Thời
gian qua, dư luận còn đang bàn luận bài Triết lý Giáo dục Việt Nam hiện nay của
người có bút danh là Phạm Văn trên Danlambao, những tưởng có thêm lời giải… Ai
dè, lại thấy kẻ khoác áo “minh triết” luận về triết lý giáo dục. Xin nói ngay khi đọc bài viết
trên, ai cũng thấy người có bút danh Phạm Văn hoặc là người “có học”, hoặc là
giả danh vị thế khoa học của người khác, bởi ông ta đã viết: “Tôi đã từng tham
dự nhiều cuộc bàn thảo nói trên” - các cuộc thảo luận về triết lý giáo dục ở
Việt Nam. Quả thực, khi đọc bài viết đó, lúc đầu ai cũng thấy ông ta có văn
hay, triết lý rõ ràng, am hiểu về giáo dục và triết lý giáo dục… Nhưng hớ hênh
thay, cái vẻ bề ngoài của “kẻ sĩ” lắm chữ đó, không thể che đậy được bản chất
của một “gian sĩ”, chuyên dùng “chữ nghĩa”, triết lý cao siêu để lòe bịt, dẫn
dụ người khác theo tư tưởng thấp hèn và hành động chống phá Nhà nước và chế độ
ta. Đó là dẫn dụ người đọc bằng cách đưa ra những phạm trù, khái niệm đúng và
rất cao siêu như: Triết lý, minh triết, vô minh triết… cùng những lý giải về
nội hàm của nó, để từ đó dẫn người đọc đến những luận điểm nửa đúng, nửa sai mà
đọc qua có thể dễ dàng chấp nhận là đúng cả. Đó là thủ đoạn tinh xảo, trở thành
“thủ pháp” và “nghệ thuật” của kẻ có chữ, “chơi chữ” để lừa đảo kẻ ít chữ, kẻ ít
hiểu biết hơn mình, nhưng hay ngộ nhận và “tôn sùng” kẻ sĩ. Cái nguy hiểm trong
sự dẫn dụ từ cái đúng trong lý luận triết lý chung chung trở thành cái nhận
định sai trong cả lý luận và đời sống xã hội của Văn mới là đáng kể và thực sự
đó là một sự đểu giả của kẻ tự coi mình là “minh triết”, khoa trương, múa mép
về văn vở, đi triết tự, giảng giải cho người khác.
Đây là một kẻ nhận thức không đầy đủ, thiếu đúng đắn về
triết lý giáo dục, nhấn và đề cao triết lý giáo dục để hạ thấp các triết lý xã
hội, nhất là triết lý chính trị - xã hội ở Việt Nam, cái mà ông ta luôn có ý
định, rắp tâm và thừa âm mưu, thủ đoạn chống phá ở đây. Rõ ràng, về bản chất,
Phạm Văn chỉ mượn cớ luận bàn về triết lý giáo dục Việt Nam để bàn luận và đưa
ra các vấn đề về thế sự của nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là để thể hiện rõ
lập trường, tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước và thành quả cách mạng nói chung
và thành quả nền giáo dục của nhân dân ta nói riêng.
Chúng ta biết rằng, dẫu trong đời sống chính trị - xã hội và
đời sống giáo dục Việt Nam hiện nay còn có tiêu cực, bất công và cả những hạn
chế, yếu kém chưa thể giải quyết, tháo gỡ một sớm, một chiều được. Chúng ta đã
xây dựng một nền giáo dục mới, giáo dục vì nhân dân, vì sự tiến bộ và phát
triển của mỗi con người và cả xã hội nước ta. Đảng, Nhà nước và trước hết ngành
giáo dục cũng như toàn thể nhân dân ta đang cùng nhau chung sức, tiếp thu, chọn
lọc những tinh hoa, tiến bộ trong nền giáo dục của nhân loại, nhất là những
phương pháp, công nghệ mới về giáo dục, đào tạo hiện nay.
Để cho nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển
sánh ngang với các nước trong khu vực và thế giới, thì vấn đề quan trọng không
chỉ là kiên định, phát triển các giá trị, triết lý của nền giáo dục Việt Nam,
bổ sung, cập nhật các tri thức, giá trị tiến bộ về giáo dục trên thế giới, mà
còn phải biết nhận thức rõ và đấu tranh kiên quyết, loại trừ những kẻ giả danh
“minh triết”, mượn cớ luận bàn về thế sự để chống phá nền giáo dục Việt Nam, mà
thực chất là chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam như Phạm Văn này. Nhân dân Việt
Nam, các thế hệ người thầy và người học ở Việt Nam luôn nhận rõ bản chất và
không cần đến những kẻ “vô minh” như vậy./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét