Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019


Dân chủ ở Việt Nam là dân chủ của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân
            Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch có nhiều tin, bài… nói xấu sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước ta, trong đó có nhiều tin, bài viết cho rằng: Dân chủ ở Việt Nam là nền dân chủ hình thức; đất nước không có dân chủ; dân chủ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới…
Nếu nói như vậy, thực chất chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cho rằng: ở Việt Nam không có dân chủ; người dân ở Việt Nam bị chính quyền Nhà nước Việt Nam  bóc lột trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bằng những thủ đoạn mưu mô, xảo quyệt.
Tuy nhiên, không phải như vậy, Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (tháng 3/1930), đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh cách mạng, giành độc lập dân tộc lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà  nước của nhân dân, do nhân dân,  vì nhân dân, đưa người dân nô lệ thành người làm chủ đất nước. Trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc và đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng và thực hiện tốt nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, điều đó được minh chứng bằng những thành tựu sau hơn 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể trên một số lĩnh vực    bản sau:
Trên lĩnh vực chính trị
 Với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và cơ chế hoạt động “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ”, nền dân chủ ở Việt Nam thực sự là nền dân chủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điểm mấu chốt của nền dân chủ này là phát huy sức mạnh toàn dân , khuyến khích nhân dân tích cực chủ động tham gia vào các công việc chung của xã hội, mỗi cá nhân chung tay cùng hệ thống chính trị và toàn dân để xây dựng đất nước giàu mạnh. Chính những ưu việt đó, làm cho quốc gia dân tộc thực sự đoàn kết, không có áp bức bất công, không có người nào bị bỏ lại phía sau, không có ai không được tôn trọng. Thực tế cho thấy, hiện nay mỗi người dân Việt Nam đều được tham gia vào tất cả các khâu, quy trình ra chủ trương, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện mọi công việc của xã hội.
 Trên lĩnh vực kinh tế,
Cho đến nay kinh tế Việt Nam, lạm phát được kiểm soát (hiện nay khoảng 4%), kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2003 dần hồi phục, năm sau cao hơn năm trước; chất lượng tăng trưởng được nâng lên (tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,3%, bình quân đầu người khoảng 2.109 USD), đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Trong những năm qua, Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới về tốc độ và hiệu quả xóa đói, giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội.
Trên lĩnh vực Tư tưởng, văn hóa,
Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực. Chính sách an sinh xã hội được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trên các lĩnh vực như lao động việc làm; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; người có công và bảo trợ xã hội.
Với những thành tựu trên, Việt Nam hiện nay là một đất nước phát triển năng động, năm 2019 đã chính thức trở thành uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an liên hiệp quốc; là bạn, đối tác tin cậy của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều nước phát triển.
Từ những thành tựu trên, hoàn toàn bác bỏ những luận điệu sai trái của Chủ nghĩa Đế quốc và các  thế lực thù địch cho rằng dân chủ ở Việt Nam là dân chủ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, đất nước không có dân chủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét