Vào
đêm hè của năm 356 trước Công nguyên, một sự kiện đã gây chấn động toàn bộ thế
giới văn minh thời điểm đó. Trong đêm khuya thanh vắng, ngọn lửa bất ngờ bùng
lên ở đền Artemis (kỳ quan thứ tư trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại). Trong
chốc lát, ngôi đền đã biến thành những đống đổ nát, khói lửa mù mịt... Thủ phạm
gây ra tai họa này là Herostratus. Tại phiên tòa xét xử Herostratus sau đó,
Herostratus đã làm ngỡ ngàng các quan tòa khi thừa nhận việc mình đốt ngôi đền
chỉ vì muốn được lưu danh muôn thuở. Herostratus bị treo cổ kèm theo hình phạt
bổ sung là: Mãi mãi không ai được nhắc đến cái tên gắn liền với tội ác hủy diệt
thế giới văn minh theo cách man rợ này! Thế nhưng, cái tên Herostratus với biệt
danh “kẻ đốt đền” vẫn mãi mãi được lưu truyền với lời nguyền rủa của nhân loại.
Điều
đáng buồn là gần 2.400 năm sau vẫn còn có những người có tư tưởng giống như “kẻ
đốt đền" Herostratus. Trên mạng xã hội gần đây xuất hiện hình ảnh một ông
già tóc bạc phơ, để dài như tóc phụ nữ, kêu gọi mọi người hãy ủng hộ ông vào
Quốc hội. Theo như lời giới thiệu trên trang Facebook cá nhân thì vị này đã 84
tuổi, từng là giáo sư của một trường đại học lớn, từng là đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam nhưng do “bất đồng chính kiến” nên đã làm đơn xin ra khỏi Đảng.
Ông này hùng hồn tuyên bố trên trang Facebook cá nhân: “Nếu vào được Quốc hội,
tôi sẽ không chịu bị biến thành nghị gật”.
Trả
lời phỏng vấn một tờ báo nước ngoài, vị này nói: “Tôi năm nay ngoài 80 tuổi
nhưng tôi thấy vẫn còn sức khỏe tốt, quan trọng nhất là tôi có nhiều tư tưởng,
ý nghĩ, mong muốn đóng góp để xây dựng đất nước... Tôi thực sự mong đất nước có
một Quốc hội đúng nghĩa Quốc hội là cơ quan đại diện cho dân. Muốn như vậy,
Quốc hội phải có nhiều người giỏi để làm luật, thực hiện vai trò là cơ quan lập
pháp... Mong ước đầu tiên của tôi khi vào Quốc hội là tôi sẽ cải cách, đổi mới
cách làm luật...”.
Thoáng
nghe thì có người khen vì ông đã già rồi mà vẫn “mong muốn đóng góp để xây dựng
đất nước” và nghĩ rằng chắc ông ta sẽ giỏi luật lắm, nhưng đọc kỹ lại thấy vị
này chẳng hiểu luật bởi lẽ pháp luật của ta cũng như của tất cả các quốc gia
trên thế giới chẳng có điều khoản nào cấm đoán người dân đóng góp để xây dựng
đất nước. Mặt khác, quy trình xây dựng pháp luật của Việt Nam hiện nay đã được
cộng đồng quốc tế đánh giá là phù hợp với thực tiễn. Hệ thống luật pháp do Quốc
hội xây dựng trong thời gian qua đã bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và có chất
lượng cao. Chất lượng luật pháp được thể hiện rõ nét nhất qua thực tế vận hành
trong cuộc sống. Nếu chất lượng pháp luật không tốt thì không thể mang lại sự
quản lý tốt, thực thi tốt và nền kinh tế-xã hội không thể phát triển tốt như
nhiệm kỳ vừa qua.
Ông
cho rằng trong Quốc hội Việt Nam “có nhiều nghị gật” là ý kiến rất hồ đồ. Thực
tế, hoạt động tranh luận đã diễn ra rất sôi nổi ở tất cả các phiên họp của Quốc
hội, kể cả những phiên được tường thuật trực tiếp lẫn những phiên không tường
thuật trực tiếp trên truyền hình. Các đại biểu hiện đang thực hiện tranh luận,
phản biện theo hình thức giơ bảng để tranh luận trực tiếp không chỉ với thành
viên Chính phủ, người đứng đầu các lĩnh vực trong các buổi chất vấn hay giải
trình mà còn tranh luận với chính các ĐBQH khác khi thảo luận về những vấn đề
trong các phiên họp.
Ngoài
vị cao niên nói trên còn có một số người “bất đồng chính kiến”, dù không đủ uy
tín trong cử tri nơi cư trú vẫn cứ hô hào các cử tri phải ủng hộ mình với những
lời nói hoa mỹ trên mạng xã hội, rằng nếu được làm ĐBQH, đại biểu HĐND thì sẽ
thế này, thế nọ, như thể họ là “siêu nhân”, thực ra không ít người trong số họ
là những “kẻ đốt đền”, muốn được nhiều người biết mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét