Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Dân chủ để chữa "im lặng mà không đồng ý"



Tư tưởng "trung bình chủ nghĩa" thực chất là một dạng chủ nghĩa cơ hội. Những người có tư tưởng "trung bình chủ nghĩa" thường tìm cho mình một đường đi ở giữa và luôn thỏa hiệp với bất kỳ quan điểm nào dù đúng hay sai. Nó khéo léo thích nghi, nói không rõ ý  và thích ứng để đạt mục tiêu cá nhân với lầm tưởng không làm phương hại lợi ích chung. 

Để khắc phục tình trạng này, trước tiên cần phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ. Phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái đấu tranh của cán bộ, đảng viên. Quần chúng không nói không phải vì họ không biết, không có ý kiến nhưng vì nói ra cấp trên không nghe, không xét, có khi lại bị trù dập, tư thù cá nhân... Vì vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ là "chìa khóa" để giải quyết tình trạng "im lặng mà không đồng ý" ở các tổ chức, tập thể hiện nay.
Bên cạnh đó, phải chấp nhận thực tế có nhiều ý kiến khác nhau trong cùng một vấn đề, gắn liền với công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình, đặc biệt là ở những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng. Mặt khác, phải khắc phục kiểu đánh giá chung chung, hình thức, chiếu lệ trong đánh giá tổ chức đảng và đảng viên. Chính cách đánh giá này sẽ dẫn đến “phân phối” khen thưởng theo lối cào bằng, ai cũng như ai. Vì thế sẽ không tạo ra động lực thúc đẩy cá nhân, tổ chức vươn lên, phát huy năng lực của bản thân. Cuối cùng, phải tăng cường động viên, biểu dương những tấm gương điển hình, người tốt, việc tốt. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu rõ, trong ba hạng người: Hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém thì “người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do trung kiên đó mà nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém tiến lên”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét