Nguyên
cớ khởi đầu từ một clip đăng trên trang mạng xã hội quay cảnh một người được
cho là giáo viên tiểu học đang hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần
theo cuốn Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) của một giáo sư. Một câu
chuyện giảng dạy theo phương pháp mới tưởng như bình thường, nhưng nó bị đẩy
lên quá mức làm “nóng” dư luận. Nhân cơ hội này, một số người vốn có cái nhìn
định kiến, cực đoan và những kẻ có tư tưởng cơ hội chính trị, bất mãn, thù hằn
với chế độ Việt Nam đã cố tình làm to chuyện, phức tạp hóa vấn đề, thậm chí gắn
vấn đề giáo dục với vấn đề chính trị với những toan tính xấu.
Không chỉ đưa ra các nhận định đầy
miệt thị, ác ý như: “Cải cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay thất bại
vì tư duy tiểu nông, vì bóc ngắn cắn dài”, “Giáo dục Việt Nam trong 30 năm qua
không chỉ rối loạn bởi các đề án hoang tưởng tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng mà còn
đối diện với cuộc khủng hoảng suy đồi đạo đức nghiêm trọng khiến niềm tin vào
những gì được gọi là “cải cách” sụp đổ”; có người còn đưa ra cái gọi là “kiến
nghị” rằng: “Nếu không làm được một bộ sách giáo khoa cho ra hồn, giải pháp khả
thi là mua một bộ sách giáo khoa của Anh, Mỹ về cho các cháu học, cháu nào học
được thì học mà không học được thì dịch ra tiếng Việt mà học”(!). Rồi một số
người lại đề xuất cái gọi là “khuyến cáo”: “Những thiên thần vô tội không nên
và không thể tiếp tục bị đem ra làm vật hy sinh cho các tranh cãi liên miên về
cải cách giáo dục và chương trình-sách giáo khoa hay các thử nghiệm cải cách
thi cử”. Họ còn lên tiếng lu loa: “Ý thức hệ giáo điều trong quá trình chuyển
đổi sang kinh tế thị trường vẫn gây nên sự ngộ nhận chủ nghĩa xã hội là mục
tiêu cải cách khiến cho mục đích giáo dục thiếu tính thực tế, sai với lẽ tự
nhiên”(!)...
Trước đó, lợi dụng những sai phạm xảy
ra ở Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ba tỉnh: Hà Giang, Sơn La
và Hòa Bình, một số ý kiến cũng tỏ thái độ hằn học khi cho rằng “gian lận thi
cử ở Hà Giang là bi kịch từ lỗi hệ thống”; “sự thối nát của nền giáo dục Việt
có căn gốc từ thể chế chính trị”(!).
Những lời lẽ trên cần phải phê phán,
bác bỏ vì nó đã được nhìn nhận qua “lăng kính màu đen”, đánh đồng hiện tượng
với bản chất, lợi dụng vấn đề giáo dục để đan cài mục đích chính trị thiếu lành
mạnh.
Về những sai phạm trong kỳ thi THPT
quốc gia ở ba tỉnh nêu trên, ngay sau khi xảy ra vụ việc, những người gây ra
sai phạm đã bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam vì đã phạm tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Những bài thi, thí sinh được nâng
điểm thi qua quá trình thẩm định chặt chẽ đã bị hạ điểm thi theo đúng quy chế.
Có thể nói rằng, sự vào cuộc kịp thời, khẩn trương, quyết liệt của các cơ quan
chức năng góp phần nhanh chóng làm sáng tỏ vụ việc để dư luận xã hội hiểu đúng
tình hình; tin tưởng vào việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ngày càng được bảo
đảm nghiêm túc, chặt chẽ hơn.
Tất nhiên, nói thế không có nghĩa là
giáo dục Việt Nam chỉ có những thành tựu, mà cũng đang phải vượt qua những
thách thức không nhỏ. Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ
quản lý, nhà giáo đã nhận thấy những bất cập, hạn chế của ngành giáo dục cần
phải khắc phục, đó là: Chương trình học có môn còn quá tải; phương pháp dạy học
còn thiên về truyền thụ kiến thức nên chưa phát huy được tính tích cực của
người học; việc kiểm tra, thi cử còn nặng về điểm số dẫn tới áp lực cho học
sinh; giáo dục đại học chưa đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
đất nước…
Giáo dục liên quan đến mọi người, mọi
nhà và ảnh hưởng mật thiết đến sự ổn định, phát triển của quốc gia. Do vậy, khi
nhìn nhận, đánh giá về giáo dục rất cần phải được xem xét toàn diện, thấu đáo ở
mọi khía cạnh, đặt trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa những
thành quả đổi mới đã đạt được và những sức ỳ, lực cản trong lộ trình đổi mới
cần phải khắc phục. Không nên lấy một vài cái sai đơn lẻ trong hoạt động giáo
dục hay những vấn đề đang còn tranh luận để phủ nhận những nỗ lực đổi mới giáo
dục cũng như những thành quả giáo dục của Việt Nam trong những năm qua. Vì điều
đó làm tổn thương đến tình cảm, niềm tin, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm
cao cả của hơn 1,2 triệu giáo viên, giảng viên và hàng vạn cán bộ quản lý giáo
dục đang lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét