Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

THAM VỌNG NGÀN NĂM


THAM VỌNG NGÀN NĂM
Lịch sử xây dựng, phát triển đất nước Trung Quốc luôn bộc lộ tham vọng làm bá chủ thế giới của các nhà cầm quyền Đại Hán. Trong thời kỳ phong kiến, Việt Nam đã từng trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Trong cuộc kháng chiến của nhân dân chống đế quốc Mỹ xâm lược từ 1954 – 1975, đằng sau việc giúp đỡ Việt Nam đánh Mỹ, Trung Quốc cũng đã ngấm ngầm thực hiện mưu đồ dùng Việt Nam chống chọi với Mỹ, ngăn Mỹ để Trung Quốc tập trung xây dựng, phát triển đất nước. Khi đế quốc Mỹ sắp thất bại ở miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã thỏa hiệp với Mỹ, mở đường cho không quân Mỹ tiến hành chiến dịch đường không bằng máy bay ném bom B52 vào Hà Nội tháng 12/1972, với một quan hệ hữu hảo giữa hai nước. Biết rằng cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc trong năm 1975, tháng 10/1974, Trung Quốc đã đánh chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
          Sau năm 1975, Việt Nam đã giành được hòa bình, độc lập, thống nhất, tư tưởng bành trướng và âm mưu chống phá Việt Nam của Trung Quốc đã trắng trợn thông qua hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc. Với đường lối độc lập, tự chủ, bằng các phương thức đấu tranh mềm dẻo, hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta, mối quan hệ giữa hai nước đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột trên biển Đông, nhất là quần đảo Trường Sa.
          Ngày nay, Trung Quốc là đất nước với dân số đông nhất thế giới, đứng thứ hai về kinh tế, sau Mỹ; đứng thứ ba về quốc phòng, quân sự, sau Mỹ và Nga. Tình hình hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc gần đây càng thể hiện tham vọng làm bá chủ thế giới của các nhà cầm quyền Trung Quốc. Việc Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng và tăng cường hành động thể hiện gần đây sẽ làm gia tăng tác động tiêu cực tới môi trường an ninh khu vực. Đối với Việt Nam sẽ có những tác động thách thức trên các mặt sau đây:
- Là mối đe dọa trực tiếp tới chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích và an ninh của Việt Nam
- Về quốc phòng, quân sự sẽ gây áp lực, căng thẳng có thể xảy ra tranh chấp, xung đột trên Biển Đông và kéo theo xung đột trên biên giới phía Bắc và Tây Nam.
- Về an ninh, bọn phản động trong và ngoài nước lợi dụng chiêu bài dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để kích động một bộ phận quần chúng tụ tập gây rối, biểu tình gay mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội như một số vụ việc vừa qua.
- Về kinh tế, có thể gây khó khăn cho ta trong các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản và các hoạt động giao thông hàng hải với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Về ngoại giao, có thể gây cản trở, ảnh hưởng tới các đối tác muốn đầu tư vào Việt Nam, hoặc các thế lực thù địch lợi dụng kích động gây chia rẽ giữa Việt Nam và các nước trong khối ASEAN.
Vì vậy, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, mà biểu hiện tập trung, cô đọng nhất ở lòng trung thành tuyệt đối của lực lượng vũ trang với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân và với chế độ XHCN; có tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là một tất yếu khách quan, chống lại mọi quan điểm nhằm “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, hoặc dựa vào sức mạnh quân sự của nước ngoài./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét