên quan đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2) có 372 trường hợp F0 (tăng 4 trường hợp). Ổ dịch này đã được kiểm soát, các trường hợp mới phát hiện đều là các trường hợp chuyển từ F1 sang F0, đã ở trong khu vực cách ly, phong tỏa.

Tại Khu công nghiệp Quang Châu có 1.832  trường hợp F0 (tăng 146 trường hợp, đều trong các khu cách ly hoặc khu vực phong tỏa).

Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang dự báo trong những ngày tới số lượng ca F0 vẫn tiếp tục tăng do hiện nay đang tiến hành xét nghiệm lần 3, lần 4 đối với các khu vực, đối tượng có nguy cơ nhiễm cao song sẽ tăng chậm và giảm dần

Qua kết quả test nhanh số lượng công nhân bị phơi nhiễm cao, số lượng mẫu đang chạy khẳng định PCR còn lớn. Tuy nhiên, các trường hợp F0 mới phát hiện chủ yếu đã được cách ly, theo dõi y tế, trong vùng phong tỏa. Có một số trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, song các ca bệnh phát hiện trong cộng đồng chủ yếu là người thân, tiếp xúc gần với công nhân nhiễm bệnh, trong các khu vực đã cách ly, phong tỏa.

Toàn tỉnh đã lấy được hơn 782 nghìn mẫu (đã chạy được hơn 760 nghìn mẫu, hiện còn hơn 21 nghìn mẫu chờ kết quả). Tỉnh Bắc Giang tiếp tục thực hiện nghiêm việc xét nghiệm tầm soát ngoài cộng đồng đối với các khu vực có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện các trường hợp dương tính.

Đến cuối ngày 31/5, toàn tỉnh Bắc Giang đã cách ly y tế 216 thôn, tổ dân phố; cách ly y tế 4 xã, phường, thị trấn; giãn cách xã hội 31 xã, phường, thị trấn, 18 thôn, tổ dân phố; cách ly xã hội 6 huyện; giãn cách xã hội thành phố Bắc Giang, huyện Tân Yên.

Đến nay toàn tỉnh có 39 bệnh nhân đầu tiên đủ điều kiện về nơi cư trú. Dự kiến trong 2 ngày tới hơn 40 bệnh nhân tiếp tục được ra viện.

Cảnh giác, ngăn chặn kịp thời hành vi chống phá của tổ chức khủng bố “Việt Tân”

Trong những năm qua, tổ chức khủng bố “Việt Tân” vẫn liên tục có những hoạt động chống phá Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Với sự cảnh giác cao độ, lực lượng chức năng Việt Nam đã không ít lần ngăn chặn kịp thời các hành vi chống phá, đưa các đối tượng khủng bố ra chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngày 11/11 tới, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo về các tội: “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Công an làm việc với Châu Văn Khảm Trong vụ án này, 3 bị cáo: Châu Văn Khảm (sinh năm 1949, quốc tịch Việt Nam, Úc; chỗ ở và nơi đăng ký nhân khẩu thường trú tại số 12 Kingsland Rd, Berala, NSW 2141, Úc) , Nguyễn Văn Viễn (sinh năm 1971, trú tại khối 3, phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), Trần Văn Quyền (sinh năm 1999, trú tại xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo quy định tại Điều 113, khoản 2, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 2015. Ba bị cáo còn lại bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” do đã có hành vi làm giả nhiều chứng minh nhân dân, hồ sơ xin việc làm cho các đối tượng trong vụ án. Tổ chức “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” (viết tắt là “Việt Tân”) là tổ chức phản động lưu vong người Việt, do Hoàng Cơ Minh (nguyên chuẩn tướng, Phó Đô đốc Hải quân chính quyền Sài Gòn cũ) thành lập năm 1982 tại Thái Lan, hiện do Đỗ Hoàng Điềm (sinh năm 1963, quốc tịch Mỹ) là Chủ tịch “Việt Tân”. Mục tiêu hoạt động của tổ chức này là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phương thức hành động ban đầu của “Việt Tân” là dùng bạo động, vũ trang, khủng bố, phá hoại ở Việt Nam, sau đó chuyển sang phương thức “đấu tranh bất bạo động hiện đại”, bản chất là kết hợp giữa “đấu tranh bất bạo động” với “bạo lực cục bộ địa phương”. Ngày 4/10/2016, Bộ Công an đã đưa “Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố tại Việt Nam, đồng thời nêu rõ: “Người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Việt Tân”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Việt Tân” tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của “Việt Tân”… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Nhưng, năm 1982, Đỗ Hoàng Điềm đã tham gia vào tổ chức “Việt Tân”. Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, Đỗ Hoàng Điềm tiếp tục chỉ đạo các thành viên cốt cán, tổ chức móc nối phát triển lực lượng, huấn luyện, đào tạo, xâm nhập về Việt Nam cung cấp tài chính, kích động biểu tình… để chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Còn Châu Văn Khảm tham gia tổ chức khủng bố “Việt Tân” từ năm 2010, là một trong những đối tượng hoạt động tích cực, làm đại diện “cơ sở đảng bộ Sydney” kiêm “Bí thư Đảng bộ Úc Châu”, hoạt động với bí danh Hoàng Liêm. Theo sự chỉ đạo của Đỗ Hoàng Điềm, đầu tháng 1/2019, Châu Văn Khảm nhập cảnh vào Campuchia, sau đó sử dụng giấy Chứng minh nhân dân mang tên Chung Chính Phi để xâm nhập bất hợp pháp vào Việt Nam qua biên giới đường bộ Campuchia. Hoạt động tại Việt Nam, Châu Văn Khảm đã lôi kéo, kết nạp Nguyễn Văn Viễn (là tài xế xe Grab bike) vào tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Sáng 12/1/2019, Khảm gặp Viễn tại một quán cà phê ở Quận 1 (Thành phố Hồ Chí Minh). Tại đây, Khảm tuyên truyền cho Viễn về phương thức hoạt động của “Việt Tân”; nhận định của “Việt Tân” về một số vấn đề quốc tế và quan điểm về Việt Nam. Đồng thời, Khảm đưa cho Viễn 400 USD và sau đó Viễn đã đồng ý tham gia tổ chức. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã kịp thời bắt giữ Khảm và Viễn. Mở rộng điều tra, Cơ quan Công an bắt giữ thêm Trần Văn Quyền (là thợ lắp camera) và 3 đối tượng khác. Quyền đã từng cùng với Viễn sang Campuchia tham gia lớp huấn luyện của tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Đỗ Hoàng Điềm cũng gửi 900 USD cho Quyền đề Quyền bố trí việc làm cho người của tổ chức. Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, Châu Văn Khảm đã tham gia các buổi gây quỹ để hỗ trợ các đối tượng hoạt động trong nước, tham gia các cuộc biểu tình chống Việt Nam; tìm chọn đối tượng để phát triển lực lượng; dùng giấy tờ của người khác xâm nhập về Việt Nam cung cấp tài chính, tuyên truyền đường lối cho đảng viên mới của “Việt Tân”. Nguyễn Văn Viễn được Đỗ Hoàng Điềm tác động, lôi kéo tham gia tổ chức “Việt Tân” và giới thiệu với Trần Văn Quyền để bố trí việc làm; xuất cảnh sang Campuchia để tham gia khóa huấn luyện do Đỗ Hoàng Điềm cùng đồng bọn tổ chức. Trần Văn Quyền tham gia tổ chức khủng bố “Việt Tân” từ tháng 9/2018. Quá trình tìm hiểu và tham gia tổ chức, Quyền đã thuê đối tượng trong nước làm 2 giấy chứng minh nhân dân giả cho các thành viên “Việt Tân”; khảo sát một số tuyến đường có lắp đặt vị trí camera để cung cấp cho Đỗ Hoàng Điềm; khảo sát các tuyến xâm nhập đường bộ khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia; xuất cảnh sang Campuchia tham gia lớp huấn luyện do “Việt Tân” tổ chức; nhận tiền để bố trí việc làm cho người của tổ chức khủng bố “Việt Tân”… Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao khẳng định, Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền biết rõ “Việt Tân” là tổ chức khủng bố tại Việt Nam theo công bố của Bộ Công an Việt Nam, nhưng vẫn tham gia tổ chức. Đối với Đỗ Hoàng Điềm, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhận định đây là đối tượng chủ mưu trong vụ án này. Hiện Đỗ Hoàng Điềm đang ở Mỹ nên Bộ Công an đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau. Sau khi thành lập, “Việt Tân” đã tổ chức tuyển dụng, huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin…; tiến hành các chiến dịch đưa các nhóm vũ trang với hàng trăm đối tượng từ Thái Lan xâm nhập qua Lào, Campuchia về Việt Nam để lập “mật cứ”, tiến hành hoạt động bạo loạn, khủng bố nhưng đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam, Lào ngăn chặn, vô hiệu hóa. Hiện, “Việt Tân” tiếp tục tuyển dụng, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát… Tương tự như vụ án Châu Văn Khảm, để thực hiện mục tiêu chống phá, “Việt Tân” đã nhiều lần cho các thành viên xâm nhập trái phép về Việt Nam. Năm 2007, Nguyễn Hải, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon là các thành viên của “Việt Tân” đã xâm nhập về Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo “cơ sở nội địa” làm, phát tán truyền đơn có nội dung kích động biểu tình, phá rối án ninh, bạo loạn nhằm gây hoang mang quần chúng nhân dân. Nhóm đối tượng này bị lực lượng chức năng ngăn chặn kịp thời, đưa ra xét xử vào tháng 5/2008. Một vụ việc khác tinh vi hơn là đối tượng Phạm Minh Hoàng (thành viên của “Việt Tân” tại Pháp) về Việt Nam trà trộn vào làm giảng viên hợp đồng của một trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian tại đây, Hoàng đã viết 33 bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam rồi gửi cho tổ chức khủng bố Việt Tân đăng phát trên mạng internet nhằm mục đích kích động, lôi kéo người dân biểu tình. Năm 2011, Hoàng phải hầu tòa vì những hành vi phạm tội của mình. Ngoài ra, từ tháng 8/2009 đến tháng 11/2011, tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã đưa 17 đối tượng làm cơ sở trong nước nhiều lần sang Thái Lan, Campuchia, Lào, Philippine và Mỹ để được các “lãnh đạo của Việt Tân” huấn luyện. Ngày 2/8/2011, khi các đối tượng nhập cảnh về Việt Nam thì bị Cơ quan An ninh Bộ Công an phát hiện, bắt giữ.